Thời
gian vẫn trôi. Mọi người cứ vẫn phải bon chen mà sống…Còn riêng tôi vẫn giang
tay ôm những bức tranh làm thơ mà mơ mộng! Nhà thì bé tẹo, tranh pháo lại
nhiều. Cái treo nèn kín. Cái xếp lủ khủ vướng chân. Mỗi lần sơ ý vấp phải thế
nào cũng được nghe những lời say đắm của người vợ đáng yêu thỏ thẻ. “ Mua cái
của nợ này làm cái gì mà chất đầy cả nhà! Mất cả lối đi. Sao không bán phứt đi
cho rảnh nợ ???. Lời đàn bà con trẻ... Làm sao hiểu được cái chí vạn thặng...
- Nu! pogodi ! Hãy đợi đấy!
- Nu! pogodi ! Hãy đợi đấy!
Anh bạn
họa sĩ Cù Nguyễn thì thấy tôi ôm đồm quá đâm ái ngại dùm, sợ có ngày bị tranh
nó rơi trúng đầu hoặc đi vấp ngã gãy răng, sứt trán, chấn thương sọ não khổ vợ,
khổ con nên đã nhiệt tình dẫn tôi ra giới thiệu với Gallery Rex (1992-1995?) tọa lạc trên
con đường Lê Lợi quận Nhất. Lúc này phòng tranh đã được dời lên lầu một, nhưng
mặt vẫn ngoảnh ra đường Lê Lợi. Một nẻo đường được giới họa sĩ cũng như giới mua bán mỹ thuật đánh giá là một mảnh đất màu mỡ, giàu tiềm năng hốt bạc của thiên hạ vào bậc
nhất nhị Saigon . ( Không biết có phải nơi này lúc xa xưa, ngày tôi chưa
lớn hẳn. Là chốn đã từng được xử dụng làm một Thư viện của Mỹ mang tên Abraham
Lincoln vị Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc.
Người đã từng giơ chân đạp một cái cho đổ sập cái chế độ nô lệ không? Lâu quá quên
).
Phòng
trưng bày tranh này hiện trực thuộc Nhà hàng khách sạn Rex chính thị do nhà
nước cai quản. Nhân viên tại đây đại đa số đều vào biên chế cả. Đây là một
phòng tranh thường trực có tầm cỡ nhất vào lúc đó. Đã qui tụ được hầu hết các
họa sĩ hiện tại có tên tuổi của cả ba miền Bắc,Trung , Nam
trước cũng như sau 1975. Phòng trưng bày này rất phong phú, đa dạng, có đủ các
thể loại, được chọn lọc tương đối cẩn thận, tạo được uy tín rất lớn trong thị
trường tranh trong cũng như ngoài nước lúc bấy giờ. Tôi chọn một ít, khoảng năm
tấm đem vào gởi bán. Không lâu sau, cỡ ba,bốn tuần chi đó. Qua lời nhắn gởi.
Biết tin là phòng đã bán được một tấm của họa sĩ Vũ Hối của mình với cái giá
đáng khích lệ vào thời điểm đó là 500USD.
( Giá gởi chính thức, chưa kể trừ giao dịch phí.)
VŨ HỐI. Phong cảnh. Sơn dầu trên bố. Cỡ 35cm x 45cm. Đích thị là tấm này trong câu chuyện kể ). ( Ảnh chụp lại qua ảnh chụp )
VŨ HỐI. Phong cảnh. Sơn dầu trên bố. Cỡ 35cm x 45cm. Đích thị là tấm này trong câu chuyện kể ). ( Ảnh chụp lại qua ảnh chụp )
Nhưng thực nhận chỉ có hơn 200USD. Ủa! Sao dzậy? Có gì đâu. Qui định của phòng tranh là lấy 25% tiền phí phục vụ. Đúng ra là mình còn lĩnh hơn ba trăm Dolla lận. Nhưng khi đến lãnh tiền, được người quản-thường phòng tranh là cô Mây báo cáo. Vì vị khách mua đòi bớt nên sau khi vò đầu bứt tai xong chỉ còn có ngần đấy! Không biết cha nội nào gan cùng mình thế! Bạo hổ bằng hà. Đến chốn này mà dám quai mồm trả giá! Chứ còn bản thân tôi khi mới đặt chân dzô, nhác trông cái vẻ hoành tráng dìu dịu, ảo ảo trong căn phòng này. Cảm giác đầu tiên là thấy sờ sợ như thế nào ấy! Thảng như sắp đánh vỡ một cái gì quí giá, bị người ta bắt đền thì chỉ có chết! Hai gan bàn chân cứ thấy nhon nhót, lành lạnh làm sao!
Cả một bầu
không gian yên ắng, chỉ có tiếng máy lạnh chạy rì rì, những chùm, những mảng
ánh vàng óng ả, ấm áp từ những cái đèn đặc chủng chiếu trực vào từng tấm tranh
đầy màu sắc sặc sỡ lộng trong những cái khung đủ mọi kiểu cách ra dáng vẻ quí
phái, lặng thầm trịnh trọng treo trên tường vôi xám mịn như thể muốn cho người thưởng lãm
không bị phân tâm, đủ sức tỉnh táo mà chiêm ngưỡng từng món một.
( Sợ cái
gì? Làm sao phải sợ? Chết là cùng chứ gì mà sợ! Thần hồn bảo Thần xác. Nắm chặt
hai tay. Cố bình tĩnh. Đưa mắt nhìn quanh.
Tôi hồi tâm.....Phào!!! ).
Chầm chậm
hít thở cái không khí thật trong lành mát mẻ, sảng khoái đến tận cùng của hai lá
phổi. Một bầu khí quyển thơm lựng như bước vào miền địa đàng xa xôi không tưởng
nào đó cùng danh họa Salvador Dali, Henri Rousseau đầy hoa thơm cỏ lạ, mát ư
rười rượi. Đấy là chưa kể đến làn hương ngan ngát của loại nước hoa ngoại nhập cao
cấp, hít mãi mà sao vẫn thấy thèm, toát ra từ phía cơ thể tròn lẳn căng nèn
trong bộ cánh áo dài xanh lơ mỏng mảnh, phả đôi tà xẻ eo, lướt thướt lồ lộ một
chiếc quần trắng phau phau…ngồn ngộn những đường cong cong, trũng trũng của
người đẹp duy nhất trong căn phòng kín đáo vắng vẻ này, càng tăng xông thêm vẻ
hữu tình, nát ý! Đến phát cuồng đi được mỗi khi nàng khoan thai, thong thả
bước đi qua lại loanh quanh trong gian phòng vắng tênh… cứ phải dụi mãi vì như bị dử bám vào
làm mờ đi con mắt.
( Đủ rồi! Nín!
Đừng bắt phải nghĩ nữa! Muốn chết đây!!! Như vậy mà cha nội nào dám thòi cái
lưỡi ra đòi bớt giá kể cũng hay! Cũng lạ! Không biết “gzuê” với người đẹp à? Đồ mặt dầy!!! )
Tôi thì
hơi sường sượng vì một thoáng nghĩ. Nhưng cũng vương một chút thầm trách cô Mây
sao không báo cho mình biết ? Ai mà lại thế! Bán rồi mới nói là sao? Kể ra thì
cũng hơi cửa quyền đấy nhé!!! ( Đấy là lời
trách đi. Còn lời nói lại nữa chứ. Phải nghe cả hai chiều mới phân xử được. Âm
vang bênh cô em lồng lộng trong đầu… Nói lại nghe cho rõ nè! Giờ nói cái gì?
Bán rồi. Có chịu hay không cũng bán rồi! Có địa chỉ. Đúng! Ai chạy đi hỏi bây
giờ? )
- Mình em!
( Ối! Giời!!! Nghe chữ “ Em” từ cửa miệng của người
đẹp. Ui… chao! Nó! Thơm thơm! Nó ngọt lịm! Choáng mê rần rật như kiến bò khắp
cả người ).
Mới có bấy nhiêu mà đã thấy chân tay bải hoải, xụi lơ như trúng gió. Nhưng cái anh bạn Cù Nguyễn đi chung sao thấy cứ trơ trơ như phỗng. Chẳng bị ảnh hưởng chút nào. Không hiểu là sớm mất cảm giác, lão thị hay nặng tai trước trước những lời ngọt lịm ấy! .
Mới có bấy nhiêu mà đã thấy chân tay bải hoải, xụi lơ như trúng gió. Nhưng cái anh bạn Cù Nguyễn đi chung sao thấy cứ trơ trơ như phỗng. Chẳng bị ảnh hưởng chút nào. Không hiểu là sớm mất cảm giác, lão thị hay nặng tai trước trước những lời ngọt lịm ấy! .
- Mình em ở cửa hàng! Anh đâu có điện thoại
làm sao mà báo được!
(“ Anh” mình được người đẹp gọi bằng anh nữa kìa! Mê
mẩn cả ra, người cứ ngây ngây, ngô ngô . Em hỏi đánh đố anh đấy hả?! Em xem mấy
ngài họa sĩ lớn kia tiền bạc rủng rỉnh ra phết mà còn chưa có, lái tranh quèn
như anh thì đào đâu ra cái điện thoại cơ chứ. Đầu thập niên 90 chứ phải 20 năm
sau đâu mà hỏi thế! ).
Một luồng
âm thanh lạ lại vang vang trong cái đầu khi nhìn vào mắt người đẹp có cảm giác
như nàng cong cớn...
- Không có hả? Bó tay! Nó mua buổi trưa. Chiều lên máy
bay, chờ được không? Thế đấy! Muốn bán? Hay thôi?!?!?. Đối chiếu với thực tại
thì lời nói nó không quá tệ như thế đâu…Không hiểu sao lúc đó trong đầu tôi lại
cảm nhận nàng thỏ thẻ như dzậy!.
( Phải! Phải!
Chí lý! Chí lý! Rất ư là chí lý thay! Đành vậy! Cầm vài trăm lúc này cũng đỡ
lắm! “ Có còn hơn không! Có còn hơn không! ”. Cái lão Phạm Duy này sao hay vậy ta!).
Cầm
tiền ra về đèo nhau trên chiếc xe đạp đòn ngang. Dọc đường anh bạn họ Cù cứ ca
cẩm mãi “ Như thế coi sao được! Như thế coi sao được!” Ơ hay! Được chứ sao
không? Đấy người ta giải thích như thế! Muốn nói gì nữa?. Thì giờ đâu? Trưa
mua! Chiều tếch! Theo anh giờ phải làm sao? Thôi anh ạ! Coi như chuyện ở đời.
Có ca cẩm mãi cũng thế thôi!
“ Có
còn hơn không. Có còn hơn không…”
Võ doãn Giáp. Phong cảnh. Sơn dầu trên bố. 30cm x 40cm. Chữ ký đáy góc phải.
Đề tặng nhà văn Sơn Nam .
Mặt sau.
Phan quang Hiếu. Tĩnh vật. Sơn dầu trên bố. 42cm x 62cm. 1960.
Chữ ký nằm ở góc trái
trên.
Võ minh
Nghiệm. Phong cảnh. Màu sáp, nước...trên giấy. 30cm x 45cm. 1959.
Chữ ký nằm
ở đáy góc trái.
Theo tôi
ước đoán có lẽ cô Mây chưa đến tuổi bốn mươi, nhưng trông khá được gái. Trên
khuôn mặt thon thẻ. Đôi mắt đen không to lắm, nhưng lại được cái biết cách điểm
xuyết nên trông thấy to to, nằm cân đối ngay ở giữa khuôn mặt là cái mũi hơi hở
bên hai cánh một tí, không cao, cũng không tẹt, rất hài hòa cùng với đôi má
phớt hồng hồng bởi lớp phấn luôn được nhồi phủ kỹ lưỡng. Miệng môi đỏ mịn như
cánh lan hé nụ, tươi hơn hoa hàm tiếu. Rõ ràng “ Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài
nở nang .” Dáng người rất ư là tha thướt. Béo? Không gọi là béo! Gầy? Không thể
là gầy! Năng kè kè! Trông mỡ màng chi lạ! Tính tình lúc nào cũng vui tươi, hoan
hỉ, niềm nở với mọi người chung quanh, nhất là các ngài họa sĩ hoạnh tài. Cô
rất khéo đắc nhân tâm, được cả người lẫn tính, ai ai gặp cô cũng thích. ( Không
hiểu có chàng nào vẽ tranh, làm thơ, viết nhạc để tặng cô chưa?) Còn kinh
nghiệm sống chắc hẳn cô cũng nắm bắt được khá nhiều không thua kém gì theo tuổi
đời đã từng trải qua ( Điều này tôi nhận xét theo chủ quan và nghiệm chừng như
vậy. Miễn chất vấn ). Hoàn thành tốt đẹp các công việc được bề trên giao khoán.
Thượng là trên, hạ là dưới tùy nghi sử
lý vuông tròn tất tật, êm thắm cả tứ hướng mọi bề, chưa có gì để mà cấp lãnh
đạo phải phiền muộn, hay nhắc nhở. Công việc hàng ngày xảy ra không mấy gì khó
xử với người có bản lĩnh như cô. Mọi sự chảy qua thật êm ả, lượn lờ còn có vẻ
dễ dàng xuôi chèo mát mái nữa đàng khác. Chưa hề thấy có gềnh thác gì gây trở
ngại cho những mưu sự của cô, cho mãi đến tận lúc này. Không những một mình múa
gậy vườn hoang, cô còn biết tỏng, thậm chí có thể nói là cô đi cả gốc cao gót
nghe lộp cộp vào bao tử các anh họa sĩ có tiếng cho mọi người gọi chơi cho vui,
chưa chắc đã có miếng va vào mồm.( Thấy cái xe của anh là tôi biết nơi chỗ anh
đậu.) Thế thì tìm đâu ra có lấy bờ đất, dòng chảy nào trống để cắm mấy cái mẩu
tranh mà câu khách. Kẹt chắc rồi. Ai đời đi câu không có chỗ đứng thả mồi, cá
nào biết mà cắn câu? Thế là.
- Vào đây
quí anh ơi! Chỗ này còn trống lắm, mới tinh mới ra lò, chốn thị tứ, nơi quan
chiêm, ngõ mục. Cứ mạnh dạn mà vào… ( Lời rao trong rọ… “ Đã vào đây phải thuộc
quyền sinh sát ở ta. Tròn hay méo Bà quyết là được! Mặc dầu biết là không phải
của Bà. Mà cho dù Bà có đi làm công ăn lương đi nữa, nó vẫn do Bà quản, vì thế
cho nên quyền hành vẫn nằm trong tay Bà, muốn gì cứ nói.”
Kể ra tâm ý con người khó đoán thật đấy nhỉ!. Biển Thái Bình sâu mấy Mỹ nó cũng dò được, lòng người sao mà dò mãi…mất tiêu ).
Kể ra tâm ý con người khó đoán thật đấy nhỉ!. Biển Thái Bình sâu mấy Mỹ nó cũng dò được, lòng người sao mà dò mãi…mất tiêu ).
Đang lúc
bước lên voi, nào ai nghĩ lúc xuống sàn…Cứ tưởng như thế là ổn, muôn năm
trường trị, nhất thống giang hồ một chỗ. “ Quen mui thấy mùi ăn mãi ”. Dễ
thường câu nói của người xưa “ Được đàng chân, lân đang đầu!” lại sai? Đâu phải
còn trẻ người non dạ gì mà không hiểu chuyện này. Chả nhẽ câu sơ đẳng này mà cô
chưa biết? Hay biết rồi mà quên, nên mới sinh sự. Mới có tình cảnh éo le! Do
xui xẻo chăng?
Ở cõi
người ta này. Có ai là không cần tiền để tiêu pha, trang trải. Cho nên cũng
giống như mọi người, họa sĩ Đ.Q.Em ( Cha này có tài nhưng hơi kiêu và khó tính
bỏ mẹ! ) đã đem niềm trăn trở của mình gởi gắm vào nơi đây từ thuở mới lập đất, đợi
gieo cầu, trúng quả. Đang thiu thiu chờ mùa đông tan giá! Nhổm !!! Vì một lời
nhắn nhủ từ cô Mây gởi gắm tới ngài HS Em rằng! Có một chàng quí tộc mác Việt
Kiều nhàn hạ cỡi ngựa xem tranh muốn thỉnh một tấm của ngài . Nhưng lại kèm theo
với một lời đề nghị nghe có vẻ hơi khiếm nhã một chút là “ Bớt mới mua! ( Giá
niêm yết dán vào tấm tranh của ông này luôn luôn ở thế trịch thượng hơn các ông
khác. Cao nhất xứ! Nên tính ra phần huê hồng cũng đỡ khổ lắm các cụ ạ! ) Nhà
họa sư ta đồng ý ngay không hề đắn đo. Đang lúc giáp hạt, khó dễ với nhau làm gì! Có người hỏi đến
cũng là một nguồn hãnh diện với bè bạn giang hồ rồi, đàng này nó lại muốn
thỉnh. Sao lại từ chối! Đâu có vướng mắc gì đúng không? Mình lại gieo, lại cày
bừa như từ trước tới giờ. Tự sản, tự tiêu. Đâu có phải chung đụng với ai mà
lo… thế!!!!
Chắc ăn
rồi! Ngay ngày hôm sau, khi hội họp càphê tán gẫu cùng bạn bè trong bang hội xong.
Họa sĩ nhà ta tà tà ra phòng tranh để ẵm bạc.
“ Thiên bất dung gian!” “ Trời bất dung gian đảng!”. Không hiểu là do “ Ma đưa lối, Quỉ dẫn đường ”. Trời sui đất khiến ra làm sao không biết mà lại du cho anh chàng mua tranh chạm mặt với chàng họa sĩ trẻ tài hoa đánh ự một phát ngay tại phòng trưng bày mới chết cửa tứ! Đại loại thông thường mua xong, tiền trao cháo múc. Đưa tiền gói tranh. Bụi bay tan dấu! Lần này dở chứng, dở hơi làm sao mà không lấy ngay, để đến tận mãi hôm sau mới đến nhận. Có ý đồ gì chăng? Hay là người mua muốn được vinh dự gặp mặt họa sĩ lớn. Một nhân diện, tương lai sáng sủa của nền hội họa VN đương đại? Hay tại ông trời muốn người mua kẻ bán gặp nhau cho phải đạo cũng chả biết. Đồ chừng chừng vậy thôi làm sao mà biết cho rõ. Day qua ông trời thì cứ im ỉm chả nói năng gì!. Còn cái anh chàng họa sĩ phải gió này cũng lấy làm lạ! Người ta mới thông cáo là thế chứ có bẩu ra nhận tiền đâu! Chưa chi đã lù lù vác cái xác ra cho sinh chuyện! Bộ thèm tiền lắm hả?
“ Thiên bất dung gian!” “ Trời bất dung gian đảng!”. Không hiểu là do “ Ma đưa lối, Quỉ dẫn đường ”. Trời sui đất khiến ra làm sao không biết mà lại du cho anh chàng mua tranh chạm mặt với chàng họa sĩ trẻ tài hoa đánh ự một phát ngay tại phòng trưng bày mới chết cửa tứ! Đại loại thông thường mua xong, tiền trao cháo múc. Đưa tiền gói tranh. Bụi bay tan dấu! Lần này dở chứng, dở hơi làm sao mà không lấy ngay, để đến tận mãi hôm sau mới đến nhận. Có ý đồ gì chăng? Hay là người mua muốn được vinh dự gặp mặt họa sĩ lớn. Một nhân diện, tương lai sáng sủa của nền hội họa VN đương đại? Hay tại ông trời muốn người mua kẻ bán gặp nhau cho phải đạo cũng chả biết. Đồ chừng chừng vậy thôi làm sao mà biết cho rõ. Day qua ông trời thì cứ im ỉm chả nói năng gì!. Còn cái anh chàng họa sĩ phải gió này cũng lấy làm lạ! Người ta mới thông cáo là thế chứ có bẩu ra nhận tiền đâu! Chưa chi đã lù lù vác cái xác ra cho sinh chuyện! Bộ thèm tiền lắm hả?
Sự thể “ Ai
em gờ lét tu mít dzu” đã xảy ra tại tiền sảnh. Với cái nắm tay thật chặt chẽ,
lắc mạnh ra trò. Tình hữu nghị đời đời bất tuyệt cứ như không thể dứt ra được.
Bất chợt, như xe lửa đang tăng tốc leo dốc đèo Hải Vân phải phanh gấp, muốn dồn
cục tụt hậu bởi cái lắc tay đang đà phấn khích chợt dừng lại cấp thời, đột ngột
bởi câu hỏi hơi trái mùa thân hữu nãy giờ của chàng thành viên “ Hội họa sĩ trẻ
”. ( Xấp sỉ U 80 rồi cha, trẻ cái con khỉ già! ) mang thông điệp của lời trách
móc. Đại loại tạm phóng ý là: Tại sao đã vào chốn non cao này ( Phòng Art
Gallery Rex nằm tại đường Lê Lợi. Lúc ban đầu còn nằm dưới đất, sau không hiểu
sao lại dời lên lầu một. Nhắc lại cho rõ ). Mua nghệ thuật mà lại dám kỳ kèo bớt một, bớt
hai là sao? Vị khách quí tội nghiệp của chúng ta không ăn cá mà lại hóc xương,
bị xóc họng trợn mắt tròn như hai hòn bi ve... mắt ếch. Hừ! Tại sao lại có chuyện vu
khống trắng trợn đến thế này? Một sự mạ lỵ công khai! Thượng Đế bị xúc phạm! Ức
không biết làm sao! Hốt quá phát biểu.
- Để
nhiêu, mua nhiêu! Ai bớt hồi nào? Ở đây có bớt sao?. Chuyện không mấy sạch sẽ
này, đáng ra chỉ nên biết trong bộ Táo. Cô Mây, ngài họa sĩ và vị khách mua
tranh. Rõ ràng hai ông một bà. Mà cũng sui nữa nếu bức tranh này là của một ai
đó khác hay như tấm Vũ Hối của tôi chẳng hạn thì sự việc nó đã khác đi nhiều
lắm lắm. Đàng này va vào đâu không va, lại đi va đúng phải tranh của ông Em mới
tệ. Bạn biết không căn phòng trưng bày tranh này thuộc hàng quí phái nên trang
bị rất ư hiện đại. Ngoài những trang thiết bị nội thất cực hoa mỹ, máy lạnh
chắc cũng phải đến bốn năm cái chạy suốt. Ngồi thường xuyên phải mặc áo ấm chứ không
sẽ bị cảm lạnh như chơi, không khí sảng khoái chắc cũng na ná gần giống như ở
Đàlạt mùa Giáng sinh vậy. Ôi! Một cái lạnh thật dễ chịu làm sao, một niềm mơ
của lớp con dân cổ ngắn, mõm chuột đang chui rúc trong những con hẻm chật chội,
oi bức trong thành phố hoa lệ này. Nhưng không ổn rồi! Căn phòng đang hồi yên ả, giờ
đây bị chấn động, nóng hực lên như bị trúng bom nhiệt hạch bởi cơn phẫn nộ phát
nguồn từ ngài họa sĩ Em. Không thể kềm hãm được nữa rồi! Ối chao!!! Ảnh hưởng
của luồng bão phấn khích mạnh đến nỗi cánh cửa đang đóng kín như bưng của căn
phòng trưng bày này phải bung toạc lấy đường bay vút… theo gót chân chàng họa
sĩ tài hoa đến tận văn phòng ban Giám Đốc khách sạn nổ toác ra!
Thế là
bể!!!
Câu chuyện
này được phát tán đi một cách chóng vánh không rõ tự nguồn... Một câu chuyện
thời sự của làng tranh được mô tả là sôi nổi, nóng bỏng bực nhất vào lúc này
đang được lôi ra đay đi, nghiến lại trong những buổi càphê cóc, bia hơi nồng,
từ các cửa miệng của những người tự cho là nắm rõ mười mươi, gốc ngọn nhất.
Thành phần quan tâm đến sự kiện này, đa phần nếu không phải là họ hàng làng
nước, thì cũng có dính dáng chút đỉnh đến giới mỹ thuật. Thiên hạ tha hồ đánh
giá, mổ xẻ, tùy nghi mà đính theo những
lời bình luận, dự đoán, cáo buộc, bao dung. Thật rôm rả, dòn dã. Đợi mãi hôm
nay mới gặp người trượt chân. Lâu lâu mới có một vụ việc thích thú như thế này!
Thật là đã. Sướng cái miệng ở không bấy lâu!. Nhưng rồi cũng chả thọ, nhai hoài
cũng mỏi miệng, dần dần cũng oải, nhạt phèo như nước ốc. Tắt!
“ Phủ bênh Phủ. Huyện bênh Huyện”. Chân lý
của chốn quan trường bất di bất dịch. Kể từ khi câu chuyện tai tiếng không mấy
tốt đẹp này xảy ra. Nhìn kỹ lại vẫn thấy nàng Mây yên vị, nhưng mà dáng vẻ bây
giờ trông hơi lặng lẽ và trầm tư, không còn nhí nhảnh, hoạt náo như độ nào. Còn
các chàng họa sĩ và bọn lái tranh cũ như bọn tôi cũng tơi tả, rơi rụng từ từ
như chuối chín cây, mòn dần theo năm tháng, vì sách lược mới quản chặt. Khó cho đôi bề. Anh nào đồng sàng dị mộng. Phơi
mãi đến khô quánh. Chuột, bọ cũng chả ỏ! Chàng nào đồng cam cộng khổ, gặp cơ Bà
hẩy ngay. Nản chí tang bồng, hồ thỷ. Phân nhánh đôi giòng, bên đục bên trong.
Tang hải tịch điền. Hết quan tàn dân,
chả còn gì hay ho. Cho đến một hôm, không xa lắm cái ngày xảy hữu nạn. Trước sự
chứng kiến một vị quan nhân của khách sạn ( Đoán vậy vì thấy ổng ăn mặc chỉn
chu đứng chắp tay sau đít đi đi, lại lại thỉnh thoảng lại dơ tay chỉ chỉ, chỏ
chỏ. Lính trơn nào dám thế! ) cùng với mấy người ăn mặc dẫu là đồng phục đấy
nhưng trông nó lôi thôi, lếch thếch thế nào ấy, lăng săng, trèo lên tụt xuống.
Cái bảng hiệu Art Gallery Rex mới hôm nào còn bảnh chọe, đêm về rực rỡ hào
quang đèn điện màu nay âm thầm hạ thổ không kèn không trống, thiếu hẳn sự rình
rang, mất hẳn những lẵng hoa đầy màu sắc rực rỡ len nhau hai hàng ra tận ngoài mép đường Lê Lợi, cùng những tiếng vui cười
huyên náo được dịp phát huy, pha lẫn tiếng lách cách của những ly rượu " Sâm - banh " vàng sếnh trên tay các ngài họa sĩ ngày
khai trương. Thay vào đó bây giờ cả một sự nhọc nhằn vã mồ hôi ướt áo, hì hục hô
hoán bảo nhau hạ xuống, kéo lên một cái bảng hiệu to oành mới toanh có chỉ
danh. Nhìn vào là biết ngay bán càphê.
Đó
là câu chuyện dài hơi “ Tái ông thất mã” của tôi. Thay vì bốn tấm chỉ có một
cây hai, thiên hạ chê ỏng, chê eo chẳng thèm mua cho. Sau nhờ thánh cho ăn lộc.
Bán tấm Vũ Hối, là một tấm tôi đánh giá yếu nhất trong số đã được gần bằng món
tiền ông Tú Xuất trả. Còn lại ba tấm bây giờ… Quả thật lúc đó mà bán trôi mấy
bức tranh để mua chiếc Honda 78, nay chỉ còn cách là chờ thời qua thành xe cổ.
Bác có khiếu viết văn :D
Trả lờiXóa