Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

HỌA SĨ NGUYỄN TIẾN CHUNG VÀ CON RỒNG THỜI LÝ TRẦN...

     

 
                       Chân dung họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1914-1976). (Ảnh nguồn: cinet.vn)

Đĩa Ngọa Long của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung...




Hình 01. HS. Nguyễn tiến Chung thực hiện. Đĩa sứ men celadon. Đường kính 16,5cm. Năm 1971. Tại lò ông Xuân. Làng gốm Bát Tràng.

Hình 01bis. Mặt trôn đĩa và ghi chú.

     Đây là một cái đĩa sứ men Celadon giả cổ. Trong lòng có con rồng đắp nổi, mang phong cách thời Lý Trần. Đường kính của đĩa là 16.5cm. Xuất xứ của cái đĩa này theo như lời của ông Phan lạc Tuyên lúc còn sinh thời, có nói rõ nguồn gốc khi nhượng lại cho tôi vào năm 1998
      Đĩa được thực hiện tại lò ông Xuân ở Bát Tràng vào năm 1971. Với hình ảnh con Giao Long do họa sĩ Nguyễn tiến Chung (1) nặn tạo dáng trong tư thế cuộn tròn đặt vào giữa lòng một cái đĩa xưa cũ do ông Xuân chủ lò cung cấp. Sau đó ông Xuân phụ trách phần kỹ thuật chuyên môn phủ men và nung. Tôi có hỏi sao không có chữ ký của họa sĩ Nguyễn tiến Chung? Và nhận được câu trả lời của Giáo sư Phan Lạc Tuyên là.mục đích làm giả cổ để chơi nên không ký tên "
      Như vậy cốt đĩa thì xưa (2) còn men và con rồng mới làm vào năm 1971. Vấn đề được nêu ra cho hiện vật này! Nó là tác phẩm nghệ thuật duy nhất hay là loại sản xuất hàng loạt đưa ra thị trường phổ thông? Rất may mắn và thú vị ở chỗ. Cái đĩa có con giao long này là một tác phẩm nghệ thuật độc bản thuộc dòng gốm sứ do họa sĩ Nguyễn tiến Chung. Xuất thân Khóa XI. Trường Mỹ thuật Đông Dương thực hiện vào năm 1971. Không phải loại gốm sứ thị trường bình thường. 
      Một đặc điểm được cho là có giá trị nghệ thuật thuần Việt của cái đĩa ở chỗ. Thay vì vẽ trong lòng đĩa một con rồng, giống như mọi nghệ nhân làng gốm hoặc các họa sĩ từ xưa nay thường làm. Ở đây họa sĩ Nguyễn tiến Chung đã nặn một con rồng có thân dài ngoằng dtrơn bóngkhông có vẩy, không kỳ trên lưng trong tư thế khoanh mình thanh thản ( Ngọa Long ). Chính vì sự cách tân trong việc tạo dáng này đã cho chúng ta một hình ảnh con rồng thật mới lạ, chưa từng có trong dòng gốm sứ Việt Nam. Khi nhìn vào buộc ta phải liên tưởng ngay đến con Giải, con Giao Long trong huyền thoại của dân tộc Việt cổ hoặc từ những hình ảnh con rồng quen thuộc được khắc họa nơi các đình chùa từ những thời Lê, Lý Trần vang bóng... 

 Hình 02. Chi tiết phóng lớn cho thấy những đường rạn trong lòng đĩa và không thấy có vết rạn trên mình con rồng.

    Một cách thể hiện thật đơn sơ, mộc mạc nhưng nói lên được cái tính thẩm mỹ rất cao của người họa sĩ bậc thày đầy tài năng.  Thật dễ thương khi lớp cốt trắng tạo hình con Giao long được phủ lớp men celadon xanh lá già cỗi chỗ dày, nơi mỏng lam nham không đều một cách ngẫu nhiên đã làm chuyển biến lớp men phủ ngoài này trở thành màu lá non tươi tắn, ửng lộ  nhiều cấp độ khác nhau, tách biệt với lòng đĩa xậm màu đầy các tia rạn của lớp men mang sắc nâu nhạt đan kết với nhau chằng chịt như những sợi gân trên lá sen lan tỏa khắp mặt lòng đĩa, giúp cho con Giao long càng thêm óng lên dưới lớp da bóng nhẫy. Nét đặc trưng của loài thủy sinh thuộc lớp da trơn ngoài thực tế. Từ những sự xếp đặt có chủ ý, kết hợp trạng huống vô tình đã làm cho cái đĩa có nhiều sắc độ khác nhau rất tự nhiên, rất phong phú, rất tuyệt vời và độc đáo. 


      Hình 03. Các tia rạn trên men mang sắc nâu nhạt đan kết với nhau chằng chịt như những sợi gân trên lá sen lan tỏa khắp mặt lòng đĩa...
     
      Có một nhận xét lý thú! Không rõ nguyên do nào? Do việc thực hiện về chuyên môn có chủ đích hay do may mắn khi nung mà cho thấy lớp men trên mặt lòng đĩa bị rạn cùng khắp . Nhưng riêng lớp men trên toàn thân con Giao long không hề có lấy một chút gì về đường nứt rạn!? 


Hình 04 - Sứ đời Lê, tk XV, Chu Đậu, Hải Dương, Viện BT Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, đã cho Áo mượn để trưng bày tại Triển lãm " Thần thánh, Anh hùng và Tổ tiên " tại T.P. Léoben, Áo, 2004.
           Triển lãm tại Bỉ bài của Lê văn Hảo. ( nguồn Google ).
                          

                Con Rồng thời Hậu Lý (1009 - 1225) trên các bia đá qua bản rập gốc trên giấy dó.

                 Hình dáng con rồng thời Hậu Lý rất ốm dài, có bốn chân rất to. Không thấy kỳ trên lưng và vẩy.



Hình 01. Rồng & hoa. Bản rập gốc trên giấy dó. Cánh sen bệ tượng Phật bằng đá (thuộc tháp Chương Sơn). Chùa Ngũ Xá; Nam Hà. Vào khoảng năm 1105. Trích trong " Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam (qua các bản rập). Do Viện nghệ thuật xuất bản năm 1975.


Hình 01bis. Phóng lớn cánh sen hình trên.


Hình 02. Rồng - Bản rập gốc trên giấy dó. Bệ tượng Phật bằng đá. Chùa Phật Tích. Hà Bắc. 1057. Trích trong " Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam (qua các bản rập). Do Viện nghệ thuật xuất bản năm 1975.


Hình 03. Biên nhận do GS. Phan lạc Tuyên viết xác nhận.




             Hình 04. HS. Nguyễn tiến Chung. Nậm rượu bằng đất sông Hồng. Cao 20cm. Bụng 11cm. 
Thực hiện tại lò ông Xuân. Năm 1971. Trên thân nậm có khắc hai câu thơ của Cao Bá Quát. 
" Nam nam tự dữ liên hoa thuyết. 
    Khả đắc hồng như tửu diện vô ". 


Hình 05/1.  Chữ ký của họa sĩ Nguyễn tiến Chung trên nậm rượu.


Hình 05/2.   Đáy nậm rượu và những ghi chú để kỷ niệm. Năm 1971.



Hình 06 - Đĩa có ghi thơ cảm tác của GS. Phan lạc Tuyên về gốm Bát Tràng đề tặng Trần văn Gang vào mùa Thu năm Tân Hợi (1971).



Hình 07. Biên nhận do GS. Phan lạc Tuyên viết xác nhận có nhượng cái nậm rượu.



Hình 08 - Bìa nhạc tờ. Thơ Phan lạc Tuyên. Nhạc sĩ Đan Thọ phổ nhạc. (Nguồn. Vườn CVA 5461).


Hình 09 - Họa sĩ Nguyễn tiến Chung. Đi chợ xuân. 1940. Triển lãm tại Bỉ bài của Lê văn Hảo. 
( nguồn Google )

Cauminhngoc.
12/06/2014.

 (1)  Nguyễn Tiến Chung sinh ngày 8 tháng 8 năm 1914, quê ở Ước Lễ, xã Tân ƯớcThanh OaiHà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Đông Dương khóa XI từ năm 1936 đến 1941, giảng viên Trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam năm 1946, tham gia Mặt trận Việt Minh nội thành Hà Nội từ 1947 đến 1953. Ông là Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội năm 1954, giảng viên Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1964, Ủy viên Ban chấp hành Hội Mĩ thuật Việt Nam khóa I từ năm 1957 đến năm 1968, Ủy viên Hội đồng nghệ thuật Hội Mĩ thuật Hà Nội từ năm 1966 - 1976. Ông qua đời vào ngày 5 tháng 3 năm 1976
   
(2) Lớp men áo bên ngoài có độ bám không chắc, lâu ngày bị dộp, mẻ mất đi để lộ ra lớp men cũ bên trong.


Hình 01. Rìa đĩa mặt trong bị mẻ cạnh. (đĩa ở vị trí đặt ngửa lòng lên)

                             Hình 02. Rìa đĩa mặt ngoài bị mẻ cạnh. (đĩa ở vị trí đặt úp xuống)



Hình 03. Rìa đĩa mặt ngoài. Lớp men mới áo bên ngoài bám không chắc, có khuynh hướng muốn nhả tách với lớp men cũ bên trong tạo thành vệt loang dài chung quanh miệng đĩa.
 
                                         
Tạ Tỵ nói về Phan lạc Tuyên.
      Nơi tôi làm việc [ bây giờ ]  có thêm 1 nhà thơ, đó là đại úy Phan Lạc Tuyên. Tác phong của Phan Lạc Tuyên  rất nhà binh. Anh thay Đỗ Tốn trông  nom tờ TIỀN PHONG. Phan Lạc Tuyên dáng ngưởi hơi mập, đặc biệt mắt lé; nhưng không đến nỗi nào! Tính tình hơi khô khan một chút, nhưng có lòng với anh em. Anh sống cuộc đời lính chiến đấu lâu rồi, mới ngồi ở văn phòng, nên đôi khi có hành động hơi cứng rắn. Cái gì không ưng ý, anh nói thẳng, chứ không quanh co, hoặc sợ mất lòng ai hết. Người ta biết tiếng Phan Lạc Tuyên  qua bài thơ TÌNH QUÊ HƯƠNG , được nhạc sĩ  ĐAN THỌ phổ nhạc. Sự giao du giữa tôi và Phan Lạc Tuyên  ở mức độ vừa phải, không thân, không sơ.   Đặc biệt, anh rất mê tranh của tôi. Anh có ghé thăm nhà tôi 1 vài lần, để xem tranh và bày tỏ cảm tưởng về lối vẽ trừu tượng, mà tôi đang thực hiện, dự tính cho cuộc triển lãm sắp tới. Anh ngỏ ý muốn  mua tác phẩm với giá đặc biệt. Tôi đồng ý và chỉ xin mượn lại để trưng bầy khi có triển lãm.
Phan Lạc Tuyên tuy không nói thẳng ra, nhưng qua lời bóng gió, tôi biết anh không ưa chế độ Ngô Đình Diệm. Một hôm, anh lục tủ hồ sơ, vô tình tìm thấy 1 bài viết đả kích ông Diệm, anh biết bài đó ai viết, ở giai đoạn nào. Anh cầm xấp bài, vẫy tôi lại chỗ vắng, bảo:
- Ông ơi, tôi thấy bài này trong tủ hồ sơ, ông hủy ngay đi, nếu ai biết, chắc ông sẽ không yên thân đâu ?
Nói xong, anh đưa xấp bài cho tôi. Nhìn chữ viết, không phải là nét chữ của tôi, mà của 1 trong những người thuộc ban biên tập chống ông Diệm dưới thời tướng Hinh – nhưng dù sao, tôi cũng phải chịu trách nhiệm. Tôi cảm ơn Phan Lạc Tuyên, xé nhỏ xấp bài, quăng vào thùng rác phi tang ! Nhưng Phan Lạc Tuyên cũng không làm chung với tôi lâu .   Anh xin được thuyên chuyển qua  đơn vị Biệt động quân, nhưng vẫn ở trong ngành Chiến tranh tâm lý (danh xưng mới của Phòng 5).
Rồi tình hình chính trị  của miền Nam dưới chế độ Ngô Đình Diệm không còn êm ả nữa. Những đợt sóng ngầm chống đối đã nổi lên, báo trước những gì sẽ xảy ra, nếu chính quyền không khôn khéo sửa đổi cho hợp lòng người. Nhưng ông Diệm quá tin váo sự ngay thẳng của mình, cũng như tinh thần chống Cộng tuyết đối của chế độ, do ông và gia đình điều khiển- nên  mới đưa đên cuộc đảo chính của đại tá  Nguyễn Chánh Thi , tư lệnh Nhảy Dù, và các đơn vị Biệt động quân – trong đó có Phan Lạc Tuyên,  vào 1960.    Cuộc đảo chính thất bại, những tay chủ chốt lên máy báy, qua tị nạn ở  Cao Miên (Campuchia), trong đó có cả Phan Lạc Tuyên.
Kể từ ngày đó, giữa tôi và Phan Lạc Tuyên  không 1 lần gặp lại. Sau những ngày tháng lưu vong nơi xứ người, không hiểu sao Phan Lạc Tuyên lại đi theo Mặt trận giải phóng, ra Hànội, và được đi Liên Xô học vềlịch sử, và có văn bằng phó tiến sĩ. Nhưng theo ý riêng, Phan Lạc Tuyên có đi theo CS, chẳng qua vì không còn con đường nào khác,  đâm lao phải theo là, là vậy!
           (Nguồn Google).