Hình 01. Cổ Tấn Long Châu. Trở
về. Màu nước trên giấy. Mẫu tranh cổ động. 10.5cm x 18.5cm. Vẽ năm 1969. Chữ ký tác
giả ở đáy góc phải.
Đến dễ thường cỡ hai năm có thiếu...
Dốc bao sức trẻ bẻ gãy sừng trâu, lao vào tích cực cho việc học hỏi làm nông.
Bởi lý do đơn giản muốn có chân đứng trên vùng đất mới.
Lấy câu " Hết gạo chạy rông. Nhất Nông nhì Sĩ " mà an ủi.
Cứ vậy suy ra khi đói, chữ nghĩa cũng chỉ là hàng thứ.
Mảnh bằng tày gang sau mươi năm đèn sách, đem gói xôi sợ bẩn.
Việc học nông cốt nơi sức vóc, trí não đâm thừa.
Đang thời sức trẻ, có trí, có tri thì việc tay chân mấy chốc.
Khổ cái, đất không dung người,
Hoàn cảnh thật khó xử cho bản thân túng bấn.
Làm thuê lệ thuộc theo mùa.
Cái lỗ miệng hàng ngày không thể đợi.
Đã thế phiêu bạt nơi đất khách quê người,
Không chỗ cắm dùi lấy gì mà phòng cơ tích cốc.
Nhận ra kế sách dụng nông dài lâu bất ổn đâm quáng.
Bao đêm trời thanh vắng, gác tay ngang trán, dằn lưng trên chõng tre, vắt chân chữ ngũ mà giật mình thon thót.
Cứ mỗi lần như thế lại nhớ đến những câu chuyện đói năm Ất Dậu, mẹ thường kể thuở còn thơ đâm hốt.
Bản năng sinh tồn của loài linh trưởng bậc cao có chút kiến trải bèn "Tẩu vi thượng "...
Từ lúc dấu đuôi, bu xe đò chạy bằng than đốt, bườm khỏi cánh đồng bưng ở Ấp 6. Mỹ Thạnh Đông. Long An chuyền về Saigòn chui lủi mưu sống, phải đến gần chục năm sau cái đuôi mới chịu rụng. Ôi! Sung sướng làm sao! Mỗi khi ngồi đôi mông không còn vướng víu. Xóa tan được cái nỗi thấp thỏm, phập phồng ám ảnh hằng đêm vì " mậu " khẩu. Chẳng hiểu khi trúng số độc đắc cặp, có bay bổng bằng lúc nom thấy tên mình được ghi chính thức trong sổ hộ khẩu Thành phố có giòng sông tênSaigon không nữa. Nhưng riêng
tôi lúc ấy! Mọi người sao dễ thương đến thế! Kể cả người mình ghét cay ghét
đắng, ấy vậy mà lúc đó trông họ cũng có cái gì đó đáng yêu!...Ôi! Sung sướng
lắm lắm! Hạnh phúc lắm lắm! Có lẽ trúng số cũng đến ngần này là cùng! Giời ạ!!!
Dốc bao sức trẻ bẻ gãy sừng trâu, lao vào tích cực cho việc học hỏi làm nông.
Bởi lý do đơn giản muốn có chân đứng trên vùng đất mới.
Lấy câu " Hết gạo chạy rông. Nhất Nông nhì Sĩ " mà an ủi.
Cứ vậy suy ra khi đói, chữ nghĩa cũng chỉ là hàng thứ.
Mảnh bằng tày gang sau mươi năm đèn sách, đem gói xôi sợ bẩn.
Việc học nông cốt nơi sức vóc, trí não đâm thừa.
Đang thời sức trẻ, có trí, có tri thì việc tay chân mấy chốc.
Khổ cái, đất không dung người,
Hoàn cảnh thật khó xử cho bản thân túng bấn.
Làm thuê lệ thuộc theo mùa.
Cái lỗ miệng hàng ngày không thể đợi.
Đã thế phiêu bạt nơi đất khách quê người,
Không chỗ cắm dùi lấy gì mà phòng cơ tích cốc.
Nhận ra kế sách dụng nông dài lâu bất ổn đâm quáng.
Bao đêm trời thanh vắng, gác tay ngang trán, dằn lưng trên chõng tre, vắt chân chữ ngũ mà giật mình thon thót.
Cứ mỗi lần như thế lại nhớ đến những câu chuyện đói năm Ất Dậu, mẹ thường kể thuở còn thơ đâm hốt.
Bản năng sinh tồn của loài linh trưởng bậc cao có chút kiến trải bèn "Tẩu vi thượng "...
Từ lúc dấu đuôi, bu xe đò chạy bằng than đốt, bườm khỏi cánh đồng bưng ở Ấp 6. Mỹ Thạnh Đông. Long An chuyền về Saigòn chui lủi mưu sống, phải đến gần chục năm sau cái đuôi mới chịu rụng. Ôi! Sung sướng làm sao! Mỗi khi ngồi đôi mông không còn vướng víu. Xóa tan được cái nỗi thấp thỏm, phập phồng ám ảnh hằng đêm vì " mậu " khẩu. Chẳng hiểu khi trúng số độc đắc cặp, có bay bổng bằng lúc nom thấy tên mình được ghi chính thức trong sổ hộ khẩu Thành phố có giòng sông tên
Cái
chuyện được thích danh lại trong sổ. Không đơn giản tí nào! Nó đã làm cho tôi phải
mất gần hai năm đi lại đằng đẵng. Chả bù với lúc cắt! Không quá một buổi!? Nói nghe
một buổi thì dài thế! Chứ thực sự từ lúc dựng chiếc xe đạp mà bước rón rén vào gặp cô thư ký nơi Phường sở tại, chìa sổ khẩu cùng tờ đơn xin cắt… Động tác cúi xuống lật lật…ghi ghi
chép chép…sau rốt ịn cho cái mộc đo đỏ vào đơn đùn ra bảo lên trên!...Tới trên cũng không kém phần khẽ khàng như thế…Chỉ khác chút là sau một lúc chú mục vào đơn, ông thư ký vớ cuốn
khẩu lật lật ra nom. Có lẽ lấy việc cẩn trọng làm đầu của người thư lại chân chính…cái thước kẻ nhựa mềm mềm trong veo, xinh xắn được đặt lên nhúc nhíc cho đúng vị trí rồi tay đè, tay thò cái bút Bic xanh tít dựa vào thước…. Tiếng miết của đầu bút bi gạch trên
giấy kêu cái rẹt, át cả tiếng quạt trần. Nghe mà muốn tan nát cõi lòng... Chìa trả... thật xa lạ. Coi như xong…Đố
các bạn với động tác này phải mất bao lâu? Có đến một buổi không?
"Mậu" khẩu! Chắc là thất nghiệp. Có Khẩu! Ai dám tin người khác chiếu?!
Vì thế! Con đường dẫn đến chốn chợ trời là gần nhất. Chỉ có nơi chốn này là dung
nạp tất tật bọn cà lơ thất thểu, bảy nghề.
Tư duy không kịp với đà phát triển!? Thế
là phải chui rúc ngoài lề đường để nhặt nhạnh tìm từng miếng ăn
cho bản thân. Không hiểu sao cái khu vực đường Lê Lợi. Vài rẻo đất chung quanh
chợ Bến Thành nó lại có duyên với tôi đến vậy! Cái chuyện kiếm ăn, được chính
quyền qui cho là bất hợp pháp này! Chắc chắn là sẽ có bao điều trăn trở trong
nhịp sống! Rất hiếm khi được yên bình trong một ngày lo toan cơm áo. Mắt trước
mắt sau! Đứng lên ngồi xuống! Dáo dác, tớn tác như gà mái ghẹ nhác thấy bóng diều. Hàng
ngày chí ít cũng vài đợt vắt chân lên cổ mà chạy! Khi thì An ninh Giao Thông,
khi Cờ đỏ làm nhiệm vụ chấn chỉnh lòng lề đường. Khi thì Thông Tin Văn Hóa giữ gìn
kỷ cương, bài trừ tệ đoan Xã hội! Mọi thứ cứ như đèn kéo quân chạy vòng vòng
với nhau náo nhiệt cả vùng. Đôi khi có khách ngoại bang đi ngang chứng kiến, ngẩn tò te không biết chuyện gì! Kẻ biết chuyện! Dõi theo mà cười...vui đáo để!
Vào khoảng những năm 1978 cho đến 1982. Không
biết vì nhẽ gì! Hễ cứ đến gần Tết. Chính Quyền sở tại lại cho phép bọn con dân
được phép tụ tập với nhau thành một khu bán hàng trong vòng một tháng. Gọi là Hội Chợ
Mùa Xuân! Vị trí cực tốt! Phía trước mé phải chợ Saigon, ngay mảnh đất mũi tàu bên hông nhà Ga xe lửa Saigon . Ngày thường làm bãi xe buýt phụ. Nay được tạm ngưng, quây lại để phục vụ cho việc bán chợ Tết.
Hình 02 - Bản đồ bùng binh trước chợ Bến Thành hồi đầu thế kỷ XX và ghi chú thêm các vị trí hiện có vào thập niên 80 thế kỷ XX. (Mực đỏ).
Hình 02 - Bản đồ bùng binh trước chợ Bến Thành hồi đầu thế kỷ XX và ghi chú thêm các vị trí hiện có vào thập niên 80 thế kỷ XX. (Mực đỏ).
Có lẽ tổ đãi hay thánh nhân chiếu cố kẻ khù khờ. Năm nào vợ tôi,
nàng cũng bốc trúng một con số để rồi dựa vào đó mà dựng lên cái sạp con con cỡ
3, 4 mét vuông chuyên bán đồ chơi dụ khị con nít. Rẻo mũi tàu này chứa xêm xêm cỡ gần trăm sạp, chia làm nhiều dãy đâu lưng nhau. Phép có qui định. Chỉ được dựng sạp và dọn dẹp trả lại thông thoáng một
tuần trước ngày khai chợ và cuốn gói sau bốn ngày từ khi đưa ông Táo chầu trời! Nơi đây không chỉ tuyền tư nhân mà còn có một số
đơn vị thương nghiệp Nhà Nước cũng nhào dzô kiếm ăn. Nhưng khác chỗ diện tích to gấp chục lần chúng dân! Có thể nói đây là
một khu vui chơi ngày đêm, náo nhiệt, kéo dài cả tháng duy nhất cho cả Thành
Phố (có lẽ cho cả nước...?) vào thời điểm này nên bà con khắp nơi kéo nhau đổ về đông vô kể.
Có hai lối ra vào chính cho khu chợ Tết. Một cửa quay ra hướng bến Xe buýt Bến Thành. Một cửa được trổ ngay mé đầu đường Phạm hồng Thái sát vòng xoay bùng binh Saigon. Nơi đây nhìn chếch về hướng Bắc là đường Phan châu Trinh, cửa Tây chợ Saigon. Nếu vui chân quẹo trái chừng dăm bước, coi như ngay bên cạnh chợ Tết là nhà Ga xe lửa Saigon. Chốn được xây dựng cao hơn mặt đường cả mét. Nom khá bề thế, dài sượt với nhiều cửa sắt đan song nặng chịch ken nhau cùng những họa tiết cầu kỳ có từ thời Pháp thuộc, khoác màu ô liu xuống cấp tróc lở cũ kỹ. Nhìn lên là một mái hiên dài thượt giống như mái vòm ở các sân vận động, Toàn bộ sườn mái được thết kế bằng sắt thép có trang trí những nét hoa văn uốn lượn thật xinh xắn thìa lìa ra cả dăm thước đủ sức che nắng che mưa cho hơn chục bậc tam cấp bằng đá mài nhẵn thín phía dưới. Bước ra khỏi nhà Ga, xuống hết dãy tam cấp là đặt chân lên một vỉa hè khá rộng đến cả hơn chục mét lúc nào cũng đông đúc hàng rong, khách vãng lai cùng con dân chợ trời qua lại tranh nhau mua bán í ới... là đụng con lươn mép... đường Phạm hồng Thái luôn đầy ắp xe cộ hai chiều qua lại nồng nặc mùi xăng khói...
Kể từ ngày khai chợ, tôi bận lắm, ngoài những lúc tranh thủ chạy vào Cholon cất hàng, còn lại phải cùng vợ lăn ra dọn dẹp, bày biện đồ chơi để dụ khị con nít cùng phụ huynh đi sắm Tết từ hơn bảy giờ sáng cho đến tận hơn 22 giờ. Vãn khách thì thu xếp cho gọn lấy chỗ nghỉ ngơi, kiêm nhiệm gác gian trông nom hàng họ để vợ về nhà chăm sóc con. Công việc kiếm chác quả có vất vả nhưng bù lại mỗi mùa kiếm được đôi ba khoẻn cũng thấy âm ấm cõi lòng. Hạnh phúc cho các ngươi đã chịu khó mưu cầu miếng ăn bằng chính công sức của mình! Na - Mô - A - Di - Đà Phật... A men...!
Kể từ ngày khai chợ, tôi bận lắm, ngoài những lúc tranh thủ chạy vào Cholon cất hàng, còn lại phải cùng vợ lăn ra dọn dẹp, bày biện đồ chơi để dụ khị con nít cùng phụ huynh đi sắm Tết từ hơn bảy giờ sáng cho đến tận hơn 22 giờ. Vãn khách thì thu xếp cho gọn lấy chỗ nghỉ ngơi, kiêm nhiệm gác gian trông nom hàng họ để vợ về nhà chăm sóc con. Công việc kiếm chác quả có vất vả nhưng bù lại mỗi mùa kiếm được đôi ba khoẻn cũng thấy âm ấm cõi lòng. Hạnh phúc cho các ngươi đã chịu khó mưu cầu miếng ăn bằng chính công sức của mình! Na - Mô - A - Di - Đà Phật... A men...!
Cứ sau 21 giờ ! Ánh sáng văn minh nơi những cửa hàng kinh doanh quanh quất nơi trung tâm thành phố lụi dần, dìm cả khu vực bề thế sang trọng đi vào chốn tối ám hiu quạnh. Cả một trời náo nhiệt nay vụt chốc thiếu vắng ánh hào quang rực rỡ sắc màu phồn hoa đô hội, giòng người đang đan chen cuồn cuộn mọi nẻo cũng vì thế mà giảm dần, đường xá trở nên vắng vẻ, chỉ còn đó đây lác đác ánh đèn đường cao nghệu không đủ công suất chập choạng vàng ệch hắt loang lổ trên mặt đường đen kịt!
Không khí về đêm không còn oi ả, chung quanh khu vực chợ Saigòn sau giờ Tí cứ tưởng là vắng lặng, nhưng không hề là như vậy. Trái lại. Nó bắt đầu mở lối cho một xã hội đèn đường. Nơi dành riêng cho những thành phần thích hoặc có kiếp sống đêm tràn đến chiếm ngụ từng khu vực, dàn trải ra từng nhóm người có đủ mọi ngành nghề chìm nổi khác nhau dưới sự hỗ trợ tích cực của màn đêm.
Không khí về đêm không còn oi ả, chung quanh khu vực chợ Saigòn sau giờ Tí cứ tưởng là vắng lặng, nhưng không hề là như vậy. Trái lại. Nó bắt đầu mở lối cho một xã hội đèn đường. Nơi dành riêng cho những thành phần thích hoặc có kiếp sống đêm tràn đến chiếm ngụ từng khu vực, dàn trải ra từng nhóm người có đủ mọi ngành nghề chìm nổi khác nhau dưới sự hỗ trợ tích cực của màn đêm.
Nước xuôi về trũng. Các gánh hàng rong nặng trĩu tràn lan. Nào là cháo gà, bánh canh giò heo, xôi trắng gà rán..v.v.. Bất kể thứ gì miễn sao thể giúp cho những giang khách có nhu cầu ăn đêm no bụng tùy theo túi tiền là được. Toàn bộ khu vực nơi đây và các bậc tam cấp nhà Ga ban ngày do nhà nước quản lý dưới sự hiện diện của chính quyền sở tại, đại diện là các anh chàng cảnh sát mặc đồng phục đi đứng qua lại dòm ngó bảo vệ an ninh trật tự công cộng. Sau 17 giờ các vị đại diện chính quyền về nghỉ ngơi lòng lề đường tức thì bị chiếm dụng bởi những người có số má đen đổ ra cát cứ, trực tiếp kinh doanh hoặc cho thuê, biến nó trở thành vùng sinh
hoạt dã chiến chồm hổm từ chạng vạng đến gần sáng phục vụ cho khách giang hồ tứ chiếng khắp nơi tụ hội tìm thú giải khuây. Nhóm sống đêm chuyên nghiệp này rất đa dạng, chia nhau từng khoảnh, từng rẻo trên lề đường tự qui. Bất khả xâm. Các chuyên gia đấm bóp
thì trải manh chiếu xuống ngay vỉa hè lát gạch hay nền xi măng đã có thuế đen. Ai có nhu cầu cứ việc vật lưng xuống là sẽ mềm ngay, vui tai bởi đôi bàn tay nhuyễn nhừ của tay thợ tẩm
quất, muốn lâu hay mau tùy theo số tiền xì ra. Lác đác đây đó ánh đèn dầu trứng vịt trên những chiếc bàn nho nhỏ của bạn bán trà nước đêm leo lét chập chờn như ma trơi giũa phố thị. Nơi này có lệ bán thuốc lào từng bi một cho những ai nghiện cái âm thanh sòng sọc của điếu cày với ngụm trà tươi hay chè Tàu ém khói. Nhóm này cũng cung cấp những món ăn nhanh rẻ tiền như bánh chưng, bánh giò, bánh ngọt, kẹo lạc, đôi chỗ kiêm luôn cả việc cho vay lấy lãi chí đến dịch vụ dẫn mối đen ngoài tầm soi sáng của xã hội chân chính nếu ai có nhu cầu.
Đứng ở bên này ngó qua hướng cửa Tây chợ Saigon tấp nập không kém. Cũng với những dãy gánh hàng rong cùng xe xích lô đạp nhởn nha chờ khách. Còn có thêm " chị em ta " lởn vởn chốn này cũng khá đông. Nhưng xuất hiện sớm hơn, từ chợp tối kia. Các nàng " tiên hạ giới " tụ tập về đây. Phát nguồn từ những nơi góc khuất của bờ tường nhà Ga. Họ chải chuốt, phấn son, tô môi vẽ mắt. Làm đẹp cấp thời, trang điểm tại chỗ với những loại mỹ phẩm do quí nhà chăn dắt gái kiêm bảo kê chuyên nghiệp cung cấp cộng thêm cho thuê quần áo thời trang đủ loại. Các nàng Kiều tân thời sống vạ vật dựa vào những gánh hàng rong, lấy đó làm nơi tiếp thị. Bãi đáp đâu đó tùy người đối diện thương lượng, cũng có cách giải quyết cấp thời ít tốn kém nếu chịu chui lỗ chó vào vùng có những bụi cỏ mọc nơi mé đường ray trong sân Ga. Yên tâm đi! Không có anh nhà Đoan nào chịu chui lỗ chó để kiểm tục vào giờ giấc này! Càng không làm gì phải sợ cả! Vì mỗi khi vàoGa. Xe
lửa luôn rúc còi, xa cả cây số cũng nghe thấy mà! Đó là chưa kể các nàng Kiều
luôn nắm rất rõ thời gian đi về của xe lửa. Phải hiểu! Đất có Thổ Công, sông có
Hà Bá. Xa hơn chút là những xe bán bánh mì ở những điểm cố định góc ngã tư. Một
đặc sản nổi đình đám của Saigon... Hòn Ngọc Viễn Đông... .
Đứng ở bên này ngó qua hướng cửa Tây chợ Saigon tấp nập không kém. Cũng với những dãy gánh hàng rong cùng xe xích lô đạp nhởn nha chờ khách. Còn có thêm " chị em ta " lởn vởn chốn này cũng khá đông. Nhưng xuất hiện sớm hơn, từ chợp tối kia. Các nàng " tiên hạ giới " tụ tập về đây. Phát nguồn từ những nơi góc khuất của bờ tường nhà Ga. Họ chải chuốt, phấn son, tô môi vẽ mắt. Làm đẹp cấp thời, trang điểm tại chỗ với những loại mỹ phẩm do quí nhà chăn dắt gái kiêm bảo kê chuyên nghiệp cung cấp cộng thêm cho thuê quần áo thời trang đủ loại. Các nàng Kiều tân thời sống vạ vật dựa vào những gánh hàng rong, lấy đó làm nơi tiếp thị. Bãi đáp đâu đó tùy người đối diện thương lượng, cũng có cách giải quyết cấp thời ít tốn kém nếu chịu chui lỗ chó vào vùng có những bụi cỏ mọc nơi mé đường ray trong sân Ga. Yên tâm đi! Không có anh nhà Đoan nào chịu chui lỗ chó để kiểm tục vào giờ giấc này! Càng không làm gì phải sợ cả! Vì mỗi khi vào
Tóm lại, ban đêm từ chập tối cho đến gần sáng nơi chung quanh chợ Bến
Thành này không thiếu bất cứ món gì thuộc mặt trái của xã hội. Phản ảnh cuộc
sống tối tăm đúng với thời gian xảy ra khi ánh đêm về làm chủ bầu trời được
phụ họa bởi ánh đèn đường vàng vọt.
Cũng
tại chốn này! Khi bình minh trở lại. Một nhịp sống khác lại tiếp tục thống trị
dưới ánh sáng rực rỡ của mặt trời. Cứ tưởng sẽ được sống dưới sự quang minh
chính đại tốt đẹp hơn. Nhưng không! Nó chẳng khác gì. Có khi lại còn dữ dội hơn
dưới sự thức tỉnh của toàn thể cộng đồng xã hội con người sau một đêm nghỉ ngơi
lấy sức cùng tính toán mưu sự để đối phó với nhau.
Ngày nào cũng thế. Sau khi mở cửa dọn
hàng xong, tôi có thời gian ngồi tại quầy uống cà phe nhìn cuộc sống bắt nhịp
cho một cuộc mưu sinh mới... Những chuyện xảy ra trước mặt như những đoạn phim. Có vui, có buồn... đến cười ra nước mắt, nhưng vì miếng cơm manh áo mà phải làm ngơ giả điếc....
Cuộc sống
và nhiều điều…
Cauminhngoc
11/11/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét