ĐÔI LỜI TRƯỚC KHI VÀO TRUYỆN.
Xin bày tỏ ngắn gọn!
Đây là sự kiến
trải trong cuộc sống vì mưu sinh cộng thêm sự đam mê của
tôi mà trở thành câu chuyện. Có thật. Không hư cấu. Không tâng
bốc, che đậy. Có thể sẽ là niềm vui hay nỗi buồn khi bạn
nhận thấy mình là nhân vật trong chuyện kể. Hãy thứ lỗi vì nếu
không có bạn, sẽ không thành câu chuyện. Cho nên hay dở cũng đã xảy ra. Ai
biểu... Chắc chắn trong quan hệ xã hội có đôi lúc mình cũng trở thành
trò hề cho thiên hạ khen chê. Có sao đâu! Mình vẫn phây phây mà! Đúng hông? Làm
sao tránh khỏi cãi lỗ miệng thế gian! Thôi! Thông cảm đi. Tất cả rồi cũng qua.
Chỉ có câu chuyện của chúng ta là tồn tại và rất vui khi thấy bạn cười
toe hay nghe tiếng chửi đổng.
Một lần nữa. Rất mong được sự tha thứ khi thấy có hay không bóng
dáng của bạn trong câu chuyện này. Tất cả cũng chỉ vì nhớ hay quên mà ra.
( T.B Đổi tên hết
rồi.... Bạn mà khui ra mọi người biết ráng chịu....Tui không chịu
trách nhiệm đâu nha....)
Cauminhngoc
09/2012
1 - BÀI HỌC ĐẦU TIÊN.
- Anh mua chưa?!?!
Vinh hỏi dồn khi tôi vừa nhắc đến tên tác giả của
bức tranh.
- Đâu có mua! Tôi cầm bức tranh ghé ông Thành đưa
cho ổng xem và hỏi
về tác giả này có
tên tuổi gì trên thị trường không. Ông
cho biết tác phẩm này do hai người cùng vẽ, tôi chỉ còn nhớ được một người tên là Hùng Bội Song và chê vẽ không đẹp, chả có tiếng tăm gì nên đem trả rồi. Tôi trả lời.
Bức
tranh được vẽ bằng mực nho màu trên giấy xín chỉ, cỡ
khoảng 3Ocm x 7Ocm theo lối tả ý (phóng bút). Toàn cảnh bức tranh mô tả mấy cành đào từ dưới vút lên loáng thoáng ít lá màu xanh và điểm xuyết những
đóa hoa màu đỏ trông thật
đơn giản. Quả là không lấy gì cho đẹp hay hấp
dẫn dưới cặp mắt
phàm tục chập chờn mới vào nghề như tôi này tí nào! Một thằng chân đất, chủ yếu là thích hoa hòe, hoa sói chứ có được mấy
lăm hơi về tầm hiểu biết về tranh thủy mặc thì làm sao mà hiểu được thế nào là nét bút có uy lực như long thăng, hổ vờn của những bậc cao thủ tài danh. Đã ngu ngơ,
mù tịt mọi thứ về tranh thì chớ, ông Thành lại cấy
cho cái ý tưởng. “ Tranh vẽ theo truyền thống xưa cũ đã lỗi thời không đẹp bằng các trường
phái hiện đại ”. Chắc nghĩ là lời nói không thực, khó vực được niềm tin
nên ông nhiệt tình ôm
một tụng sách ra giới thiệu, minh họa cho tôi tận mục sở thị bằng những cuốn cataloge triển
lãm tranh của một số tân
phái mà ông đã dày công sưu tầm được. Ông còn khẳng
định với tôi rằng loại tranh thủy mặc đang được ưa chuộng nhất hiện nay không
ai khác ngoài phái Tân Lĩnh Hai bức tranh của Triệu thiếu Ngang. (Nguồn trên mạng Internet)
Ông Lý tùng Niên là đệ tử thuộc hàng thứ nhất của ông Lương, sau này cũng đã sáng lập ra Nam Tú Nghệ Uyển mở lớp truyền bá theo lối Lĩnh
Thư
Pháp của Họa sư Lý tùng Niên đề tặng Phạm văn Cầu.
Mực nho trên giấy súc thời bao
cấp. Cỡ 25cm x 44cm. (1984)
Lý tùng Niên. Sơn thủy. Mực nho trên giấy. Cỡ 58cm x 80cm.Vẽ trước năm 1975.
Ngô ngọc Anh. Sơn thủy. Mực nho trên giấy. Kích thước: 59cm x 119cm. Năm vẽ: 1973. Chữ ký và con triện gần mé phải dưới.
Ngô ngọc Anh. Sơn thủy. Mực nho trên giấy. Kích thước: 59cm x 119cm. Năm vẽ: 1973. Chữ ký và con triện gần mé phải dưới.
Trở lại chuyện tranh của họa phái Tân
Lĩnh Nam .
Khi nào có dịp bạn được xem tranh
của HS Triệu thiếu Ngang vẽ, bạn
sẽ có cảm nhận ngay nó đẹp và độc đáo như thế nào
liền. ( Xin nhớ
cho! Phải xem chính tranh ông Ngang mới được, chứ chỉ xem tranh của các đệ tử
thì…không thể ngấm hết cái tinh diệu đâu).
Chính vì đã được thấy và giờ lại nghe ông Thành nói như vậy. Tôi đâm nản nên đã không cầm bức tranh của tác giả Hùng bội Song lên hỏi Vinh. Thật ra lúc mới ở nhà đi tôi
cũng có ý định sẽ mang lên hỏi hắn.
- Sao anh không chạy lên hỏi tôi? Vinh có vẻ khó chịu.
-
Tôi thấy nó vẽ đơn giản quá nhìn không đẹp đem lên làm phiền anh không đáng. Tôi nói.
- Sao lại phiền? Anh dở quá! Anh có biết là anh đã bỏ đi cơ hội sở hữu một bức
tranh quí không? Trong bức này theo như lời ông Thành chỉ có hai người chứ đúng
ra là nó có ba chị em ruột lận. Họ thường vẽ chung
với nhau. Ba chị
em nhà này có địa vị rất cao trong xã hội Trung Quốc rất am hiểu về hội họa lại
thích vẽ. Tranh của nó hiếm lắm, ít có trên thị trường, nên giá khá
đắt, có bức mắc hơn cả tranh của Trương đại Thiên là
chuyện bình thường. Nhìn tôi một chút như để nghỉ lấy hơi Vinh nói tiếp. ( Không biết hắn có nói quá
không…)
- Anh phải nhớ bài học này! Chơi tranh
nên hỏi những người mua bán vì những người này họ có nhiều cơ hội tiếp xúc với
các thể loại tranh. Đồng thời họ có điều kiện tiếp cận, va chạm thị trường, họ có
tầm nhìn rộng, có kinh nghiệm cho nên họ nhạy bén dễ nắm bắt giá trị và kinh tế
hơn mặc dầu tay nghề chuyên môn họ không thể nào bằng các hoạ sĩ. Còn các hoạ
sĩ thì ngược lại. Họ có tài năng. Nhưng thông thường họ hay mang nặng tính chủ
quan hoặc say mê một vài trường phái nào đó. Đúng sở thích! Họ ca ngợi tới tận mây
xanh còn không đúng ý! Họ chê có máy xúc đào lỗ chôn cũng
không kịp. Nhưng nói cho
cùng, khi bước vào lãnh vực mua bán hay sưu tập tranh cũ cổ nó là cả một vấn
đề không thể nói xuông. Muốn thẩm
định giá trị đích thực một tác phẩm mỹ thuật?
Không đơn giản chút nào. Nó đòi hỏi người chơi phải nắm bắt được những
yếu tố phức tạp
về chuyên môn lẫn kinh nghiệm
nghề nghiệp. Phải biết nhiều hiểu rộng. Dựa vào đó mà đánh giá, định mức xem nó
ở tầm cỡ nào để mà giải quyết. Nó khắt khe như vậy đó khi anh
muốn chọn nó làm lẽ sống cho mình. Tóm lại nếu thuần về chuyên môn thì đi hỏi
các họa sĩ. Còn nặng về thương trường thì không ai hơn
các nhà mua bán. Nếu có điều kiện thuận lợi thì hay nhất là nên tham khảo một
vài người cho chắc đừng có chủ quan, hấp tấp mà hỏng việc như chuyện vừa xảy ra.
Anh phải nhớ!
Vinh nói một hơi làm tôi suy
nghĩ tiếc ngốt người, thầm trách sự ngu ngốc của mình đã không chịu cầm lên hỏi hắn. Biết tìm nơi đâu
anh bạn có bức tranh kia bây giờ? Chuyện xảy ra đã hơn một tuần nay rồi. Mặc dầu là khách vãng lai nhưng chủ nhân đã dễ dãi
để lại cho tôi có thời gian hai ngày để thẩm định. Một bài học nhớ đời không khi nào quên. Tôi đành an ủi tại mình không có
duyên với nó mà thôi...
2 - TRÂU CỘT GHÉT TRÂU ĂN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét