Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

29 - CHUYỆN VỀ BỘ TRANH KHẮC GỖ NHẬT ( Ukiyo-e). ( Tiếp theo & hết )


CHUYỆN VỀ BỘ TRANH KHẮC GỖ NHẬT ( Ukiyo-e).  ( Tiếp theo &hết )



      Nói chung khi nghe câu chuyện của tôi ai cũng có ý là khuyên tôi khoan bán vội. Cứ chờ đợi một thời gian xem sao. Qua một vài lần sẽ đánh giá chính xác hơn. Không bị mắc cái tính “Dục tốc bất đạt ”.
      Tôi cũng rất phân vân về chuỵện này. Mọi lời khuyên không phải không bổ ích. Mọi điều phân tích của bạn bè tựu chung là mong cho mình được thu hoạch cao hơn. Mọi ý đều tốt cả. Bây giờ chuyện quyết định là ở mình. Hay nhờ rủi chịu. Chưa biết tính sao cho trọn vẹn. Bán thì chê ít! Không bán thì chả có tiền. Mà phải chờ trông vào tương lai chưa biết ra sao!
      Chuyện bán hay không làm tôi băn khoăn suốt cả ngày. Bán thì có Tám ngàn Đô Mỹ. Vị chi mười sáu cây vàng 9 tuổi 6. Mua được một căn nhà nho nhỏ trong hẻm. Với lại chuyện mình dzô mánh thì hai bên nội cũng như ngoại đều biết. Thế thì những người như mẹ, anh em ruột thịt nội ngoại, người nào cũng phải có tí chút làm quà cho vui. Chẳng thà không có thì thôi. Chứ cầm một vốc trong tay. Làm sao mà lơ đi được. Làm như thế chỉ có chơi với rắn. Vợ chồng chúng tôi thì lại không thích những chuyện như vậy. Đành bóp trán suy nghĩ.
      Suy nghĩ! Nghĩ suy! Trộn đi trộn lại. Rối như tơ vò. Cuối cùng trưa về nhà hai vợ chồng bàn bạc với nhau. Tôi đem những lời khuyên chí tình của bạn bè. Cùng những tính toán của tôi về quà cáp cũng như số tiền phải chi ra cho mọi sự. Số còn lại là số “ Không ”. Chả còn chút nào. Nhẵn thín! Cày tiếp. Thế thì… Hai vợ chồng tôi quyết định không bán nữa! Để đấy chờ thời! Coi như đánh một ván xì phé! Tố xả láng. Được thì ăn nhiều, không được thì ít nhất cũng bán được con số anh bạn người Nhật đã trả có mất gì đâu mà lo. Muốn thu hoạch cao phải có thời gian! Phải có đầu tư chứ! Khi đã có ý tưởng dằn lòng, tôi thấy tự tin hơn không bận bịu gì nữa, người thấy nhẹ nhõm hẳn ra như vừa trút đi một gánh nặng. Tôi thoải mái chờ tin của anh chàng Phương mà trong lòng không có một chút vướng bận gì. Chỉ tràn đầy niềm hy vọng vào tương lai sẽ làm cho cuộc sống của gia đình mình khá hơn. Vợ chồng bàn tính như vậy, mẹ tôi có nghe được và bà không đồng ý với cái lòng tham của chúng tôi. Bà cho rằng " Lộc bất khả hưởng tận! ". Trời cho mát mặt lúc nào hay lúc ấy! Coi chừng "Già néo đứt dây!". Kinh nghiệm sống, bà khuyên tôi như vậy. Nào có nghe cho. Có lẽ cũng tại số trời! Nào ai biết ngày mai!
      Lòng tham đã dẫn dắt tôi trở thành một người trơ trẽn, thất hứa. Tôi tính chuyện trả lại cái thư tay của anh chàng Nhật kia chứ giữ làm gì khi mình không bán cho người ta. Sau nghĩ như thế tôi đem đi photocopy một tấm giữ làm kỷ niệm. Tôi nghĩ nó cũng có lợi cho mình vể sau này. Mặc dầu chưa biết ra sao. Chỉ hy vọng như thế!
  

        - Ê! Anh bạn! Thằng cha người Nhật nó mới ghé tôi nè! Nó xin lỗi quá chừng vì sự thất hẹn của nó. Chàng Phương nhà ta vừa dựng xe vồn vã nói. Tôi chưa kịp có phản ứng gì Chàng nói tiếp.
       - Ông biết làm sao nó trễ hẹn không?
       - Biết thì nói làm con mẹ gì! Tôi nghĩ bụng.
       - Tay này làm việc trong Lãnh sự quán. Tối qua nó phải dự buổi chiêu đãi đến hơn mười giờ mới về nên không ra được. Sáng nay bận đi làm trưa nó tranh thủ ra gặp tôi để xin lỗi. Chiều nay nó lại bận công tác hẹn tôi nói với anh là đúng bảy giờ tối nay nó sẽ có mặt. Hắn nói chắc chắn như vậy. Phương vui vẻ nói một hơi. Không để cho tôi nói gì.
      - Bây giờ tôi không bán nữa!
      - Cái gì? Anh nói sao? Phương chưng hửng hỏi tôi.
      - Sao lại không bán nữa! Thế là sao? Tối hôm qua ông còn vác ra ngồi chờ nó. Ông hứa bán cho người ta giờ lại bảo thôi. Phương bực dọc hỏi dồn.
      - Tối hôm qua khác! Bây giờ khác! Tôi trơ trẽn trả lời. Nhưng trong lòng cảm thấy cò sự hổ thẹn đang dâng lên.
      - Ông làm sao thế? Mẹ kiếp! Thay đổi ý kiến gì mà kỳ cục vậy? Hứa cho đã rồi xù. Phương đỏ mặt bực dọc về thái độ của tôi. Không hiểu sự tức bực này vì sự thất hứa hay tai mất ăn. Chắc tại cả hai.
      - Bây giờ tôi thấy rẻ quá không muốn bán nữa. Anh cầm trả lại cái là thư này cho thằng cha Nhật đó dùm tôi. Vừa nói tôi vừa đưa là thư đã cầm sẵn trong tay chìa ra cho anh Phương.
      - Anh cầm ra mà đưa cho nó! Tôi không biết! Phương giận dỗi nói.
      - Nếu ông không bán thì tối nay ông ra trả lời trực tiếp cho nó. Rôi đưa lá thư cho nó luôn. Bán rồi lại không bán! Đồ cà chớn! Phương đổ quạu.
      - Ê! Ông nói ai cà chớn vậy? Bán hay không là quyền của tôi! Sao ông lại chửi tôi? Tôi cự lão Phương vì câu nói.
      - Nó đâu có đặt cọc cho tôi đâu mà tôi giữ cho nó! Nếu nó có đặt cọc giờ tôi không bán thì mới có lỗi. Đàng này không đặt cọc thì đâu có gì ràng buộc! Đúng chưa? Tôi không muốn làm buồn lòng anh Phương nên nhỏ nhẹ phân tích.
      - Thôi! Không nói nữa! Chiều nay ông ra mà trả lời cho nó. Bán hay không là tùy . Phương giận dỗi lấy xe ra về không một chút lưu luyến.
      - Cho tôi có lời xin lỗi! Tối hôm qua. Tôi cứ nghĩ là dự buổi chiêu đãi sau 19 giờ là xong. Không ngờ nó kéo dài đến hơn 22 giờ tôi kẹt nên thất hứa với các anh! Cho tôi xin lỗi một lần nữa. Anh Tôi thuyết minh lại cho tôi nghe lời nói của anh chàng Nhật Bản. Cũng may tiếng Anh của người anh ruột tôi khá lưu loát nên buổi nói chuyện cũng đỡ vất vả. Không như mấy bữa trước.
      Thông qua lời dịch của anh tôi. Anh chàng Nhật hiểu là tôi không muốn bán nữa. Chứ không phải vì sự sai hẹn của anh làm tôi buồn mà không bán. Hắn đâu có biết vì lòng tham của tôi. Trong suốt thơi gian nói chuyện anh chàng Nhật cứ xin lỗi vì sự sai hẹn. Mong tôi bỏ qua mà bán bộ tranh đó cho người bạn của mình. Anh bày tỏ là rất sợ người bạn hiểu lầm do sự sai hẹn của mình mà làm cho chuyện mua bán bị thất bại. Vì đã quyết tâm không bán nên tôi không chú ý gì đến những lời phân trần của anh ta.
      Cuối cùng anh cũng hiểu là sự việc không thể cứu vãn. Anh yêu cầu tôi viết cho anh một tờ giấy. Giải thích là tại sao không bán nữa. Để anh đem về làm bằng chứng là không mua được. Anh tôi viết cho hắn một lá thư ngắn gọn là không bán và không giải thích lý do tại sao. Với nét mặt không vui hắn từ giã ra về, không quên câu hẹn gặp lại.
      Thế là việc mua bán coi như kết thúc. Lòng tham đã khiến cho tôi giữ lại bộ tranh. Với ước mơ là sau này có cơ hội bán được giá cao hơn cho cuộc sống đỡ cơ cực. Tôi cũng chả hiểu là vào trường hợp như tôi mọi người sẽ xử trí ra sao! Thế thôi. Có phải là duyên và số hay không?
      Cuối cùng tôi muốn nói đôi điều với anh YOSHIHIRO IMAIZUMI có Gallery ở GINZA  6.8.3 CHUO. KU TOKYO. Mặc dù không bán cho anh bộ tranh nhưng với phong cách của anh cho đến giờ phút này trong lòng tôi vẫn còn lưu luyến. Có ấn tượng rất tốt đẹp về anh. Một người lịch lãm, hòa nhã và chân thật rất ít gặp trong giới mua bán đồ cổ. Sự việc xảy ra đã gần hai mươi năm. Nhưng mỗi khi có dịp cầm lên lá thư có chữ viết và tấm hình của anh trên tay. Tôi vẫn tưởng như mới xảy ra cách nay vài tháng. Một kỷ niệm. Vui hay buồn cũng là một nếp gấp trong cuộc đời, khó làm cho mình quên đi được.
                       

                                                                                            Saigon ngày 03 tháng 02 năm 2009


NHỮNG TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TRONG TẬP TRANH KHẮC GỖ ( UKIYO-E).
Xếp thứ tự xem từ phải qua trái.

01
KUNISADA  TOYOKUNI  III

Chân dung Họa Sĩ HIROSHIGE
24cm50 x 35cm50
02
SHARAKU
1794
Ông lão đọc thư
20cm00 x 29cm00
03
EISUI
1790
Cô gái lau đĩa
24cm50 x 35cm80
04
UTAMARO
1753-1806
Che dù dới mưa
24cm50 x 35cm80
05
SHUNCHO
1726-1793
Thiếu nữ và con mèo
17cm00 x 33cm90
06
UTAMARO
1753-1806
Thay áo
16cm80 x 34cm20
07
UTAMARO
1753-1806
Thắp nến
24cm50 x 36cm80
08
KURYUSAI
1770
Ba cô thiếu nữ đi dạo
24cm50 x 36cm80
09
TOYOKUNI
1769-1825
Chải tóc
24cm50 x 35cm50
10
YOSHITOSI

Cô gái ngoài hiên nhà
24cm60 x 35cm50
11
KIYONAGA
1725-1815
Sau khi tắm
24cm50 x 36cm80
12
EISEN
1790-1848
Thiếu nữ và cái gương
21cm30 x 31cm80
13
KUNISADA
1772-1810
Hiếu nữ và bến thuyền
19cm90 x 30cm00
14
EIZAN
1787-1867
Bên ngoài tửu điếm
20cm20 x 30cm30
15-16-17
UTAMARO
1753-1806
Sau lúc mò ngọc trai
21cm10 x 29cm60
18
KIYONAGA
1752-1815
Ba cô thay áo
20cm50 x 29cm20
19-20-21
UTAMARO
1753-1806
Thức dậy trong mùng
18cm50 x 27cm50
22
YOSHINOBU

Đọc thư dưới đèn
21cm00 x 27cm80
23
HIROSHIGE
1797-1858
Che dù tren thuyền
21cm30 x 28cm00
24
Chưa rõ tác giả

Dâng cây đàn
20cm50 x 28cm00
25
SHUNVEI

Cầu mưa
21cm00 x 29cm00
26
SHUNCHO
1790
Ba cô gặp mưa
19cm50 x 29cm00
27
TOYONOBU
1711-1785
Gió
21cm50 x 28cm70
28
SUKENOBU
1671-1751
Chài tóc
20cm80 x 28cm70
29
TOYOKUNI
1769-1825
Người bán hoa
20cm00 x 27cm80
30
HARANOBU
1725-1770
Nghe lén
21cm30 x 27cm60
31
KAIGETSUDO
1671-1743
Bới tóc
14cm00 x 30cm50
32
HOKUSAI
1760-1849
Soi gương
16cm20 x 34cm00
33
HARUSHIGE
1747-1818
Hai cô gái trong tửu quán
20cm50 x 29cm00
34
KIYOHIRO

Thổi sáo
21cm20 x 29cm00
35
TOYONOBU
1711-1785
Hai em bé chơi banh
16cm00 x 29cm00
36
MASANOBU  KITAO
1767-1816
Cái dù đen
21cm00 x 25cm00
37
MASANOBU  UKUMURA
1686-1764
Ngoài sàn nước
18cm00 x 27cm00
38
KIYOHIRO

Cắt móng chân
19cm00 x 27cm00
39
Chưa rõ tác giả

Hai con gà dưới dàn hoa
20cm00 x 29cm30

40
       -nt-

Bồ Tát
20cm00 x 28cm80
41
      -nt-

Đại sư
21cm50 x 29cm10
42
      -nt-

Đạt Ma sư tổ
20cm10 x 28cm80
43
      -nt-

Bồ Tát kim thân
20cm60 x 29cm00
44
      -nt-

Bồ Tát cỡi bò
16cm80 x 29cm00
45
      -nt-

Thần Tài
18cm70 x 29cm00
46     
      -nt-

Chim Hạc vờn sóng
15cm50 x 29cm00
47
      -nt-

Trúc Hạc
14cm70 x 29cm00
48
HIROSHIGE
1797-1858
Phong cảnh
23cm20 x 35cm40
49
HIROSHIGE
1797-1858
Chiếc đèn lồng
24cm20 x 35cm40
50
HIROSHIGE
1797-1858
Chồn chuyền lửa
24cm00 x 35cm00
51
HOKUSAI
1760-1849
Say rựu
22cm00 x 34cm00
52
Có tên chưa rõ

Ba cô gái
21cm20 x 34cm30
53
SHIGENAGA
1695-1756
Thiền sư cõng thiếu nữ
17cm40 x 34cm30
54
EIRI
1790
Đốt đèn
18cm20 x 27cm00
55
UTAMARO
1753 -1806
Thổi lửa
17cm20 x 27cm00
56
EIZAN
1787-1867
Hai mẹ con và mèo
19cm50 x 29cm00
57
EISHI
1756-1829
Ba cô và người hầu
18cm90 x 29cm00
58-59-60
UTAMARO
1753-1806
Các cô gái lặn mò ngọc trai
21cm30 x 26cm80
61
HOKUSAI
1760-1849
Những người làm muối
22cm30 x 29cm00
62
Chưa rõ tác giả 

Hai mẹ con
22cm30 x 34cm50
63
Có tên chưa rõ

Trong tửu quán
18cm70 x 31cm20
64
Có tên chưa rõ

36 ca tiên
21cm00 x 25cm00
65
UTAMARO
1753-1806
Xâm mình
20cm30 x25cm00
66
KUNIYOSHI
1787-1861
Giết quái thú
21cm30 x 29cm00
67
Có tên chưa rõ

Quái nhân và mỹ nữ
24cm00 x 29cm00
68
Chưa rõ

Phong cảnh
23cm30 x 28cm50
69
Chưa rõ

Đào uyên Minh
23cm70 x 28cm00
70
KUNIYOSHI
1787-1861
Thiền sư dưới mưa tuyết.[1830]
24cm50 x 36cm50
71
HIROSHIGE
1797-1858
Mùa đông viếng chùa
24cm50 x 36cm50
72
Có tên chưa rõ

Thất hiền
24cm20 x 36cm50
73
KUNIYOSHI
1787-1861
Câu cá bên bờ biển
24cm50 x 36cm50
74
Có tên chưa rõ

Thuyền về bến
22cm40 x 35cm10
75
HIROSHIGE
1797-1858
Rừng đào dưới trăng
23cm50 x 35cm

Xem hình ảnh trong:  CAUMINHNGOC VÀ BỘ SƯU TẬP TRANH / UKIYO-E.  BỘ TRANH KHẮC GỖ NHẬT CỦA TÔI.


Một trang trong cuốn “ Arts of Asia./ May-June 1983 ”.  Có đăng tin về việc bán đấu giá một tấm tranh khắc gỗ của Sharaku thuộc Lot 1006. Bán được 70.000USD.


     Bên ngoài bộ tranh khắc gỗ Nhật.

HẾT.