Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

NGUYỄN SÁNG VÀ CHỮ KÝ TRÊN BA BỨC TRANH VẼ TRONG GIAI ĐOẠN 1944-1945.

 

NGUYỄN SÁNG VÀ CHỮ KÝ TRÊN BA BỨC TRANH VẼ TRONG GIAI ĐOẠN 1944-1945.

  

I – Chữ ký Tháng 1/1944.

 

                    
        Hình 01 – Cô gái Hà Nội. Than thỏi(Fusain)/giấy. Năm vẽ: 1944. Và chữ ký. 

     Dựa vào con dấu bằng mực đỏ của BTC đóng vào nơi góc phải dưới tác phẩm "Cô gái Hà Nội". Nội dung cho biết là có vẽ chân dung để lấy tiền cứu trợ đồng bào bị nạn bom ở Hà-Nội. Thời điểm tổ chức kỳ Triển lãm là Tháng 01 (Janvier) (1). Chỉ thấy tháng chứ không thấy có nêu ngày. Về niên đại 1944 được Nguyễn Sáng viết đè lên con dấu của BTC bằng than thỏi cùng chữ ký của ông rất rõ ràng.  

* Xét bao quát trên họa trường cho đến năm nay 2022. Chưa thấy xuất hiện một tác phẩm nào của họa sĩ Nguyễn Sáng có tuổi già hơn bức tranh "Cô gái Hà Nội" này. Hiện tại nó có thể được xem là tác phẩm xuất hiện sớm nhất kể từ trước tới nay của họa sĩ Nguyễn Sáng. 

* Riêng về chữ ký của họa sĩ Nguyễn Sáng viết theo thể triện nhìn giống như một cái huy chương trên bức tranh "Cô gái Hà Nội " vào tháng 01 năm 1944. Dựa vào những tài liệu đã được công bố trên mạng xã hội. Lúc này ông đang học năm cuối Khóa XIV tại Trường Mỹ Thuật Đông Dương. Căn cứ vào vật chứng trên. Có thể xem đây là chữ ký thời kỳ đầu mà ông sử dụng từ khi chưa tốt nghiệp. Và cũng chưa phát hiện được chữ ký nào của họa sĩ Nguyễn Sáng ở dạng thức này trước năm 1944. 

 

II – Chữ ký năm 1945.

 

                           
                 Hình 02 – Mẹ ông Đức Minh. Phấn tiên/giấy. Năm vẽ: 1945. Và chữ ký.

 

                    
                   Hình 03 – Thụy Ký. Sơn dầu/bố. Năm vẽ 1945. Và chữ ký.

            (Hình 02&03. Nguồn: Nguyễn Sáng. Tác giả; Quang Việt. NXB. Mỹ Thuật)

 

III – So sánh 03 chữ ký “Văn Sáng” viết theo thể triện.


Hai chữ "Văn Sáng" trong bức "Cô gái Hà Nội". Hơi ngả về bên trái. 

 

                 Cô gái Hà Nội.                      Mẹ ông Đức Minh.                Ông Thụy Ký

                   Hình 04 – Chữ ký “Văn Sáng” theo thể Triện trên 03 bức tranh.

-        Ảnh chụp ba chữ ký “Văn Sáng” của họa sĩ Nguyễn Sáng (Tên đầy đủ trong khai sinh là: Nguyễn văn Sáng). Viết theo thể triện. Cả ba cho thấy chúng có nét tương đồng rất lớn. (Mới nhìn thoáng qua giống như một cái huy chương).

-        Trên hai bức. “Mẹ ông Đức Minh” và “Thụy Ký” đều được ghi vẽ cùng năm 1945. Ngoài chữ "Văn Sáng" ra, họa sĩ Nguyễn Sáng còn viết thêm vào cụm từ “Nguyen van Sang” bằng Quốc ngữ mà không đánh dấu mũ. Ở cụm từ này mạch bút cũng có chút khác biệt. Mẫu tự “e” trong chữ “Nguyen” ở bức “Mẹ ông Đức Minh” bị thiếu nét. Nên không thể hiện trọn vẹn chữ “Nguyen” như ở bức vẽ “Ông Thụy Ký ” (Xem. Hình 02&03).. Riêng bức “Cô gái Hà Nội” vẽ năm 1944. Không thấy có dòng chữ này (Xem. Hình 01). 

-        Nếu tách cụm từ “Văn Sáng ” ra làm hai phần. “Văn” và “Sáng”. Chữ “Văn”. Ở nơi ba bức tranh, giống nhau hoàn toàn. Riêng chữ “Sáng” thì cho ta thấy có đôi chút khác biệt bởi cách trình bày của Nguyễn Sáng khi ký.

-        Chữ “Sáng” viết trên bức “Mẹ ông Đức Minh” và bức “Cô gái Hà Nội”. Cả hai giống nhau khoảng 80% (Xem Hình. 04). Chỉ dấu của sự khác biệt này xảy ra khi mạch bút nơi mẫu tự “A” của bức “Cô gái Hà Nội” có nét liền mạch nối vào mẫu tự “n”. Và chữ ký đầu hơi ngả về bên trái. Trên bức “Mẹ ông Đức Minh” không thấy có dấu vết này và chữ ký được viết thẳng đứng. (Xem. Hình.04).

-        Riêng chữ “Sáng” trên bức “Ông Thụy Ký” được trình bày một cách cầu kỳ phức tạp hơn. Toàn thể chữ “Sáng” viết hơi rối rắm và bị đóng khung trong một mái vòm, giống như cái ly úp xuống. Đó là sự khác biệt rất rõ ràng so với với hai bức kia…

-        Sự giống nhau đến hơn 80% của chữ “Sáng” nơi bức “Cô gái Hà Nội” và “Mẹ ông Đức Minh”. Đem so với chữ “Sáng” ở bức “Ông Thụy Ký”. Nó có sự khác biệt khá rõ ràng. Từ đó. Ta có thể cho rằng bức “Mẹ ông Đức Minh” được vẽ trước bức “Ông Thụy Ký”. Cho dù cả hai cùng được vẽ trong năm 1945.

-     Thông thường họa sĩ Nguyễn Sáng ký tên và ghi thêm năm vẽ vào tác phẩm nhưng không ghi ngày tháng. Ở bức "Cô gái Hà Nội" cũng vậy. Chỉ có ghi năm 1944 mà thôi. Nhưng con dấu của BTC được đóng khống vào tờ giấy có chỉ rõ thời gian tổ chức cuộc Triển lãm và vẽ chân dung vào "Tháng 01 năm 1944". Mục đích để lấy tiền cứu trợ đồng bào bị nạn bom ở Hanoi. Sự kiện triển lãm xảy ra vào đầu năm Tây lịch. Nhưng lại trùng khớp với tháng Chạp năm Quý Mùi, Âm lịch. Tháng Chạp là thời điểm cuối năm. Năm hết Tết đến, các hội đoàn thường hay tổ chức Cây Mùa Xuân để lấy tiền cứu tế cho những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Và con dấu của BTC đóng trong bức tranh "Cô gái Hà Nội" chỉ rõ cho mục đích cao cả đó. Đây là một dấu son rất đặc biệt, có một không hai ghi dấu trong bức chân dung "Cô gái Hà Nội" này... 


                  IV - Những đặc điểm có trong bức tranh “Cô gái Hà Nội”.

        A - Quan điểm của giới nghiên cứu và sưu tập: 

        Trong giới sưu tập họ đã đưa ra một số đều kiện dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá một vật phẩm và rất coi trọng những món nào mang trên mình một trong những yếu tố có tính chất sau đây: 

      - Văn hóa.

      - Lịch sử.

      - Nghệ thuật.

      - Kinh tế. 

      Nếu hội đủ được càng nhiều yếu tố trên thì giá trị của nó càng tăng. Chính vậy ta thử nhận định xem tác phẩm này của Nguyễn Sáng có hội đủ được những điều vừa nêu ra hay không? Hay ở mức độ nào?   

         B - Nhận diện những đặc điểm mà tác phẩm sở hữu.

01 – Bức tranh già tuổi nhất của Nguyễn Sáng. (Văn hóa. Lịch sử)

02 – Tác phẩm có mang trên mình thông điệp về lịch sử và nhân đạo. Thể hiện ở con dấu của BTC. Nội dung. Cuộc triển lãm có vẽ chân dung (truyền thần) để lấy tiền cứu trợ đồng bào bị nạn bom ở Hà Nội. Đây là một dấu son lưu vết trên bức tranh cực kỳ đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Có một không hai rất hiếm thấy…  (Văn hóa – Lịch sử)

03 – Bút pháp đặc biệt kết hợp giữa Đông-Tây. (Có sự cách tân trong thuân pháp). Tài năng bộc lộ khi Nguyễn Sáng còn đang học năm cuối Khóa XIV. (1941-1945). Tại Trường Mỹ Thuật Đông Dương.   (Văn hóa – Nghệ thuật).

04 – Họa sĩ được giới nghiên cứu và sưu tập nghệ thuật đánh giá là đứng đầu trong nhóm tứ trụ đình đám ở giai đoạn sau của Trường Mỹ Thuật Đông Dương: Nhất Sáng. nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái. Ở giai đoạn đầu là: Nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn. (Lịch sử - Văn hóa)

 05 – Tác phẩm rất quý hiếm còn sót lại được vẽ ở giai đoạn tiền chiến (Trước năm 1945). của danh họa Nguyễn Sáng. (Lịch sử - Văn hóa - Kinh tế).

                       Cauminhngoc

                        11/11/2022


 (1) Dựa theo dấu vết trên hiện vật cho thấy. Con dấu được Ban Tổ Chức đóng khống vào giấy vẽ trước khi giao cho họa sĩ vì thế mà chữ ký của Nguyễn Sáng đã nằm đè lên trên con dấu rất rõ ràng.