MỘT VÀI HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN
KHU VỰC CHỢ BẾN THÀNH.
Theo bản vẽ “ Dự án nối liền đường Trương công Định
với đường Bác sĩ Calmette và đường Nguyễn Phi với đường Bác sĩ Yersin xuyên qua
nhà Ga Saigon năm 1966 ” này. Nhà hàng ở đầu nhà ga Saigon
nói trên có tên là Hòa Bình, mãi đến năm 1966 vẫn còn.
Theo bản vẽ “ Dự án nối liền đường Trương
công Định với đường Bác sĩ Calmette và đường Nguyễn Phi với đường Bác sĩ Yersin
xuyên qua nhà Ga Saigon năm 1966 ” này. Nhà hàng ở đầu nhà ga Saigon
nói trên có tên là Hòa Bình, mãi đến năm 1966 vẫn còn.
Chợ Saigon sau cuộc biểu tình ngày 19-3-1950. Bên phải
hình chụp là Rue Schoeder ( đường Phan bội Châu. Cửa Tây chợ Bến Thành ).
Chưa rõ địa điểm xe cháy.
BẢNG
LỊCH TRÌNH KIẾN THIẾT HỆ HỐNG HOẢ XA VIỆT NAM
TỪ 1885
ĐẾN 1936.
1885 – Saigon - Mỹ
Tho.
1890 - Phú lang Thương - Lạng Sơn.
1902 - Hanoi
- Na Cham.
1903 - Hanoi
- Thanh Hóa.
- Hải
Phòng - Gia Lâm.
- Gia
Lâm - Việt Trì.
1904 – Xuân Lộc – Saigon .
1905 – Thanh Hóa – Vinh.
- Gia Ray – Xuân Lộc.
1906 – Việt Trì – Lào Kay.
- Huế -
Đà Nẵng.
1908 – Đông Hà – Huế.
- Sông
Dinh – Gia Ray.
1910 – Phan Thiết – Sông Dinh.
1912 – Phú Vinh – Tháp Chàm.
1913 – Tháp Chàm – Mường Mán.
1914 – Tháp Chàm – Tân Mỹ.
1919 – Tân Mỹ - Sông Pha.
1926 – Vinh – Tân Ấp.
1927 – Tân Ấp – Đông Hà.
- Sông
Pha – Cần Rang.
1928 – Cần Rang – Trạm Hành.
1932 – Trạm Hành – Đà Lạt.
1933 – Tân Ấp – Ba na Phao.
1935 – Đà Nẵng – Qui Nhơn.
- Nha
Trang – Phú Vinh.
1936 – Qui Nhơn – Nha Trang.
1939 – Saigon Voy. – Saigon M. ?
(Trên đây là bản lịch trình kiến thiết hệ thống hỏa Xa. Rất tiếc là không ghi rõ do cơ quan nào lập ra. Nhưng cũng xin ghi ra để tham khảo).
Lúc này thị trường tranh lụa, sơn mài của ta rất thịnh hành, đắt như tôm tươi. Đa số các họa sĩ VN thời này nếu có máu cực đoan thì không kể, còn ngoài ra ai nấy đều chăm bẳm vào vẽ lụa, hay làm sơn mài, tất tần tật. Thị trường tranh lúc mắt nhắm, mắt mở này có những người chủ quan, [Không biết có cận thị không?] dám phán một câu xanh dờn rằng : Tranh sơn dầu đã hết thời rồi! Chỉ có tranh lụa, sơn mài là nhất thôi! Nếu thế! Không khéo cả thế giới sắp chạy bay sang VN mua những loại này về làm bộ sưu tập không chừng!?!?.Thế mới kinh! Quả thật lúc này anh mà đem sơn dầu ra bán chỉ có nước húp cháo rùa, thiên hạ sẽ bảo anh là hâm, lỗi thời. Tôi còn nhớ hồi đó HS Đ.Q.Em có chưng một tấm tranh sơn dầu ở Gallery Rex. Vẽ bà xã ổng ngồi trên cục đá tảng ngửa hai bàn tay ra phía trước, màu rất nhã, thanh thoát, nền không gian sau lưng người mẫu cả một vùng trời xa xăm kỳ ảo, rất đẹp! Rao bán đến một cây lận. [Thời điểm này chỉ có mỗi chàng Em mới dám quát cái giá như thế, các anh họa sĩ cũng trong nhóm “Hội Họa Sĩ Trẻ” khác khiêm tốn hơn rất nhiều, cỡ một hai khoẻn là cám ơn rối rít mà bán rồi! Mà có ai thèm mua cho đâu mà rộn!] Theo tôi cái giá đó cũng rất xứng tầm, tranh lụa mèng mèng cũng một chỉ rồi. Chàng Võ cũng khoái tấm này lắm! Tôi nhớ không lầm thì hình như Võ nhà ta cũng có môi giới, dẫn anh Ba Tri. đến xem để mua. Tưởng sao! Ai dè cũng trượt tuốt. [ Đã bảo rồi! Hắn chỉ thích đồ sứ đời Nguyên thôi! Không nhớ có lần bạn vác tấm tranh sơn dầu của Nguyễn gia Trí vẽ một bến thuyền Hồng Quảng gì đó có màu xanh tím, đem về nhà treo cả tuần, bán cũng có một cây, hắn có thèm ỏ đâu! Nhớ hông anh bạn Võ. ]
Bức tranh của chàng Em này khi chưng ra ở Gallery Rex vào thời sơ thủy của kỷ nguyên mới ( Lần đầu tiên TP. HCM này có một Gallery tầm cỡ nhất xứ ) cũng làm cho dư luận xôn xao một thời. Tôi thích lắm nhưng làm gì có tiền mà mua. Lúc đó mà có tiền trả giá năm sáu chỉ hy vọng cũng có thể mua được, nhưng không lấy gì là bảo đảm cho vụ này! Để ở Gallery cỡ phải vài ba tháng chi chi đó. Đến viếng, đa phần là giới yêu thích hội họa kém tiền nhưng thừa thời gian, thấy tranh đẹp đồn năm, thiệu bảy rủ nhau đến ngắm nghía là chủ yếu. Chả một ai hỏi han dạm ngõ gì. Cuối cùng, nghe đâu như là một anh chàng người Balan khoái quá xì tiền ra, ôm chạy về " Warzawa " mất tiêu! Thế là ta lại vơi đi một tác phẩm đẹp trong làng hội họa. Giờ! tấm này mà xuất hiện chắc…phải biết. Đấy! đẹp như thế mà phải đến ngần ấy tháng mới gả được. Đúng hồng nhan đa truân! VN chê cả! Rốt em phải đi lấy chồng ngoại! Khổ thân chưa? ( Ủa!? Đang nói về tranh lụa sao đi lòng vòng xa vậy? Ừa nhẩy!!!)
Bức tranh của chàng Em này khi chưng ra ở Gallery Rex vào thời sơ thủy của kỷ nguyên mới ( Lần đầu tiên TP. HCM này có một Gallery tầm cỡ nhất xứ ) cũng làm cho dư luận xôn xao một thời. Tôi thích lắm nhưng làm gì có tiền mà mua. Lúc đó mà có tiền trả giá năm sáu chỉ hy vọng cũng có thể mua được, nhưng không lấy gì là bảo đảm cho vụ này! Để ở Gallery cỡ phải vài ba tháng chi chi đó. Đến viếng, đa phần là giới yêu thích hội họa kém tiền nhưng thừa thời gian, thấy tranh đẹp đồn năm, thiệu bảy rủ nhau đến ngắm nghía là chủ yếu. Chả một ai hỏi han dạm ngõ gì. Cuối cùng, nghe đâu như là một anh chàng người Balan khoái quá xì tiền ra, ôm chạy về " Warzawa " mất tiêu! Thế là ta lại vơi đi một tác phẩm đẹp trong làng hội họa. Giờ! tấm này mà xuất hiện chắc…phải biết. Đấy! đẹp như thế mà phải đến ngần ấy tháng mới gả được. Đúng hồng nhan đa truân! VN chê cả! Rốt em phải đi lấy chồng ngoại! Khổ thân chưa? ( Ủa!? Đang nói về tranh lụa sao đi lòng vòng xa vậy? Ừa nhẩy!!!)
Thị trường tranh lụa, sơn mài cứ như thế! Xôm tụ, ì xèo! Bởi những Việt Kiều sắp thành ra khỏi nước mua mang theo hòng qua được xứ người bán đi làm vốn dắt lưng. Việt Kiều đã thành, có dịp về thăm cố hương mua đem về bán kiếm chút lãi bù tiền tàu xe. Ôi! Thật rôm rả làm sao ấy! Đó là chưa kể đến một số tay nhạy bén, hiểu biết được thời vụ, nắm bắt được thị trường bay về săn lùng nhửng món có giá trị cao mang ra nước ngoài bán lời khẳm! Thử hỏi đang lúc khó khăn, miếng ăn không đủ, hơi sức đâu mà chơi cổ ngoạn. Cần miếng ăn! Cái gì cũng bán, giá nào cũng thảy! Như vậy làm sao mà thiệu giá cao cho được? Gia đình nào có phúc ấm tổ tiên để lại được ít món thì cố nghe ngóng xem có anh nào muốn mua hay có anh chàng Việt Kiều nào về có máu mua bán, cố cạy cục làm quen, hoặc nhờ mối lái bán dùm. Nghĩ mà càng thấy buồn cho cái thân lỡ sinh ra trong trời đất, khổ vì miếng ăn, cái mặc! Than ôi!!! Đấy cứ cái kiểu ấy thì làm sao mà không bị chúng nó bóp! Cũng chả trách ai được! Thời buổi gạo châu củi quế! Đồng tiền phân bạc tìm không ra, mò không thấy. Một chỉ vàng, qui ra bốn năm trăm đồng, cả gia đình năm sáu cái miệng há ra ăn được cả tháng đôi khi còn dư! Một căn Villa cỡ 5,6 trăm mét vuông bán chừng sáu, bảy cây vàng là cùng. Villa còn ế độ như thế thì những món đồ cổ có sá chi! Thị trường chỉ tuyền người bán. Túc tắc người mua, nó phải thế thôi! Qui luật cung cầu là vậy. Ai cũng biết là rẻ đấy, có tiền mua không? Thế mới đau!
Trở lại cái chuyện “Tái ông thất mã” của tôi. Như đã nói ở trên, cái sự lẳng nhẳng lằng nhằng của miếng ăn, cái mặc nó hành cái thân. Bụng đói, chân bò. Nghề ngỗng chả có nên sống bằng cái sự tự phát tư duy của bản thân. Kế sinh nhai lúc này là bán sách báo cũ. Cái nghề này không thể làm cho anh giàu có về tiền tài, nó chỉ giúp anh có miếng cơm, manh áo, nếu anh chịu thương, chịu khó, hoặc biết cách khai thác, nó cũng có thề giúp cho anh nở cái đầu, sáng cái dạ! Cũng chính cái nghề sách cũ này nó tạo điều kiện thuận lợi cho tôi lãnh hội được biết bao điều hay. Tôi có nhiều dịp được mời vào nhà của đủ mọi thành phần xã hội. Có những nơi lúc bình thường chắc không ai rảnh để mời tôi vào nhà. Để làm gì?! Chính vì có được những cơ hội này, tôi có dịp học hỏi thêm qua sự trao đổi với các chủ nhân của những tủ đầy ắp sách quí hay có cơ hội mua lại những món trang trí trong nhà mà họ đã chán đem về bán để kiếm lời. Trong bao la chuyện linh tinh này có dính dáng đến tranh, món tôi ưa thích từ khi còn đi học. Thế là vào nhà người ta mục đích chính là mua sách cũ, nhưng thấy có tranh treo trên tường, cứ hỏi đại. Nếu bán thì mua, không thì thôi mất gì tiếng nói! Gặp trường hợp giá cả căng quá, thì dẫn người hiểu biết hơn đến mua, rồi cho mình huê hồng. [Cái dzụ này phải thật cẩn thận! Coi chừng bị tiêu lòn! Nhớ phải chọn mặt gởi vàng ].
Trong làng môi giới, cơ hội. Người thuộc hàng sư phụ phải kể đến ông “ Tú xuất ”. Một trí thức trước 1975.( Đích thị không phải cụ Tú Xuất trong truyện cười dân gian đâu. Để tránh hiểu nhầm giữa chuyện xưa và chuyện đời nay nên chữ “xuất” sẽ không viết hoa để phân biệt ).
Phải hiểu. Trật “đài” rồi. Rất ít khi ổng mua lắm. Trừ những món ổng biết dù bán đổ đi cũng không lỗ mới mua. Còn ngoài ra tuyền làm môi giới ăn huê hồng không hà! Chắc ăn, cứng như bắp nếp nguội dzậy đó!. Một người bạn mới quen rành sáu câu về ổng đã nói với tôi như thế đấy.
(Còn tiếp)
Trong làng môi giới, cơ hội. Người thuộc hàng sư phụ phải kể đến ông “ Tú xuất ”. Một trí thức trước 1975.( Đích thị không phải cụ Tú Xuất trong truyện cười dân gian đâu. Để tránh hiểu nhầm giữa chuyện xưa và chuyện đời nay nên chữ “xuất” sẽ không viết hoa để phân biệt ).
Tú là cái tên thường gọi được chính quyền xác nhận. Được đánh máy mổ vào tờ giấy có tên khai sinh. Chữ “ xuất ” là cái danh hiệu đính theo sau cái tên tục, một chỉ danh đánh dấu cái mốc hay sự kiện đặc biệt đã xảy ra trong cuộc đời của đương sự hay là khi giao tiếp với giới cùng chiếu, họ gắn vào để phận biệt với người khác trùng tên. Chữ "xuất". Không hiểu còn có lý do nào khác tác động hay chỉ vì một câu nói vu vơ “ Chúa đã bỏ loài người…” rao trong một ca khúc của nhạc sĩ Trịnh công Sơn, đã tác động vào tâm thức người phàm mang tên Thánh như ông, khiến ông nản lòng mà rời khỏi Chủng viện để bước chân vào cõi người ta. ( Có lẽ chữ “ xuất ” rơi vào tình huống này ).
Chính căn bản của thời gian tu học nơi đất Thánh đã giúp ông phát huy được tính năng thông tuệ của mình nơi kiếp sống trần tục. Thông thạo hai ba ngoại ngữ. Hiểu biết rộng trong kho tàng sách cũ quí hiếm có giá trị từ khi còn mài đũng quần trong Tu Viện thông qua tàng thư của Nhà Dòng . Với số vốn tự có đó, cộng thêm sự lăn lộn vào chốn văn hóa đô hội tuôn trào sau mùa Giải Phóng Miền Nam . Ông lăn xả không chừa một lãnh vực nào trong mảng văn học và nghệ thuật. Với cái mã trí thức làm lợi thế, cũng là bàn đạp thuận lợi giúp cho sự giao tiếp nhân rộng ra giữa ông với giới học thuật, nghiên cứu uyên bác khắp nơi trong cả nước. Đã thế ông lại thường xuyên va chạm với những hảo thủ sừng nanh của làng sách cũ! Càng giúp ông tăng thêm thành công lực, hỏa hầu kinh nghiệm. Với bản lãnh tuyệt đích như thế! Ông dư thừa trí trá để hành tẩu trên chốn giang hồ được cho là hiểm ác, đầy cạm bẫy! Không hề chùn tay kiêng dè! ( Chỉ có chết với ông! Chứ ông chả chết với ai cả!).
Ông rất tự hào về nghề nghiệp, cũng như bản lãnh của mình. Đã từng có dạo ông cho in hẳn trên danh thiếp của mình là nhà " sưu tập hộ " nữa đấy! Với ông! Hễ anh có tiền thì cái gì tôi cũng có thể đáp ứng và phục vụ tận tình. Cũng có tin đồn không mấy gì tốt đẹp… lan truyền…
- Úi dào! Cái bọn “ Trâu cột ghét trâu ăn ” ấy mà! Một giọng thật nhỏ nhẻ truyền thống ngàn năm văn vật, của nhà trí thức, thật dễ nghe cộng thêm cái nhún vai dáng vẻ bất kể cái sự đời và không bao giờ thiếu động tác hai tay bợ vào sợi nịt quần kéo nhẹ lên làm dáng …một sự phản kháng thật nhẹ nhàng của người lịch lãm trí thức rất màu Hà Nội …Muốn hiểu sao hiểu...
- Úi dào! Cái bọn “ Trâu cột ghét trâu ăn ” ấy mà! Một giọng thật nhỏ nhẻ truyền thống ngàn năm văn vật, của nhà trí thức, thật dễ nghe cộng thêm cái nhún vai dáng vẻ bất kể cái sự đời và không bao giờ thiếu động tác hai tay bợ vào sợi nịt quần kéo nhẹ lên làm dáng …một sự phản kháng thật nhẹ nhàng của người lịch lãm trí thức rất màu Hà Nội …Muốn hiểu sao hiểu...
Trong làng sách báo cũ, tranh cũ từ Nam ra Bắc quẹo dzô miền Trung, không ai lại có thể dám nói là không biết đến ông. Chỉ có mấy chú hai lúa dưới mới lên, bạch đinh, lính trơn, Đơ dèm cùi bắp, lính mới nhập ngũ hoặc là lũ không màng đến chữ nghĩa là gì mới dám hở môi mà nói càn “ Không biết ” về núi Thái Sơn lù lù giữa chợ. ( Như thế là phạm thánh nghiêm trọng đấy ).
Vào những khi vi hành giao tiếp. Mọi người khó có ai nắm rõ được một thân thể xương nhiều thịt ít của ông ra sao, vì nó luôn ẩn trong bộ cánh thật bảnh bao, chải chuốt, áo bắn vào thùng nịt niếc cẩn thận, tay cài “ Măng Sết” hẳn hòi. Rất ít khi thấy ông mặc áo sơ mi cộc có lẽ do tránh việc phô bày sự khẳng khiu của đôi tay cán vá. Với cái đầu phủ tóc hai “ lai ” phù hợp với độ tuổi, được vuốt cẩn trọng bằng “Bi dăng tin” sát sạt hai bên mang tai, hơi bồng bồng phía vầng trán, rẽ ngôi lệch hai, tám chăm chút nom thật thời trang của thập niên 50. Đã thế trang bị cho đôi mắt là cặp kính lão gọng đồi mồi xịn sang trọng, làm cho khuôn mặt xương xương thêm phần góc cạnh, càng lộ rõ vẻ trí thức đĩnh ngộ, hoắm hẳn cả ra. Cuối cùng chạm đất là đôi giày da khi nâu, khi đen, bóng loáng như váy vải Mỹ A của mấy chị Chà Dzà hay Căm pua Chia sồn sồn gì đó thường mặc những khi đi phố bán vải. Khi tếch khỏi phủ đường đi vi hành, cậu chĩnh chọe ngự trên chiếc xe xích lô đạp túc tắc đầy khách khí phong lưu công tử thuở nào! Làm tăng thêm vẻ đạo mạo, trí tuệ nghiêm cẩn của chàng công tử miệt Phú Nhuận hồi nay. Lẩy một câu Kiều của cụ Nguyễn Du là ra ngay thôi.
“ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.”
( Mấy trăm năm trước mà cụ Nguyễn Du đã biết được con cháu mình sau này nó ăn mặc ra sao! Bái phục!!! Bái phục!!!)
Những lần gặp nhau giữa tôi và ông Tú xuất vào giai đoạn sơ giao. Quả tình mà nói! Tôi đã dành cho ông nhiều sự hâm mộ, lẫn kính nể. Với phong cách, dáng vẻ lịch lãm, điệu bộ nghiêm cẩn luôn toát ra bên ngoài như thế, có lẽ không riêng gì tôi mà những ai mới tiếp xúc với ông đều có cảm nghĩ như vậy!
Một hôm. Ông Tú tìm đến chỗ tôi đang hành nghề buôn bán ở hiệu sách Lê Phan đường Phạm ngũ Lão Quận I, cùng lời đề nghị mua lại bốn tấm tranh. Một tấm sơn mài " Đình làng và tư tưởng Việt Nho " thực hiện trên gỗ mít. Có kích thước: 60cm x 90cm. Của họa sĩ Lê Thy. Hai tấm sơn dầu trên bố " Hoa phượng đỏ". Có kích thước: 65cm x 95cm. " Buổi sáng sớm ". Có kích thước: 40cm x 65cm đều của họa sĩ Nguyễn trí Minh. Một tấm cũng sơn dầu trên bố vẽ phong cảnh cỡ 35cm x 45cm của họa sĩ Vũ Hối. Cái giá ông đưa ra khá hấp dẫn: Một lượng vàng y. Thời điểm này một cây lớn lắm các cụ ạ! Nếu cầm ra ngoại thành mua đất lúc đó để đến…bây giờ thì phải biết. Nhưng chả ai dám làm chuyện này? Bản thân tôi lúc ấy cũng rét. Không một ai có đủ dũng khí mà làm chuyện như thế. Ai có can đảm cắt hộ khẩu để ra ngoại thành? Chỉ nghe mình được đề nghị thôi đã thấy xanh sao vàng vọt rồi. Bất cứ giá nào cũng phải bám trụ ở thành phố. Ai nói gì cũng mặc, cứ như điếc bẩm sinh. Nhiều người đã nhiệt tình dặn dò nhau như thế! Được nhập khẩu thành phố Saigòn lúc này cứ như thể lên thiên đường. Hơn cả trúng số nữa cơ! Quả là một thời điểm đầy ấn tượng! Ấy vậy đó, càng sợ nó lại càng vấy vào mình, thế mới đau. Chính thị ngay tôi lại bị du vào chốn này. Ngây thơ! Hay tại mắt to hơn người?.[ Thật đấy! Nhiều người thường bảo là tôi có cặp mắt to!] Đành đoạn xâm mình, tỏ dáng hiên ngang giơ cái đầu “ Voi” đi cắt khẩu cái rột mất không quá hai tiếng đồng hồ đi về. Chạy một phát về tận Đức Huệ, Long An, để huấn nhục mất hơn hai năm, chịu thương chịu khó cày xâu, cuốc bẫm học thành thạo được cái nghề “ Hết gạo chạy rông. Nhất nông nhì Sĩ ”. Tốt nghiệp thuộc loại khá! Nhưng sau rốt chả tìm đươc mảnh đất nào chịu để mình thử nghiệm tài năng, để được phát huy cái truyền thống “ Phi nông bất ổn” như cụ Lê quí Đôn đã dạy, mà rồi sau đó lận cái đuôi “chuột” chui về thành lẩn khuất phải mất đến ba, bốn năm trời mới lại viết được cái tên mình vào sổ để hòng chứng minh với mọi người chung quanh rằng mình là con dân có tên trong hộ khẩu của một thành phố lớn nhất nhì của đất nước. ( Ê! Ê!!! Trật đường rồi! Quay… Thời buổi thật là trái khoáy! Hay! Hay! Mảnh đất con con cắm dùi chưa có. Một cây vàng mua khối đất chả màng. Lại thèm mua chiếc Honda 78 còn thiếu ba, năm chỉ! Thật nực cười ).
Buổi tối hôm ấy, ghi nhớ nhập tâm lời đề nghị của ông Tú xuất. Tôi về đến nhà chẳng kịp thay quần áo triển khai ngay với vợ về lời đề nghị ngọt ngào không chút gì mà có thể bảo là khiếm nhã cho được của ông Tú xuất… Không đắn đo suy nghĩ lấy một tí để được gọi là khôn và khéo. Vợ tôi phang liền.
- Bán đi anh! Có một cây rồi ráng chạy mượn thêm mấy chỉ nữa phụ vào mua cái xe Honda 78. chạy cho đỡ cực, chứ mỗi lần về thăm ngoại đạp cái xe đạp mệt quá! [ Chỉ dám nghĩ đến chiếc 78, chứ còn Cup 81 trở lên thì chỉ là niềm mơ về tương lai! ]. Ôi!!! Những lời nói của mụ vợ trẻ nghe thật chí phải, sao dễ nghe đến như vậy kia chứ! Thật là “ Đồng thanh, tương khí, đồng chí cùng chồng ”. Rất ư là thực dụng làm sao ấy. Chính ngay trái tim đỏ trong lồng ngực tối om của tôi nó cũng mách bảo. “ Hãy mua đi cho tớ đỡ cực, mỗi lần bạn đạp xa cả chục cây số, tôi làm việc mệt lắm! đây là niềm mơ rất chính đáng mà!” Mặc dầu lúc này tôi chưa có chỗ để an cư, cũng do ỷ lại đã có chốn nương thân là ở chung với mẹ và gia đình người anh ruột. Ăn thì nhiều chứ ở bao nhiêu! Mí lỵ mới có một đứa lo gì. Khi nào có nhiều nhiều hẵng tính! Thế rồi! Với những nghĩ suy cùng lời khuyên chí tình, chí cốt ấy của vợ, sao lại không nghe nào? Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn. Phải nghe thôi! Nhất vợ, Nhì trời!” mà.
Ngày hôm sau, đúng như lời hẹn ông Tú xuất. đến. Gặp nhau tại hiệu sách. Nhưng thay vì nói với ông Tú xuất. " một cây ", tôi ướm lời đòi " cây hai ", theo ý lòng tham của mình là vòi thêm được chút nào hay chút nấy. Không chịu thì một cây cũng bán có mất mát gì mà lo? Không ngờ ông Tú xuất chả quan tâm gì đến điều tôi đòi hỏi, chỉ nói mượn tôi mấy tấm hình chụp những tấm tranh. Theo như ý của ông là muốn đem về cho người bạn xem vì làm ăn chung nên phải tham khảo ý kiến người ta một chút chứ không sau này được lãi to thì chả sao, không có lãi lại đổ thừa, kẹt cho ông lắm lắm. Người nhớn với nhau cả, sợ những rắc rối có thể xảy ra mai hậu đâm ra khó ăn, khó nói. Quá hợp lý đi chứ! Nghiêm túc. Rất ư là bài bản!
Vì không có sẵn, tôi phải nhờ người em bà con đến chụp lại mấy bức tranh rồi lại còn đem đi rửa nữa, nên phải mất hết mấy hôm. Sau đó mới có hình để đưa cho ông Tú xuất.. Kể từ lúc đưa mấy tấm hình, trong lòng tôi mừng khấp khởi, sắp có Honda đi rồi, không còn phải còng lưng, rạc chân mà đạp nữa.[ Lại sắp. Ăn cháo đá bát, Qua cầu rút ván đây!] Thật sung sướng cái cuộc đời. [Có ai thấu hiểu cho tâm trạng kẻ khó chăng?].
“ Đồng sàng, dị mộng” cùng chỗ bán mà có hai niềm mơ! Hai người bạn cùng bán chung ở quầy sách chỉ mong sao có doanh thu cao cao để cuối tuần được chia lương kha khá. Còn tôi chỉ thấy thời gian sao chậm chạp thế, cứ như hàng thế kỷ không bằng. Có phải chăng sự chờ đợi bao giờ cũng lê thê, lượt thượt như vậy không?
LE THY. Đình làng và tư tưởng Việt Nho. Sơn mài trên gỗ mit. Kích thước: 60 x 90cm. Năm 1950.
NGUYEN TRI MINH. Sáng sớm. Sơn dầu trên bố. Kích thước: 45 x 65cm. Vẽ năm: 1965 - 1970.
VŨ HỐI. Phong cảnh. Sơn dầu trên bố. Cỡ: 35cm x 45cm. ( Đã bán ở Gallery Rex ).
Rồi! Đã bốn ngày qua chứ ít sao? Nhác thấy chiếc xích lô quen dáng đỗ xịch trước cửa hàng, động tác nâng đứng cái bánh sau lên, chúc cái thùng phía trước xuống, để khi khách bước ra đỡ nhọc, khỏi vấp phải càng xe.[ Lúc này mà té, chỉ có thánh mới đỡ được!] Một cung cách của những bác tài biết cách chiều khách đứng tuổi. Có lẽ ngồi trên xe lâu sợ quần áo bị xốc xếch hay là thói quen chả biết. Khi vừa bước rời khỏi xe, miệng vừa nói như dặn dò bác xích lô điều gì, hai tay đã thấy nắm vào sợi nịt thắt lưng kéo nhẹ cái quần lên, xốc lại cái áo, vuốt vuốt cái ni quần cho nghiêm chỉnh, giơ tay lên nâng nhẹ cái mục kỉnh, chỉnh qua lại cho ngay ngắn rồi khoan thai bước hướng về cửa hàng. Một sự nôn nao không biết tự ở đâu kéo đến trong lòng tôi khi thấy bóng lẫn người của ông Tú xuất. tự đàng xa cho đến lúc đổ ập vào trong quầy. Hồi hộp khó tả!!! Rồi cũng tới thôi! Nhưng điều mang đến không phải là sự hồ hởi, lâng lâng mà cả là một sự hụt hẫng, thất vọng não nề, đánh huỵch!!!.[ Rất may không bị trúng gió.]
Sao dzậy ?!?! Ông Tú xuất. nói là bạn của ổng không muốn mua hết, chỉ muốn mua một tấm “ Hoa phượng đỏ” của Nguyễn trí Minh mà thôi! Than ôi! Cả một trời vần vũ xám ngoẹt đầy thất vọng. Uổng phí mấy ngày đợi mong. Tàn giấc mơ hoa! Đứt phim giấc mộng Cup78.
LE THY. Đình làng và tư tưởng Việt Nho. Sơn mài trên gỗ mit. Kích thước: 60 x 90cm. Năm 1950.
NGUYEN TRI MINH. Sáng sớm. Sơn dầu trên bố. Kích thước: 45 x 65cm. Vẽ năm: 1965 - 1970.
VŨ HỐI. Phong cảnh. Sơn dầu trên bố. Cỡ: 35cm x 45cm. ( Đã bán ở Gallery Rex ).
Rồi! Đã bốn ngày qua chứ ít sao? Nhác thấy chiếc xích lô quen dáng đỗ xịch trước cửa hàng, động tác nâng đứng cái bánh sau lên, chúc cái thùng phía trước xuống, để khi khách bước ra đỡ nhọc, khỏi vấp phải càng xe.[ Lúc này mà té, chỉ có thánh mới đỡ được!] Một cung cách của những bác tài biết cách chiều khách đứng tuổi. Có lẽ ngồi trên xe lâu sợ quần áo bị xốc xếch hay là thói quen chả biết. Khi vừa bước rời khỏi xe, miệng vừa nói như dặn dò bác xích lô điều gì, hai tay đã thấy nắm vào sợi nịt thắt lưng kéo nhẹ cái quần lên, xốc lại cái áo, vuốt vuốt cái ni quần cho nghiêm chỉnh, giơ tay lên nâng nhẹ cái mục kỉnh, chỉnh qua lại cho ngay ngắn rồi khoan thai bước hướng về cửa hàng. Một sự nôn nao không biết tự ở đâu kéo đến trong lòng tôi khi thấy bóng lẫn người của ông Tú xuất. tự đàng xa cho đến lúc đổ ập vào trong quầy. Hồi hộp khó tả!!! Rồi cũng tới thôi! Nhưng điều mang đến không phải là sự hồ hởi, lâng lâng mà cả là một sự hụt hẫng, thất vọng não nề, đánh huỵch!!!.[ Rất may không bị trúng gió.]
Sao dzậy ?!?! Ông Tú xuất. nói là bạn của ổng không muốn mua hết, chỉ muốn mua một tấm “ Hoa phượng đỏ” của Nguyễn trí Minh mà thôi! Than ôi! Cả một trời vần vũ xám ngoẹt đầy thất vọng. Uổng phí mấy ngày đợi mong. Tàn giấc mơ hoa! Đứt phim giấc mộng Cup78.
- Thế tại sao bữa trước anh đòi mua cả bốn tấm nay còn một? Tôi hơi quê hỏi khơi.
- Ai biết.!!!... Đành cầm bốn tấm hình về cất chờ mối khác vậy, chứ biết làm sao!!! Cho mãi đến sau này, qua những lời đi tiếng lại. Tôi mới vỡ lẽ ra là ông Tú xuất. đã mượn những bức hình chụp lại bốn tấm tranh của tôi đi gạ bán cho một số nhàn khách có máu, chứ thực ra ông đâu có hùn hạp gì với ai. Trước tới giờ chỉ chơi Solo một mình. Vẫn là một cách nói khéo của một người từng trải, dồi dào những kinh nghiệm để cầm mẫu của người đi chào hàng mà người ta không biết mình nhảy cò cò. Tuyệt khéo![ Đã bảo là lúc này người ta chỉ sính tranh lụa với sơn mài thôi, không ai chơi tranh sơn dầu cả, nói không nghe!]
- Ông Tú xuất hả? Anh không biết ổng sao? Chuyên viên chạy cò đó! Thấy anh có quyển sách hay, quí hoặc biết anh có bức tranh giá trị lớn. Sẽ dẫn đến hai trường hợp xảy ra. Nếu đã có “đài” cài sẵn hỏi giá “ Bèo” thương lượng ổng mua luôn. Chưa có “đài”. “ Cứng ”.Vẫn trả giá. “Hượm!” về lấy tiền đã. Thời gian về lấy tiền này cũng chính là lúc ổng đi dò “đài”. Có nhiều lúc “Đài” xa, tín hiệu yếu khó bắt phải dò mất cả tuần. Đúng tần số. Điện mạnh. Phát khỏe. Quay ra hốt !
“ - Chết! Chết! Quên béng đi mất! Về nhà xem lại mới biết có rồi! Thông cảm! Xin lỗi! Xin lỗi. Trí nhớ dạo này kém quá!”
(Còn tiếp)
17 - CÓ CÒN
HƠN KHÔNG.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét