Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

ĐỈNH KHIẾT ĐẠI VIỆT LỊCH TRIỀU ĐĂNG KHOA LỤC.

          

      ĐỈNH KHIẾT ĐẠI VIỆT LỊCH TRIỀU ĐĂNG KHOA LỤC.


        Xin giới thiệu thêm một bộ sách quí hiếm trong dòng in bản gỗ của Việt Nam chúng ta. " ĐỈNH KHIẾT ĐẠI VIỆT LỊCH TRIỀU ĐĂNG KHOA LỤC ". 

 

       Bản in gỗ. Niên đại xuất bản được ghi trong sách là Cảnh Hưng 40. (1779). Nếu tính đến năm nay ( 2013 ) thì nó đã được 234 tuổi. Bộ sách gồm có 03 quyển đóng thành hai tập.  Khổ giấy: 16.5cm x 28cm. Quốc Tử Giám Tàng Bản. Bộ sách này được bảo quản khá kỹ nên còn rất tốt khoảng hơn 90%.



      

                                   Đăng Khoa Lục Tự.


              
Trang chót phần tự. Có ghi năm cho in khắc bản.

    “ Hoàng Triều Cảnh Hưng Vạn Tỉ niên…”


Trang nhất (Tờ 1): Dòng đầu tiên: “Đỉnh Khiết Đại Việt Lịch Triều Đăng Khoa Lục”. Quyển chi Nhất. Dòng thứ hai: Quốc Tử Giám tàng bản.

 

TẬP I.

 

Quyển chi Nhất:

 

    Trong quyển chi Nhất gồm có:

         Phần Tự :  Có 03 tờ.

         Quyển thủ :  Có 11 tờ. Đánh số từ:  01 đến 11. Ghi từ Đời nhà Lý. ( Lý Nhân Tôn Hoàng Đế ) qua đời Nhà Trần. ( Trần Anh Tông Hoàng Đế).

         Quyển Nhất chính thức. Bắt đầu từ tờ 15.  Có 53 tờ. Đánh số từ 01 đến 53. Ghi từ: Từ đời nhà Lê. (Lê Thái Tổ). Nhân Hoàng Đế…Đến Lê Hiến Tôn Hoàng Đế...( Khoa Nhâm Tuất. Cảnh Thống 5 ).

 

Quyển chi Nhị: (Phần thượng). Có 32 tờ. Đánh số từ 01 đến 32.  Bắt đầu từ tờ 69 của Tập I):    

 

         Tờ 69 / Tập I.   Ghi từ. Uy Mục Đế Nguyên Niên. Khoa Ất Sửu. Đoan Khánh Nguyên Niên. Cho đến Nhà Mạc. Khoa Mậu Tuất. Mạc Đại Chính năm thứ 9. ( Tờ 28. Khoa Tân Sửu. Mạc Quảng Hòa sơ niên. (Tờ 30. Trang 98).

 

TẬP II.

 

Quyển chi Nhị. (Phần hạ). Có 31 tờ đánh số từ 33 đến 63 nằm trong Tập II.

 

         Trang đầu tờ 1/ Tập II. (Tờ 33 của quyển chi Nhị).  Ghi từ Khoa Giáp Thìn. Mạc Quảng Hòa năm thứ 4  cho đến Khoa Nhâm Thìn. Quang Hưng năm thứ 15 (1592) ( Tờ 62 Tập II).

 

Quyển chi Tam: Có 69 tờ.( Bắt đầu từ tờ 32 của Tập II).

 

       Trang 32a/ Tập II.  Ghi Lê Thế Tôn Hoàng Đế. Từ Khoa Ất Mùi. Quang Hưng năm thứ 18 (1595). Cho đến Cảnh Hưng năm thứ 40 (1779).  Trang 97a qua trang 98b/Tập II ghi thêm Cảnh Hưng năm thứ 42 (1781)…Trang 99a ghi Cảnh Hưng năm thứ 46 (1785). Trang 99b ghi Chiêu Thống Nguyên Niên (1787). Đinh Mùi đến hết.

 

Như vậy bộ sách này gồm 03 quyển và quyển thủ. Được cho đóng thành 02 tập.

Phần tự có 03 tờ.

Quyển Thủ có 11 tờ.

Quyển chi Nhất có 53 tờ.

Quyển chi Nhị có 63 tờ.

Quyển chi Tam có 69 tờ.

Tổng cộng có 199 tờ. Tập I có 99 tờ. 198 trang.  Tập II có 100 tờ.  200 trang. Tổng cộng hai tập là 398 trang.

 

         Theo như lời giới thiệu ở đầu sách. Bộ sách ĐỈNH KHIẾT ĐẠI VIỆT LỊCH TRIỀU ĐĂNG KHOA LỤC được cho in khắc bản gỗ vào thời Cảnh Hưng thứ 40 (1779). Nhưng ở phần cuối của quyển III thấy có khắc in thêm từ khoa Cảnh Hưng 42 đến khoa Chiêu Thống Nguyên Niên (1789). Nhiều hơn 10 năm so với lời đầu sách ( 1779 đến 1789). Phải chăng bộ sách này đã được cho tái bản vào thời Chiêu Thống Nguyên Niên? Hay đến năm Chiêu Thống Nguyên Niên mới khắc xong nên tiện thể cho ghi thêm các khoa vào?

 

 

       Bộ sách in khắc gỗ  “ ĐỈNH KHIẾT ĐẠI VIỆT LỊCH TRIỀU ĐĂNG KHOA LỤC ” này không hiểu được là chỉ in một lần duy nhất hay có cho tái bản. Có Phường hội nào cho in thêm hay không?  

      Nhưng ở phương diện nghiên cứu học thuật thì Bộ “ Đỉnh Khiết…” in theo lối vỗ bản gỗ thấy rất hiếm chưa thấy xuất hiện thêm bản khắc nào khác. Đa phần các nhà học giả giới thiệu trên sách báo một vài bản chép tay dựa theo bộ sách này. Đơn cử ngay trong bộ sách “ Tìm hiểu Kho sách Hán Nôm của Trần văn Giáp ” In lần thứ hai năm 1984. Khi nhắc đến bộ “ Đỉnh Khiết…” này cũng nói rõ rằng đã dựa vào một bản chép tay để mà giới thiệu. Chứ không phải từ bản in khắc. Một bản viết tay khác được đăng trên mạng được lấy làm minh họa dưới đây.

        Nói về tính trung thực giữa các bản in với bản chép tay của các bộ sách xưa đa phần các nhà nghiên cứu điều cho rằng:

     - Bản in khắc do tập thể thực hiện, việc kiểm tra bản khắc có phần chặt chẽ nên sự sai phạm nếu có cũng không đáng kể. Có một điều cần lưu ý trong bản khắc nguyên gốc đôi khi một đôi chỗ vài chữ bị bỏ trống hoàn toàn là bởi lý do người khắc đọc không ra chữ nên đã bỏ qua hoặc trong lúc in chữ bị mẻ nhiều quá nên thợ in đục bỏ luôn. 

     - Bản chép do cá nhân thực hiện nên dễ dẫn đến việc sai sót. Chủ yếu là chép lại từ bản in vỗ gỗ đã được xuất bản. Vì sách in gỗ rất khó khăn phức tạp nên số lượng xuất bản không nhiều, đâm ra hiếm nên những nhà nghiên cứu thời xưa chọn giải pháp chép lại là hay nhất.

       Như vậy với bộ sách Đỉnh Khiết Đại Việt…hiện đang lưu trữ cũng có thể coi là một tiêu bản để làm mốc. Ta có thể dựa vào nó để mà so sánh và tìm hiểu với một bản khác nếu có.

 

       Nếu dựa vào niên đại của khoa cuối được in trong sách là năm Chiêu Thống Nguyên Niên (1789). Ta có thể cho rằng bộ sách này được ra đời phải từ năm 1789 trở về sau chứ không thể in vào thời Cảnh Hưng 40 (1779). Chuyện này không hiểu là đúng sai. Nếu đúng thì nó vẫn còn nằm trong đời Hậu Lê. Nếu được cho in khắc vào thời Nguyễn Gia Long. Chắc chắn là phải có lời chú thích của các quan chức đương thời của Triều Nguyễn hoặc các khóa được mở ra trong những thời kỳ đó. Chẳng hạn như bộ được viết tay dưới đây có ghi thêm một số khoa thời Nguyễn. Phải chăng là đã dựa vào bộ cũ rồi bổ sung thêm.

 

Có một sự khác biệt nho nhỏ ở phần niên đại:

      Trong bản in khắc ghi: “ Hoàng Triều Cảnh Hưng Vạn Tỉ niên…”

      Trong bản viết tay ghi: “ Hoàng Triều Cảnh Hưng Vạn Vạn niên…”


       

  “ Hoàng Triều Cảnh Hưng Vạn Vạn niên…”

 

Vài trang ĐỈNH KHIẾT ĐẠI VIỆT LỊCH TRIỀU ĐĂNG KHOA LỤC trên mạng. Sách viết tay.


        

Trang đầu tiên “ Đăng Khoa Lục ” bản viết tay được chụp lại. Nguồn. National Library of Vietnam/ Thư viện Quốc gia Việt Nam.

 

“Bộ sách ghi chép những người thi đỗ đại khoa từ triều Lý đến hết triều Lê. q.03: Từ khoa Quang Hưng thứ 18 (1575) đến Cảnh Hưng thứ 40 (1779). Sau nội dung chính kê trên, sách còn chép thêm một số khoa thi triều Nguyễn như khoa Minh Mệnh Nhâm Ngọ (1822), khoa Tự Đức thứ nhất (1848), khoa Tự Đức Mậu Thìn (1868), khoa Tự Đức Tân Mùi (1871) nhưng không ghi đủ tên người đỗ mà chỉ ghi tên một số người như Nguyễn Ý 阮意, Phm Thanh 范清, Nguyn Tái 阮再, Tng Duy Tân 宋維新…” .


       

Trang cuối cùng của ĐỈNH KHIẾT ĐẠI VIỆT LỊCH TRIỀU ĐĂNG KHOA LỤC được ghi chép là khoa Tân Hợi. Tự Đức Nguyên niên.

 

 

      Như vậy bộ này được sao chép lại vào thời Nhà Nguyễn sau Tự Đức Nguyên Niên (1848). Không hiểu là bộ sách chép tay này có dựa vào bản khắc gỗ của Quốc Tử Giám hay bản nào khác. Vì trong bản khắc có các khoa từ Cảnh Hưng 42 đến Chiêu Thống Nguyên Niên nhưng bản viết tay không hiểu sao lại bỏ không ghi các khoa nêu trên.

 

       Theo như sự đánh giá chung của giới học thuật Việt Nam phân định giữa loại vết tay và bản in.

 * Bản viết tay của chính tác giả (thủ bút) nó có giá trị tuyệt đối.

             * Bản in loại khắc bản gỗ. Có hai loại bản khắc. Bản Kinh và Phường. Bản Phường do tư nhân đảm nhận, giống như các nhà xuất bản của ngày nay. Bản Kinh thường được một nhóm quan chức triều đình đảm nhận chịu trách nhiệm duyệt xét và hiệu đính nên nội dung cùng bản khắc đẹp ít sai sót. 

           * Bản chép tay có độ tin cậy không cao vì còn tùy thuộc vào trình độ người chép. Tam sao thất bản. Bản chép tay chỉ có giá trị ở mặt tham khảo, so sánh và sưu tập.

   Do đó bản Kinh thường được các nhà nghiên cứu đánh giá cao hơn bản Phường và bản chép tay rất nhiều.

 

Một vài trang trong bộ sách " Đỉnh Khiết Đại Việt Lịch Triều Đăng Khoa Lục ".  Bản in gỗ.



Hai trang kế chót của bộ sách ghi Cảnh Hưng 42. Tân Sửu khoa.


Hai trang chót của bộ sách ghi Chiêu Thống Nguyên Niên. Đinh Mùi khoa.

 

  

 

Dưới đây là một bảng liệt kê về bộ sách " Đỉnh Khết (Khế) Đại Việt Lịch Triều Đăng khoa Lục" của Viện Hán Nôm. www.hannom.org.vn

 

1030. ĐỈNH KHẾ ĐẠI VIỆT LỊCH TRIỀU ĐĂNG KHOA LỤC 鼎鍥大越歷朝登科錄 [ĐĂNG KHOA LC 登科錄 ĐẠI VIT LCH TRIU ĐĂNG KHOA LC 大越歷朝登科錄] Nguyễn Hoãn 阮梡 hiệu đính; Vũ Miên 武綿, Phan Trọng Phiên 潘仲藩 , Uông Sĩ Lãng 汪士郎 , đồng biên tập và viết tựa năm Cảnh hưng 40(1779). Quốc tử giám tàng bản.  

 

 

7 bản in, 1 bản viết. 

  VHv. 650/1-2: 390 tr., 27x16, in. 

VHv. 651/1-2: 390 tr., 28x16, in. 

VHv. 2140/1-3: 368 tr., 29x16 (thiếu phần đầu và cuối), in. 

A. 2752/1-2: 440 tr., 27x17, in. 

A. 1387: 440 tr., 28x17, in. 

VHv. 293: 138 tr., 27x16 (thiếu nhiều), in. 

VHv. 1651: 108 tr., 28x17(thiếu nhiều), in. 

A. 379> 440 tr., 27x16, viết. 

MF. 2434 (VHv. 1651).  Paris. EFE0. MF. II/2/188.

 

 Uông Sĩ Lãng

 

1. Đỉnh khế Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (A.379)

2. Đỉnh khế Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (VHv.1651)

3. Đỉnh khế Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (VHv.293)

4. Đỉnh khế Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (A.1387)

5. Đỉnh khế Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (VHv.2140/1-3)

6. Đỉnh khế Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (VHv.651/1-2)

7. Đỉnh khế Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (A.2752/1-2)

8. Đỉnh khế Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (VHv.650/1-2)

 

                                           ( Nguồn WWW. HANNOM.ORG.VN)

 

Theo nguồn hannom.org.vn. thì Viện hiện dang lưu trử 07 bản in và một bản viết như trên. Có 03 bản xấu. và có 04 bản còn tốt như sau:

 VHv. 650/1-2: 390 tr., 27x16, in. 

VHv. 651/1-2: 390 tr., 28x16, in

A. 2752/1-2: 440 tr., 27x17, in. 

A. 1387: 440 tr., 28x17, in.

 

 Bốn bản in này còn tốt. Đa số ghi là có (1-2 Tập/bộ). Hai bản ( VHv. 650 & 651) có cùng 390 trang. Hai bản  (A.2752 & A.1387 ) ghi có cùng 440 trang. Khổ giấy trung bình 16-17cm x 27- 28cm. Có sự xê xích giữa 04 bản này là 01 cm. Không đáng kể.

  Trong 07 bản in. Chỉ có bản( VHv.2140 ) là ghi số lượng 03 Tập/bộ. Còn lại đều 02 tập/bộ.

  Khổ giấy tất cả gần giống nhau. Xê xích 16cm x 28cm. So với bản tôi có: 16.5cm x 28cm.(có thể do sự đo đạc đại khái)

 Về phần số trang cũng có cách biệt đôi chút. Bản của tôi có 398 trang. Nhiều hơn hai bản ( VHv.650 & 651 ) 08 trang. Nhưng lại ít hơn hai bản ( A.2572 & A.1387 ) đến 42 trang.Một khoảng cách đến 21 tờ. Con số này không thể nhỏ. Rất có thể Triều Nguyễn cho tái bản và bổ xung thêm những khoa thi sau này.

 Về số lượng tập/bộ. Bản tôi hiện có cũng là 02 tập. Nhưng do 03 quyển đóng lại. Không rõ bốn bản in của Viện Hán Nôm này là bao nhiêu quyển đóng thành 02 tập hay chỉ có 02 quyển. Mặc dầu ghi số trang rất cụ thể.

  Rất tiếc là không có bản chụp lại những bộ sách của Viện Hán Nôm đang  lưu trữ để mà so sánh xem nó ra sao.

  Một điểm quan trọng để ta cần phải lưu ý. Đó là cùng là bản in nhưng lại có sự khác biệt nhau về số cuốn và số trang. Như vậy phải có vấn đề. Rất có thể do sự tái bản mà ra chăng? Nên mới có sự thêm thắt vào hoặc giảm đi?

 

Cauminhngoc

       30/12/2012





















Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

          LỊCH TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ.  PHẦN VĂN TỊCH CHÍ.

      ĐẶC BIỆT CÓ CHỮ KÝ CỦA VUA BẢO ĐẠI VÀ HỌC GIẢ PHẠM QUỲNH Ở TRANG LÓT ĐẦU SÁCH.


Tác giả: PHAN HUY CHÚ ( 潘輝注 )(1782-1840).

Bản viết tay. Mực nho trên giấy dó. Chữ viết rất đều và đẹp.

Viết 08 hàng dọc. Từ trên xuống và phải sang trái.

Trọn bộ 01 tập. Gồm 04 quyển . Các số: 42./43./44./45. 

Khổ giấy: 17cm x 29cm. Tổng cộng: 94 tờ.

Năm viết chưa rõ.

Lịch sử Văn tịch Việt Nam.

Tình trạng:  Tốt  95%.

Đặc biệt: Có chữ ký được cho là của Vua Bảo Đại. Và thủ bút cùng chữ ký của Học giả Phạm Quỳnh.

 

 Hình 01 & 02. Trang lót đầu sách và trang đầu tiên của quyển Văn Tịch Chí.

   

      Quyển Văn Tịch Chí thuộc bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của ông Phan Huy Chú hiện đang lưu trữ. Nơi trang lót đầu sách, thấy có ba dấu hiệu xác lập sở hữu chủ khác nhau qua từng thời kỳ.

I - Xuất hiện đầu tiên. Con dấu tròn bằng mực đỏ. Nơi phần lõi có chữ “ Văn hóa ”. Viền trên mang giòng chữ “ Quốc Gia Việt Nam ”. Viền dưới có giòng chữ “ Trung Phần ”. Được đóng vào gần giữa hơi chếch về mé phải trên trang giấy ( Hình 01 ). Con dấu được xem là xuất hiện sớm nhất khi nhập vào thư viện Văn Hóa Trung Phần. Quốc Gia Việt Nam. Ngoài ra con dấu này còn được đóng vào một số trang bên trong quyển sách nữa. Chưa thể xác định được ngày tháng năm, quyển Văn Tịch Chí nhập vào thư viện Văn Hóa Trung Phần.

 

                                             

      Hình 03. Con dấu Văn Hóa Trung Phần nơi trang nhất.


II - Xuất hiện lần thứ nhì.  Một chữ ký bằng bút chì than rất lớn. Với phong cách phóng túng và mạnh mẽ. Chữ ký này chiếm hết khoảng một phần ba diện tích phần trên trang giấy. Được cho là của Vua Bảo Đại. Xuất hiện sau con dấu " Văn Hóa Trung Phần ". Vì có nét chữ ký đè lên con dấu Văn Hóa ( Hình 01 & 04 ).  

 

               

   Hình 04. Chữ ký bay bướm và mạnh mẽ bằng bút chì than được cho là của Vua Bảo Đại.

A - Phải chăng đây là chữ ký của vua Bảo Đại?

       1 - Trước hết ta cho kẻ 05 sợi dây thẳng đứng từ trên đầu mép sách xuống. Để tách riêng từng mẫu tự sẵn có của chữ ký cho chúng lọt hẳn vào trong các khe: A, B, C, D. ( Hình 05 ).


                     

Hình 05. Những mẫu tự của chữ ký đươc đặt nằm trong 04 khe mang ký hiệu: A, B, C, D.

        2 - Phân tích dạng tự trong chữ ký: 

       a/ Mạch khởi nguồn chữ ký được đặt trong khe “ D ”, gần sát mé trái trong sợi dây số “ 05 ”. Sau đó hơi cuốn phải, lượn nhẹ xuống rồi vuốt thành một đường chéo dài, nghiêng khoảng 45 độ, về trái cho đến giữa khe “ A ”. ( Đường chéo 45 độ này hầu như ôm trọn cả chữ ký nên có thể xem như nét gạch dưới chân chữ ký ). Tại trong khe “ A ”. Mạch bút uốn vồng lên tạo thành hình mẫu tự “ B ”. Nét tận cùng mẫu tự “ B ” chuyển hướng thuận chiều kim đồng hồ, bốc lên phía phải trên và thắt vòng thành chữ alpha ngược, đuôi hướng thượng. Mạch bút kéo băng qua sợi dây số “ 02 ”. Vào trọn trong lòng khe “ B ”.

       b/ Từ đây ( ở trong khe “ B ” ). Mạch bút tiếp tục kéo lượn xuống rồi đánh vòng lên, ngược với chiều kim đồng hồ. Sau đó xoắn lại tạo ra một hình giống với mầu tự “ Đ ” viết tháu.  Nét đuôi cuối chữ “ Đ ” kéo lên vượt qua sợi dây số “ 03 ”. Vào giữa khe “ C ”.

       c/ Trong lòng khe “ C ”. Nét bút tạo thành hai nét gãy hình mũ. Nhìn vào thấy giống như mầu tự “ a ” hở đầu, do mạch bút lướt quá nhanh. Nét cuối cùng của chữ “ a ” vượt qua sợi dây số “ 04 ”. Vào giữa khe “ D ”

       d/ Từ giữa khe “ D ”. Nét cuối chữ “ a ”. Thuận đà đẩy mạch bút vuốt lên rất cao và mạnh mẽ, thành hình alpha đứng. Giống như cái nơ có hai đuôi trổ xuống rất phóng túng. Mạch bút tiếp tục chạy thẳng xuống cắt ngang nét chéo 45 độ ở phần đầu. Rồi vượt đè qua con dấu “ Văn Hóa ”. Tạo thành đường song song với nét chéo 45 độ. Cuối cùng vượt qua hết chữ ký và dừng lại sát mép trái dưới quyển sách. Có thể xem nét vuốt đuôi cuối cùng này là mẫu tự " " trong chữ ký " B. Đại " ( Hình 05 ).

        Lưu ý. Nằm ngay phía sau chữ ký thấy có hai vạch bút chì màu đỏ hơi mờ không thể đoán được là gì.


       

                        Hình 06. Chữ ký được cho là của vua Bảo Đại trong quyển Văn Tịch Chí.                              Chưa rõ năm ký.


                                    

                           Hình 07. Chữ ký vua Bảo Đại trên văn bản năm 1939. Chụp lai qua bài báo.


                    B - Thử so sánh giữa hai chữ ký của vua Bảo Đai trên văn bản và chữ ký trên quyển sách. 

      Xét cho cùng. Ta không thể khẳng định chữ ký trên quyển Văn Tịch Chí là của vua Bảo Đại. Vì nhìn vào chữ ký trên văn bản năm 1939 thể hiện rất rõ hai mẫu tự " " và " Đ ". Còn chữ ký trên quyển Văn Tịch Chí có nhiều dạng tự không rõ lắm. Ngoại trừ mẫu " " đầu tiên là rõ nhất. Mẫu tự thứ hai gần giống với mẫu tự " Đ " viết tháu. Hai nét gãy tiếp theo có thể cho là nét của chữ “ a ” hở đầu khi mạch bút lướt nhanh. Nét cuối cùng là mẫu tự “ i ”. Có phần đuôi kéo dài như dấu nặng. Thể hiện cho chữ “ B.Đại ”. Nhưng đó chỉ là sự suy diễn. Chưa có gì để khẳng định.

     Nhưng nếu truy xét kỹ về dạng tự. Ta thấy chữ ký trong quyển Văn Tịch Chí có nhiều dấu hiệu trùng khớp với chữ ký của Vua trên văn bản ( Hình 06 & 07 ). Ta cũng phải hiểu. Rất có thể đây là hai chữ ký của Vua Bảo Đại ở hai giai đoạn khác nhau. Một trên văn bản năm 1939 và một ở vào những thời điểm trước năm 1939. Và cũng có thể cho là chữ ký ở ngoài đời thường và một ở trên văn bản quan trọng. Nên nhớ. Chữ ký có thể thay đổi tùy theo sở thích và ở từng mỗi giai đoạn trong đời người. Chính vì đó mà chúng có sự khác biệt nhau.


             

                     Hình 08. Chụp lại chữ ký trên văn bản năm 1939.


                      

        Hình 09. Chữ ký trên quyển Văn Tịch Chí chưa rõ năm. 

C - Những đặc điểm và phong cách được cho là giống nhau giữa hai chữ ký.

a/ Trong chữ ký.

-          Mẫu tự “ B ” (01).

-          Nét lượn cuối chữ “ B ” sang chữ tiếp theo (02).

-          Phong cách chữ viết hướng thượng (03).

-          Nét vuốt cuối kéo ngoắt về trái qua hết chữ ký (04). 

b/ Mạch bút ngoài chữ ký so với phong cách chữ viết trên văn bản.

-          Hai nét gãy giống như hai dấu mũ dính liền nhau (05).

-          Nét vuốt cuối có hình khoen trước khi xổ xuống (06).

-          Nét lượn vòng như mẫu tự “ e ” thường (07). 

     Có sự sai biệt nhỏ giữa hai chữ ký cùng của Bảo Đại.  Nhưng ta phải hiểu nó ở hai thời kỳ và ở trong hai trạng thái khác nhau.

-          Chữ ký trên văn bản quan trọng của người lãnh đạo một quốc gia phải luôn thể hiện tính nghiêm túc.

-          Chữ ký trong đời thường. Mang đầy tính tự tại, phóng khoáng cá nhân. Khi không bị chi phối bởi tính nghiêm cẩn của người đứng đầu đất nước.  

 

D – Chữ ký của Vua Bảo Đại xuất hiện vào thời điểm nào? Khi tự ký tên vào quyển sách. Mặc nhiên đã xem quyển sách này là thuộc quyền sở hữu của của riêng mình. Đó là lẽ thường tình. Nhưng đối với một vị Vua. Nó lại rơi vào trường hợp khác. Dấu hiệu của sự “ Ngự Lãm ” ( Vua đã xem qua ). Và nếu cho chữ ký này là của vua Bảo Đại. Thì chữ ký này không thể ký ở giai đoạn những năm 1926 đến 1931. Cho dù niên hiệu Bảo Đại có từ 08/01/1926. Vì sau khi lên ngôi xong Bảo Đại đã quay sang Pháp học cho đến 16/8/1932 mới về nước để trị vì. Do đó chữ ký " B. Đại " trên quyển Văn Tịch Chí chỉ có thể xảy ra trong giai đoạn từ sau ngày 18/6/1932. Và trước ngày ông thoái vị 25/08/ 1945. Nhưng chữ ký của Bảo Đại chỉ có thể xảy ra ở vào nửa thời gian đầu 1932 – 1937. Lúc ông mới về nước. Khi này tình hình xã hội tương đối còn yên ổn. Nên chuyện nghiên cứu học thuật còn có thể. Nhưng càng về sau. Tình hình càng thêm rối ren. Nhất là khi quân Nhật đánh chiếm Đông Dương thì khó mà có thời gian để nghiên cứu về học thuật.

         Có lẽ Vua Bảo Đại sai người mượn từ Thư viện Văn Hóa Trung Phần về để nghiên cứu. Sau đó. Có thể do tâm đắc về nội dung quyển sách hay vì một lý do nào đó nên ông đã ký tên vào ( Một hình thức Ngự Lãm chăng? ). Khó có chuyện ông vào thư viện đọc rồi ký tên vào quyển sách. 

 

III - Xuất hiện lần thứ ba. Có đến những ba dấu hiệu khác nhau, chỉ dấu thuộc thư viện Phạm Quỳnh. Xuất hiện theo thứ tự trước sau:

 a/ -  Dấu hiệu thứ nhất: Chữ ký và mã số “ 934/ 13 ”. Là thủ bút của ông Phạm Quỳnh được ghi và ký bằng bút chì xanh (1). Chữ ký rất khiêm nhường, thể hiện rõ họ và tên. Nằm ở vị trí ngay dưới chân chữ ký bằng bút chì than ( Xem hình 04 ). Chứng tỏ có sự kính nể trong việc chọn lựa vị trí cho chữ ký của mình. Từ dấu hiệu này cho thấy. Ông Phạm Quỳnh đã xác lập quyền sở hữu quyển sách cho cá nhân mình một cách cụ thể và đầy khiêm tốn. Nên không thể nào cho là nó xuất hiện trước chữ ký bằng bút chì than cho được. 

      Có thể khẳng định. Chữ ký cùng mã số thư viện " 934/13 ". Xuất hiện trước nhất so với hai cái nhãn mã hiệu thư viện riêng Phạm Quỳnh ( Hình 06 ).

       Và chữ ký của ông Phạm Quỳnh chỉ có thể xuất hiện trên quyển Văn Tịch Chí trong giai đoạn 1932 đến 1942. Khi ông giữ chức vụ “ Ngự Tiền Văn Phòng ” ( 1932 – 1933 ). Rồi chức “ Thượng Thư Bộ Học ” ( 1933 – 1942 ) mà thôi. Không thể ở một thời gian nào khác.

                     

                 
                 Hình 10. Chữ ký của ông Phạm Quỳnh và mã số " 934/13 "quyển sách.                             

b/ -  Dấu hiệu thứ nhì. Một con mộc nhỏ hình chữ nhật mang ký hiệu “ P.Q ”. Được đóng vào giấy bằng mực xanh. Và mã số thư viện “ No. 83/ 13 ” được viết tay bằng mực tím ( Hình 11 ). Sau đó cắt ra đem dán đè lên giữa trên chữ ký bút chì than. Nhãn này được cho là xuất hiện ở thời gian sau chữ ký thủ bút của ông Phạm Quỳnh.

         Với lý giải. Mặc dù có thay đổi mã hiệu “ 934 ” bằng “ No-83 ”. Nhưng vẫn giữ con số “ 13 ”. Nguyên là số đuôi của mã số thủ bút ban đầu được ghi bằng bút chì xanh ( Xem hình 10 và 11 ).

 

                      

             Hình 11. Hai ký hiệu và mã số quyển Văn Tịch Chí nằm nơi trang lót đầu sách. 

c/ - Dấu hiệu thứ ba. Cũng là con mộc nhỏ hình chữ nhật được đóng bằng mực đỏ trên tờ giấy. Mang ký hiệu “ P.Q ” và mã thư viện: “ No. H. 450 ”. Và dán bên phải cái nhãn màu xanh. Cái nhãn đỏ này được cho là xuất hiện sau cùng. Với lý do. Mã hiệu cũng như mã thư viện được thay đổi hoàn toàn khác hẳn với hai mã thư viện trước. Và ta có thể lý giải theo thói quen. Luôn lấy từ trái qua phải. Trái trước, phải sau ( Hình 01 & 11). 

      Quan sát kỹ hai tờ nhãn có màu xanh và đỏ. Được dán song song ở trang lót đầu sách quyển Văn Tịch Chí. Thuộc tủ sách ông Phạm Quỳnh. Cho thấy việc muốn thực hiện được hai tờ nhãn này rất phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian nhất định. Chính thế mà Phạm Quỳnh sẽ không có thời gian rảnh rỗi để nhúng tay vào việc này. Do đó. Ta có thể khẳng định chuyện này là do người quản thủ thư viện thực hiện chứ không phải ông Phạm Quỳnh. Chính thế nên mới có chuyện đem dán những cái nhãn đè lên chữ ký được cho là của vua Bảo Đại ( Xem hình 01 ). Chứ với ông Phạm Quỳnh chắc hẳn là sẽ tránh việc làm này vì nghĩa quân thần. Bằng chứng rõ nhất là chữ ký của ông rất khiêm tốn, nằm ngay dưới chân chữ ký được cho là của Vua Bảo Đại.

       Chắc chắn một điều. Cả ba dấu hiệu thuộc thư viện Phạm Quỳnh đều xuất hiện sau con dấu Văn Hóa Trung Phần và chữ ký bằng bút chì than. Vì có hai nhãn xanh đỏ chỉ dấu của thư viện Phạm Quỳnh được dán đè lên chữ ký xuất hiện lần thứ nhì bằng bút chì than được cho là của Vua Bảo Đại.

 

d/ - Tại sao chữ ký của ông Phạm Quỳnh lại khiêm nhường đến thế.

    Phạm Quỳnh là một nhân vật rất nổi tiếng. Từng được Vua Bảo Đại phong làm Thượng Thư Bộ Học và làm việc tại Ngự Tiền Văn Phòng. Và sau cùng là Thượng Thư Bộ Lại.  

    Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền, thôi không làm chủ bút Nam Phong tạp chí nữa. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1942-1945).    (Nguồn Wikipedia ) 

      Dựa vào tư liệu của Wikipedia cho thấy Phạm Quỳnh có thời gian rất gần gũi với Vua Bảo Đại khi ông đảm trách chức vụ “ Ngự Tiền Văn Phòng ” ( 1932 – 1933 ) và sau đó là Thượng Thư Bộ Học và Bộ Lại ( 1933 – 1942 ). Không rõ vì lý do nào quyển Văn Tịch Chí có chữ ký Vua Bảo Đại lại thuộc về ông Phạm Quỳnh.

                      

                 IV - Xét về mặt phong cách giữa hai chữ ký của vua Bảo Đại và ông Phạm                              Quỳnh. 

1/ - Chữ ký được cho là của Vua Bảo Đại được ký bằng bút chì than rất lớn và mạnh mẽ so với trang sách. Thể hiện phong cách của một người có bề thế, bay bướm và phóng túng. Rất phù hợp với tính cách Vua Bảo Đại. 

2/ - Chữ ký thủ bút của Phạm Quỳnh rất khiêm tốn và bằng bút chì xanh. Nằm ngay phía dưới chữ ký được cho là của Bảo Đại.

      Có thể suy luận theo chủ quan. Với một người có địa vị rất cao trong chính thể như Phạm Quỳnh mà chịu lép vế dưới một chữ ký khác như thế chỉ có là vua Bảo Đại mà thôi. Chứ với tính cách của Phạm Quỳnh cho dù có thích ký vào một quyển sách nào đó. Chắc không muốn mình đứng nép dưới một ai.

      V – Chữ ký của Vua Bảo Đại và Phạm Quỳnh xuất hiện vào khi nào?

      Cả hai chữ ký của Vua Bảo Đại và Phạm Quỳnh nằm trong quyển Văn Tịch Chí. Chỉ có thể xảy ra vào những năm: 1932 đến 1933 là thời gian hợp lý nhất. Vì lúc này Phạm Quỳnh đang đảm nhiệm chức “ Ngự Tiền Văn Phòng ”. Nên có nhiều thời gian gần gũi với Vua Bảo Đại. Nếu xa hơn thì chỉ có thời gian đầu khi ông giữ chức “ Thượng Thư Bộ Học ” ( 1933 – 1942 ).

 

Cauminhngoc.

06/7/2021

      

         (1) Vào giai đoạn Pháp thuộc các giới chức trong xã hội Việt Nam lúc đó thường sử dụng cây bút chì có hai đầu xanh và đỏ trong công việc của các ban ngành...


             Tài liệu tham khảo: Google và Wikipedia