Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

HỌA SĨ NGUYỄN ĐẠO HƯNG VÀ NHỮNG MINH HỌA CHO BÌA SÁCH.

 
   Chân dung họa sĩ Nguyễn đạo Hưng (1939 - ). Ảnh chụp năm 1958. Kích thước: 23,5cm x 29.5cm.



       Nguyễn đạo Hưng. Chân dung tự họa. Chì than trên giấy. Kích thước: 18cm x 25cm. Năm 1969.



      Trong số những họa sĩ chưa thấy từng được nhắc đến trong làng hội họa Việt Nam mà tôi hiện đang lưu giữ, có họa sĩ Nguyễn đạo Hưng. Chẳng thấy tư liệu nào nói về ông. Chỉ còn biết dựa vào những gì có trong tay mà suy diễn.
      Có vẻ ông là người miền Nam tập kết ra Bắc sau hiệp định Geneve 1954. Sinh hoạt trong lãnh vực nghệ thuật khá dài và đa dạng. Nào là vẽ biếm họa cho báo, thực hiện tranh đồ họa cho các sinh hoạt cộng đồng, minh họa bìa sách, vẽ chân dung bạn bè, công nhân, giáo viên..v..v...  Toàn bộ lư giữ với số lượng trên 150 bản được thực hiện bằng bút chì và màu nước, bột màu trên giấy học sinh, giấy báo. Kích thước lớn nhất: 48cm x 29cm. Nhỏ nhất khoảng: 12cm x 19cm. Không thấy ông thực hiện trên các vật tư có khổ lớn. Phải chăng trong giai đoạn chiến tranh, nguồn cung cấp về văn phòng phẩm có phần hạn chế... nên có gì vẽ nấy. Không thấy tên tuổi họa sĩ Nguyễn đạo Hưng được giới thiệu trong những họa tập hay sách báo xuất bản trong giai đoạn từ 1955 đến sau này. Mặc dầu những gì hiện vật đang lưu giữ cho thấy ông đã có thời gian dài cống hiến trong cộng đồng xã hội. Trong giới họa sĩ cùng thời có họa sĩ Bùi xuân Phái là người thường được nhắc đến với những bản vẽ bằng màu bột, màu nước nguệch ngoạc trên chất liệu bé như nhỏ bao thuốc lá hay trên các mảnh giấy báo nối lại thành khổ to..v..v... Có chăng chuyện những mảnh giấy trắng có kích cỡ khiêm tốn đối với họa sĩ Nguyễn đạo Hưng và Bùi xuân Phái đều quí, đều gây cảm hứng cho việc sáng tác...!?
      Những gì nêu ra ở đây chỉ với một mong muốn duy nhất là nhắc đến người họa sĩ có đóng góp cho xã hội ít nhiều một thời nhưng nay bị quên lãng.


Lý lịch trích ngang được tìm thấy trong " Kỷ yếu Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam. 1957 - 1992. Xuất bản năm 1994.



 NGUYỄN ĐẠO HƯNG VÀ NHỮNG MINH HỌA BÌA SÁCH.


                               01-/ Nguyễn đạo Hưng.  " Đêm giao thừa ".
                                  Màu nước trên giấy. Kích thước: 12cm x 17cm. Năm: Chưa rõ.


                                  02-/  Nguyễn đạo Hưng.  " Tắt đèn ".
                                Màu nước trên giấy. Kích thước: 13m x 19cm. Năm: Chưa rõ.



                          03-/ Nguyễn đạo Hưng.  " Bước đường cùng ".
                                  Màu nước trên giấy. Kích thước: 13m x 19cm. Năm: 1967.



                               04-/ Nguyễn đạo Hưng. " Bông hồng vàng ".
                                 Màu nước trên giấy. Kích thước: 13m x 19cm. Năm: Chưa rõ.



                                            05-/ Nguyễn đạo Hưng.  " Tiếng sóng ".
                                   Màu nước trên giấy. Kích thước: 13m x 19cm. Năm: 1967.



                                       06-/ Nguyễn đạo Hưng.  " Một khồi hồng ".
                                 Màu nước trên giấy. Kích thước: 13m x 19cm. Năm: 1967.
   
      Chưa rõ những bản vẽ bìa sách này có được thực hiện và phát hành chưa?

Cauminhngoc.
03/11/2014.

HS.NGUYỄN ĐẠO HƯNG VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN QUA CÁC BỨC TRANH ĐỒ HỌA CÓ KÍCH THƯỚC NHO NHỎ.


 Lý lịch trích ngang được tìm thấy trong " Kỷ yếu Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam. 1957 - 1992. Xuất bản năm 1994.      
  •       Đồ họa in ấn, là khái niệm dùng trong ngành Mỹ thuật. Đây là quá trình sáng tác hình ảnh (tạo hình) một cách gián tiếp, đưa màu từ một khuôn in sang một bề mặt khác. Vì có khuôn in, nên tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao tùy ý họa sĩ.  Vật liệu dùng làm khuôn in thường là ván gỗ, đá, kim loại, vv.. Trong đồ họa in ấn, họa sĩ có thể sử dụng con lăn (brayer), và cả các loại máy in lớn. Các kỹ thuật in đồ họa.
  • 1 - Khắc gỗ.
  • 2 - Khắc axít.
  • 3 - In thạch bản.
  • 4 - In lưới hay in lụa.
  • 5 - In độc bản.
  • 6 - In khắc ngòi khô.
  • 7 - Khắc nạo.
  • 8 - In sáp.
    • ( Nguồn Wikipedia )


     Trong các kỹ thuật in đồ họa nêu trên. Kỹ thuật in bản gỗ dễ mà lại khó hơn các chất liệu khác. Dễ vì chất liệu gỗ dùng khắc bản không khó tìm. Vật dụng để khắc rất đơn giản, dễ sử dụng. Không lệ thuộc nhiều vào những yếu tố hỗ trợ kỹ thuật. Khó là không thể chi tiết hóa những hình thể. Bản gỗ khuôn dễ bị sứt mẻ. Khi in chồng màu đòi hỏi độ chính xác từ những mảnh gỗ khác nhau mang tính chất riêng cho mỗi màu. Lúc vỗ màu vào khuôn trước khi in để tạo sự chuyển sắc cho bản in linh hoạt, uyển chuyển, không khéo rất dễ bị phô, cứng không đẹp. Thông thường các họa sĩ hay dùng kỹ thuật khắc gỗ, in đá cho tác phẩm của mình...



TRANH KHẮC GỖ MÀU CỦA NGUYỄN ĐẠO HƯNG VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN.

    Những bản in gỗ màu của họa sĩ Nguyễn đạo Hưng và những người bạn thân của ông nơi đây cho thấy những bản in có màu sắc rất tươi nhuận, rực rỡ. Các tác giả hầu như ít sử dụng đường viền để định dạng sự vật mà chỉ dùng sự hòa sắc chồng, lấn. Tác giả tận dụng sự phối sắc tự nhiên khi các màu giao thoa với nhau qua nhiều lần vỗ bản hình thành những sắc độ lạ lẫm, mãnh liệt, rất thu hút người thưởng lãm.....

NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA HS. NGUYỄN ĐẠO HƯNG.

                               Hình 01.  Họa sĩ chưa rõ. Nguyện cầu. Khắc gỗ màu trên giấy.
                                                         Kích thước: 15.5cm x 21cm.

                                         
     Hình 02 - Kim Xuyên. Tĩnh vật hoa. Khắc gỗ màu trên giấy. Kích thước: 17.5cm x 22.5cm.


                                       
           Hình 03 - Họa sĩ chưa rõ. Tĩnh vật hoa. Khắc gỗ màu trên giấy. Kích thước: 19cm x 26cm.


                                 
 Hình 04 -  Họa sĩ chưa rõ. Mẹ và con thời chiến. Khắc gỗ màu trên giấy. 
Kích thước: 19.5cm x 22.5cm.


     Hình 05 - Họa sĩ chưa rõ. Tĩnh vật hoa. Khắc gỗ màu trên giấy. Kích thước: 15.5cm x 21cm.



                                     TRANH ĐỒ HỌA CỦA HS. NGUYỄN ĐẠO HƯNG.

         Hình 01 - Nguyễn đạo Hưng. Đôi mắt. Khắc gỗ màu trên giấy. Kích thước: 15.5cm x 17cm.



Hình 02 - Nguyễn đạo Hưng. Tĩnh vật hoa. Bản vẽ gốc bằng màu nước. Kích thước: 18.5cm x 23cm.



               
   Hình 02/1. Nguyễn đạo Hưng. Tĩnh vật hoa. Khắc gỗ màu trên giấy. Kích thước: 19.5cm x 25.5cm.
                              Bản in gỗ dựa theo bản gốc vẽ màu nước ở phía trên.




                           
             Hình 03 -  Nguyễn đạo Hưng. Hãy nhớ lấy thù này. Khắc gỗ màu trên giấy.
                      Kích thước: 19cm x 27cm. Năm 1959.




                              Nguyễn đạo Hưng.  Nâng cao năng xuất lao động.
               Có 03 tấm, thể hiện qua từng công đoạn khắc gỗ màu trên giấy. Năm 1970.


                                      Hình 04/1 -   Bản vẽ gốc. Kích thước: 21.5cm x 28.5cm.


                               Hình 04/2 -   Bản lược màu. Kích thước: 27cm x 28.5cm.



                         Hình 04/.3 -   Khắc gỗ mực đen trên giấy. Kích thước: 27cm x 28.5cm.


                 GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM IN ĐỒ HỌA PHỔ THÔNG XƯA VÀ NAY.



                                                                  TRANH IN KẼM.


                       
                 Hình 01 -  Cảng Pausilype. Bản in kẽm trên giấy dày của R. Daudet Thế kỷ 18.


                                                                                                                                                                                                       
               Hình 02 -  A. Joyeux. Cuộc đời Đức Phật. Bản in kẽm trên giấy. Thập niên 30/ TK 20.
             Giám đốc đầu tiên Trường Gia Định từ năm 1913 đến 1926.




     Hình 03 - Tạ Tỵ. Chân dung Phan lạc Tuyên. Bản kẽm ( trên ) và bản in tên giấy ( dưới ). 1956

                                                               

                                                                 TRANH IN ĐÁ.


                                       Hình 04 -  Họa sĩ Lê Yên. Phật A Di Đà. Litho màu. 1983.


                                  Hình 04bis.    Bút tích của HS. Lê Yên đề tặng bạn.
               Họa sĩ Lê Yên. Từng làm Giám đốc Trường Mỹ thuật Ga Định. Từ năm 1971-1973.



Hình 05 - Họa sĩ. J.G. Besson. Cửa Thượng Tứ. Huế.  Litho. 1935.



       Hình 06 - Họa sĩ G. Severeyns. Trái lê. Kỹ thuật in Chromolith. Năm 1883. 
    Một trong 24 bản minh họa đính kèm theo sách. " Revue Horticole ". Năm 1883. 



                                           Hình 07 - Họa sĩ Lê thanh Trừ. Lăng cổ. In thạch cao. Năm 1992.



                                Hình 08 -  Lão tử cỡi trâu.  Tranh in đá Trung Quốc tô màu tay. Cuối TK 20.


                         Hình 09 -  Họa sĩ Ngọc Dũng. Thiếu nữ. Litho. Minh họa báo Xuân 1968.

TRANH IN LỤA.

Hình 10 - Hoa cúc vàng. In lụa. 1974.


Hình 11 - Hoa đào. In lụa. 1974.

Hình 12 - Họa sĩ Trần hiển Quang. Ba cô gái Việt Nam. In lụa. Năm 1974.



                                                              TRANH KHẮC GỖ.

                               Hình 13. Họa sĩ Tạ Tỵ. Mẹ và con mùa nước lũ. Khắc gỗ. 1964.

                                                                        
             Hình 14. Họa sĩ Nguyễn tường Lân. Vầng trăng ai xẻ...Khắc gỗ màu. Năm 1942.


            Hình 15 - Họa sĩ A tich Trù. Nhạc sĩ Lê Thương. Khắc gỗ. Trên giấy báo. năm 1949.
              (Nền đã qua xử lý màu).



                      Hình 16 -  Họa sĩ Phạm Lực. Cô gái với chiếc đèn dầu. Khắc gỗ màu. Năm 1978.


                      MỘT TRANG SÁCH CÓ IN MINH HỌA BẰNG BẢN GỖ VÀ KẼM.


                                                   01 - Bản khuôn gỗ.

                                                    02 - Bản khuôn kẽm.


                                   02bis - Một trang sách có minh họa hình ảnh bằng khắc gỗ.


                                                    04 - Bản khuôn kẽm và trang sách.



                                                                    THỦ ẤN HỌA.


                      Hình 01 - Họa sĩ  Tú Duyên. Ngày nay...Thủ ấn họa trên lụa. Tập niên 60/ TK 20.



                      Hình 02 - Họa sĩ Huỳnh văn Mười. ( Uyên Huy ). Mẹ và con. Thủ ấn họa.


       
Cauminhngoc.
01/11/2014.