Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

HỌA SĨ TẠ TỴ VÀ TÁC PHẨM “ RÁNG TRỜI ĐỎ ” ?

      
                                      " RÁNG TRỜI ĐỎ ".


Hình 01. Tạ Tỵ. Ráng trời đỏ. Sơn dầu trên carton. Kích thước: 50.5cm x 66.5cm. Năm vẽ: 1959 - 1961.    
( Xin lưu ý. " Ráng trời đỏ " được người viết dựa vào nội dung màu sắc trong tranh để đặt tên. Không phải do họa sĩ Tạ Tỵ thích danh ). 

HS. Tạ Tỵ. Phong cảnh. Sơn dầu. Vẽ năm 1941. Kích thước: 32cm x 44cm. 
Sưu tập của ông Nguyễn văn Lâm. Hà Nội. Tác phẩm " Ráng trời đỏ " rất gần gũi với tác phẩm này.
  

       Tác phẩm nêu trên không thấy chữ ký tác giả và tên họa phẩm. Nhưng người bán khẳng định với tôi. Đây là tác phẩm của Tạ Tỵ, vẽ theo trường phái Dã thú (1). Mặc dù nghe được như vậy nhưng cũng cần phải đặt lại vấn đề thử xem sự việc có đúng với lời người bán nói không? Ta hãy thử đem phân tích, mổ xẻ bức tranh “ Ráng trời đỏ  ” ở các bình diện. Màu sắc, hình thể và trường phái cũng như hoàn cảnh ra đời một cách cụ thể xem có đúng là của Tạ Tỵ sáng tác không hay do một họa sĩ nào khác cùng thời vẽ mà đem áp đặt cho Tạ Tỵ?

Hình 02. Lời tựa cho cuốn cataloge triển lãm tranh năm 1951 của họa sĩ Tạ Tỵ. 


A - BUỒI SÁNG HAY CHIỀU VÀ NỘI DUNG TÁC PHẨM :

        a/.   Tác phẩm này tác giả muốn nói đến buổi sang hay chiều?  
          Bầu trời với ráng đỏ trong tranh rất khó có thể nói cho rõ là bình minh hay buổi chiều nếu không có thêm một chủ thể nào đó bổ sung để phân định. Ráng trời là hiện tượng tán xạ của thiên nhiên thường xảy ra khi bầu khí quyển có sự thay đổi, có thể đơn hoặc đa sắc. Ở trong tác phẩm này chủ thể là con người dưới bầu trời đỏ rực, vừa mới rời khỏi căn nhà ra đi với hành trang trên vai trong tư thế bước tới,. Chính hình ảnh " bước tới " này giúp cho ta hiểu được tâm ý của tác giả muốn nói đến buổi sáng (sự ra đi). Nếu muốn nói đến buổi chiều, phải là hình ảnh con người có dáng vẻ đi hướng về căn nhà thì hợp tình và hợp lý hơn (quay về)
      
b/. Nội dung tác phẩm. 
       " Ráng trời đỏ rực đổ ập xuống vùng làng quê thanh bình, heo hút vắng lặng. Dải đất xa xa là vệt dài như giải lụa nâu thẫm vắt ngang đường chân trời nơi tầm nhìn mút mắt, nằm cặp dài theo giòng sông, nối với những bờ đất, thửa ruộng sũng nước ửng sáng lên màu xanh tươi mát, bắt nhịp với những tàng cây đen kít đang nghiêng ngả theo chiều gió lộng. Vạn vật cùng đua nhau cựa mình thức dậy đón chào một ngày mới đang vươn mình lan tỏa khắp nơi, dậy sáng cả chân trời thả những vệt nắng ấm áp, rực rỡ trên từng mái nhà mảnh đất, rắc nhẹ trên con đường làng đất đỏ. Nơi có một con người đơn độc cũng tất bật, đang lặng lẽ rời khỏi mái ấm từ lúc trời vừa rạng sáng, mạnh dạn bước tới cùng hành trang trĩu nặng trên vai, không quản ngại trước mọi gian nan thử thách, đi tìm sự hòa nhập vào nhịp sống xã hội, mưu cầu xây dựng một tương lai tốt đẹp đang rộng mở phía trước ". 
         
       Đứng trước tác phẩm này là sắc đỏ hực của buổi bình minh. Một màu nóng trải rộng trên toàn thể mặt phẳng bức tranh, kết hợp với vạn vật đang chuyển động ngoài thiên nhiên. Toàn cảnh như thể báo hiệu bắt đầu một ngày mới đầy náo nhiệt, ganh đua của muôn loài trong môi trường sống thường nhật chứ không hẳn chỉ có con người.... Nơi tác phẩm này cho thấy tác giả đã xoá đi " cái tĩnh " của mặt phẳng carton bằng ngôn ngữ hội họa sinh động. Những phạm trù nguyên sắc tương phản, kết hợp với đường nét cứng mạnh, thô đậm cách điệu hình thái hiển nhiên của sự vật. Mọi thứ đã hòa nhập với nhau mang đến " cái động " ảo thị mạnh mẽ đầy xúc cảm. Từ ánh sáng, bóng nắng, hàng cây, giòng sông, bờ đất và con người ..v.v...tất cả đều như đang trong trạng thái vận động cộng hưởng với nhau. Một " cái động " tích cực vận hành theo qui luật chuyển dịch của vũ trụ dưới bầu trời rực nắng bình minh ngày mới. Bức tranh đã thể hiện được sự hòa nhịp cộng sinh giữa con người và thiên nhiên rất tuyệt. Tác phẩm đã tạo được sức cuốn hút thật mạnh mẽ cũng như làm cho người thưởng ngoạn thấy được " cái động ảo thị " nằm trong " cái tĩnh " của nghệ thuật hội họa thật tuyệt vời.
    Có phải chăng Tạ Tỵ đã vay mượn ngôn ngữ hội họa để nói lên hoàn cảnh của mình. Vì sự biến động của xã hội mà ông phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn tìm đến một phương trời xa khác để mưu sinh? Chắc hẳn là chỉ có màu sắc và đường nét nơi phái Dã thú mới đủ sức chuyển tải được ý tưởng sục sôi, manh mẽ này nên ông đã chọn nó để thể hiện cho tác phẩm của mình.            
                        
                         
                            B - XÉT VỀ SỰ TRÙNG LẮP VỚI TÁC GIẢ NÀO KHÁC? 

       Xét về chuyện bức tranh " Ráng trời đỏ " này có phải của Tạ Tỵ hay là do một họa sĩ nào đó trong làng hội họa Việt Nam vẽ?
       Với hoàn cảnh ra đời của " Ráng trời đỏ " nằm trong khoảng thời gian những năm 1945 đến 1965 nên ta cũng chỉ cần lưu tâm đến các họa sĩ có vẽ tranh phong cảnh nằm trong giai đoạn này mà thôi. Và nếu quan sát kỹ bức tranh " Ráng trời đỏ ". Với phong cách này nó có vẻ gần gũi với một số họa sĩ di cư từ miền Bắc vào như Tạ Tỵ, Thái Tuấn, Duy Thanh và Ngọc Dũng thực hiện hơn là do các họa sĩ ở miền Nam vẽ. Nhưng việc này rất cần phải làm cho rõ ràng bằng cách là đem so sánh nó với số họa sĩ độc lập từng sinh hoạt trong làng hội họa ở Miền Nam và các họa sĩ xuất thân trường Mỹ thuật Gia Định vào những năm 1955 đến 1965 xem sao.


              a - So với một số họa sĩ ở Miền Nam và trường Mỹ thuật Gia Định về vẽ phong cảnh ở giai đoạn 1945 - 1965.
     Về phía các họa sĩ vẽ phong cảnh sống tại mảnh đất màu mỡ miền Nam thì đa phần họ vẫn còn giữ theo những khuôn phép của trường Gia Định. Cũng như chịu ảnh hưởng bởi nếp suy nghĩ cố hữu cùng quan niệm về thưởng ngoạn của xã hội vẫn còn bị bó trong nếp gấp chúc phúc, yên lành, sung túc có hậu, nên cách thể hiện trong các tác phẩm đều có những nội dung ná ná với nhau qua những hình ảnh. Sông nước hữu tình, đồng ruộng phì nhiêu bát ngát, yên ả thanh bình, thông qua những đường nét cùng màu sắc nhẹ nhàng mượt mà, dịu dàng mềm mại,. Một sự đơn giản, nhàn nhã, hiền hòa cũng là bản tính đặc trưng con người vùng miền. Nên tác phẩm " Ráng trời đỏ " này khó mà mà cho rằng do họa sĩ trường Gia Định vẽ bởi tính cách trái ngược nhau hoàn toàn như vậy. Cũng như chưa tìm thấy được sự trùng lắp giữa tác phẩm " Ráng trời đỏ " này với phong cách của một họa sĩ độc lập nào đã thành danh trong lãnh vực mỹ thuật ở miền Nam. Cụ thể ở vào giai đoạn khoảng 10 năm từ năm 1955 đến 1965. Có thể nói. Đây là thời kỳ bản lề, Giai đoạn mà các họa sĩ VN được tiếp cận, trải nghiệm với nhiều nguồn nghệ thuật nước ngoài qua tư liệu hay thực tế đã bắt đầu có sự đồi mới từ bỏ những tư duy khuôn mẫu trường lớp và sự trì trệ, bảo thủ của xã hội đi tìm sự mới lạ, phát huy tính năng cá thể, giao lưu hòa nhập với thế giới chung quanh.
     Dưới đây là một số tác phẩm vẽ phong cảnh của những họa sĩ sống ở miền Nam và trường mỹ thuật Gia Định phần nào nói lên phong thái của giai đoạn 1955 đến 1965.


Hình 03 - Họa sĩ Minh? Mưa rào. Sơn dầu trên bố. Kích thước: 50cm x 110cm.


 

Hình 05 - Họa sĩ Lâm Kim. Phong cảnh. Sơn dầu trên bố. Kích thước: 60cm x 80cm.


Hình 06 - Họa sĩ Nguyễn Đắc. Mùa gặt. Sơn dầu trên bố. Kích thước: 43cm x 63cm.


Hình 07 - Họa sĩ Nguyễn Lâm. Bến thuyền. Sơn dầu trên bố. Kích thước: 60cm x 80cm.


Hình 08 - Họa sĩ Lê Thy. Đình làng. Sơn mài trên gỗ mít. Kích thước: 60cm x 90cm. Năm 1950.


Hình 09 - Họa sĩ Thuận Hồ. Phong cảnh. Sơn dầu trên carton. Kích thước: 54cm x 73cm. Năm 1960.


    Hình 10 - Họa sĩ Nguyễn thúy Liễu. Phía sau Đền Kỷ Niệm ở Thảo cầm viên Saigon. Màu nước trên giấy. Kích thước: 49cm x 65cm. Năm 1964

Hình 11- Họa sĩ Văn Đoán. Cây đa bên sông. Sơn dầu trên bố. Kích thước: 60cm x 80cm.


Hình 12- Họa sĩ Vũ Huỳnh. Bên sông. Sơn dầu/nền bố sần sùi. Kích thước: 50cm x 110cm.


        Hình 13- Họa sĩ Nguyễn trí Minh. Phong cảnh. Sơn dầu trên bố. Kích thước:  32cm x 120cm.



               Hình 14- Họa sĩ Tú Duyên. Phong cảnh. Thủ ấn họa. Kích thước:  29.5cm x 61cm.



    Hình 15- Họa sĩ Ngô viết Thụ. Ngõ trúc. Sơn dầu trên bố. Kích thước:  74cm x 93cm. Năm 1965.



Hình 16- Họa sĩ Hà cẩm Tâm. Phong cảnh. Sơn dầu trên bố. Kích thước: 40cm x 80cm.


Hình 17- Họa sĩ Nguyễn văn Ngôn. Lăng Khải Định. Sơn dầu trên carton. Kích thước: 45cm x 55cm. Năm 1962.

Hình 18. Họa sĩ Võ doãn Giáp. Phong cảnh. Sơn dầu trên carton. Kích thước 30cm x 49cm.


Hình 19. Họa sĩ Lê Trung. Phong cảnh. Sơn dầu trên bố. Kích thước 50cm x 64cm.


b - So với một vài họa sĩ di cư từ miền Bắc vào Nam.
     So với một vài họa sĩ di cư từ miền Bắc vào Nam, thường xuyên có những hoạt động rất tích cực trong phạm trù nghệ thuật và hội họa tại Saigon từ giữa thập niên 50 trở về sau như: Thái Tuấn, Ngọc Dũng, Duy Thanh và Tạ Tỵ. Bốn ngôi đặc biệt trong vòm trời hội họa Miền Nam của thời buổi ban đầu.


- Với Họa sĩ Thái Tuấn.


Hình 20. Thái Tuấn.      (Nguồn. google ).
                                                                                                                                                                                
  Hình 21.Thái Tuấn,( Nghệ thuật VN hiện đại. 1962).         Hình 22.     (Nguồn. google).                                                                                
       Xét về mặt hình họa cùng màu sắc của họa sĩ Thái Tuấn rất khó tìm thấy điểm tương đồng với bức tranh " Ráng trời đỏ " nên ta mạnh dạn loại bỏ ngay họa sĩ Thái Tuấn.
     Còn lại hai người: Duy Thanh, Ngọc Dũng.
    

 - Với Họa sĩ Ngọc Dũng:

                               
            Hình 23 & 24  Ngọc Dũng.    ( Nguồn. Nghệ thuật Việt Nam Hiện Đại 1962 ).

Hình 25. Ngọc Dũng. vẽ trên nền sơn sần sùi     ( Nguồn. google ).

         Họa sĩ Ngọc Dũng đa phần vẽ chân dung ( có đôi mắt xanh, cổ dài... ) và tĩnh vật, ít vẽ phong cảnh thiên nhiên. Về màu cũng như hình thể khác xa với những gì nhìn thấy trong " Ráng trời đỏ ". Cho nên họa sĩ Ngọc Dũng cũng được loại bỏ.
         


     - Với Họa sĩ Duy Thanh:

                                  
                     Hình 26. Duy Thanh. Phong cảnh. ( Nguồn. Nghệ thuật Việt Nam hiện Đại 1962 ).


                               
                    Hình 27 . Duy Thanh. Phố vắng.  ( Nguồn. Nghệ thuật Việt Nam hiện Đại 1962 ).

                              Hình 28. Duy Thanh. Thiếu nữ áo vàng. (Nguổn. dutule.com).


  
      Hình 29.  Duy Thanh. Thung lũng hồng. Sơn dầu/nền bố sần sùi. Kích thước 80cm x 100cm. Vẽ năm 1961.

      Xét về màu sắc mà Duy Thanh thường sử dụng trong tranh của ông, gặp phải chuyện hơi khó khăn bởi vì tư liệu về ông vào đầu thập niên 60 quá ít nên chưa thể nói như thế nào cho chuẩn. Nhưng nếu xét riêng về vẽ phong cảnh thì đa phần Duy Thanh thường vẽ ngoại cảnh phố, thiên nhiên vắng vẻ, mặc dầu được thể hiện qua những đường nét chắc khỏe, cứng khô. Hầu như đều ở trong trạng thái tĩnh và ít thấy vẽ người trong tác phẩm.  Đem so với " Ráng trời đỏ " thì cũng có đôi điểm gần gũi nho nhỏ về đường nét. Nhưng xét về ý tưởng gởi gắm và phong cách, bút pháp truyền tải trong tác phẩm thì chưa tìm thấy được những điều khả dĩ. Nhất là ở trạng thái tĩnh và động. Điều này đã giúp ta loại bỏ luôn cả họa sĩ Duy Thanh.
      Như vậy! So với ba họa sĩ Thái Tuấn, Duy Thanh và Ngọc Dũng. Tranh của họ đều có phong cách riêng khác biệt hoàn toàn với phong cách trong bức " Ráng trời đỏ " nên việc phân định xem là của ai trong ba họa sĩ này cũng được loại bỏ hoàn toàn. Chỉ còn duy nhất Tạ Tỵ. Ta thử đào sâu, phân tích xem có gì tương quan hay dính dáng đến Tạ Tỵ không?
       Đặc điểm: Trong một số tác phẩm của Duy Thanh, Ngọc Dũng ở giai đoạn đầu trong miền Nam. Ta thường thấy dưới lớp sơn vẽ là một mặt phông nền được tác giả đắp sơn khô, tạo sự gồ ghề không đều trên toàn bộ diện tích mặt tranh.


                C - TÌM SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỚI TRANH CỦA HS. TẠ TỴ.

                    01 – Hình họa.
     Dựa vào những hình họa mang tính đặc thù về người và cảnh vật trong một tác phẩm " Xây dựng mới " của Tạ Tỵ ở giữa thập niên 50 ta có được đem so với tác phẩm “ Ráng trời đỏ ” để suy tìm sự tương đồng chuẩn xác về hình họa và màu sắc giữa hai tác phẩm. Để tìm câu trả lời chuẩn xác.


                Hình 30 -  Tạ Tỵ. " Xây dựng mới ". 36cm x 100cm. Năm vẽ 1958. Khung gốc theo tranh
                                          (Nguồn: Bộ sưu tập của ông Vũ Đình Hải)


Hình 31.   Tạ Tỵ. “ Ráng trời đỏ ”. Vẽ trên nền sơn sần sùi. 

     Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
-  Cái tính động trong tác phẩm.
-  Dáng người to khỏe có cái đầu nhỏ đội nón lá hình tam giác.
-  Thân người giữa áo và quần luôn luôn được cắt đôi ở phần hông bởi một đường ngang thẳng. 
-  Từng mảnh màu nguyên chất được sắp xếp từng vùng, đan chen phân định những địa hình, cảnh vật  rất rõ ràng dứt khoát, không có vờn màu, chồng lấn qua lại. (2) 
     Một sự gần gũi chưa hẳn hoàn toàn, nhưng trên bình diện kiểu thức đặc thù về cách tạo dáng con người và cách bố cục cho những mảng màu đan chen, phân định từng vùng để mô tả cảnh vật như đã nêu trên. Tất cả cho thấy có sự giống nhau khó mà chối cãi.
     Sự biểu thị hình thể tổng quan của tác phẩm " Xây dựng " là dùng góc cạnh lập phương ngang bằng sổ thẳng để dàn trải.
     Còn " Ráng trời đỏ " thì dùng đường nét to khỏe và đậm để mô tả sự vật. Đó chính là sự khác biệt giữa hai trường phái Lập thể và Dã thú. Mặc dù là như thế nhưng tựu chung hai tác phẩm vẫn có cùng một tâm ý và phong cách của từ một người mà ra. Đó là họa sĩ Tạ Tỵ. Và ở tác phẩm này dưới lớp sơn vẽ ta cũng nhận thấy mặt tranh được tác giả đắp một lớp sơn dày gồ ghề, lổi lõm toàn diện tích mặt tác phẩm. Một điểm tương đồng của ba họa sĩ cùng nhóm: Tạ Tỵ, Duy Thanh, Ngọc Dũng.
            
                      02 – Màu sắc của họa sĩ Tạ Tỵ thường sử dụng.

Hình 32 -  Tác phẩm “ Mấy phụ nữ ngồi quanh đống lửa “. (sơn dầu trên bố, 54x74cm, 1957) của Tạ Tỵ (1921-2004) từng được rao bán với giá khởi điểm 7.000 euro nhưng không có người Việt lộ danh tính nào mua. Xét về lịch sử hội họa Việt Nam, tác phẩm này rất quan trọng, là một trong những chứng cứ cho thấy kỹ thuật trừu tượng đã được sử dụng vào cuối thập niên 1950.                          (mythuathaiphong.blogspot.com)

Hình 32bis. Hai tác phẩm:“ Mấy phụ nữ ngồi quanh đống lửa “ và " Ráng trời đỏ " của Tạ Tỵ.
 
    So sánh bảng màu giữa hai tác phẩm:“ Mấy phụ nữ ngồi quanh đống lửa “ và " Ráng trời đỏ " của Tạ Tỵ. Cho thấy có sự đồng điệu về màu sắc rất rõ ràng. Một nét đặc thù về màu sắc chỉ có được từ cùng một tâm hồn. Đó là Tạ Tỵ. Từ trong hai tác phẩm trên. Các họ màu xanh; màu đỏ; màu trắng...v..v... mặc dù có sự hòa quyện giữa các sắc độ trong khi vẽ nhưng nó vẫn không thể mất đi được cái tính cá biệt vốn dĩ đã ẩn chứa trong tâm thức của ông. Do đó cho dù ở bất cứ giai đoạn nào, tranh của Tạ Tỵ vẫn luôn bộc lộ được đầy đủ cái bản sắc cơ bản về màu sắc cá biệt của ông là vậy 



Hình 33. Màu sắc trong tranh Tạ Tỵ. (Nguồn: Vũ đình Hải).

Và hình họa trong bức Ráng trời đỏ cũng cho thấy có sự tương đồng rất rõ nét với hình họa trong bức Xây dựng mới của Tạ Tỵ năm 1958.



Hình 34.   Màu sắc trong tranh Tạ Tỵ.     ( Nguồn Google ).

Hình 35. Màu sắc trong tranh Tạ Tỵ và cách ông sử dụng màu trắng để nhấn mạnh.( Nguồn Google ).


Hình 36. Màu sắc trong tranh Tạ Tỵ và cách ông sử dụng màu trắng để nhấn mạnh.( Nguồn Google ).



                                     
                 Hình 37.   Màu sắc trong tác phẩm " Ráng trời đỏ " và cách ông sử dụng màu trắng.

    Trong tác phầm “ Ráng trời đỏ ” này màu đỏ là chủ đạo kế đến đen, xanh, trắng và vàng…v.v…Các màu phân lập từng mảng lớn đơn giản có sắc đậm, lấy thẳng từ tuýp màu không pha trộn. Toàn bộ mặt tranh bị quét phủ lên lớp dầu bóng bảo vệ khá dày khiến cho màu sắc tổng thể bị xậm xuống làm giảm đi sắc độ rực rỡ ban đầu một cách đáng tiếc nhưng ta vẫn dễ dàng nhận diện rất rõ được các màu: Đỏ-đen; Xanh-nâu xậm; cam-xanh..v..v.. được bố trí gần nhau tạo sự tương phản. Màu trắng như là điểm sáng, gắn kết thúc đẩy sự giao thoa giữa các mảng màu. Cái lõi tạo nên sự chuyển động tích cực của nhãn quan, lan tỏa trong tác phẩm. Có thể nói là ông dùng màu trắng rất tinh tế, nó vừa là điểm nhấn nổi bật, vừa góp phần làm giảm bớt đi cái hừng hực của màu nóng, phá bớt đi sắc xậm nặng nề của màu đỏ và đen trong tranh. Nhờ vậy mà bức tranh sáng lên trở nên ấm áp không bị ảm đạm. Một cách dùng màu rất cứng cỏi và linh hoạt rất có giá trị nghệ thuật.

             Hình 37bis. Trích đoạn " Lời tựa " trong cuốn cataloge triển lãm tranh năm 1954 của Tạ Tỵ.
    
      Như vậy với những gam màu trong “ Ráng trời đỏ ” này được đem so sánh với những gam màu trong các tác phẩm khác của Tạ Tỵ, ta thấy có nhiều điểm giống nhau. Nhất là cách ông hay dùng một phần màu trắng nhấn nhá để tạo hiệu ứng với bảng màu tổng thể trong các tác phẩm. Có thể nói là màu trắng trong tranh của Tạ Tỵ là một ngôn ngữ rất cá biệt được bố trí ở những vị trí rất tinh tế. Điểm sáng làm nổi bật chủ thể. Một màu luôn hiện diện, không thể thiếu vắng trong những tác phẩm của ông.
     Không còn băn khoăn nghi ngờ gì về chuyện tác phẩm này có đúng của Tạ Tỵ hay không. Mà phải khẳng định: “Ráng trời đỏ ” là của Tạ Tỵ vẽ chứ không của ai khác.


                  D - HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM "RÁNG TỜI ĐỎ".

        Vì tác giả không ký tên và đề năm hoàn thành nên ta phải xét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Ráng trời đỏ ” đã ra đời trong giai đoạn nào, có phù hợp với tiến trình hoạt động của Tạ Tỵ? Ta thử đào sâu tìm hiểu vào các phương diện: Hoàn cảnh ra đời, phụ kiện và chất liệu của tác phẩm và phần thích danh xem sao?.  

a/- Hoàn cảnh ra đời.
       Tạ Tỵ tốt nghiệp Mỹ thuật Đông Dương ở bộ môn sơn mài vào năm 1943. (3) Sau khi ra trường ông rất tích cực trong hoạt động trong lãnh vực nghệ thuật. Dựa vào các tác phẩm và năm ghi trong từng tác phẩm. Những nhà nghiên cứu và phê bình đã cho rằng Tạ Tỵ đã đi theo trường phái lập thể cho đến năm 1960 mới chuyển qua trừu tượng. Nhưng trong cuốn triển lãm của ông năm 1951 đã có trưng bày hai bức sơn mài và một bức tranh trừu tượng vẽ bằng sơn dầu. Như vậy từ năm 1951 Tạ Tỵ đã từng vẽ tranh trừu tượng rồi chứ không phải mãi đến năm 1960 mới bắt đầu. Với ý tưởng cứ mỗi 05 năm lại tổ chức một cuộc triển lãm cá nhân. Muốn thực hiện được là cả một quá trình dài hơi…Phải có sự chuẩn bị đầu tư sức người và vật chất. Lề lối làm việc phải tích cực và liên tục! Làm sao tích lũy được số lượng tác phẩm như ý mà không bị rập khuôn? Chính những điều này buộc ông không thể khư khư theo sở trường và ý thích bấy lâu mà phải có sự canh tân, bay nhảy, gạt bỏ đi cái cố hữu bấy lâu hình thành như một nếp gấp trong tư tưởng, lăn xả vào nhiều lãnh vực để mưu tìm sự đa dạng, sự khác biệt, mới lạ đưa vào tác phẩm. Có thế mới mong đáp ứng được nhu cầu của người thưởng lãm và những cặp mắt soi mói nghề nghiệp của giới phê bình nghệ thuật. Những điều trăn trở này được minh chứng bằng những tác phẩm đã trưng bày ở 03 cuộc triển lãm của ông vào những năm: 1951 tại Hanoi. Năm1956 và 1961 tại Saigon.( Tất cả 180 tác phẩm cho 03 kỳ)…Trong những lãnh vực ông đi qua như : Sơn mài, điêu khắc, gốm, đồ họa, hí họa và sơn dầu. Thì sơn dầu là mảng ông đeo đuổi thường xuyên nhất. Có lẽ khi thực hiện một tác phẩm sơn dầu việc chuẩn bị không quá phức tạp khó khăn như những bộ môn khác. Một phần là do chất liệu sơn dầu có nhiều điểm ưu việt khi sáng tác. Như không bị hạn chế bởi phần kỹ thuật, không có sự cản trở hay gián đoạn sự hứng khởi lúc cao trào sáng tác. Ai cũng thấy rõ sơn dầu hơn những bộ môn khác về nhiều mặt ứng dụng.
     Có thể nói từ khi Tạ Tỵ gia nhập quân đội. Mảnh đất này đã giúp ông có được rất nhiều điều thuận lợi hỗ trợ cho công việc, về thời gian, về vật tư, chất liệu cần yếu sử dụng để hoàn thành tác phẩm. Còn chuyện từ Lập thể qua Dã thú hay qua Trừu tượng. Sự chuyển biến về mặt chuyên môn cùng màu sắc không có gì là phức tạp đối với người có tay nghề cứng cỏi. Với tài năng và sự thông tuệ thì Tạ Tỵ chắc hẳn là giải quyết việc này không lấy gì làm khó…

b/- Vấn đề không thấy Tạ Tỵ thích danh vào tác phẩm.
           Chỉ có tiếc một điều là đôi khi có những tác phẩm nằm trong những bộ môn ông đi qua nhưng không thích danh vào tác phẩm. Điều này tạo nên sự khó khăn, hoang mang cho những người sưu tầm, ái ngại về vấn đề thật giả trong xã hội…Nếu những nét đặc thù xuất hiện nhiều trên tác phẩm, còn có cơ hội dễ nhận dạng. Nếu rơi vào trường hợp tác giả thể hiện ở những trường phái lạ không có nhiều nét đặc thù, chỉ có một số ít để dựa vào đó mà nhận dạng, việc này dễ dẫn đến sự nghi vấn, trăn trở….Nếu có chứng minh được cũng chưa mấy an tâm…( 4 )( Chỉ nói riêng phần giám định tại Việt Nam đến thời điểm hiện nay 2014 mà thôi. Các nước ngoài họ có đủ mọi phương tiện hiện đại để làm chuyện này ).

c/- Phụ kiện. 
      * Xét về Khung tranh.
      Dựa theo tác phẩm của HS. Nguyễn văn Ngôn có ghi năm vẽ là 1959 và họa sĩ Lương văn Tỷ vẽ ghi năm 1960. Ta có hai bộ khung mang cùng một kiểu dáng của thời điểm năm 1959 - 60. Rất cụ thể lấy làm chuẩn. Với hình thức, khung ngoài được chạy chỉ viền lồi, khoét lõm, chia làm nhiều nấc vát chếch lên, có đường chéo khoảng 05.5cm, được phủ lớp véc-ni màu gỗ hoặc vỗ lớp thạch cao và tiếp vào trong là một miếng nẹp gỗ, mặt bản cỡ 04.5cm sơn màu trắng chạy viền chu vi bức tranh.( Xem hình.19&19bis và 20 ).



  
Hình 38. Khung nguyên gốc của tác phẩm “ Thuyền ”. Do họa sĩ Nguyễn văn Ngôn vẽ năm 1959.
Hình 38bis. Chi tiết một góc khung tranh của năm 1959...



  
Hình 39. Khung tranh của tác phẩm tĩnh vật. Lương văn Tỷ vẽ năm 1960. Sơn dầu/nền bố sần sùi.
Hình 39bis. Chi tiết một góc khung của năm 1960.



Hình 40. Khung gỗ nguyên gốc của tác phẩm “ Ráng trời đỏ ”. Cho thấy có cùng một kiểu dáng với khung gỗ của những năm 1959 -1960.

Hình 40a. Khung gốc theo tranh của Tạ Tỵ. Năm 1958.

           Đem hai khung tranh trên các tác phẩm “ Thuyền ” năm 1959 của Nguyễn văn Ngôn, và " Tĩnh vật " năm 1960 của Lương văn Tỷ, so sánh với bức “ Ráng trời đỏ ”. Nhìn chung vào thấy ba bộ khung nguyên thủy theo tranh đều được làm bằng gỗ có vét rãnh tạo dáng khung rất nghiêm cẩn và có cùng một kiểu dáng, chỉ khác khung ngoài của “ Thuyền ” đánh vẹc-ni, của " Tĩnh vật" phần ngoài có vỗ thêm thạch cao và “ Ráng trời đỏ ” thì sơn trắng. Ngoài những dị biệt đó ra mọi chi tiết về mộc đều giống nhau. Chứng tỏ là sự tạo dáng của khung cùng ở chung thời điểm những năm cuối thập niên 50 qua đầu thập niên 60 trong thế kỷ 20.
      Với dữ kiện cụ thể như thế. Nhưng ta vẫn không thể đoan chắc là tác phẩm “ Ráng trời đỏ ” được thực hiện ở những năm 1959-1960. Sau khi Tạ Tỵ di cư vào Saigon. Vì khung chỉ là phụ kiện đi theo bức tranh, nó có thể gắn vào bất cứ thời khắc nào sau khi tác phẩm ra đời... Khung tranh chỉ là yếu tố để truy xét từ đó trở về trước mà thôi. Do vậy với cái khung của những năm 1959 -1960. được gắn trên bức "Ráng trời đỏ" sẽ dẫn đến hai trường hợp.
- Bức tranh phải có trước năm 1959. Hoặc cùng thời. Không thể có sau cái khung.
- Bức tranh có trước, sau đó vào một dịp nào đó người ta mới gắn khung năm 1959 vào. Vì vây không thể căn cứ vào cái khung để quyết đoán năm sinh của tác phẩm.
    
      * Xét về chất liệu cấu thành tác phẩm
        i - Vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Đây là một yếu tố quan trọng dựa vào để định tuổi tác phẩm. 
        Tác phẩm có vẻ như được vẽ chồng lên một bức tranh cũ đã bỏ đi nên lộ lên những gợn màu nhấp nhô sần sùi// Lớp sơn vẽ khá dày// Có độ dòn cao// Dễ mủn khi miết mạnh giữa hao ngón tay// Dễ bong tróc khi bị va đập mạnh// Màu sau khi vẽ xong đã cho phủ lớp vecni về lâu dài bị tác động bởi khí hậu khiến toàn bộ mặt tranh trở nên xậm màu.     
     ii - Sử dụng carton làm nền. Carton lâu ngày đã bị tác động bởi khí hậu nên chất carton đã khô đanh// Mặt tranh hơi ưỡn mo lên// Mặt sau có vẻ như vẽ phác một cái gì đó rồi bỏ lửng// Lớp bụi theo thời gian két vào trông rất cũ kỹ. 
        Có một điều rất đáng để quan tâm. Vật liệu carton đã được các họa sĩ sử dụng từ trước những thập niên 40/TK 20.  Do vật tư dùng trong hội họa còn nhiều khó khăn. Một số tác giả thường hay lấy ván gỗ mít hay carton để vẽ. Carton thuận lợi hơn do dễ mua. Việc sử dụng cũng không đòi hỏi những quá trình phức tạp. Vừa nhanh gọn, ít tốn kém, có thể vẽ trực tiếp lên cả hai mặt không cần quang lớp dơn trắng làm nền trước khi vẽ. 
      Tác phẩm “ Ráng trời đỏ ” này được thực hiện trên nền carton. Và đây cũng là một yếu tố rất quan trọng để truy xét về thời điểm ra đời của tác phẩm.    


Hình 40bis. Mặt carton phía sau tác phẩm “ Ráng trời đỏ ”. 
Trên bề mặt carton có vẻ như tác giả vẽ phác một hình ảnh gì đó và đã bỏ dở dang.


d/ - Thử tìm năm ra đời của tác phẩm.

i - Ra đời từ những năm trước thập niên 50/TK 20?

 Theo như tài liệu thì Tạ Tỵ có 03 kỳ triển lãm vào những năm. 1951; 1956 và 1961.

  * Năm 1951. Chắc chắn 60 tác phẩm trong kỳ triển lãm này phải được vẽ trước năm 1951. Tác phẩm "Ráng trời đỏ" không thấy có hình ảnh trong quyển catalogue. Do có sự hiện hữ của nó. Ta đưa ra giả thiết tạm thời là. Có thể ông vẽ “Ráng trời đỏ ”. Trước" hoặc Sau năm 1951.

 

* Năm 1956. Tạ Tỵ có lần triển lãm thứ nhì tại Saigon với 60 tác phẩm tranh Lập Thể và Trừu Tượng. Như vậy số tác phẩm được trưng bày trong kỳ tiển lãm này phải được vẽ trong những năm từ: 1951 đến 1956. Bức "Ráng trời đỏ" có nội dung không phù hợp với kỳ triển lãm này nên không góp mặt. Nói thế nhưng không thể khẳng định là Tạ Tỵ không vẽ những tác phẩm khác ngoài tranh Lập thể và Trừu tượng. Từ năm 1954. Khi làm việc trong Tổng Cục CTCT. Ông có khá nhiều điều thuận lợi nên công việc sinh hoạt về nghệ thuật nói chung của ông khá đa dạng… Phải chăng bức “Ráng trời đỏ” cũng có thể được vẽ vào giai đoạn này nhưng không phù hợp với nội dung của kỳ triển lãm nên ông đã không đưa vào?

  

* Năm 1961. Ông cũng cho trưng bày 60 bức tranh Lập thể và Trừu tượng. Với phong cách của "Ráng trời đỏ" như thế này không rõ nó có mặt trong kỳ triển lãm này hay không?

            Mặc dù hiện tại cho thấy khung của nó ở năm 1960 khá gần với thời điểm triển lãm. Rất tiếc là không có quyển catalogue để truy xét nên chưa biết nói sao.

        Xét xuyên suốt 03 kỳ triển lãm tranh của Tạ Tỵ đều có nội dung là tranh Trừu tượng và Lập thể. Vậy bức tranh "Ráng trời đỏ" được ra đời trong những năm nào. Nếu chỉ dựa vào 03 kỳ triển lãm này.

  

      ii - Ra đời vào những năm 1950 trở về trước?

      Do tranh của Tạ Tỵ vẽ theo lối Ấn tượng hay Dã thú khá hiếm nên rất khó tìm tài liệu để minh chứng. Nhưng nếu dựa vào hình họa của tác phẩm: Phong cảnh" vẽ năm 1941 được in trong quyển " Các họa sĩ trong trường Mỹ Thuật Đông Dương ". NXB Mỹ Thuật Hà Nội năm 1993 và tác phẩm " Nắng hè " vẽ theo phái Tân Ấn Tượng được giải thưởng trong kỳ triển lãm Duy Nhất (Salon Unique) năm 1943. được Nguiễn Ngu Í. đăng trong báo Bách Khoa. Đem so với bức "Ráng trời đỏ" thấy chúng rất gần gũi với nhau. Vậy phải chăng bức "Ráng trời đỏ" được Tạ Tỵ sáng tác trong giai đoạn 1943 -1950 này?


iii - Ra đời cuối thập niên 50/ TK 20?

       Nếu dựa vào khung tranh của những năm 1958; 1959 (Xem hình 38;39&40a). Màu sắc tương cận với năm 1957 (Xem hình 32bis). Cùng cách thể hiện vẽ trên nền sần sùi thường được một vài họa sĩ ở miền Nam Việt Nam yêu thích trong việc tìm tòi sự mới lạ cho tác phẩm của mình vào những năm 1958 đến 1962 (Xem hình: 12; 29&39). Đồng thời dựa vào các hình minh họa bìa nhạc tờ năm 1954 do Tạ Tỵ vẽ. Cùng hình họa trong bức phụ bản “Đô thị mới” năm 1958 do Tạ Tỵ thực hiện. Ta có thể đưa ra giả thiết là họa sĩ Tạ Tỵ đã vẽ bức "Ráng trời đỏ" vào những năm 1958-1961.

   Chuyện ông không ký tên cũng như không đưa vào tham dự kỳ triển làm năm 1961 vì nó không phù hợp với nội dung của kỳ triển lãm và sở thích của Tạ Tỵ khi đó.

 

Cuối cùng xét cả ba trường hợp vừa nêu trên. Cho thấy.

-        Trường hợp (i). Dựa theo catalogue. Chắc chắc là không có tác phẩm “Ráng trời đỏ”.

  -        Trường hợp (ii) rất khó xảy ra. Bởi kích thước tranh của những năm 1950 trở về trước thường nhỏ gọn. Trong khi của “Ráng trời đỏ” là 50.5cm x 66.5cm khá lớn. Và hình họa cùng màu sắc khá hiện đại nên cũng khó phù hợp với giai đoạn (ii) này. Nên tạm thời cũng bị loại bỏ.

       -        Trường hợp (iii). Do có nhiều yếu tố như: Khung tranh; Vẽ trên nền sơn sần sùi; Màu sắc tương đối hiện đại; Nội dung và hình họa trong tác phẩm khá phù hợp với giai đoạn lịch sử (1954) của đất nước đang diễn tiến. Vì vậy bức tranh “Ráng trời đỏ”. Rất có thể được vẽ vào những năm 1959-1961.



                    MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA HỌA SĨ TẠ TỴ KHÔNG THẤY CÓ KÝ TÊN.


Hình 41.  Bản khắc kẽm chân dung nhà thơ Phan lạc Tuyên. Năm 1956. Không thấy ký tên.


         Hình 42.  Lòng mẹ. Không thấy tác giả thích danh vào bản thân tác phẩm điêu khắc bằng kim loại đồng mà dùng bảng tên và ký hiệu nơi logo đem dán trên nền tác phẩm để định danh. Cũng may là còn bảng tên của tác phẩm để mà khẳng định. Nếu bị bong ra mất đi. Lại phải mất thêm một lần minh chứng cho gốc gác tác phẩm....

Trong quyển catalogue triển lãm tại Hanoi năm 1951.


Hình 43. Sơn dầu. Không thấy ký tên.


Hình 44.     Sơn Mài. Không thấy ký tên.


Hình 45.        Sơn dầu.  Không thấy ký tên.


Hình 46.    Sơn dầu.  Không thấy ký tên.


Hình 47.   Sơn dầu.  Không thấy ký tên.
 


MỘT VÀI TÁC PHẨM CỦA TẠ TỴ CÓ KÝ TÊN.

Hình 48.      Sơn dầu. Có ký tên màu đen trên nền sáng. Đỉnh góc trái.


Hình 49.  Sơn dầu.  Có ký tên bằng màu trắng trên nền tối. Đỉnh góc phải.

     Trong những tác phẩm khác được in trong cataloge 1951. Đại đa số đều có chữ ký. ( Trích dẫn hai tác phẩm điển hình ở số 28 và  hình số 29, ta thấy đều có chữ ký trên nền sáng và nền tối. Rất rõ ràng ). Cũng có một số tác phẩm nằm trong cuốn cataloge 1951, không thấy chữ ký của ông. ( Loạt hình từ hình số 22 cho đến hình số 29 ). Như vậy chuyện không ký tên vào tác phẩm này cũng điều trăn trở cho những thế hệ đi sau. Đáng lý ra các nhà nghiên cứu cùng thời phải đặt vấn đề để có lời giải đáp cho minh bạch! Rất tiếc là nay họa sĩ Tạ Tỵ ( 1921 - 2004 ). đã mất nên không còn cơ hội có câu trả lời thỏa đáng. Đặt trường hợp vẽ còn dở dang, chưa vừa ý một điểm nào đó, nên tác giả đã dừng lại chờ bổ sung ta còn hiểu. Nhưng ở đây tranh đã lên khung, đem đi triển lãm coi như mọi chuyện đã ổn định thế mà chưa ký tên vào! Vậy là sao? Một dữ kiện lạ... rất khó chịu cho những người cầu toàn!...Sự việc này không phải chỉ xảy ra ở một vài tác phẩm mà có lập lại nhiều lần như thế! ( Đã dẫn chứng ở trên )...Hay là tác giả nghĩ rằng chuyện mình làm ai cũng biết rồi...khỏi cần ký tên. Không ký tên mọi người cũng biết?  Như vậy chứng tỏ rằng có nhiều tác phẩm mà tạ Tỵ không có ký tên vào chứ không riêng gì tác phẩm " Ráng trời đỏ " này.

Hình 50.  Tạ Tỵ. Thiếu nữ. Đĩa gốm màu.  ( Nguồn: tienve. Google)

Nếu chính xác là của Tạ Tỵ. Có vẻ như ông cũng không ký tên vào đĩa gốm này


C -  KẾT LUẬN. 
       
       Để khẳng định về chuyện tác phẩm " Ráng trời đỏ " này có phải của tạ Tỵ vẽ hay không! Xin trả lời một cách manh dạn rằng: Với những điều được đem ra phân tích, nhận định và những bằng chứng đã được trích dẫn ra từng phần rất cụ thể ở phần trên. Tác phẩm “ Ráng trời đỏ ” này do họa sĩ Tạ Tỵ sáng tác là phù hợp nhất. Mặc dù chưa thể giải quyết rốt ráo về thời điểm tác phẩm ra đời vào năm nào. Đó là một điều trăn trở mà hậu sinh chúng ta cần tìm hiểu và chứng minh cho minh bạch. 


                                                                                            Cauminhngoc
                                                                                                        (Người lưu giữ và giới thiệu).
                                                                                             18/05/2014.



(1)  Trường phái này có sự phản ứng mạnh mẽ chống lại trường phái ấn tượng, chống lại sự mất mát không gian do dùng quá nhiều ánh sáng, do sự phân tích tỉ mỉ, không theo quy luật nào, vì thế chỉ là sự ngẫu nhiên và không có suy tính trước. Sự cần thiết cho họa sĩ trường phái Dã thú là màu sắc, chứ không phải vẽ như thấy thực tế, mà là phải sáng tạo sắc độ. Bức tranh là một bố cục nhiều màu, không phải là sự sao chép thiên nhiên; là sự liên tục tạo hình sống động, không là cảnh sắc vặt vụn, là một sự bố cục màu sắc mạnh bạo, không phải là sự tình cờ đẹp mắt. 
                                                                                                                 ( Nguồn: Wikipedia VN).                                                                                                          

      *  .... Vốn không thích lệ thuộc vào đề tài, có ham muốn tự do trong phong cách sáng tác và sử dụng màu, các họa sĩ của trường phái Dã thú đã đưa hội họa đến một không gian chói chang sắc màu. Những đường nét đậm, dứt khoát được dùng để vẽ con người và sự vật khiến người thưởng lãm tranh, có thể thấy rõ cá tính mạnh mẽ cũng như tư tưởng tình cảm mà tác giả gởi gắm vào đó.

      *   Người gây ấn tượng nhất trong nhóm họa sĩ Dã thú là Vlaminck (1876 -1958). Ðối với Vlaminck, hội họa là đam mê, là hành động tự phát, nên ông từ chối mọi hình thức đào tạo hàn lâm, tự mình học vẽ. Ông cho rằng, bản năng là nền tảng của nghệ thuật, Và bản năng ấy đã “thúc đẩy” ông dùng chất sơn tinh khiết lấy từ ống màu vẽ trực tiếp lên vải thành những bức tranh mạnh mẽ và rực rỡ. Có nhà phê bình từng nhận xét màu của Vlaminck là sự bất bình dữ tợn, giẫm đạp lên những bảng màu hiền lành trước đó. Phần lớn những tác phẩm của họa sĩ này là tranh phong cảnh. "Landscape with Red Trees" là một trong những bức tranh đẹp nhất của Vlaminck, tiêu biểu cho phong cách Dã thú và cho sức sống dạt dào bạo liệt của ông.
                                                                                      ( Nguồn: www. designs.vn ).

      *     Cái tên “Dã thú” phần nào cũng hợp với nhóm họa sĩ đó bởi cách dùng màu chói gắt dữ dội của họ, một phong cách táo bạo rất hiện đại vào thời bấy giờ. Nói theo phương châm của Van Gogh “Thay vì cố thể hiện cái tôi thấy trước mắt, tôi sử dụng màu một cách tùy tiện để diễn đạt trọn vẹn bản thân tôi”, các họa sĩ Dã thú coi trọng khả năng gây xúc cảm của màu sắc, đối với họ, màu sắc không còn mang giá trị mô tả mà tự nó đã trở thành một nhân tố sáng tạo. Họ thường dùng các màu nguyên sắc nặn trực tiếp ra từ ống màu để thể hiện cảm xúc mạnh mẽ trước tự nhiên, giản lược hình thể, chối bỏ quy luật phối cảnh cổ điển, đường nét bị màu sắc lấn át, có lúc biến mất hẳn chỉ còn những mảng màu sặc sỡ nằm cạnh nhau. Do sự hài hòa và giao ứng của các khoảng màu nên ánh sáng chói lọi trên tranh, đầy vẻ hư ảo.
                                                                                         ( Nguồn: Gác Khuê Văn )

       
             (2)   Tiêu chí bất thành văn về màu sắc của Trường phái Dã Thú.

             (3). Mới cập nhật. Tháng 6/2020.  
             Nên nhớ họa sĩ tạ Tỵ thành danh từ năm 1941 trước khi ra trường (1943). Nhờ giải thưởng này mà ông đã được vào thăm kinh đô Huế ( Theo Wikipedia ) và được một giải thưởng trong kỳ triển lãm Duy Nhất ( Salon Unique ) năm 1943 với tác phẩm " Nắng hè " vẽ theo phái Tân Ấn Tượng. ( Theo Nguiễn Ngu Í. đăng trong báo Bách Khoa ). Nguiễn ngu Í có minh họa một tác phẩm của Tạ Tỵ vẽ theo lối Ấn Tượng, rất tiếc in không được rõ nhưng cũng có thể cho ta có cái nhìn rộng trong phong cách sáng tác của ông chứ không phải chỉ có vẽ theo lối Lập thể...

Trích theo tư liệu của ông Hai VuDinh

 
     Hiện trong quyển sách nói về hội họa " Các họa sĩ trong trường Mỹ Thuật Đông Dương "
NXB Mỹ Thuật Hà Nội năm 1993 có in một tác phẩm vẽ phong cảnh theo phái Ấn Tượng của Tạ Tỵ năm 1941.

Trích trong quyển " Các họa sĩ trong Trường Mỹ Thuật Đông Dương ". NXB Mỹ Thuật Năm 1993.


                                       
                                                   Tác phẩm "Ráng trời đỏ" của Tạ Tỵ.
         
       Nhìn vào hai tư liệu ảnh nêu trên cho thấy họa sĩ Tạ Tỵ ở giai đoạn đầu ông đã kinh qua phái cổ điển và ấn tượng rồi mới bước qua trường phái Lập Thể. Có nghĩa đi từ cơ bản hình họa hữu thể vững chắc rồi mới phá cách chứ không phải bước ngay vào. Tác phẩm "Ráng trời đỏ" này rất gần gũi với giai đoạn đầu này.
   
            (4) Mới cập nhật. Tháng 6/2020.  Theo như lời nhà sưu tập tranh Vũ đình Hải trao đổi trên Facebook ở mảng tranh Gia Định . Ông cho biết là. Theo lời anh Nam Tiến con của ông Văn Thanh thì khi ông Văn Thanh đến nhà Tạ Tỵ chơi.  "... Họa sĩ Tạ Tỵ đem một bức tranh vẻ rồi nhưng chưa ký tên nói ông Thanh ngồi yên cho ông vẻ chân dung , ông lấy sơn trắng ra vẻ liên tục một lúc rồi ký tên bên dưới tặng cho bạn... ".  Điều này cho thấy chuyện vẽ xong chưa ký tên để cất đó là bình thường đối với các họa sĩ... Chuyện khi họa sĩ tặng cho, vì lý do nào đó mà quên ký tên khiến cho hậu sinh phải bể cái đầu cũng là điều thật đáng tiếc. 


 Một tác phẩm vẽ sẵn chưa ký tên để sẵn trong nhà... Sau đó Tạ Tỵ mới lấy ra vẽ chân dung Văn Thanh bằng sơn trắng lên và viết ký tặng. Bức tranh trên hiện nằm trong bộ sưu tập của ông Vũ Đình Hải.