TẤM THIẾP CỦA VĂN THIÊN TƯỜNG.
Từ trước đến giờ trong
đầu tôi luôn luôn nghĩ rằng giấy càng cổ càng ngả sang màu vàng trà.
Cho đến khi ông Nguyễn văn Y đưa cho tôi xem một bức thiếp, Theo như lời
ông nói thì đây là thủ bút của Tể tướng Văn thiên Tường thời Tống mạt ( Dựa theo lạc khoản
ghi trong tờ thiếp ) Tấm thiếp toàn phần phỏng chừng có
kích cỡ 40.5cm x 90.5cm không có ghi ngày tháng năm nhưng nếu dựa
vào tác giả đến thời điểm nằm trong tay tụi tôi thì nó có độ
tuổi tròm trèm gần cả chục cái trăm năm cộng lại rồi. Chất giấy
đã ngả sang màu xám tro, nhưng trông bề ngoài còn khá trẻ trung so với
độ tuổi của nó. Biết tôi có quen bạn Tàu chuyên mua tranh nên ông Y có thực ý
nhờ tôi đưa cho Vinh giám định dùm. Thấy rõ một cơ hội học
hỏi hiếm có, tôi hứa sẽ dẫn ông đến gặp Vinh nhưng phải đợi tôi hỏi
ý kiến của hắn xem sao đã. Nếu tay Vinh đồng ý tôi
sẽ dẫn ông đi. Không hỏi mà dẫn ông lù lù đến nó không tiếp hoặc đi
vắng thì mất công lắm. Tôi cũng rất nóng lòng muốn nghe Vinh giải thích
về tấm thiếp này, đồng thời sẽ hỏi xem về sự ngả màu của những
loại giấy có độ tuổi cao nó ra sao, có màu gì?
Tôi dẫn ông Y vào gặp Vinh
sau khi hắn đồng ý và cho ngày hẹn.
Vinh tiếp ông Y và tôi ở cái bàn kê gần cửa ra vào như
thường lệ mỗi khi tôi có dịp vào nhà hắn. Nhà người Hoa trăm nhà như một rất ư là bừa
bộn. Hình như là họ không quan tâm lắm đến việc gọn gàng của nhà cửa, cho dẫu họ
không có chút gì gọi là nghèo nàn. Tiếp chuyện một lúc. Vinh
đứng dậy thò tay cầm tấm thiếp được cho là của Văn thiên
Tường. (Từ lúc vào ông Y đã để sẵn trên bàn ) bước
nhanh
ra cửa, hai tay thuần thục tháo dây, cuộn cuộn mở mở, dơ lên hạ xuống
dưới ánh sáng trời, chú mục xăm soi, như có vẻ nhờ ánh sáng để
xem cho rõ. Tự dưng tôi cảm thấy như là Vinh nhà
ta muốn che dấu một cái gì, trông hắn không được tự nhiên cho
lắm, hắn cứ cố tình đưa cái lưng về phía chúng tôi nghiêng
nghiêng, che che. Thân thể tay Vinh này cũng khá đồ sộ, cao cũng trên
mét bảy lăm. Tạng người chỉ thua cái béo tốt không như ông Thành mà thôi, nhưng
cũng phải trên 75kg. Tướng đi hơi nhún nhảy. Giọng nói khào khào thoát khỏi hàm
răng hơi vẩu một chút cùng cái mặt hơi vác lên mỗi khi nói chuyện. Nhất là cái
lúc hắn đặt câu hỏi, sau “ chữ không ” thế nào cái mặt hắn cũng hất lên, trăm
lần y một. Tôi đứng dậy bước đến sau lưng của Vinh quan sát xem điều gì
đang xảy ra. Tôi nhác thấy Vinh dùng cái móng tay của ngón út, (
lúc nay tôi mới để ý là chỉ có móng của ngón út phải là hắn để dài ). Động tác nhuyễn
nhừ cào
nhẹ vào nơi có nét bút khá to đậm mực của một chữ. Nơi móng
tay út của hắn đã thấy có dính một miếng giấy nhỏ đen
tuyền. Như cắt mẫu giấy ấy được chuyển qua nằm chính xác giữa hai ngón cái và ngón
trỏ rồi như cái máy nghiền hoạt động vò xe thật mạnh. Tôi thấy một lớp bột vụn
rơi ra từ hai ngón tay của
hắn. Khuôn
mặt Vinh
như giãn ra ( biết được nhờ nhìn thấy nơi chân tóc trán hắn giựt ngược
lên đánh pực một cái). Búng búng hai ngón tay vào nhau cho lớp bột bay
đi. Sau đó hắn chùi tay vào quần cho sạch rồi quay lại bàn. Chắc
chắn là ông Y không thấy
được Vinh đã làm những gì trên tấm thiếp của mình. Nói
thì lâu chứ hắn làm chỉ đến nhoắng một cái là xong.
- Bức thiếp này chắc
cũng phải hơn hai trăm tuổi đổ lại chứ không hơn! Vinh nhà ta vừa phát biểu vừa cuộn vội tấm tranh lại rồi
đưa cho ông Y như là sợ ông Y phát hiện thấy vệt cào trên nét chữ
mà hắn mới tạo ra.
- Tấm này của Văn thiên
Tường cuối đời Tống tới giờ cũng gần một ngàn năm rồi mà! Ông Y đưa ra ý
kiến.
- Đúng là như vậy! Nhưng
tấm này tui sợ không tới tuổi đó! Vinh chỉ nói lửng lơ như vậy mà
không có lời giải thích rõ ràng.
- Cũng có thể trong đời
nhà Thanh có người hâm mộ nét bút của Văn thiên Tường họ cố học rồi
viết lại cũng không có gì là lạ cả. Đối với người Hoa chúng tôi
thường có một thói quen, khi họ thích hay khâm phục một ai đó, họ thường bỏ công học bắt chước
làm sao cho thật giống những cái điều họ cho là hay là tuyệt. Càng
giống càng tốt. Vinh miễn cưỡng giải thích thêm.
Điều này Vinh nói không
ngoa chút nào. Một trường hợp điển hình đã có nơi vị họa sĩ
tên tuổi lẫy lừng tại Cholon là ông Lương thiếu Hàng. Có lần Vinh cho tôi xem hai
bức tranh của ông Hàng hắn mới mua hết bốn chỉ. Mỗi bức vẽ một con gà trống,
một con trắng, một con đen đứng dưới bụi trúc già. Nhìn vào hai
tấm này dù khó tính đến mấy cũng khó mà chê vào
đâu được.
Nó tuyệt vời từng nét bút của bụi tre chí đến màu sắc
sinh động của con gà. Ôi thôi! Nói làm sao cho vừa. Mặc dù kích thước
nó không to lắm chỉ cỡ 60cm vuông cho
mỗi bức.
Tôi rất thích hai bức tranh gà này. Tôi năn nỉ Vinh nhượng lại cho
mình một
trong hai tấm, con nào cũng được cho dù lúc đó hai chỉ vàng
với tôi là cả một gia sản.( Chia vốn lại à? Giờ nghĩ lại mình ngây thơ quá! ). Vinh từ chối nại
lý do hắn và vợ cùng tuổi Dậu và phải treo hai con mới cân xứng.
Có lẽ ăn mãi một món cũng chán, vẽ
hoài một thứ đâm nản, cũng như không tự tin sao ấy! nên khi thấy tranh của HS
Triệu thiếu Ngang vẽ có chiều mới lạ, quá nhuyễn,
quá hay nên ông Hàng đã bỏ cái sở trường của mình để chạy theo cái hào
quang của
ông Ngang. Ông đã cố học, cố bắt chước, khổ luyện để làm thế nào cho giống
y chang như bút pháp của thày mới được. Tôi xin minh
chứng cho việc sùng bái cuồng vọng này. Nó đến mức độ là ngay cả chữ ký tên của mình
ông Lương cũng cố gắng ký làm sao cho thật giống thày. Có lẽ ông Lương nghĩ rằng
như vậy
thiên hạ mới nể thì phải. Cá nhân tôi rất lấy làm tiếc cho ông Hàng về
việc làm này mặc dù biết đó là truyền thống của họ.
Nếu mọi người cùng nối
đuôi nhau mà đi chung một lối mòn, không dám thoát khỏi cái ảnh hưởng quá lớn
của người thày. Viễn cảnh nơi cái phòng triển lãm của
một họa phái đó mang tính chất như thế nó sẽ ra sao. Khi có dịp xem
triển lãm hay mua được cuốn sách có đăng một số tác
phẩm của thày trò ông Hàng do bệnh viện Sùng Chính tài trợ đã được
xuất bản trước 1975 tại Saigon, bạn sẽ thấy họ gần gũi nhau đến
mức độ nào của phái Tân Lĩnh Nam! Bạn hãy chiêm ngưỡng và
nhận định. Riêng tôi thì cho đó là học trò giết thày.
Ngồi chơi tán hưu, tán
vượn một lúc. Tôi và ông Y ra về. Không biết ông Y nghĩ gì. Cảm nhận còn
lại sau
buổi đi với ông Y. Cộm nhất vẫn là một câu nói của tay
Vinh nó
cứ ám
ảnh tôi suốt.
(Còn tiếp).
7 - CÀNG CỔ CÀNG DỄ COI…?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét