Họa sĩ: Hiếu Đệ. Hán Thọ Đình Hầu. Sơn mài. Sau 1975
Nè anh C.! Tay Việt kiều
mà anh giới thiệu đến nhà tui mua tranh, không hiểu có biết gì về tranh không. Chả đi mua cái
gì. Tôi đem tranh ra treo lên, ổng ngồi im trên ghế chẳng thèm dòm, chẳng
thèm nói hay hỏi lấy một tiếng, chỉ có mỗi một mình cha Võ coi không hà! Vậy
là sao? Đến mức tui phải gợi ý và nói cho mấy chả tới nước như
vầy.
- Anh cứ an tâm, đây là
những họa sĩ nổi tiếng . Anh đem về bên đó
bán. Nếu không bán được hoặc bán không có lời, anh mang về đây trả tui, lấy lại đủ tiền. Tôi bảo đảm! Tui nói
tới như vậy mà chàng Việt kiều cũng lắc lắc cái đầu. Thế thì làm sao hả!?!?.Vinh
nói có vẻ như than phiền lẫn trách móc.
- Tôi làm sao biết được!
Tôi đã bắc cái cầu cho mấy chả gặp anh. Giờ mấy chả qua được rồi rút ván. Tôi ở
bên này làm sao hiểu được ở bển mấy chả mua bán kiểu gì.
Tôi có đi theo đâu mà biết! Tôi trả lời
đồng thời cũng cảm thấy hơi ngạc nhiên khi nghe những điều Vinh vừa nói.
Chả là cách đây vài hôm Võ
một người bạn cũng khá thân, hỏi tôi có quen người nào có nhiều tranh
Tàu cổ, mà phải là dòng tranh của những tác giả nổi tiếng mới được.
Anh đưa kèm cho tôi một tờ giấy đánh máy hẳn hoi liệt kê ra một số
những đại gia trong làng hội họa Trung Quốc dài thượt. Tôi còn nhớ
loáng thoáng vài tên đại để như Trịnh bản Kiều, Tề bạch Thạch, Uẩn
thọ Bình, Từ bi Hồng, Ngô xương Thạc, Bát đại sơn Nhân, Nhậm bá
Niên..v..v..còn cỡ vài chục tên nữa nhớ không xiết. Tôi chả biết tìm
đâu để đáp ứng cái nhu cầu chính đáng này của một Việt kiều người
bạn của bạn tôi. Chắc lại phải mò lên Vinh Lò Siêu chứ biết tìm nơi
mô chừ ?! Cái nhân vật có ý tưởng cao siêu này tôi xin nói sơ qua về lý
lịch tí chút vì nó có liên đới đến đôi ba chuyện nơi
đây nên nói
trước cho khỏi phải ngỡ ngàng mỗi khi nhắc đến ảnh đó mà. Nghe anh Võ giới
thiệu đâu như ảnh là người con được
sinh ra ở lần thứ hai của gia đình trâm anh thế phiệt nơi
miệt Nam
bộ này. Nếu như theo dân Bắc kỳ ta. Đứa con đầu lòng do một cặp vợ chồng
sinh ra thì đích thị được gọi là anh Cả, kế là Hai rồi tới Ba…Vậy phải
gọi ảnh là
anh hai nếu đúng dân Bắc kỳ. Nhưng đàng này ảnh chính hẩu là dân Nam Bộ nên
theo phong tục tập quán của miền Nam phải gọi là anh ba. Đấy! Nó
chỉ khác nhau một chút mà phải giải thích lòng vòng như vậy đó. Còn tên được
cha mẹ đặt để cúng cơm sau này cũng như đi đăng ký hộ tịch với chính quyền
sở tại lúc mới sinh, chính thức được viết là Tri. Gộp vừa tên
gọi,
vừa thứ tự trong gia đình theo miệt Nam Bộ. Gọi cho
chuẩn là
Ba Tri. Anh Ba Tri đây chính thị một người Việt sống
ở nước ngoại từ trước khi lá cờ nửa xanh, nửa đỏ có ngôi sao vàng ở giữa
được treo bay phất phới khắp mọi nơi kia lận. Võ cũng
thường
khoe với mọi người là hồi xưa hai ảnh từng học chung với nhau ở Lasan Taber, một trường rất nổi
tiếng ở Saigon, cả nước không ai là không biết Trường
này đích
thị do người Tây gốc Pháp hẳn hoi thành lập và
dạy tuyền ngôn ngữ Phú lãng Sa cho dân bản địa có giòng dõi. Theo
lời Võ thì anh Ba được gia đình cho theo học từ nhỏ cho đến hết cấp hai tại
ngôi trường quí tộc này. Sau đó gia đình anh Ba Tri với ý tưởng như thế nào
cũng chả ai biết. Nhưng cụ thể một điều là từ họ hàng chí đến chòm xóm láng
giềng rất nể phục khi thấy anh lên đường du học. Vì không phải
là họ hàng thân thích nên không biết anh đi du học tự năm nào nhưng chắc chắn chuyện
này xảy ra trước ngày 30 tháng 4 ...
Thôi!!! Chuyện người
ta, không phải chuyện của mình biết như thế là được rồi.
Lằng nhằng quá!
Nhớ lại cái hôm tôi dẫn Võ, Ba Tri cùng
một người nữa tên Đa. Chàng Đa này nghe nói là bà con nội, ngoại gì đó của anh Ba Tri. Chúng tôi
cùng nhau đi xuống nhà Vinh Lò Siêu để xem tranh.
Hắn tên Vinh. Nhà lại tọa
lạc ngay trên con đường đã được nhà nước cho kẻ bảng, treo chần
dzần ngay
tại đầu đường quẹo vô nhà hắn, với nền màu xanh dương, chữ trắng được phủ vẽ bằng loại sơn có phản quang nên đứng xa xa cả vài chục mét đọc cũng rõ
ràng ràng hai chữ là Lò Siêu. Phân nhánh của trục đường 3
tháng 2. Qua khỏi trường Đua Phú Thọ một đoạn nếu đi xe Honda thì cũng không
lấy gì làm xa mấy. Nó thuộc quận 11. Chắc nơi này thời xưa kia đất đai còn rộng, người còn
thưa. “Cắc
Chú” “ Ba Tàu” trôi dạt về đây để mưu sinh mong thoát cảnh đói khổ hay vì lý
do tế nhị nào đó mà chỉ có chính họ mới hiểu. Cho đến tận giờ mấy ai biết rõ được đích
xác lúc
xưa họ làm những gì. Chỉ biết chắc họ đã gom về nơi đây nhiều lắm. Có thể vì họ đã lấy cái nghề sản
xuất ống
lò, siêu đất làm lẽ sống gom
lại thành
cả vùng nên mới có cái tên như vậy chăng? Hồi đó cha ông ta có thói
quen hễ thấy chỗ nào, miệt nào có cái gì ngộ ngộ, nhiều nhiều thì cứ lấy thứ đó mà đặt làm cái tên để thích
danh,
khỏi phải mất công lộn xộn. Cứ hô lên một cái là thiên hạ biết ngay nó ở đâu.
Thiệt là tài tình. Cũng chính vì cái truyền
thống không thay đổi này mà Vinh ta có thêm
hai chữ Lò Siêu đằng sau cái tên tục của mình. Gọi đầy đủ là Vinh Lò
Siêu. Tôi đoan chắc với các bạn là cái mỹ danh này là do giới giang hồ mua bán
tranh đặt cho hắn chứ cha mẹ nào mà lại đặt tên con như thế bao giờ.
Lành gần, dữ xa. Không biết
như thế nào, nhưng giới chơi tranh cổ cộm cán tại trong Cholon ai
cũng đều biết đến hắn là thằng chơi ẩu, húc bạo có dự mưu. Không những
thế, cái vòi hút tranh của hắn còn vươn thòi cả ra những nơi chốn nào có hơi
hám tranh cổ. Nhất là tại con đường Đồng Khởi tại Quận Nhất miệt Sai gòn. Tốt, xấu con tùy
người đối diện. Hắn có cái nghề chính nuôi dzợ con là làm “roăng” đệm
trong máy xe hơi cho khỏi bị xì nhớt. Thời buổi kinh tế bao cấp. Hợp tác xã lại
không có nhập hàng. Vì đang ở thời đóng cửa dạy nhau. Tìm đâu? Xe xì nhớt quá
chừng làm sao chạy? Nằm đám lấy gì vốc vào mồm. Mắc tới cỡ nào cũng phải mua
cho bằng được. Ráp dzô!!! Xe chạy là có “tìn”. Mấy bác tài, xế tải, xe khách
chạy đường dài, đường ngắn bu lại cấu kết với hắn. Gặp thời! Hắn hốt bộn. Đẫy tiền
không biết làm gì… Các cụ thường bẩu. Giầu sanh tật. “ No lưng ấm cật. Dậm
dật tứ phương ” Chả biết là đúng hay sai. Cái món dậm dật này. Chỉ
có…mới chê! chứ còn bình thường. Một nhà thơ đã nói “ Ban đêm quan cũng tần mần
như ma!” Các chú Ba nghe nói rất hẩu món này lắm vì theo tập quán cũng có
phần nơi nới nên lợi dụng làm tới tới. Các chú nào trong đầu có sạn, có ngọc.
Bản lãnh như Vi Tiểu Bảo thì Năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường. Dàn xếp
thật khéo. Các bà chấp nhận vui vẻ mà chia sẻ với nhau mỗi người một tí gọi là…Thói
thường người có máu Tàu mà rủng rỉnh đều
dính chuyện này. Nhưng Vinh nhà ta không thấy động tịnh gì. Chả dính một ly ông cụ nào
trong món dậm dật ấy thì phải! Có lẽ vì đi đâu cũng thấy bóng dáng
người thục nữ rất mực yêu chồng e ấp cặp kê đằng sau.
Chắc vậy nên chả dám…
“ Hầy à!!! Con dzợ ngộ nó
khó tánh lắm! Đừng chọc nó!!!” . Chuyện này cũng chỉ có hắn mới tỏ. Thây kệ hắn
đi, chuyện riêng tư của người ta chõ mõm vào làm gì!
Rồi cũng chả ai biết vì đâu
mà hắn lại ngã vào chuyện chơi tranh. Chuyện này không hiểu có gì uẩn khúc?
Chưa bao giờ thấy hắn có lời minh họa. Mặc dầu lúc vui miệng hắn nói như Khứu
về mọi chuyện trên đời. Hắn nổi lềnh bềnh trên dòng chơi tranh cổ. Rất nhiều
người trông thấy. Thế mới nên chuyện.
(Còn tiếp).
9 - ÁCH GIỮA ĐÀNG MANG
VÀO CỔ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét