Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

HS. PHẠM VIẾT SONG & BỨC TRANH "LÒNG MẸ" VẼ BẰNG MÀU NƯỚC.


Họa sĩ. PHẠM VIẾT SONG ( 1917 - 2005 )


Hình 01 - HS. Phạm viết Song. Lòng mẹ. Màu nước/giấy. Kích thước: 20.5cm x 29.5cm. Năm vẽ 1969. Chữ ký đỉnh góc trái trên. Bút tích của Giáo sư Phan Lạc Tuyên chú trên đỉnh bức tranh.


Hình 02 - Họa sĩ: W. Popielarczyk. Trừu tượng. Mực, màu sáp/giấy vo nhăn. Cỡ: 23cm x 35cm. Năm vẽ: 1967.    Bức tranh này đã dán chồng lên, che khuất bức "Lòng mẹ" của HS. Phạm viết Song suốt thời gian dài 18 năm. 


Chuyện kể:
       Bức tranh Trừu tượng của họa sĩ W. Popielarczyk người Ba Lan mà hiện tôi đang lưu giữ là do ông Phan lạc Tuyên nhượng lại cùng với nhiều món khác mãi từ cuối năm 1998. Trong khoảng thời gian dài đó, thỉnh thoảng cũng có lúc đem ra quét bụi, lau chùi cho sạch sẽ rồi lại cất chẳng chút vướng bận.
      Tiện dịp làm vệ sinh cho những bức tranh khác nhân lúc rảnh ( 01/12/2016 ).  Bức Abstract do họa sĩ Ba Lan W. Popielarczyk vẽ cũng được lôi ra làm như những bức khác. Khi lật phía sau mới thấy tấm ván ép lót lưng có dấu hiệu bị mọt đục đôi chỗ. Sợ ảnh hưởng đến bức tranh nên đã quyết định phải thay thế miếng ván ép bằng miếng carton cho an toàn. Khi lấy ra khỏi khung thấy bức tranh của W. Popielarczyk đã được dán thẳng vào giữa một tờ giấy trắng toát, có chừa riềm đều chung quanh khoảng 03cm. Bức tranh lại được bồi thêm tờ giấy trắng khác ở phía dưới nữa rồi mới dán lên mặt miếng ván ép lót lưng. Thấy vậy và cho rằng việc dán nhiều lớp chẳng qua do tính cẩn thận của ông Tuyên muốn cho chắc chắn mà thôi! Gì thì gì cũng phải lấy bức tranh ra khỏi miếng ván ép lót lưng để tránh hậu họa bị mọt mối. Quan sát tổng thể bức tranh trừu tượng dán trên tờ giấy trắng để tìm hướng giải quyết. Điểm gây chú ý là những vết ố vàng do lớp keo khô lâu ngày ửng nhẹ trên mặt giấy thành một đường viền loang lổ đứt đoạn chung quanh bức tranh. Ngắm nghía, suy tính tìm phương cách tốt nhất để lúc tháo ra không phạm vào bức tranh. Tôi chọn điểm khởi đầu ở giữa đáy bức tranh vì thấy mặt giấy nơi này không có vết ố của lớp keo. Điều này vô tình đã tạo ra một quãng hở nhỏ. Tôi lấy cái bay vẽ loại có độ dài, mảnh mũi tà lại mềm dễ bề luồn lách.... Mũi bay lọt vào khoảng hở giữa hai tờ giấy không chút khó khăn. Tôi cẩn thận tách từ từ từng phân vuông một. Cứ thế…  Khi đã tách được một đoạn dài hơn tấc tây ở hai cạnh ngang và đứng. Tôi dừng lại và cầm nơi góc dở lên. Tôi phát hiện mảnh giấy lót lưng cho bức tranh của Popielarczyk là một tờ lịch cũ, đồng thời phần giấy trắng phía dưới, lúc đầu tôi nghĩ là ông Tuyên bồi cho dày thêm, giờ không phải như thế. Trên mặt giấy vừa hé lộ, một mảnh giấy khác có màu xanh xậm đa sắc, được dán thụt hơi sâu vào phía trong cho thấy một phần nhỏ nhưng trông ra dáng là một bức tranh vẽ bằng màu nước, kích thước nhỏ hơn bức tranh của Popielarczyk đôi chút. Trong đầu lóe lên thắc mắc! Có bức tranh khác chăng? Vì vậy mà độ cẩn trọng được gia tăng, chỉ dám lóc nhè nhẹ từng tí một và chuyên chú vào những nơi có dấu hiệu vàng ố của lớp keo ửng lên. Cũng may là khi dán hai tờ lịch vào nhau, ông Tuyên chỉ quết hồ keo một đường viền theo cạnh miếng ván nên công việc bóc tách cũng chỉ giới hạn ở những nơi đó. Ở những nơi không có keo thì hai mặt giấy tự động hở ra. Khi tách rời được toàn bộ tờ lịch có bức tranh Popielarczyk ra khỏi. Một tác phẩm khác vẽ bằng màu nước có tên "Lòng mẹ" được dán dính vào miếng ván ép đã lộ ra hoàn toàn không bị trầy xước gì trong khi tháo. Thật là vui… Trong đầu có ý nghĩ. “ Ồ! Mua một thành hai! ”. Bởi vì khi mua tôi chỉ thanh toán cho mỗi bức tranh trừu tượng của HS. Popielarczyk, chứ đâu biết có bức tranh khác nằm ở phía sau và ông GS. Tuyên cũng chẳng hề đề cập hay khuyến cáo gì với tôi về sự có mặt của bức "Lòng mẹ" ở đăng sau bức tranh của họa sĩ Ba Lan này. Chính vì vậy mà tôi không hề vướng víu, thắc mắc gì khác cho đến thời điểm này cuối năm 2016. Thật bất ngờ… sau 18 năm ẩn mình đến giờ mới phát hiện... và trước đó không rõ ông Tuyên đã dấu nó tự khi nào? 
       Cuối cùng công việc tách cũng xong. Tôi ngồi ngắm thành quả của mình. Hình ảnh người mẹ già Nam Bộ khăn rằn Nam Bộ vắt vai đang xoa đầu anh lính có đội mũ tai bèo. Ngoài bức vẽ ra, trên mé đỉnh ngoài bức tranh, nơi tờ lịch chừa làm riềm bức tranh có ghi dòng chữ: “ Lòng mẹ. Họa sĩ Phạm viết Song tặng tại Hà Nội 1969 ”. Nét chữ của ông Phan Lạc Tuyên, viết bằng loại bút dầu mực đen quá quen thuộc đối với tôi ở những lần viết giấy xác nhận những món sang nhượng. Đọc nội dung trên tôi hiểu là họa sĩ Phạm viết Song đã tặng cho ông Phan Lạc Tuyên vào năm 1969 tại Hà Nội.
     Nhắc lại. Bức tranh “Lòng mẹ” này cũng được dán lên mặt sau một nửa tờ lịch rồi mới dán thẳng vào miếng ván ép, với kích thước không lớn cỡ: 20cm x 30cm, nên khi bồi bức “ Lòng mẹ ” lên tờ lịch nó có phần riềm khá rộng và lúc dán vào miếng ván ép ông Tuyên cũng chỉ quét keo một đường viền gần sát phía rìa cạnh tờ lịch nên chỉ việc đưa dao rọc quanh chu vi bức tranh là lấy ra một cách nhẹ nhàng.   
     Một niềm vui nho nhỏ của những người yêu thích tranh tự nhiên phát hiện được một bức mà mình không hề mua hay được tặng nằm sẵn trong nhà suốt 18 năm trường, để rồi bất chợt một phút giây tình cờ phát hiện ra nó. Tôi cho rằng đây là cái duyên và nó đã chọn thời điểm cho tôi tiếp cận. Đã là cái duyên thì cho dù tranh to hay nhỏ, tác giả nổi hay chìm, giá trị cao hay thấp cũng chẳng quan trọng. Chỉ cần biết từ nay nó đã thuộc về mình. Của hữu duyên từ trên trời rơi xuống... thử hỏi nếu tấm ván ép lót lưng không có dấu hiệu bị mối mọt... không hiểu nó sẽ ra sao...!?


MỘT VÀI ĐIỀU THÚ VỊ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỨC TRANH "LÒNG MẸ".

- Vì không tìm thấy năm trên tờ lịch mà ông Tuyên đã cắt làm hai phần để bồi lưng cho hai bức tranh nên chỉ còn cách duy nhất là dựa vào ngày và tháng 11 & 12 in sẵn của tờ lịch được dán sau lưng bức "Lòng mẹ" làm dữ kiện để truy nguyên. Cuối cùng. Qua sự tìm hiểu từ những năm cũ. Đích xác là lịch tháng năm 1996. In 02 tháng trong một tờ, cộng thêm tờ bìa thành cuốn lịch loại 07 tờ. Chủ đề về hoa. Hiện vật cho thấy ông Tuyên lấy tờ lịch cuối cùng có tháng 11 & 12  đem rọc làm đôi. Phần in số ông bồi lưng cho bức "Lòng mẹ" và phần in hoa phong lan dùng cho bức của W. Popielarczyk. Như vậy việc dán hai bức chồng lên nhau là cùng một thời điểm. Sớm nhất cũng phải từ năm 1997 khi cuốn lịch đã hết năm không còn giá trị sử dụng hoặc vào một số tháng của năm 1998 trước khi nhượng lại cho tôi vào tháng 11 năm 1998.
- Truy cập goolge vào trang hình ảnh của họa sĩ Phạm viết Song. Cho thấy có vài hình ảnh giống với bức "Lòng mẹ" nhưng là sơn dầu, khổ lớn. Mang tên: "Bà má núi Thành". Thuộc sở hữu của nhà sưu tập người Thái Lan tên: Tira Vanichtheeranont. 
- So sánh kỹ giữa hai bức có độ giống nhau đến trên 80%. Ta có thể tin rằng bức tranh trước đó có tên "Lòng mẹ". (Theo bút tích của ông Tuyên ghi trên bức tranh được tặng năm 1969) là bản phác thảo hoàn chỉnh bằng màu nước mà ông Song đã thực hiện để rồi sau đó được chuyển thể qua sơn dầu. Tên gọi "Bà má núi Thành". Cái tên này không rõ là được đặt khi nào? Nhưng chắc chắn phải là sau khi tặng cho ông Phan lạc Tuyên. Bởi lẽ ta thấy ông Tuyên đã ghi hẳn trên đầu bức tranh là "Lòng mẹ". Như vậy hẳn là ông đã nghe chính tác giả nói lúc đưa tặng cho nên sau này ông Tuyên mới ghi lại như vậy chứ không thể tự đặt... Do việc phát hiện xảy ra sau khi ông Tuyên đã khuất núi nên không thể truy nguyên... thật đáng tiếc. Còn chuyện tên gọi tác phẩm là "Lòng mẹ" và "Bà má núi Thành" cái nào hay hơn nó cũng còn tùy theo quan điểm của mỗi người.
- Tại sao ông Tuyên lại lấy bức tranh trừu tượng của W. Popielarczyk dán chồng lên bức  "Lòng mẹ"? Có phải vì ông Tuyên cho rằng bản vẽ "Lòng mẹ" được tác giả tặng thuộc loại tranh quí. Kỷ vật đã theo ông suốt một thời gian dài nên đem cất dấu hay vì không có sẵn khung nên ông đã làm chuyện dán chồng hai bức lên nhau và sau đó quên đi? Hoặc vì một lý do nào khác mà chúng ta chưa rõ... Rất tiếc là lúc phát hiện ra thì ông Tuyên đã khuất nên chuyện này coi như mãi mãi không có lời giải...
- Theo bút tích của ông Phan lạc Tuyên ghi trên đầu bức tranh, cho biết họa sĩ Phạm viết Song đã tặng cho ông vào năm 1969. Sau đó không rõ ông treo hay cất. Nhưng chắc chắn một điều là sau năm 1996. Căn cứ vào tờ lịch hết niên hạn, có nghĩa là sớm nhất cũng phải vào năm 1997, ông mới đem dán chồng hai tấm lên nhau đem lộng vào khung (Vì cùng một tờ lịch đem chia đôi, cho hai bức nên không thể khác thời điểm cho được) và ông viết hàng chữ "Lòng mẹ" cùng chú thích việc được tặng bức tranh cũng vào ngay thời điểm này (năm 1996). Đó là điều chắc chắn. Đến cuối năm 1998 thì nhượng lại cho tôi. Như vậy bức tranh đã theo ông Tuyên từ năm 1969 cho đến năm 1998. Có thời gian là: 29 năm.
- Bức tranh của W. Popielarczyk mua về từ năm 1998. Mãi cho đến cuối năm 2016 mới phát hiện đằng sau có thêm bức "Lòng mẹ". Như vậy là bức tranh "Lòng mẹ" đã chịu ẩn mình sau lưng bức tranh trừu tượng của họa sĩ W. Popielarczyk  một thời gian là: 18 năm. 
- Theo như thông tin trên mạng thì nhà sưu tập người Thái Lan bắt đầu mua tranh Việt Nam từ năm 2009.  Nếu căn cứ vào năm ông Tira bắt đầu mua tranh là 2009 và cứ cho là ông ta mua bức "Bà má Núi Thành" cùng năm 2009. Có nghĩa là mua sau khi HS Phạm viết Song mất 04 năm (1917 - 2005) và sau khi vẽ là 40 năm (1969 - 2009). Đem so năm 2009 ông Tira mua với thời điểm ông Tuyên bán bức "Lòng mẹ" cho tôi năm 1998. Thì nhà sưu tập người Thái mua sau thời điểm ông Tuyên nhượng lại cho tôi là: 11 năm. 
- Rất khó có thể cho là bức "Lòng mẹ" được ai đó làm giả mãi từ năm 1969 hoặc vào trước năm 1996 để tặng cho ông Tuyên!?    
- Cần lưu ý. Mặc dù là bản phác thảo. Nhưng lại là bản phác thảo hoàn chỉnh bằng màu nước chứ không phải bản phác ghi nhớ vẽ bằng chì than hoặc bút sáp hay một vài chất liệu thông dụng khác mà các họa sĩ thường dùng cho việc này. Do đó nó có giá trị tinh thần của bản nguyên và họa sĩ Phạm viết Song đã dựa vào bản phác hoàn chỉnh này mà hoàn thành cho bản sơn dầu.
- Hiện tại cũng chưa rõ ngoài hai bức nói trên còn phiên bản nào khác nữa hay không? Tạm thời cứ cho là như thế... Dẫu ít hay nhiều gì nó cũng là một sự thật hiển nhiên với nhiều dữ kiện kỳ lạ vô tình trở thành câu chuyện khá thú vị nên thuật lại "Cho đời thêm vui".


Hình 03. Tờ lịch năm 1996. Dán che bức tranh " Lòng mẹ ".



Hình 04 - Tờ lịch dán sau bức tranh của HS. W. Popielarczyk.



Hình 05 - Tờ lịch 07 tờ năm 1996. Mỗi tờ 02 tháng.



Hình 06. Nhà sưu tập Tira Vanichtheeranont bên bức tranh "Bà má Núi Thành". (Nguồn: baomoi.com)



Hình 07 - So sánh từ hai bức, cho thấy bức "Lòng mẹ" đã bị xén bớt phần phía sau lưng người mẹ. Phải chăng vì muốn bố cục được chặt chẽ hơn nên ông Song đã xén bớt hay do ông Tuyên tề bớt cho gọn ghẽ, tiện việc bảo quản...?


Hình 08 - Thủ bút của GS. Phan Lạc Tuyên trong một biên nhận để đối chiếu với chữ viết trên đỉnh bức tranh " Lòng mẹ ".



Cauminhngoc
01/12/2016


Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

BÍCH CÂU KỲ NGỘ.( 碧溝奇遇 )

                        BÍCH CÂU KỲ NGỘ. (碧溝奇遇)


Trùng Cát cư sĩ. Mỹ nhân. Mực nho màu/giấy. Kt: 31cm x 88cm. Năm vẽ. 1942.



01.
Mấy trăm năm một chữ tình.𤾓𢆥𠬠𡦂.
Dưới trời ai kẻ lọt vành hóa nhi. 𠁑𡗶仉律鑅化兒.
Cơ duyên ngẫm lại mà suy.  机緣𡄎吏麻推
Trời Nam nào có xa gì cõi Tây. 𡗶南芾固賒之𡎝西  
Tưởng duyên kỳ ngộ xưa nay. 想緣奇遇𠸗𠉞
Trước kia Lưu, Nguyễn sau này Bùi, Trương. 𠓀箕劉阮𡢐尼裴張
Kìa ai mê giấc đài Dương. 埃迷聀臺陽
Mây mưa là chuyện hoang đường biết đâu. 𩄲𩄎羅傳荒唐別兜
Thành Tây có cảnh Bích Câu. 城西固景碧溝

02.
Cỏ hoa góp lại một bầu xinh sao. 𦹵𢵰𠬠𦎡
Đua chen thu cúc, xuân đào. 都邅秋菊春桃.
Lựu phun lửa hạ, mai chào gió đông. 榴噴焒夏梅嘲𩙋.
Xanh xanh dãy liễu ngàn thông. 𩇢𩇢圯柳岸桶
Cỏ lan lối mục, rêu phong dấu tiều, 𦹵𡓃𧄈𨁪
Một vùng non nước quỳnh dao. 𠬠𡓄𡽫渃瓊瑤
Phất phơ gió trúc, dặt dìu mưa hoa. 拂坡逾竹逸迢𩄎
Triều Lê đương hội thái hòa. 朝梨當會泰和
Có Trần công tử tên là Tú Uyên. 固陳公子𠸜羅秀淵


03.
Phúc lành nhờ ấm xuân huyên. 福苓𢘾蔭椿萱
So trong tài mạo kiêm tuyền kém ai. 𥪝才貌兼全劍埃
Thông minh sẵn có tư trời. 聰明產固資𡗶
Còn khi đồng ấu mải vui cửa Trình. 群欺童幼賣迷𨷯
Trải xem phong cảnh hữu tình. 𣦰䀡風景有情
Lâm toàn pha lẫn thị thành mà ưa. 林泉坡吝市城麻於
Liền khu trùm một lầu thơ. 連區𠆳𠬠樓書
Lau già chắn vách, trúc thưa giủ rèm. 𦰤(老茶)鎮壁竹疎𢷀
Thừa hư đàn suối ca chim. 乘虛彈𤂬𪀄


04.
Nửa song đèn sách, bốn thềm gió trăng. 姅窗畑冊𦊚𩙌𦝄
Của chung huy hoác đâu bằng. 𧵑終揮霍兜平
Chứa kho vàng cúc, chất từng tiền sen. 𢉽鐄菊質層錢蓮
Khắp so trong cõi ba nghìn. 泣搊𥪝𡎝𠀧𠦳
Yên hà riêng nửa, lâm tuyền chia đôi. 煙霞𥢆姅林泉𢺺.
Thú vui bốn bạn thêm vui. 𢝙𦊚伴添𢝙
Khắp trong bể thánh, đủ ngoài rừng tao. 𥪝𣷭𨁥外棱騷
Thoi đưa ngày tháng sương sao, 梭迻𣈗𣎃𣋀
Ngô vừa rụng lá lại đào nẩy hoa. 梧皮苚𦲿吏桃艿花


05.
Trời hôm giục bóng dâu tà, 𡗶𣋚𠽖𩃳橷斜
Xuân già e tuyết, huyên già ngại sương. 椿(老茶) 𠵱雪萱(老茶)碍霜
Não người thay nỗi tang thương, 𠊛台餒桑倉
Trông vừng mây trắng ngất đường non xanh. 𥉩𩄲𤽸𡴯𡽫
Vai còn đôi gánh thâm tình, 𦠘群堆挭深情
Bầu Nhan đã sạch sành sanh còn gì. 䕯顏㐌滌𥑥撐群之
Mấy phen hạ tới thu về, 𠇍番复細秋𧗱
Lọt mành nắng rõ, quanh hè tuyết xây. 律萌𣌝𤑟𢩊𡏘𡏦
Chiều trời lạnh ngắt hơi may, 𡗶冷汔唏枚


06.
Mai tàng trước gió, liễu gầy sau sương. 梅傘𠓀𩙌𤷍𡢐
Lơ thơ nửa mái thảo đường, 盧疎𠃅草堂
Phên thềm lọt gió, vôi tường thấm mưa. 㙴律𩙌𥔦墻瀋𩄎
Phong quang lạ khác dấu xưa, 風光𨔍𨁪𠸗
Ao tù sen rũ, rào thưa cúc cằn. 泑囚蓮𢷀疎菊𣝀
Sinh từ gặp bước gian truân, 生自﨤𨀈艱迍
Vinh khô gọi nếm mùi trần chút chơi. 榮枯噲唸味塵𡮇
Cùng thông dù mặc có trời, 窮通油默固𡗶
Nguôi dần bể khổ, san vơi mạch sầu. 𢢯𣷭 潙脈愁



07.
Lôi thôi cơm giỏ nước bầu, 雷崔粓䇠渃
Những loài yến tước biết đâu chí hồng. 仍類燕雀別兜志
Thề xưa đã nặng với lòng, 𠸗𥘀𢚸 
Dẫu sau trắng nợ tang bồng mới thôi. 𡢐𤽸𡢻桑蓬買
Ao nghiên giá bút thảnh thơi, 泑硯架筆請台
Tây hồ tiên tích mấy nơi phẩm bình. 西湖仙跡氽坭品評
Thi hào dậy tiếng Phượng thành, 詩豪𠰺㗂鳳城
Vào phe Lý, Đỗ, nức danh Tô, Tào. 𠓨李杜㘃名蘇秦
Ngửa nghiêng lưng túi phong tao, 𠑕 𠦻襊風騷

08.
Nước non,mây gió chất vào còn vơi.𡽫𩄲𩙌𠓨
Châu ken chữ gấm thêu lời, 𡦂 
            Vàng gieo tiếng đất, hạc khơi bóng thuyền. 鐄招㗂坦鶴𣾺𩃳
Đã người trong sách là duyên, 𠊛𥪝冊羅緣
Mấy thu hạt ngọc Lam điền chưa giâm. 氽秋曷玉藍田𣗓
Lửng lơ chiếc lá doành nhâm, 𨅉盧隻𦲿(氵盈)壬
Cắm thuyền đợi khách, ôm cầm chờ trăng. 㩒船待客揞琴除𦝄
Ngọc hồ có đám chay tăng, 玉壺固盎斎僧
Nức nô cảnh Phật, tưng bừng hội xuân. 㘃奴景佛曾旁會春



09.
Dập dìu tài tử giai nhân. 習迢才子佳人
Ngổn ngang mã tích xa trần thiếu ai. 袞昂馬跡車塵少埃
Thưởng xuân sinh cũng dạo chơi, 春生拱𢳥𨔈
Thơ lưng lưng túi, rượu vơi vơi bầu. 𠦻𠦻𨢇潙潙
Mảng xem cây phạm thú màu, 𠻵𣘃梵趣牟
Vầng kim ô đã gác đầu non tê. 暈金烏㐌挌頭𡽫西
Tiệc thôi ai nấy cùng về, 席催埃呢共𧗱  
Gió chiều lay bóng hoa lê la đà. 𩙌𢯦𩃳花梨羅拖
Bên cầu đàn lũ năm ba, 边梂彈𠎪𠄼𠀧

10.
Thần tiên trước mắt, ai là kẻ hay. 神仙𠓀眜埃羅仉台
Sinh vừa tựa liễu nương cây, 生皮𢭸𢭗𣘃
Lá hồng đâu đã thổi bay lại gần. 𦲿紅兜𠖤𧵆
Mắt coi mới tỏ dần dần, 𥋳𤏣寅寅
Mấy giòng chữ viết ba vần bốn câu. 氽(用)𡦂𠀧𦊚
Trông qua lặng ngắt giờ lâu, 𥉩𣼽(𡴯) 𣇞 𥹰
Ấy ai thả lá doành câu ghẹo người. 意埃且𦲿(氵盈)褠𠊛 
Vừa toan họa lại mấy lời, 皮算和吏氽唎
Gió hương đâu đã bay hơi nồng nàn. 𩙌香兜𠖤唏醲

11.
Thấy người trước cửa tam quan, 𧡊𠊛𠓀𨷯三関
Theo sau ba bảy con hoàn nhởn nhơ. (足堯)𡢐𠀧𦉱𡥵還簡如
Lạ lùng con mắt người thơ, 𨔍𨓡昆眜𠊛
Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương. 花群封蕋𦝄𧷺𦎛
Rành rành xuyến ngọc thoa vàng, 𣉏𣉏釧玉釵鐄
Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà. 裙霓𤃧㳥湘艷
Mỉa chiều nét ngọc làn hoa, 𠸍朝涅 
Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời. 𩵜𩈘渃雁沙𠦻𡗶
Gần xem vẻ mặt thêm tươi, 𧵆𨤔𩈘添鮮


12.
Mùi hương thoang thoảng thơm rơi ít nhiều. 味香(亻尚)(亻尚)𦹳𠃣𡗉
Làn thu lóng lánh đưa theo, 灡秋弄𨀌(足堯)
Não người nhăn chút lông nheo cũng tình. 𠊛𤶑𡮇𣯡𩰈拱情
Vốn mang cái bệnh Trương sinh, 𤞽 病張生
Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao. 𠊛迎城別牢
Đưa tình một nét sóng đào, 迻情𠬠 
Dẫu lòng sắt đó cũng xiêu lọ người.𢚸妬拱漂路𠊛
Nhân duyên ví chẳng tự trời, 因緣啻拯自𡗶
Từ lang, chưa dễ lạc vời non tiên. 徐郎𣗓易落𡽫 


13.
Dù mặt lạ, đã lòng quen, 𩈘𨔍𢚸
Cả liều đến gốc thu thiên ướm nàng. 奇料典㭲鞦嚈娘 
Quá vui nên trót sỗ sàng, 𢝙𢧚𣖢數床
Thứ tình cho kẻo bẽ bàng với hoa. 恕情朱矯𢜢傍貝花
Khách rằng trong hội vô già, 客浪𥪝會無伽
Cửa không ngàn giác đấy là từ bi. 𨷯空岸覺低羅慈悲
Gió bay những tiếng thị phi, 𩙌𠖤㗂是非
Trót lầm thôi có trách gì đến ai. 𣖢惏催固責之典埃
Giọng kiều nghe lọt vào tai, 喠嬌𦖑𠓨𦖻 

14.
Đã gần bể sắc khôn vơi sóng tình.” 𧵆𣷭色坤 㳥情 
Thưa rằng: “ Chút phận thư sinh, 疎浪𡮇分書生
Đèn từ soi đến tấm thành với nao. 畑慈𤐝㤈誠貝㝹
Chi viên nỡ hẹp hòi sao, 枝園𦬑𤞑 
Mở đường phương tiện chút nào được chăng? ” 𨷑塘方便𡮇芾特庄 
Rằng: “ Đây về đạo kim thằng, 浪低𧗱道金繩
Trăng hoa sao khéo nói năng những lời. 𦝄花牢窖呐能仍唎
Bến từ có hẹp chi ai, 𣷷固狹之埃
Giốc đem thuyền giác độ người bến mê.” 酖船覺度𠊛𣷷


15.
Ngán cho bên cõi bồ đề, 喭朱𡎝
Phải đường ong bướm đi về đấy sao? 沛塘蜂𧊉𠫾𧗱帝牢 
Đóa hoa sẵn nhạc vàng treo, 朵花產樂鐄撩
Tiếng oanh chi để lao xao trên cành. 㗂鶯之底嘮𡁞𨕭
Lặng nghe lọt hết giọng tình, 𣼽𦖑𣍊喠情
Lòng tham quanh cả bên mình mỹ nhân. 𢚸𢩊𨉟
Rằng: “ Đây lầm xuống mê tân, 浪低啉𠖈 迷津
Tiền duyên xin để kim thân tu đền. 前緣嗔底今身修填
Ba sinh cho vẹn mười nguyền, 𠀧朱院𨑮

16.
Nhờ tay kim tướng, đưa duyên xích thằng. 𢘾𢬣金相迻緣赤繩
Gậy linh mượn phép cao tăng,()灵摱法高僧
Phá thành sầu khổ cho bằng mới cam. 破城愁苦朱平買甘
Chày sương đợi khách cầu Lam, 𣖖霜待客梂藍
Phẩm tiên may bén, tay phàm biết đâu. 品仙𢆧𤊰𢬣凡別兜
Nước bèo dù có duyên sau, 油固𡢐
Bên sông thử bắc nhịp cầu từ đây. 滝此𢫣𣜿梂自低 
Người còn đợi gió cợt mây, 𠊛𩙌𠹳𩄲
Gót tiên khách đã trở giày làm thinh. 𨃴仙客㐌阻𩌂爫聲

17.
Ngóng theo đến Quảng văn đình, 顒(足堯)典廣文亭
Bóng trăng trông đã trên cành lướt qua. 𩃳𦝄𥊛𨕭辣戈
Mượn người thăm hỏi gần xa,𠊛𠶀𠳨𧵆
Hồng lâu tử các đâu mà đến đây. 樓紫閣兜麻
Hay là quán nước làn mây, 咍羅館渃闌𩄲
Gió xuân thổi xuống chốn này đấy sao. 𩙌𡬈准尼帝牢
Dám xin trỏ lối cho nao, 𢭰𡓃 
Tới non ngọc dễ ai nào về a. 𡽫玉易埃芾𧗱

18.
Ơn lòng nhắn liễu thăm hoa, 𢚸𠴍𠶀
Biết đâu sắc sắc vẫn là không không. 兜色色刎羅空空
Thoắt thôi lẩn bóng ngàn thông, 催吝𩃳岸松 
Hương trầm còn thoảng cánh hồng đã khơi. 香沉群倘𦑃𣾺
Xe loan gió cuốn lưng trời, 𩙌𦝄𡗶
Tiên về động bích, tình rơi cõi trần.𧗱洞碧情淶𡎝
Ngửa trông năm thức mây vần, 𠑕𥉩𠄼𩄲
Hồn chưa đến chốn non thần đã mê. 𣗓𡽫

19. 
Tú Uyên tương tư.秀淵相思

Lầu trăng ngơ ngẩn ra về, 𦝄魚艮𠚢
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên. 畑松挑𣴓聀槐諸𢧚
Nỗi càng canh cánh nào quên, 餒強更𦑃芾悁
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là. 刎群𢩊𠊛仙窖 
Bướm kia vương lấy sầu hoa, 𧊉𥿁𥙩𣜷
Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh. 相思意𢪀𢞂
Có khi gẩy khúc đàn tranh, 固欺𢭮曲彈箏
Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân. 𡽫嗷喭𠚢情懷人

20.
Cầu hoàng tay lựa nên vần, 求凰𢬣𢧚
Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào! 相如𢚸𠂎文君𢚸
Có khi chuốc chén rựu đào, 固欺祝𡃹𨢇
Tiệc mời chưa cạn ngọc giao đã đầy. 𠸼𣗓𣴓玉鮻𣹓
Hơi men không nhắp mà say, 𥾃叺麻 
Như xông mùi nhớ, như gây giọng tình. 如衝味𢖵𨠳
Có khi ngồi suốt năm canh, 固欺𡎦𠄼
Mõ quyên điểm nguyệt, chuông kình nện sương. 楳鵑點月鐘鯨搌霜
Lặng nghe những tiếng đoạn trường, 𣼽𦖑断腸