Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

PHẢN HỒI TRÊN PHỐ MUA BÁN NHÂN ĐỌC TIN VỀ NHÀ SƯU TẬP TRANH NGUYỂN MINH.

 PHẢN HỒI TRÊN PHỐ MUA BÁN NHÂN ĐỌC TIN VỀ NHÀ SƯU TẬP TRANH NGUYỂN MINH.

" Chi hàng trăm ngàn USD cho tranh Việt "hồi hương"



HS. Nguyễn Sáng. Cô gái Hanoi. Chi than trên giấy. Năm: 1944.


                                                 

Có một người đàn ông Việt luôn xuất hiện tại các phiên đấu giá tranh. Ở đó, mỗi khi xuất hiện những bức tranh Việt Nam, ông lại trả giá rất nhanh và "lỳ"...

   

       Cám ơn bạn Lương hoàng Long đã đăng tin sốt dẻo. Một đòn bẩy cho thế đi sau. Cho những ai có tiền mà không biết xử dụng như thế nào để thể hiện đẳng cấp trong việc sưu tập tranh nghệ thuật.
    Mọi cuộc chơi đều phát xuất từ chủ quan. Nhưng không phải vì thế mà không qua sự học hỏi. Không thày đố mày làm nên. Các cụ đã nói rồi. Sự suy nghĩ chủ quan đôi khi làm cho con người ta bị bó và mang tính cục bộ. Cái lũy tre làng nó che chở cho chúng ta và nó cũng che cả tầm nhìn ra xung quanh. Muốn thông thoáng phải vượt qua những trở ngại cơ bản đó. Phải có trí và tri mới hanh thông. Coi chừng ôm mớ xà bần mà cứ ngỡ là vàng ròng. Ếch ngồi đáy giếng.
     Nhà sưu tập Nguyễn Minh đã có sở thích mà Phố chúng ta đồng cảm. Nguyễn Minh đã mang về được một Nguyễn Tường Lân rất hiếm của độ 193… Rất rất ít người làm được chuyện này. Rất xứng đáng được trân trọng. Nền tảng văn hóa của một quốc gia là sự tích lũy được nhiều những thành quả có giá trị của tiền nhân để lại và được các thế hệ tiếp nối gìn giữ bảo vệ một cách tích cực.
     Đối với mảng tranh của thế hệ Mỹ thuật Đông Dương. Theo ý cá nhân. Giá trị nhất vẫn là những tác phẩm được khai sinh ở tại quê nhà. Vì đó là thời kỳ của buổi ban đầu. Thời của sự khó khăn, thiếu thốn về mọi phương diện. Ta hãy tưởng tượng khi một họa sĩ muốn thực hiện một tác phẩm. Đầu tiên là tiền. Có tiền xong. Mua vật tư ở đâu? Khi thực hiện có đủ thiếu gì không? Nên nhớ. Một tấm bố muốn vẽ được phải quang một lớp sơn trắng làm nền. Tốn kém, kỹ thuật có đảm bảo không? Màu có dư thừa hay thiếu thốn, có chủ động được phạm trù này không? Hay lại phải xuýt xoa, qua quýt không được như ý?  Đấy một loạt những khó khăn nó đeo đẳng người nghệ sĩ như thế thì còn lòng dạ nào mà sáng mới tối. Nhưng đã có một số người vượt qua được những thứ đó. Họ vươn lên bằng chính tài năng của mình trong những khó khăn thiếu thốn và đã cho ra những tác phẩm mà dù cho khó tính mấy cũng phải khâm phục. Đấy mới là vưu vật, trân quí. ( Muốn nói riêng vào thời điểm 193…).
     Tôi rất thích những tác phẩm của các họa sĩ Vũ cao đàm, Lê thị Lựu, Mai trung Thứ và cả Lê Phổ nữa. Nhưng phải là những tác phẩm khi các vị ấy sáng tác vào thời kỳ khó khăn tại quê nhà…. Của những trăn trở, rạo rực muốn bùng vỡ trong khát vọng kia…  Chứ còn khi các vị ấy rời khỏi quê hương đi định cư tại một xứ sở của nền văn minh đầy ắp thực dụng với ly vang bên cạnh, một chú cún con quanh quẩn bên chân thì …. Chúng ta cứ nhìn kỹ lại những gì quí ngài ấy làm được ở bên trời Tây. Có thay đổi không? Có mới lạ không? Hay cũng chỉ quanh quẩn những mô-tuýp cũ. Một thói quen giải trí nhàn nhã ở xứ lạnh, trùm chăn mà vẽ thì thử hỏi làn gió trưa hè nhệt đới tìm đâu ra? Không có không khí vùng miền. Còn chăng chỉ còn một vài kiểu dáng cách điệu. Hương vị nước mắm pha bơ có lạ, nhưng không thấm đậm vào tâm hồn!. Cái kiểu : “ Câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An.” ( Cao Bá Quát). Những thứ đó không thiếu, đầy dẫy ở trời Tây. Có tiền nằng nặng là có ngay… Một nơi không làm cho con người bị thúc bách về vật liệu sáng tác, chỉ việc bày tỏ ý tưởng sao cho thăng hoa mà vẫn bị bó… Tôi không thích là vậy.
      Đông Dương hay Gia Định đều phải đúng thời điểm mới thú vị. Còn nếu không chỉ là một sự kéo dài nhàm chán mà thôi.
     Xin lỗi! Trên đây chỉ là ý kiến mang nặng tính cá nhân xin được bày tỏ. Ngoài ra không có ý gì khác. Mong lượng thứ nếu có điều gì thất thố, không phải.

Cauminhngoc

2013.

    Một người "lịch lãm" như dzậy mà để vuột mất bức tranh của vua Hàm Nghi thật đáng tiếc...Thật đáng tiếc!
  - Xét về năm tháng ra đời của tác phẩm. Đông Dương thua!.
  - Xét về phẩm giá con người. Đông Dương cũng thua nốt!
và còn nữa....

Than ôi! Nước mắm mặn mà không có tiền mua dấm chế! 
Thế mới biết " chân dài " và " đặc sản miền quê " đã che hết lý trí.
Việc này chỉ biết than thở với Phố...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét