Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

NÓI VỀ CHỮ KÝ VÀ NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG CẤU TẠO NÊN TÁC PHẨM "LÒNG MẸ"CỦA TẠ TỴ.

Nói về chữ ký và những yếu tố quan trọng cấu tạo nên tác phẩm “Lòng mẹ” của Tạ Tỵ.




     Tạ Tỵ. Lòng mẹ. Chất liệu đồng. Kích thước: 67cm x 82cm tính cả khung. Năm sáng tác: Thập niên 50/TK 20. Chữ ký là cái logo nằm trong nhãn tác phẩm đính nơi mé phải dưới.

    Từ những gì tồn tại trên mặt bằng tổng thể nơi tác phẩm “Lòng mẹ” được phô diễn. Ta nhận diện. Có ba phần rất quan trọng mà Tạ Tỵ đã dày công sáng tạo rồi đem kết hợp chúng với nhau để trở thành một tác phẩm trác tuyệt mang đầy tính nhân văn này.

           1 - Chữ ký. Chữ ký là phần rất quan trọng. Nó là yếu tố chỉ danh ai là người sáng tạo ra tác phẩm đó. Nếu bàn riêng về chữ ký của Tạ Tỵ trên tác phẩm “Lòng mẹ” này, có thể nói nó là một điểm rất đặc biệt mang đầy tính sáng tạo của ông. Thay vì chỉ là hai chữ Tạ Tỵ được viết lên bề mặt tác phẩm như bình thường, thì ở tác phầm “Lòng mẹ” này họa sĩ Tạ Tỵ đã thực hiện việc thích danh của mình với một phong cách khá chau chuốt và kỳ thú. Đó là việc ông đã tạo hình một cái logo dáng tròn ngũ sắc nho nhỏ xinh xinh, nhưng nội dung lại chứa đựng cả một mảng triết lý thật lớn lao, sâu sắc về âm dương, ngũ hành và các hình thái biểu tượng mang đầy tính ẩn dụ huyền bí phương Đông bao hàm sự liên quan giữa con người với vũ trụ qua những biểu tượng như: Vòng tròn. Ô vuông và Tam giác được lồng ghép đồng tâm. Trong lõi ba hình đồng tâm đó có dáng vẻ một con rắn. Biểu thị cho chữ TỴ. Cũng chính là tên của ông: " Tạ Tỵ ". Cái logo đầy màu sắc chứa đựng tính ẩn dụ cao nằm trong cái nhãn bằng mica nền sơn trắng mang tên tác phẩm tương phản hẳn với bản khắc đồng chủ thể đen trũi. Cả hai cùng đính trên nền ván ép nâu sáng đầy cảm tính. Cả ba đã hỗ tương cho nhau rất triệt để trong lãnh vực hình thái và triết lý nhân sinh theo đúng tư duy mà ông đã áp đặt. Đồng thời cũng mở ra một quan điểm mới về Tam tài. Không chỉ có Thiên-Địa-Nhân mà còn có cả vật chúng nữa. Với nền tảng học thuật sâu rộng về Đông phương học và dựa vào đó họa sĩ Tạ Tỵ mở hướng cho chúng ta có một cái nhìn tích cực của con người hiện đại về nhân sinh quan, vũ trụ quan. Không quá câu nệ vào những gì đã tồn tại mà phải vượt thoát ra để bước vào chu kỳ văn minh mới của nhân loại... 

           2 - Bản diện điêu khắc đồng “Lòng Mẹ”. Bản thân tác phẩm là một khối đồng đúc khá là khiêm tốn. Nhưng ở trên bình diện nhỏ bé đó lại chứa đựng cả một bầu trời triết lý về vũ trụ quan và nhân sinh quan. Nó cũng cho thấy họa sĩ Tạ Tỵ đã dày công như thế nào khi chăm chút đến từng centimet vuông lẫn những góc cạnh trên bề mặt toàn thể tác phẩm. Nhất nhất mọi thứ đều được ông cân nhắc tính toán thật chi ly và chu đáo. Một sự cẩn trọng đến từng chi tiết nhỏ. Nơi đó là những đường kỷ hà, những mô thức trừu tượng ngang dọc, nhấp nhô uốn lượn. Tất cả mang đầy ý tưởng ẩn dụ phô diễn được sự khắc khoải trong nhịp sống đời thường với thiên nhiên của con người . Đó chính là những điều mà Tạ Tỵ muốn thổ lộ với tha nhân thông qua tác phẩm này… 

            3 - Nền ván ép. Cái nền ván ép vô tri được sử dụng làm nền cho tác phẩm cứ tưởng như bình thường, chả có gì để nói. Nhưng dưới cặp mắt tinh tế của ông các vân gỗ lại là một vưu vật. Ông tận dụng được những cái sẵn có hữu hình vô tri đem áp đặt, phối hợp đúng giai tầng với những gì ông đã tạo dựng khiến cho miếng ván ép trở thành miền không gian kỳ ảo tác động rất lớn đến tác phẩm. Thiếu nó, không biết tác phẩm này sẽ ra sao?…Một cái nhìn nhạy bén đầy cảm tính và sáng tạo của bậc thày.…Thật dữ dội, rất đáng khâm phục… 

           4 - Chuyện chữ ký. Họa sĩ Tạ Tỵ chọn việc thích danh bằng logo thay vì chữ ký có thể do những nguyên nhân sau: 

     - Do bản diện điêu khắc đồng khá khiêm tốn và không bằng phẳng. Chẳng những thế trong đó lại ẩn chứa nhiều ẩn dụ mà ông đã dày công tạo dựng. Họa sĩ Tạ Tỵ không muốn phá vỡ những gì mà ông đã dày công nâng niu thực hiện và đặt để chữ ký vào vị trí nào trên bản diện đồng cho hợp lý?
     -  Ông chọn việc thích danh của mình bằng cái logo đầy màu sắc triết lý nhân sinh quan, vũ trụ quan. Trong lõi có biểu tượng "con rắn" nằm bên cạnh tên tác phẩm là "Lòng mẹ". Đây là việc thích danh có chủ đích đầy sáng tạo. Chưa thấy xuất hiện lần nào trong quá trình sáng tác của ông. Có thể nói là duy nhất. Và ông chọn chất liệu mica để thực hiện vì nó có thể giúp ông bày tỏ được hết những gì ông muốn gởi gắm. Nhất là về màu sắc. Trên chất liệu bằng đồng và gỗ không thể có được. 
     - Ký trên mặt ván ép. Do độ bền không cao lại có nhiều vân gỗ nên rất khó thực hiện đúng theo ý đồ của ông đặt để ra.
     -  Với những ẩn dụ được dàn trải trên mặt bằng tác phẩm, chắc chắn Tạ Tỵ muốn thích danh của mình vào tác phẩm bằng một điều gì đó mới lạ. Và ông đã chọn cái logo có chứa tên mình. Nó phù hợp với tổng thể đầy triết lý ẩn dụ của tác phẩm. Chính điều này đã khiến ông không thể ký tên hai chữ "Tạ Tỵ" vào nữa. Đơn giản. Một tác phẩm không thể có cùng hai chữ ký.     

      Nhìn lại tác phẩm. Nơi bản thể điêu khắc đồng. Cũng là trọng tâm của tác phẩm được ông đã gởi gắm khá nhiều điều về nhịp sống con người đầy khắc khoải. Thứ đến là cái logo thật khiêm tốn mà cũng không thiếu những điều cao diệu về nhân sinh và vũ trụ quan. Điểm nhấn khiêm tốn này Tạ Tỵ đã dùng nó để thích danh của mình vào. Không chỉ có thế. Tất cả những điều nầy ông gắn chúng lên một cái nền ván ép dầy đặc những vân gỗ tựa như sóng nước và mây trời luôn đỏng đảnh phủ trùm dõi theo từng bước chân người mẹ đang dang tay ôm đứa con dốc lòng che chở….
     
      Tóm lại. Từ những phân tích trên. Ta khẳng định ở tác phẩm “Lòng mẹ” này. Trong nó chứa đựng đến những ba mảng và mỗi mảng được xem như là một thông điệp mang tính nhân bản rất sâu sắc. Và chúng đã được họa sĩ Tạ Tỵ đem kết hợp với nhau để thành một tác phẩm tuyệt vời đầy trí tuệ. Đó là điều rất ít thấy. Có thể nói có một không hai trong dòng sáng tác nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và cũng là họa sĩ: TẠ TỴ. Tác phẩm trác tuyệt này đã góp phần chứng tỏ cho mọi người thấy được địa vị, đẳng cấp của ông trong lịch sử văn học, nghệ thuật và trong lòng giới sưu tập của Viêt Nam chúng ta như thế nào.
     Xin lưu ý: Có thể nói. Đây là bản ký tên bằng logo được xác định là của họa sĩ Tạ Tỵ đã được phát hiện nằm trên tác phẩm điêu khắc đồng “Lòng mẹ”. Nó cũng là bản logo duy nhất xuyên suốt qua quá trình hoạt động nghệ thuật của ông. Chưa hề thấy xuất hiện thêm bản logo nào khác trên một tác phẩm chính thống của Tạ Tỵ tính đến thời điểm năm 2018 này...

Cauminhngoc
23/10/2018

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

BÀI THI VIẾT VÀ PHIẾU ĐIỂM CỦA KỲ THI TIẾN SĨ I. BAN HÁN VĂN. ĐH. VĂN KHOA SAIGON. NIÊN KHÓA 1972-1973.

     BÀI THI VIẾT VÀ PHIẾU ĐIỂM CỦA KỲ THI TIẾN SĨ I. BAN HÁN VĂN. ĐẠI HỌC VĂN KHOA SAIGON. NIÊN KHÓA 1972-1973.

     Đây là những tư liệu văn bản viết tay và phiếu điểm cực hiếm chỉ danh việc tổ chức kỳ thi Tiến sĩ của Trường Đại Học Văn Khoa Saigon trước năm 1975 còn sót lại. Nó giúp cho những nhà nghiên cứu ngày nay thấy được một phần cơ bản của nền giáo dục đại học đã tồn tại không dưới 20 năm giờ đã bị xóa sổ... chỉ còn lưu lại chút tư liệu liên quan đến các nhân vật đã có sự kế tục đóng góp ít hay nhiều cho xã hội không ngừng nghỉ ở vào một lãnh vực nhất định nào đó rất đáng được trân trọng... 
 

     Xin giới thiệu trích đoạn một số bài thi viết của kỳ thi Tiến sĩ 1( Năm thứ nhất ). Ban Hán văn của trường Đại Học Văn Khoa Saigon. Niên khóa 1972 - 1973 của các thí sinh:
1 - Nguyễn Khuê.
2 - Huỳnh minh Đức.
3 - Trần như Uyên.
4 - Nguyễn văn Dương.
5 - Nguyễn hữu Lương.

     Căn cứ vào những hồ sơ thí sinh Trường Đại Học Văn Khoa Saigon đã sưu tập được của 05 vị giáo sư có tên nêu trên cho thấy. Cuộc thi của Ban Tiến Sĩ I. Năm 1973 được chia làm hai phần chính gồm: Thi viết và thi vấn đáp.
     Riêng phần thi viết năm 1973 này được tổ chức hai lần vào cùng một tháng 09 trong năm. Thời gian thi là 03 tiếng đồng hồ ( Từ 09 giờ đến 12 giờ ). Vào phòng thi. Tất cả các thí sinh được phát cùng một loại giấy, mẫu in sẵn theo quy định. Kích thước: 21.5cm x 33cm. Trên mỗi tờ đều có đóng sẵn một dấu hình tròn màu đỏ. Trên con dấu gồm hai phần ngoài và giữa. Phần ngoài. Ôm vòng quanh rìa có hàng chữ : Việt Nam Cộng Hòa phía trên. Trường Đại Học Văn Khoa Saigon bên dưới. Phần giữa. Có hình một bụi trúc. Bụi trúc này được dùng làm Quốc huy. Biểu tượng cho nền Đệ Nhất Cộng Hòa dưới chính thể Ngô Đình Diệm. Nó được sử dụng rộng rãi trên mọi văn bản của các cơ quan công quyền … Không rõ sao đến mãi những năm 1973. Đại Học Văn Khoa Saigon vẫn còn sử dụng… khác hẳn với Quốc huy của nền Đệ Nhị Cộng Hòa là Lá cờ vàng có ba sọc đỏ để theo chiều đứng?

     Trên mỗi bài thi đều có chấp bút của vị giám khảo. Xét rằng những bút phê đó mang tính riêng tư đến từng thí sinh mà các vị này đa phần nay đều thành danh, có vị đã khuất núi nên không tiện đăng để tránh chuyện mạo pham. Do đó chỉ xin đăng hình trích đoạn phần đầu tờ giấy thi (phần phách) có tên của mỗi vị thí sinh để làm tư liệu xác thực, tiện bước tham khảo. Rất mong được thông cảm...

I - Thi Viết.

- Buổi thi viết lần thứ Nhất: Được tổ chức vào ngày: 08 tháng 9 năm 1973. Với đề tài dịch từ âm Hán Việt bài "Đào Hoa Nguyên Ký" của Đào Tiềm ra tiếng Hán và thêm phần giảng nghĩa ra Việt ngữ.

Hình 01. Đề thi " Đào hoa Nguyên Ký" với thủ bút của GS. Bửu Cầm.

Hình 02. Đề bài thi " Đào hoa nguyên ký " được quay ronéo phát cho các thí sinh.


Hình 03. Phong bì đựng đề thi.

          Trích đoạn phần đầu trang nhất tờ giấy thi chuyên dụng có ghi tên họ từng thí sinh:

                                                              1 - Nguyễn Khuê:



Hình 04. Chân dung thí sinh Nguyễn Khuê trong hồ sơ thí sinh năm 1973.



Hình 05. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.

Hình 06. Phần dịch ra chữ Hán bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Nguyễn Khuê. (Trích đoạn).

Hình 07. Phần giải nghĩa ra Việt ngữ bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Nguyễn Khuê. (Trích đoạn).


                                                          2 - Nguyễn văn Dương:




Hình 08. Chân dung thí sinh Nguyễn văn Dương trong hồ sơ thí sinh năm 1973.

Hình 09. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.

 
Hình 10. Phần dịch ra chữ Hán bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Nguyễn văn Dương. (Trích đoạn).

Hình 11. Phần giải nghĩa ra Việt ngữ bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Nguyễn văn Dương. (Trích đoạn).

                                                               3 - Huỳnh minh Đức:




Hình 12. Chân dung thí sinh Huỳnh minh Đức trong hồ sơ thí sinh năm 1973.



Hình 13. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.



Hình 14. Phần dịch ra chữ Hán bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút củaHuỳnh minh Đức. (Trích đoạn).

Hình 15. Phần giải nghĩa ra Việt ngữ bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Huỳnh minh Đức. (Trích đoạn).

4 -  Trần như Uyên:



Hình 16. Chân dung thí sinh Trấn như Uyên trong hồ sơ thí sinh năm 1973.


Hình 17. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.



Hình 18. Phần dịch ra chữ Hán bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Trần như Uyên. (Trích đoạn).

Hình 19. Phần giải nghĩa ra Việt ngữ bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Trần như Uyên. (Trích đoạn).



5 - Nguyễn hữu Lương:



Hình 20. Chân dung thí sinh Nguyễn hữu Lươngtrong hồ sơ thí sinh năm 1973.



Hình 21. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.


Hình 22. Phần dịch ra chữ Hán bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Nguyễn hữu Lương. (Trích đoạn).

Hình 23. Phần giải nghĩa ra Việt ngữ bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Nguyễn hữu Lương. (Trích đoạn).


- Buổi thi viêt lần thứ Hai: Được tổ chức vào ngày: 13 tháng 9 năm 1973. Với chủ đề phê bình văn học. " Trình bày, so sánh và phê bình cách giảng nghĩa Kinh Thi theo quan niệm truyền thống của Nho gia và cách giảng nghĩa theo phương pháp khoa học của các nhà học giả Đông-Tây hiện tại....v..v...


Trích đoạn phần đầu trang nhất tờ giấy thi chuyên dụng có ghi tên họ từng thí sinh:



01 - Nguyễn văn Dương.

Hình 24. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.

Hình 25. Bài phê bình văn học. Thủ bút của Nguyễn văn Dương.




02 - Trần như Uyên.

Hình 26. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.


Hình 27. Bài phê bình văn học. Thủ bút của Trần như Uyên.



03 - Nguyễn Khuê.

Hình 28. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.


Hình 29. Bài phê bình văn học. Thủ bút của Nguyễn Khuê.



04 - Huỳnh minh Đức.

Hình 30. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.


Hình 31. Bài phê bình văn học. Thủ bút của Huỳnh minh Đức.




05 - Nguyễn hữu Lương.

Hình 32. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.


Hình 33. Bài phê bình văn học. Thủ bút của Nguyễn hữu Lương.

      Có một điều rất không rõ là vào thời điểm của những năm 1973 mà Đại Học Văn Khoa Saigon vẫn còn dùng con dấu tròn có hình bụi trúc của nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Biểu tượng thời Tổng Thông Ngô Đình Diệm?

Hình 34. Bụi trúc trong con dấu thời Đệ Nhất Công Hòa.


II - Thi vấn đáp?

Rất tiếc là không tìm thấy tư liệu nào nói về cuộc thi vấn đáp cho kỳ thi Tiến sĩ I. Ban Hán văn. Trường Đại Học Văn Khoa năm 1973 được tổ chức vào ngày tháng nào, chỉ thấy trong hồ sơ còn lưu lại 02 tờ phiếu điểm cho mỗi thí sinh được mang tên của 05 vị đã nêu trên. 
a / Phiếu điểm thứ nhất:  Có 02 mục được cho điểm gồm: 
            - Phương pháp khảo cứu.
- Đề tài khảo cứu.
                                                              - Và mục thứ ba thể hiện quyết định của Hội Đồng Giám Khảo.
b / Phiếu điểm thứ hai: Có 02 mục được cho điểm gồm:
- Ngoại ngữ.
- Khẩu vấn.
                                                                       - Và mục thứ ba thể hiện quyết định của Hội Đồng Giám Khảo.
Hai tờ phiếu điểm cùng có chung một Hội đồng giám khảo gồm hai vị. Chủ khảo là Giáo sư Bửu Cầm và hội viên là Giáo sư Nghiêm Toản đồng ký tên và phiếu điểm được phát hành ngày 30 tháng 9 năm 1973... 
    Dựa vào ngày tháng này ta có thể cho rằng kỳ thi vấn đáp cũng được tổ chức trong cùng tháng 9 năm 1973. Chắc chắn phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 1973...vì đây là ngày công bố phiếu điểm cho từng thí sinh đủ điểm để được tiếp tục học lên bậc tiến sĩ năm thứ hai.... 


1 - Phiếu điểm của Nguyễn Khuê.


Hình 35.

Hình 36.


   2 - Phiếu điểm của Nguyễn văn Dương:

Hình 37.

Hình 38.


 3 - Phiếu điểm của Huỳnh minh Đức:

Hình 39.

Hình 40.


4 -  Phiếu điểm của Trần như Uyên:

Hình 41.

Hình 42.



5 - Phiếu điểm của Nguyễn hữu Lương:

Hình  43.

Hình 44.





Cauminhngoc
19/10/2018.

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

TÌNH YÊU THẦM LẶNG CỦA NGƯỜI HỌA SĨ THỂ HIỆN TRONG TRANH.


TÌNH YÊU THẦM LẶNG CỦA NGƯỜI HỌA SĨ THỂ HIỆN TRONG TRANH.




Họa sĩ Hoàng hữu Mai. Thiếu nữ nằm. Mực nho trên giấy. Kích thước: 37cm x 43cm. Năm vẽ: 1960. Chữ ký và con dấu góc phải dưới.

     Một bức tranh mà có đến năm chữ ký cùng với những giòng tâm sự não nề đầy ắp thương yêu sầu nhớ đến người tình xa cách. Những khoảnh khắc dằn vặt của từng thời điểm được họa sĩ ghi lại trong tâm trạng trăn trở, da diết đeo đẳng suốt 15 năm! Một chuyện tình của người họa sĩ được thổ lộ bằng bút tích ghi nhiều lần vào trong một bức tranh do chính mình vẽ nghĩ cũng ít thấy.
     Họa sĩ Hoàng hữu Mai (1) thể hiện bức tranh của mình bằng mực nho trên giấy croquis. Với góc nhìn phối cảnh từ đỉnh đầu nhân vật xuôi về phía chân, mô tả một cô gái với thân hình tròn lẳn trong tư thế nằm nghiêng cong mình co gối, làn tóc trải dài bồng bềnh vương vấn, bờ má gối hờ trên đôi tay búp măng biểu lộ một hình thái cô đơn, sầu não tràn đầy súc cảm….. Kỹ thuật phối cảnh và hình họa rất chuẩn mực. Tất cả được thể hiện dưới mạch bút thần thái nhấn nhá khi mảnh khi thô, khi ngắn khi dài thật mềm mại và dứt khoát, vờn lướt như đang múa trên mặt giấy croquis chai cứng bắt mực rất kém chứ không ngậm nhanh như giấy “xín chỉ” để lại những mảng, vệt mực chứa đựng rất nhiều sắc độ xậm nhạt mờ - tỏ, lúc non yếu, lúc già dặn cực kỳ điêu luyện thông qua ngọn bút lông mềm mại trông rất lôi cuốn và sinh động. Với bao lần xuống tay nhưng không hề thấy một nét bại bút, thô lậu nào trong bức tranh, quả là trác tuyệt. Một sự tài hoa, một bản lĩnh bậc thầy trong giới sử dụng bút lông và mực nho của họa sĩ Hoàng hữu Mai được nhìn thấy từ tác phẩm này.
     Bức tranh có ghi năm vẽ chính thức là 1960 cùng con dấu khắc chữ “MAI” bằng quốc ngữ theo thể triện nằm dưới chữ ký. Sát nơi rìa cạnh góc phải trên có hai giòng chữ Hoa với con dấu treo phía dưới cũng là chữ quốc ngữ được khắc theo lối chữ triện, có phần lớn hơn con triện chỗ chữ ký một chút.
     Điểm đặc biệt của bức tranh này là ở phần lạc khoản. Tất cả gồm bốn mảng, phân bổ chung quanh hình họa thiếu nữ do chính tác giả viết với những lời độc thoại đầy ắp nỗi niềm. Có ba mảng thấy ghi cùng năm 1969 mà không thấy ngày và tháng. Là phía góc trái trên, góc trái dưới và góc phải dưới. Riêng phần lạc khoản thứ tư nơi góc phải trên là có ghi đầy đủ cả ngày tháng năm. 01/6/1075. Tất cả bốn lạc khoản này đều có chữ ký tác giả. Dựa vào năm tháng chú trên bản vẽ, tính từ lần vẽ chính thức ký năm 1960. Trên bức vẽ còn cho thấy có đến ba lần ghi năm 1969 ở phần lạc khoản và một lần ghi năm 1975. Ta có một khoảng thời gian là 15 năm... Như vậy sự lưu giữ tác phẩm này cho riêng mình của họa sĩ Hoàng Hữu Mai ít nhất cũng là 15 năm... Sau thời gian chính thức ghi trên tác phẩm này không rõ những gì đã xảy đến với ông cho tới khi nó trôi nổi ra ngoài vào năm 1998...

CHI TIẾT CÁC LẠC KHOẢN TRÊN BỨC TRANH.
                                                         
                                                            1 – Góc phải dưới.

                                           Hình 1. Thủ bút của họa sĩ Hoàng hữu Mai.


Một bài thơ một dòng thơ dại
Em ơi hai nắng mấy thu rồi
Mười năm em vẫn mộng mơ sao
Đứng lên ăn nói một đôi lời
Anh thương em lắm lắm em ơi

Chữ ký và lạc khoản ghi. " Mai. 1969 "


2 – Góc trái dưới.

                                               Hình 2. Thủ bút của họa sĩ Hoàng hữu Mai.

Một nè bịnh
Hai nè đau yếu
Ba nè cảnh khổ tới lui hoài
Không tiền dư của hồn về trển
Có đâu rảnh rỗi ngắm hình em

Chữ ký và lạc khoản ghi. " Mai. 1969 "


3 – Góc trái trên.

                                             Hình 3. Thủ bút của họa sĩ Hoàng hữu Mai.

Em buồn anh có gì vui
Dòng đời sao tránh buồn đau khổ
Em ơi ráng chịu cảnh cơ trời
Năm này anh bịnh lắm mình ơi

Chữ ký và lạc khoản ghi. " Mai. 1969 "

4 – Góc phải trên.

                      Hình 4. Thủ bút của họa sĩ Hoàng hữu Mai.

Nhìn lại hình anh vẽ
Nhìn ảnh vẽ em nằm
Em ơi anh xấu hổ
Vì phải sống mê tâm
Vợ con trong đời Ngụy

Chữ ký và lạc khoản ghi. " 01/6/1075. Mai "

Cauminhngoc
31/01/2018

(1) Chưa nắm rõ về lý lịch tác giả nhưng trong cuốn Nguyệt san “ Thế giới tự do”. Tập IX_ Số 1. Năm 1960. Ở hai trang 34 & 35 qua bài viết “ Tìm hiểu hội họa ” của họa sĩ Đào sĩ Chu giới thiệu một số họa sĩ có tác phẩm trưng bày trong cuộc triển lãm với chân dung tác giả đứng bên cạnh. Kỳ triển lãm hội họa này được trưng bày tại Hội Liên Lạc Nghiên Cứu Văn Hóa Á Châu đường Lê Văn Duyệt cũ.


  Hình ảnh các họa sĩ của kỳ triển lãm hội họa năm 1960 được trưng bày tại Hội Liên Lạc Nghiên Cứu Văn Hóa Á Châu. Họa sĩ Hoàng hữu Mai đứng thứ hai từ trái qua.