HỌA SĨ LÊ THY VỚI TẤM SƠN MÀI. " ĐÌNH LÀNG VÀ TƯ TƯỞNG VIỆT NHO.
Nhắc đến
Lê Thy (1). Chắc hẳn rất ít người biết đến ông. Có lẽ chỉ những nhà sưu tập, những
nhà nghiên cứu hội họa, thảng chăng một ít người yêu thích mỹ thuật sơn mài
Việt Nam
vào hàng đứng tuổi có theo dõi thường xuyên trên báo chí, triển lãm vào đầu nửa
sau Thế kỷ 20 mới có thể nắm bắt một chút ít thông tin về ông. Ngôi sao Lê Thy
trong làng mỹ thuật Việt Nam
đã sớm tắt trên bầu trời nghệ thuật vào khoảng đầu thập niên 60 của TK20.
Cái tắt của ngôi sao này không phải bị mai một vì con đường nghệ thuật mà đã bị
vùi dập bởi nẻo đường chính trị. Ông đã gác cọ sơn, cái mà đã làm cho ông được
vinh danh trên nền trời mỹ thuật để chuyển sang làm chính trị, viết báo đối lập
với chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của TT. Ngô đình Diệm. Không hiểu là ông có phân
biệt được bản chất của chính trị và nghệ thuật nó khác biệt nhau như thế nào
không? Để rồi cuối cùng một sự trù dập
đã bủa vây cuộc sống của ông. Đến mức thân bại danh liệt. Kết thúc là một cái
chết thê thảm trong khổ sở.
( Đây cũng chỉ là một nguồn tin trong dân gian không
còn lưu lại một cái gì cụ thể, chưa được xác minh bởi tính khoa học. Cần được
kiểm chứng cho rõ ràng ).
Còn trong lãnh vực mỹ thuật thì
lại khác. Nó còn có những dữ kiện cụ thể. Đó là những tác phẩm sơn mài, sơn
dầu..v..v.. của ông còn để lại. Ta có thể tìm lại trong một số tuần báo, nguyệt
san cũ phát hành trước năm 1965 như Sáng Tạo, Thế Giới Tự Do hay những catalog
triển lãm..v.v.. ta sẽ gặp những thông tin về ông trong mảng nghệ thuật.
Trích trong bài viết của GS. Hội họa Lê thanh Hiệp đề tựa cho cuốn cataloge triển lãm tranh vào năm 1953 của họa sĩ Lê Thy.
Trích trong bài viết của GS. Hội họa Lê thanh Hiệp đề tựa cho cuốn cataloge triển lãm tranh vào năm 1953 của họa sĩ Lê Thy.
Trang báo giới thiệu về cuộc triển lãm của Lê Thy tại
La Mã năm 1958.
Trang báo giới thiệu về cuộc triển lãm của họa sĩ Lê
Thy năm 1959.
Một nguồn tin về triển lãm tranh tại Pháp Quốc có nhắc đến HS. Lê Thy.
Paris 10/9/2012
Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi
Một nguồn tin về triển lãm tranh tại Pháp Quốc có nhắc đến HS. Lê Thy.
" Ngoài những tác
phẩm của Victor Tardieu và Nam Sơn, có mặt trong triển lãm tại Bảo tàng
Cernuschi là các họa sĩ Pháp phiêu lưu đến Việt Nam: Gaston Roullet, Louis
Rollet, Jules Galand, André Delacroix, Joseph Inguimberty, Alix Aymé, André
Maire…; các họa sĩ đoạt giải thưởng Đông Dương: Henri Dabadie, Charles
Fouqueray, Jonchère Evariste, Louis Bâte…; cũng như các danh họa và họa sĩ
Việt Nam xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông Dương: Nguyễn Phan Chánh
(1892-1984), Nguyễn Gia Trí (1909-1993), Lê Phổ (1907-2001), Mai Trung Thứ
(1906-1980), Nguyễn Tiến Chung (1914-1976), Tô Ngọc Vân (1906-1954), Tôn Thất
Ðào (1910-1979), Vũ Cao Đàm (1908-2000), Lê Văn Ðệ (1906-1966), Lương Xuân Nhị
(1914-2006), Lưu Văn Sìn (1905-1983), Phạm Quang Hậu (1905-1994), Diệp Minh
Châu (1912-2002), Lê Thy (1919-?), Nguyễn Quang Bảo (1929-?), Nguyễn Thành Lễ (1919-?),
Nguyễn Văn Thịnh (1912-?), Vũ Tiến Chức (1907-?)…"
Trong
số những nhà phê bình vào giai đoạn này có họa sĩ Thái Tuấn là người chịu khó
đi tham quan các buổi triển lãm rồi về viết bài đăng báo bình phẩm các tác
phẩm. Ông cũng thuộc tuýp người nghiêm cẩn, tạm gọi là thẳng thừng và nhiều người cho là hơi khó tính. Đọc loạt bài ông viết
trong báo Sáng Tạo, các họa phẩm do cá nhân hay tập thể trưng bày nơi những
cuộc triển lãm có ông tham dự rất ít tác phẩm làm ông vừa lòng. Nhưng với Lê
Thy ông có bài nhận xét là người có tâm huyết, những tác phẩm tạo ra, ngoài việc
dụng công nhiều còn mang được tính nghệ thuật cao, sớm đưa sơn mài Việt Nam
thoát khỏi con đường mỹ nghệ, nối tiếp được truyền thống của các họa sĩ đàn anh
như Nguyễn gia Trí, Trần văn Cẩn, Nguyễn Khang..v.v.. Có lẽ ai cũng hiểu và
không cần phải biện minh khi muốn đánh giá một tác giả một thời đã qua, không còn gì nhiều để lại cho thế hệ mới. Chắn chắn không gì hơn là đánh giá họ qua những tác
phẩm còn để lại. Nó là cái thước đo đảm bảo nhất. Nó là thứ duy nhất để ta dựa vào
mà thẩm định tài năng lẫn giá trị của tác giả. Có như vậy mới mang tính
khách quan, mới giúp ta nhận xét một cách trung thực và chính xác được. Có chuyện cần lưu ý.
Đó là một khi nghe tên tuổi của tác giả được giới truyền thông nhắc nhở đến
nhiều, điều chưa hẳn là những sự ngợi ca đó là đúng. Ta cần phải bình tâm mà chiêm
nghiệm, để khỏi lầm lẫn giữa tài năng đích thực và sự tiếp thị phô trương hô
hoán của người có điều kiện vật chất và thế lực.
Tranh của
họa sĩ Lê Thy. Ông có thực hiện nhiều thể loại, nhưng ở đây tôi chỉ nhắc đến
sơn mài mà thôi. Với sơn mài. Ông thực hiện hai loại. Loại thứ nhất làm theo
loại “ phủ mài “ loại sơn ta cộng kỹ thuật truyền thống Việt Nam . Loại thứ hai ông làm theo cách của người Nhật
Bản là vẽ mỏng xong phủ lên một lớp sơn bóng [ Polysai] không mài như của ta. Để phân biệt giữa hai
loại này. Ta nhìn vào chữ ký của ông trên mỗi tấm tranh. Nếu làm theo sơn mài
truyền thống VN. Tên Lê Thy được viết bằng chữ hoa khắc trũng sâu xuống tấm
vóc. Còn ở chất liệu Polysai. Ông cho viết tên mình theo lối chữ in trên mặt
vóc ngay dưới là một con dấu hình vuông bên trong có chữ Lê Thy được viết cách
điệu theo lối chữ triện.
Tấm
sơn mài của Lê Thy này tôi muốn nói đến, nó thuộc nhóm thứ nhất vì mang chữ ký
khắc trũng xuống vóc. Tấm sơn mài này được thực hiện trên một miếng ván bằng gỗ
mít có kích thước 60cm x 90cm, dày khoảng 0,5cm. Mặt sau được đóng đai viền
chung quanh, bằng các thanh gỗ chừng 03cm vuông, có phụ thêm một thanh thang
dọc ở giữa để đỡ lưng tấm tranh cho chắc chắn. Toàn bộ mặt lưng được phủ lớp sơn
ta để tránh mối mọt. Tấm sơn mài này không ghi rõ năm thực hiện, nhưng khi tôi
mua lại của ông Năm, người chủ sở hữu chính thức của bức tranh trước tôi, cho
biết tấm này là quà tặng nhân dịp đám cưới của ông năm 1950. Lời nói của ông
Năm ta có thể tạm tin là đúng vì kể từ cuối thập niên 50 trở về trước, các nhà
làm sơn mài hay các họa sĩ thường dùng gỗ mít làm vóc để vẽ, là một chất liệu
rất tốt ít bị vênh, nứt khi thời tiết thay đổi, nhưng lại có một yếu điểm là
không có bề ngang vì tìm được cây có lõi to rất hiếm. Đại đa số những tấm sơn
mài còn để lại thường thấy nhất có bề ngang 30cm hay cùng lắm 40cm đổ lại. Hiếm
gặp được những thân cây to, cỡ 50cm trở lên. Nên nhớ là chỉ sử dụng phần lõi
của cây mà thôi không lấy phần giác vì
dễ mục. Bởi thế nên khi gặp được thân cây mít có đường kính to, họ rất quí vì
nó có thể cho họ những tấm vóc lớn. Với những tấm vóc đặc biệt như thế này đa
số là để dành để sử dụng vào những công việc gì họ cho là tâm đắc, theo chủ
định của mình. Sau này vào khoảng đầu đầu thập niên 50 ván ép phương Tây đổ vào
VN. Đến lúc này vấn đề về vóc để làm sơn mài không còn là điều bức xúc nữa vì
ván ép có bề mặt khá lớn là ngang đến một mét, dài hai mét. Nó thừa sức để đáp
ứng những nhu cầu cần thiết của các nhà làm sơn mài và các họa sĩ cũng thoải
mái trong việc chọn lựa kích thước theo ý mình. Theo tôi được biết người mang
ván ép ứng dụng làm vóc đại trà đầu tiên nổi đình đám nhiều người biết đến là
lò sơn mài Thanh Lễ. Sau đổi lại là Thành Lễ.
Trước khi có ván ép những nhà làm sơn mài muốn làm ra một tấm vóc to họ cho nối hai tấm ván lại với nhau hoặc làm nhiều tấm riêng lẻ ghép lại thành bộ. Nếu muốn ghép dính liền hai tấm ván lại với nhau, ở mặt sau cho đóng các thang gỗ ngang, chung quanh để giữ cho tấm ván ổn định. Sau đó dùng giấy bản giã nhuyễn, hay bùn trộn với sơn phủ rồi trét vào cho bít đi những kẽ giữa hai miếng nối. Nếu kỹ hơn có thể dùng dùng vải mùng, bó lại rồi phủ trét đều lên vóc tạo mặt phẳng. Nhưng lâu dần ván nhót, vênh làm rách các vật bảo vệ, kẽ sẽ bị hở ra. Đó là điều không tránh khỏi.
Trước khi có ván ép những nhà làm sơn mài muốn làm ra một tấm vóc to họ cho nối hai tấm ván lại với nhau hoặc làm nhiều tấm riêng lẻ ghép lại thành bộ. Nếu muốn ghép dính liền hai tấm ván lại với nhau, ở mặt sau cho đóng các thang gỗ ngang, chung quanh để giữ cho tấm ván ổn định. Sau đó dùng giấy bản giã nhuyễn, hay bùn trộn với sơn phủ rồi trét vào cho bít đi những kẽ giữa hai miếng nối. Nếu kỹ hơn có thể dùng dùng vải mùng, bó lại rồi phủ trét đều lên vóc tạo mặt phẳng. Nhưng lâu dần ván nhót, vênh làm rách các vật bảo vệ, kẽ sẽ bị hở ra. Đó là điều không tránh khỏi.
Trương văn
Thanh. Tranh sơn mài đích thực trên vóc ván ép.
Kích thước: 81cm x 122cm. Năm vẽ: 1954.
Tấm sơn mài này thuộc giai đoạn đầu của vóc làm bằng ván ép. Đánh dấu một thời kỳ chuyển tiếp tranh sơn mài có khổ nhỏ sang loại có khổ lớn không cần ghép nối. Những tấm có khổ lớn như tấm cá vàng này rất ít gặp bởi lý do các căn hộ trước thập niên 60/TK 20 thường không lớn nên đa phần chỉ sử dụng tranh có khổ nhỏ để treo. Chỉ có những căn villa hoặc những căn hộ có diện tích lớn mới dùng những tấm tranh có kích thước như thế này.
Kích thước: 81cm x 122cm. Năm vẽ: 1954.
Tấm sơn mài này thuộc giai đoạn đầu của vóc làm bằng ván ép. Đánh dấu một thời kỳ chuyển tiếp tranh sơn mài có khổ nhỏ sang loại có khổ lớn không cần ghép nối. Những tấm có khổ lớn như tấm cá vàng này rất ít gặp bởi lý do các căn hộ trước thập niên 60/TK 20 thường không lớn nên đa phần chỉ sử dụng tranh có khổ nhỏ để treo. Chỉ có những căn villa hoặc những căn hộ có diện tích lớn mới dùng những tấm tranh có kích thước như thế này.
Thành Lễ. Sơn mài trên ván ép. 50cm x 70cm. Hàng mỹ
nghệ trước 1975. Thực hiện dán vàng quỳ trên vóc sơn mài. Không có công đoạn mài và không phủ lớp sơn bóng. (Chữ ký Thành Lễ ở đáy góc phải đã bị mài đi để ký lên một tên khác nay đã chùi đi để trả lại nguyên trạng. Chữ ký Thành Lễ chỉ còn lại lờ mờ, nhìn nghiêng vẫn thấy).
Xin có nhận xét một chút về hai loại vóc này.
* Vóc làm
bằng gỗ mít. Có nghĩa là người ta lấy phần gỗ lõi của cây mít được xẻ ra
thành từng miếng ván mỏng, thường thường dày chừng 0,5cm. Chọn miếng ván thật khô, không vênh nứt, bào nhẵn mặt, đóng viền thang sau lưng để giữ cho tấm ván ổn định. Cho quét lên hai mặt ván trước sau một lớp sơn ta (sơn sống). Sau đó bó tấm vóc bằng một lớp vải mỏng hay giấy bản rồi đem ủ, ( Công đoạn bó này đôi khi bị bỏ qua ). Khi vóc khô lấy ra tiếp tục hom thêm một vài lần nữa cho đanh mặt ván. Cuối cùng trét một lớp hỗn hợp " ma-tít ".( Gồm sơn trộn với bùn hay mạt cưa ). phủ trùm đều trên bề mặt tấm
ván để tạo mặt phẳng. Sau khi lớp " ma-tít " khô đem quét lên ba, bốn lớp " sơn thí ". Lớp " sơn thí " này được thực hiện làm nhiều lần. Mỗi lần quét là một lần ủ. Khi công đoạn này hoàn thành mặt vóc sẽ có màu đen. ( Nếu muốn vóc có màu khác thì phải pha trộn chất thích hợp vào công đoạn tạo chất hỗn hợp " ma-tít " này ). Cuối cùng dùng nang mực mài xả bớt lớp mặt cho thật phẳng, nhìn nghiêng không gợn sóng mới dạt chuẩn. Càng
nhiều lớp như thế tấm vóc càng bền và có giá trị. Khi tấm vóc đã hoàn chỉnh,
họa sĩ chỉ việc thực hiện công đoạn vẽ. Trong sơn mài truyền thống VN không
chấp nhận sự nhấp nhô, gợn sóng mà phải thật phẳng và bóng như tấm gương. Cứ mỗi lần quét xong là phải ủ khô trong hầm tối kín gió có ẩm độ cao vài ngày cho đến khi sơn khô rút vào trong ván là đạt yêu cầu.
[Sơn ta
được lấy từ mủ của một loại cây Sơn mọc nhiều ở vùng thượng du Bắc bộ VN. Loại
mủ này rất độc những người không hạp ngửi hoặc dính phải nó sẽ bị dị ứng phù
ngứa khắp toàn thân. Có câu ca “ Sơn bắt từng mặt, ma bắt từng người”. Muốn xử
dụng được người ta lấy mủ sống đem về bỏ vào chảo gang để ngoài nắng dùng thanh
sắt quậy đều liên tục cho lên nước, khi đã đủ độ chín, người ta đem chiết ra
các vại nhỏ hay tô bằng sành sứ đậy bằng lớp lá chuối tươi hay giấy kiếng đục
cho thật kín không để gió vào, bởi vì khi gặp gió mặt sơn sẽ bị khô cứng một
lớp trên mặt có màu đen bóng gọi là sơn bị cháy.]
* Vóc được
làm bằng ván ép. Khi xử lý cho thành phẩm cũng phải qua các công đoạn trên, nhưng nhờ vật liệu không khó khăn như xưa nên phần thực hiện thành tấm vóc cũng không lấy gì làm khó khăn phức tạp. Đầu tiên là xả ván
ép ra theo kích thước yêu cầu, tiếp theo phủ lên mặt ván mộc từ ba đến năm lớp
sơn ta. Cho sơn ngấm rút vào trong những thớ ván ép. Cứ mỗi lần quét xong một
lớp sơn phải chuyển qua công đoạn ủ khô trong hầm có ẩm độ, kín gió khoảng vài
ngày cho lớp sơn ta khô cứng chai mới làm tiếp phủ lớp mới lên được. Đến phần
hom. Lấy miếng ván ép đã qua công đoạn sơ chế cho quét đều lên hai mặt ván cùng
các cạnh một lớp sơn ta, rồi lấy một tấm bố mỏng phủ trùm toàn bộ một mặt ván
và ép lận ra đàng sau vài phân.., tiếp tục lấy sơn ta đem quét phủ lên toàn
diện tấm bố cho dính hít chắc vào tấm ván ép. Lần này cho quét phủ sơn tràn
luôn mặt lưng sau đó đem ủ khô. Mặt có lớp bố phủ toàn diện sẽ trở thành mặt chính của tấm vóc.
Công đoạn tiếp đến cho bả đắp bao kín lên toàn bộ tấm ván cả hai mặt cùng các
cạnh một lớp bột kao lanh trộn với sơn ta. Mỗi lần bả, ủ xong, đem ra mài xả
bằng đá mài, nang mực làm cho mặt vóc thật phẳng đều. Cứ thế làm tiếp lớp sau.
Loại vóc tốt là loại làm nhiều lớp hom này. Tấm vóc tốt cầm lên rất nặng. Mặt vóc phải thật phẳng,
không một chút gợn mới đạt tiêu chuẩn. ( Dùng ánh đèn để kiểm tra mặt phẳng ). Khi những lớp phủ này đã khô cứng rồi khó có loại côn trùng nào hay khí
hậu làm cho nó bị ảnh hưởng. Thậm chí đem ngâm nước cũng không thể hư hỏng vì nước
không thể ngấm qua lớp hom vào trong được.
Nói chung
khi thực hiện một tấm vóc sơn mài đúng chuẩn thì rất công phu. Các công đoạn hầu như đều giống nhau. Chỉ khác ở chỗ ván ép thì có bó thêm một vài lớp bố
còn vóc làm bằng gỗ mít thì không. Tôi cũng chưa hiểu tại sao lúc đó các tiền
nhân trong ngành sơn ta bỏ qua công đoạn này. Có phải chăng khi bó như vậy lúc
sơn khô tác động vào tấm bố tạo ra hiện tượng co rút, lâu ngày làm cho vênh,
cong mặt tấm ván vì mỏng không chịu nổi sự co rút của vải chăng hay chưa phát hiện ra công đoạn này?
Như vậy xét
ra vóc làm bằng ván ép sau này bền chắc, có khổ lớn hơn rất nhiều so với làm
bằng gỗ mít ở thời kỳ đầu sơn mài của Việt Nam ta.
* Thế nào là vẽ sơn mài?
Về kỹ thuật vẽ sơn mài này ta cần phân biệt vẽ có phủ-mài và vẽ không phủ-mài.
a/ Vẽ không có phủ mài. Đây là kỹ thuật vẽ trên vóc sơn có mài. Loại hình này thường dùng trong kỹ thuật sơn Nhật Bản và sơn Trung Quốc.
- Với sơn Nhật Bản: Nghệ nhân Nhật Bản vẽ trên vóc sơn mài có thể một hay nhiều lớp, nhưng không phủ và mài sau mỗi lớp. Loai thứ nhất. Những lớp vẽ có thể mỏng hay dày tùy theo cách thể hiện, có thể chôn, đắp nổi, gắn thêm các vật liệu khác vào tác phẩm miễn đáp ứng được chủ đích áp đặt của tác giả là được, chính điều này đã không thể tạo thành một mặt phẳng tuyệt đối mà có độ gợn sóng cho từng khu vực khi ta vuốt lên bề mặt. Một kỹ thuật khác nữa là vẽ thật mỏng đều trên một mặt phẳng đã dán phủ một lớp vàng quỳ từng miếng vuông trên toàn bộ mặt vóc nên khi dùng tay vuốt lên bề mặt sẽ cho thấy một mặt phẳng tuyệt đối. Cả hai loại này sau khi vẽ xong đều phủ lên một lớp dầu (polysai) tạo độ bóng cho tranh.
Nguyễn văn Minh. Tranh sơn đắp nổi theo trường phái Nhật.( Bộ khoảng 40 tấm ghép lại hiện đang treo trong Dinh Độc Lập).
Nguyễn văn Minh. Kỹ thuật vẽ sơn trên nền dán vàng quỳ theo phong cách Nhật Bản.
- Với sơn Trung Quốc: Nghệ nhân Trung Quốc cũng vẽ lên vóc sơn mài. Kỹ thuật vẽ thẳng bằng nhiều chất liệu lên mặt vóc chỉ một lần không có phủ-mài và cũng không có phủ lớp dầu bóng.
Phùng sơn Hoa. Sơn theo phong cách Trung Quốc. Vẽ trực tiếp không mài và không phủ lớp sơn bóng.
b/ Vẽ có phủ - mài. Chỉ có ở sơn mài Việt Nam. Mặc dù tiếp thu kinh nghiệm từ các nước bạn và được kế thừa từ các họa sĩ người Pháp tại Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Các họa sĩ Việt Nam đã có cách thể hiện riêng khác với Trung Quốc và Nhật Bản. Cách làm của các họa sĩ Việt có phần công phu, cầu kỳ và phức tạp hơn. Một tác phẩm được vẽ, có dán vỏ trứng, vàng bạc quỳ theo nhiều tầng, nhiều lớp tùy theo cách bố cục của họa sĩ. Cứ mỗi lần vẽ xong lại đem quét lên một lớp sơn ta rồi đem ủ chờ khô. Khi khô lấy ra sẽ dùng giấy nhám nước mài bóc đi lớp sơn phủ cho lộ ra những hình vẽ. sau đó vẽ tiếp lớp thứ hai như dự kiến rồi lại tiếp tục phủ - ủ - mài. Các lớp ủ - mài này nhiều hay ít tùy theo sự tính toán của họa sĩ, càng nhiều lớp thì độ uyển chuyển của bức tranh càng phong phú, làm cho lớp viễn cận có chiều sâu sinh động. Như vậy cứ mỗi lần vẽ xong đều phải thực hiện qua công đoạn ủ - mài. Do đó mới gọi là vẽ mài. Còn như của Trung Quốc và Nhật họ không có công đoạn ủ - mài nên không thể dùng từ sơn mài. Mà chỉ có thể nói vẽ trên vóc sơn mài mà thôi!
Lê Thy. Tranh sơn mài đích thực. Vẽ phủ mài nhiều lớp theo kỹ thuật Việt Nam.
* Thế nào là vẽ sơn mài?
Về kỹ thuật vẽ sơn mài này ta cần phân biệt vẽ có phủ-mài và vẽ không phủ-mài.
a/ Vẽ không có phủ mài. Đây là kỹ thuật vẽ trên vóc sơn có mài. Loại hình này thường dùng trong kỹ thuật sơn Nhật Bản và sơn Trung Quốc.
- Với sơn Nhật Bản: Nghệ nhân Nhật Bản vẽ trên vóc sơn mài có thể một hay nhiều lớp, nhưng không phủ và mài sau mỗi lớp. Loai thứ nhất. Những lớp vẽ có thể mỏng hay dày tùy theo cách thể hiện, có thể chôn, đắp nổi, gắn thêm các vật liệu khác vào tác phẩm miễn đáp ứng được chủ đích áp đặt của tác giả là được, chính điều này đã không thể tạo thành một mặt phẳng tuyệt đối mà có độ gợn sóng cho từng khu vực khi ta vuốt lên bề mặt. Một kỹ thuật khác nữa là vẽ thật mỏng đều trên một mặt phẳng đã dán phủ một lớp vàng quỳ từng miếng vuông trên toàn bộ mặt vóc nên khi dùng tay vuốt lên bề mặt sẽ cho thấy một mặt phẳng tuyệt đối. Cả hai loại này sau khi vẽ xong đều phủ lên một lớp dầu (polysai) tạo độ bóng cho tranh.
Nguyễn văn Minh. Tranh sơn đắp nổi theo trường phái Nhật.( Bộ khoảng 40 tấm ghép lại hiện đang treo trong Dinh Độc Lập).
Nguyễn văn Minh. Kỹ thuật vẽ sơn trên nền dán vàng quỳ theo phong cách Nhật Bản.
- Với sơn Trung Quốc: Nghệ nhân Trung Quốc cũng vẽ lên vóc sơn mài. Kỹ thuật vẽ thẳng bằng nhiều chất liệu lên mặt vóc chỉ một lần không có phủ-mài và cũng không có phủ lớp dầu bóng.
Phùng sơn Hoa. Sơn theo phong cách Trung Quốc. Vẽ trực tiếp không mài và không phủ lớp sơn bóng.
b/ Vẽ có phủ - mài. Chỉ có ở sơn mài Việt Nam. Mặc dù tiếp thu kinh nghiệm từ các nước bạn và được kế thừa từ các họa sĩ người Pháp tại Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Các họa sĩ Việt Nam đã có cách thể hiện riêng khác với Trung Quốc và Nhật Bản. Cách làm của các họa sĩ Việt có phần công phu, cầu kỳ và phức tạp hơn. Một tác phẩm được vẽ, có dán vỏ trứng, vàng bạc quỳ theo nhiều tầng, nhiều lớp tùy theo cách bố cục của họa sĩ. Cứ mỗi lần vẽ xong lại đem quét lên một lớp sơn ta rồi đem ủ chờ khô. Khi khô lấy ra sẽ dùng giấy nhám nước mài bóc đi lớp sơn phủ cho lộ ra những hình vẽ. sau đó vẽ tiếp lớp thứ hai như dự kiến rồi lại tiếp tục phủ - ủ - mài. Các lớp ủ - mài này nhiều hay ít tùy theo sự tính toán của họa sĩ, càng nhiều lớp thì độ uyển chuyển của bức tranh càng phong phú, làm cho lớp viễn cận có chiều sâu sinh động. Như vậy cứ mỗi lần vẽ xong đều phải thực hiện qua công đoạn ủ - mài. Do đó mới gọi là vẽ mài. Còn như của Trung Quốc và Nhật họ không có công đoạn ủ - mài nên không thể dùng từ sơn mài. Mà chỉ có thể nói vẽ trên vóc sơn mài mà thôi!
Lê Thy. Tranh sơn mài đích thực. Vẽ phủ mài nhiều lớp theo kỹ thuật Việt Nam.
Nếu có dịp
quan sát được những nghệ nhân thực hiện một tác phẩm sơn mài mỹ nghệ thôi. Ta
sẽ thấy nó nhiêu khê đến chừng nào. Bước vào lãnh vực nghệ thuật thì sự nhiêu
khê ấy nó tăng lên gấp nhiều lần tùy theo sự tính toán, xếp đặt của người họa
sĩ. Mỗi một công đoạn nó đòi hỏi phải tiêu tốn vào đó một thời gian cần thiết, nhất định, không cho
phép ta đốt giai đoạn được. Chính vậy nên khi thực hiện một tấm sơn mài có
nhiều khi mất cả năm là chuyện bình thường. Nó không như sơn dầu. Khi vẽ hỏng
hoặc không vừa ý. Ta có thể đắp thêm hoặc cạo bỏ đi vẽ lại. Ở sơn mài không dễ
dàng như thế nếu hỏng phải mài xả đi cho hết dấu vết của lần vẽ cũ nếu không
khi sơn trong sẽ ửng những vệt cũ lên là hỏng. Khi vẽ luôn luôn phải phẳng mặt,
mỏng đều với lớp vẽ trước sau, vuốt bàn tay cảm thấy thẳng như vuốt lên trên
mặt kiếng mới được. Vì nếu không đều, chỗ dày chỗ mỏng khi ta mài sẽ bị đứt, lộ
màu đen của tấm vóc lên nhìn vào có cảm tưởng như bị thủng lỗ. Sẽ thấy dở ngay.
Cho nên khi nhận định về một tác phẩm nghệ thuật của sơn mài nó phức tạp hơn
những tác phẩm nghệ thuật khác là vậy. Đòi hỏi người chơi sơn mài phải biết rõ
về phần kỹ thuật của nó một chút thì sẽ cảm thấy hấp dẫn hơn.
Trở lại bức tranh sơn mài của HS Lê Thy. Nhìn bao quát, tổng thể bức tranh. Chất liệu được xử dụng để thực hiện ta thấy có sơn ta, vàng bạc dát mỏng, vỏ trứng, màu son, màu xanh lá. Chất liệu sơn ta, vàng bạc là chủ đạo chiếm khoảng tám mươi phần trăm bề mặt của tác phẩm. Ta có thể mạnh dạn khẳng định. Đây là một tác phẩm sơn mài đích thực, có đầy đủ các chất liệu truyền thống và mang tính nghệ thuật rất cao, không phải là loại sản phẩm mỹ nghệ, như mọi người thường nghĩ khi nghe nói đến sơn mài.
* Về hình trong tác phẩm.
Nhìn theo thứ tự từng lớp từ gần ra xa khái quát.
- Khóm lá ở ngay đáy góc phải. Có thể cho rằng đây là lớp cận cảnh nhất.
- Kế tiếp là những hình ảnh sinh hoạt bên này cây cầu. Gồm hai mẹ con, bụi trúc và hình ảnh một người với quang gánh ngồi nghỉ ngơi dưới bụi trúc khá to đó.
- Cây cầu là vật thể nối liền đôi bờ, cũng làm cho tác phẩm không bị ngăn đôi.
- Xa hơn cây cầu. Phía bên kia bờ có hai cô gái đang đi lại, cùng hai khóm cây Đại (Cây sứ) trước cổng đình.
- Cái đình làng có mái son đỏ ối, nằm phía sau hai cây cột to cao sừng sững.
- Sau đình là những hàng cây quen thuộc chốn quê đồng cỏ nội.
- Cuối cùng là nền trời xa tít ửng vàng ráng mây.
Những tầng lớp này được ông sắp đặt. Áp dụng kỹ thuật vẽ nhiều lần, chia ra từng công đoạn kỹ thuật phức tạp theo thứ lớp. Ông cũng nắm bắt được ngôn ngữ của sơn mài từ những sơn quang, phủ chồng trước sau nhiều hay ít lớp, sẽ cho ra sắc độ sáng tối khác nhau. Ông đã khai thác, tận dụng thuật ngữ này để mô tả sự gần xa. Tạo một chiều sâu sinh động tối cần thiết trong tác phẩm. Nói rõ hơn là ông dùng từng lớp sơn phủ rồi mài nhiều lần trước sau tạo nhiều lớp để diễn cảm độ gần xa, chứ không dùng sắc đậm nhạt của màu sơn cho việc này. Trong giới chuyên môn họ đánh giá cho việc thực hiện tác phẩm sơn mài có công phu hay không là dựa theo tiêu chuẩn nhiều hay ít lớp phủ mài này.
- Khóm lá ở ngay đáy góc phải. Có thể cho rằng đây là lớp cận cảnh nhất.
- Kế tiếp là những hình ảnh sinh hoạt bên này cây cầu. Gồm hai mẹ con, bụi trúc và hình ảnh một người với quang gánh ngồi nghỉ ngơi dưới bụi trúc khá to đó.
- Cây cầu là vật thể nối liền đôi bờ, cũng làm cho tác phẩm không bị ngăn đôi.
- Xa hơn cây cầu. Phía bên kia bờ có hai cô gái đang đi lại, cùng hai khóm cây Đại (Cây sứ) trước cổng đình.
- Cái đình làng có mái son đỏ ối, nằm phía sau hai cây cột to cao sừng sững.
- Sau đình là những hàng cây quen thuộc chốn quê đồng cỏ nội.
- Cuối cùng là nền trời xa tít ửng vàng ráng mây.
Những tầng lớp này được ông sắp đặt. Áp dụng kỹ thuật vẽ nhiều lần, chia ra từng công đoạn kỹ thuật phức tạp theo thứ lớp. Ông cũng nắm bắt được ngôn ngữ của sơn mài từ những sơn quang, phủ chồng trước sau nhiều hay ít lớp, sẽ cho ra sắc độ sáng tối khác nhau. Ông đã khai thác, tận dụng thuật ngữ này để mô tả sự gần xa. Tạo một chiều sâu sinh động tối cần thiết trong tác phẩm. Nói rõ hơn là ông dùng từng lớp sơn phủ rồi mài nhiều lần trước sau tạo nhiều lớp để diễn cảm độ gần xa, chứ không dùng sắc đậm nhạt của màu sơn cho việc này. Trong giới chuyên môn họ đánh giá cho việc thực hiện tác phẩm sơn mài có công phu hay không là dựa theo tiêu chuẩn nhiều hay ít lớp phủ mài này.
Quan sát rõ hơn từng chi tiết từ lớp xa nhất. Ngoài nền trời ửng vàng, hắt óng lên lũy tre, cùng những tàng cây cối khác đan chen dày đặc, đôi chỗ nhô lên vài cây cau cao ngất ngưởng như thể một bức tường thành vây quanh bảo vệ cái đình làng với mái ngói đỏ au. Trước đình cái cổng có hai cây cột trụ cao ngất sừng sững, trên đầu đính hai búp sen. Trông như hai cây bút chỉ thiên. Toàn cảnh dựng lên một hình ảnh quen thuộc, biểu lộ được cái tính Nho giáo, một nét văn hoá đặc trưng của người Việt Nam , khó lẫn lộn với một nền văn hóa khác được. Bên ngoài cổng. Phía trái, phải cổng đình mỗi bên một cây hoa Đại, có thêm một thiếu nữ mặc áo dài tay bưng cái rổ như vừa đi lễ trong đình ra, dáng vẻ thong thả đang bước về phía cây cầu đá bắc ngang con rạch nhỏ. Qua khỏi cầu, bên trái là bụi Trúc cao ngất ngưởng cùng những người đang sinh hoạt bóng dáng của một chốn chợ thôn quê. Tất cả những gì ông mô tả trong mặt tranh này, đều được thực hiện cực kỳ công phu, tỉ mỉ thể hiện qua những lần phủ, mài cho từng lớp. Ông cố diễn đạt đến mọi chi tiết dù nhỏ nhặt nhất. Hầu như toàn bộ diện tích bề mặt không một chỗ nào bị bỏ sót. Ông tính toán, nắm bắt từng lớp vẽ một. Ông đã chủ động, áp đặt như thế nào để sau khi phủ và mài các sắc độ của từng chất liệu vàng, bạc vỏ trứng nó lộ dần dưới lớp sơn ta, những nét mảng phối hợp, đan chen sung nhau từng mỗi phân vuông, ửng lên khi ánh sáng hắt vào lung linh óng ả hòa quyện trong màu cánh dán ấm cúng ngọt ngào của các vật thể. Mọi vật đều nói lên được cái tính chất của nó. Chẳng hạn như sự thô nhám của mặt đá xếp hình vòng cung ở dưới dạ cầu hay những mảnh sành sứ được gắn lên thân hai cây cột trước đình ta thường nhìn thấy ngoài đời, ở đây, trong tác phẩm này được tác giả mô tả bằng vỏ trứng. Những tàng cây, bụi cỏ, bờ đất được tác giả tuần tự cho thực hiện. Lớp nào xa, tối vẽ trước. Lớp gần, sáng vẽ sau vì càng chôn sâu dưới nhiều lớp sơn ta sắc độ có màu xậm hơn và ngược lại. Càng nhìn tấm tranh ta càng bị cuốn hút bởi những chi tiết cực tinh xảo, từng lá tre, từng mặt lá, cành cây, ngọn cỏ. Từng lớp chồng lấn hòa quyện bên nhau. Nhất nhất trên dưới tách bạch không lẫn lộn, không đơn điệu vụng về.
Một điểm nhấn tôi cho là khá linh hoạt, duyên dáng khi tác giả đã cho vẽ vào góc phải dưới của bức tranh một khóm lá vàng rực. Chỗ này là điểm cận cảnh nhất, cũng là điểm giữ cho hình ảnh được kéo gần lại không bị lọt thỏm vào trong khung. Nếu không muốn nói nó là đường dẫn vào bức tranh. Một lối bố cục dễ thương không có gì mới lạ nhưng ông đã khai thác, đặt đúng nơi, đúng chỗ nên nó càng tăng thêm vẻ duyên dáng, giá trị cho bức tranh.
Cụm lá ở góc phải dưới. Điểm cận cảnh nhất, giữ cho bức tranh không bị lọt thỏm vào bên trong và cũng là đường dẫn cho tác phẩm.
Một điểm nhấn tôi cho là khá linh hoạt, duyên dáng khi tác giả đã cho vẽ vào góc phải dưới của bức tranh một khóm lá vàng rực. Chỗ này là điểm cận cảnh nhất, cũng là điểm giữ cho hình ảnh được kéo gần lại không bị lọt thỏm vào trong khung. Nếu không muốn nói nó là đường dẫn vào bức tranh. Một lối bố cục dễ thương không có gì mới lạ nhưng ông đã khai thác, đặt đúng nơi, đúng chỗ nên nó càng tăng thêm vẻ duyên dáng, giá trị cho bức tranh.
Cụm lá ở góc phải dưới. Điểm cận cảnh nhất, giữ cho bức tranh không bị lọt thỏm vào bên trong và cũng là đường dẫn cho tác phẩm.
* Về ý tưởng trong tác phẩm.
Trong lúc ngồi uống nước chờ vợ tôi chạy tiền, ông Năm tâm sự:
- Có một điều Qua muốn nói với em về bức tranh một chút. Khi người bạn tặng vợ chồng Qua tấm tranh này nhân dịp đám cưới, họ có thuyết minh cho qua hiểu rõ về giá trị nội dung của tấm tranh. Qua thấy điều này khá lý thú không thể bỏ qua, giờ Qua nói lại cho em biết, nếu không để sau này quên đi sẽ làm mất giá trị bức tranh uổng lắm!
Bước lại gần bức tranh lúc ấy tôi đang để trên bàn lưng dựa tường chưa kịp treo. Ông chỉ vào từng chi tiết trong tranh giải thích cặn kẽ.
Bước lại gần bức tranh lúc ấy tôi đang để trên bàn lưng dựa tường chưa kịp treo. Ông chỉ vào từng chi tiết trong tranh giải thích cặn kẽ.
- Khi muốn nói đến các bậc Đại nhân trong xã hội. Tác giả đã mượn cây bông sứ hay còn gọi là cây Đại để nói lên ý tưởng ẩn dụ này.
Những cây sứ ( cây đại ). Biểu thị cho các bậc đại nhân nơi phía trước cổng ngôi đình.
- Nói về người Quân tử. Tác giả đem bụi Trúc vào.
Bụi trúc biểu thị cho người quân tử nằm bên trái cổng ngôi đình.
Những cây sứ ( cây đại ). Biểu thị cho các bậc đại nhân nơi phía trước cổng ngôi đình.
- Nói về người Quân tử. Tác giả đem bụi Trúc vào.
Bụi trúc biểu thị cho người quân tử nằm bên trái cổng ngôi đình.
- Cái Đình mái son đỏ rực. Theo phong tục tập quán của người Việt. Đình làng nơi chốn biểu tượng cho tinh thần Việt Nho. Là nơi thờ phượng các vị tiên hiền, những người có công với đất nước. Cũng là nơi hội họp khi có sự việc gì quan trọng cần công bố hay lấy ý kiến
của toàn thể dân trong làng.
- Hai cây cột trước cổng trông như hai cây bút cao ngất dáng vẻ hiên ngang sừng giữa trời. Cây bút. Một biểu tượng của kẻ sĩ .
Ngôi đình có mái ngói đỏ và hai cây cột nơi cổng phía trước ngôi đình. Biểu thị cho tinh thần Viêt Nho và kẻ sĩ.
Khóm sứ. Bụi trúc. Đình làng. Những hình ảnh mang tính ẩn dụ gần gũi, rất quen thuộc trong dân gian Việt.
- Hai cây cột trước cổng trông như hai cây bút cao ngất dáng vẻ hiên ngang sừng giữa trời. Cây bút. Một biểu tượng của kẻ sĩ .
Ngôi đình có mái ngói đỏ và hai cây cột nơi cổng phía trước ngôi đình. Biểu thị cho tinh thần Viêt Nho và kẻ sĩ.
Khóm sứ. Bụi trúc. Đình làng. Những hình ảnh mang tính ẩn dụ gần gũi, rất quen thuộc trong dân gian Việt.
- Tiếp đến. Cảnh sinh hoạt của một nhóm người trước đình, hình ảnh như một buổi chợ, nhưng lại không phải là chợ. Tác giả muốn ta phải hiểu ngầm là cái chợ đời.
Cảnh sinh hoạt của con người phía trước cổng ngôi đình có vẻ như họp chợ mà không phải là cái chợ. Biểu thị cho ý ẩn dụ " chợ đời ".
Tất cả những hình ảnh quen thuộc mang tính ẩn dụ nêu trên được tác giả dàn trải lên mặt phẳng tác phẩm gói gọn trong ý tưởng:
“ Bậc Đại nhân, Quân tử sống giữa chợ đời phải gìn giữ phẩm giá và luôn nêu cao tinh thần hiên ngang bất khuất của kẻ sĩ để cho mọi người noi theo.”
Sau khi nghe lời giải thích cặn kẽ của ông Năm, tôi mới nhận thức được cái giá trị đích thực của nó mà lúc đầu tôi cứ nghĩ đây chỉ là một tác phẩm sơn mài vẽ phong cảnh đẹp dày công phu mà thôi!
Để kiểm lại cho chắc chắn những điều ông Năm đã nói xem sự thể có đúng như vậy không hay chỉ là sự cường điệu nhất thời. Ta cho liên kết tất cả những gì như đã thấy, thông qua mặt tranh từ phải qua trái. Cây Đại, bụi Trúc, nhóm người và cái Đình. Rõ ràng mỗi vật được nói đến đều mang đúng cái tính ẩn dụ riêng của nó. Họa sĩ Lê Thy tính toán, xếp đặt một cách hợp lý, hợp tình không chút gượng ép. Những điều ông Năm nói, chỉ là sự thuyết minh cái ý tưởng của họa sĩ Lê Thy đã dàn trải trong tranh với các hình ảnh mang đầy màu sắc tư tưởng Việt Nho hết sức thuyết phục.. Như vậy tác giả đã thực hiện được những điều muốn gởi gắm. Có đủ sức để truyền tải cho mọi người hiểu thông qua tác phẩm của mình. Một sự áp đặt, vay mượn có lý, một ý tưởng hay, lạ được thực hiện trên một tác phẩm hội họa. Xem ra rất thú vị, xứng đáng để cho ta trân trọng. Hội họa thì rất nhiều nhưng những tác phẩm có chứa đựng một ý tưởng ẩn dụ độc đáo có giá trị, quả thật không phải dễ tìm.
Tôi mua
tấm tranh này vào khoảng năm 1985 do một người bạn tên Ngọc cũng là dân bán
sách cũ vỉa hè kỳ cựu cũng như tôi nơi khu vực công viên Phong Châu [ Xưa gọi
là vườn hoa Khải Định ] nằm ở mũi tàu giữa hai trục đường Nguyễn thị minh Khai
với Phạm viết Chánh thuộc Quận 1. Anh dẫn tôi đến nhà ông Năm người thường hay
bán sách cũ cho anh để mua mấy tấm tranh ông muốn bán.
Căn hộ
ở trên lầu hai của dãy nhà liên kế đường Lý tự Trọng (Gia Long), Quận Nhất. Bước chưa tới
qua ngã tư, bên kia đường là Thư viện Quốc gia cũ. Tôi thương lượng và mua được
mấy tấm sơn dầu và một tấm màu nước.
( Một bức vẽ bãi biển Phước Hải của họa sĩ Phạm đình Tín
cùng hai bức Tiều và Độc cũng vẽ sơn dầu trên bố của họa sĩ Nguyễn chí Tùng
trong bộ tứ bình Ngư, Tiều, Canh, Độc.
Còn hai tấm thất lạc đi đâu không rõ. Một bức của họa sĩ Lê Trung vẽ màu nước
trên giấy cảnh ông lão ngồi câu cá ).
Lê
Trung. Câu cá. Màu nước trên giấy dày. 50cm x 65cm. Năm 1956. Chữ ký
đáy góc phải.
Phạm
đình Tín. Phước Hải. Sơn dầu trên bố.
60cm x 80cm. Năm 1974.
Nguyễn chí
Tùng. Tiều, Độc. Sơn dầu trên bố. 33cm x 106cm.
( mất hai tấm
Ngư, Canh )
Sau khi
mua xong tôi nhìn vào nhà trong thấy có treo trên tường một tấm tranh bóng
nhoáng nhưng không rõ là gì. Tôi hỏi ông Năm cho biết đó là tấm tranh sơn mài.
Tôi xin phép và ông đồng ý cho vào. Mê mẩn cả người vì bức tranh đẹp quá. Tôi
đánh liều hỏi đại.
- Tấm này
Bác có bán không? Ông nhìn tôi cười.
- Bán thì
cũng bán! Em mua được bao nhiêu?. Tôi không biết phải trả giá như thế nào. Khi
đi tôi cầm theo hơn hai ngàn mua bốn tấm hết gần một ngàn, trong túi còn lại
ngàn hơn, nhẩm xong.
- Tấm này
con xin mua cỡ một ngàn được không Bác? Tôi trả giá theo túi tiền của mình.
- Một ngàn
rẻ quá! Qua không bán đâu. Ông Năm neo giá.
- Con còn
có hơn ngàn! Thôi còn nhiêu con đưa hết cho Bác. Bác bán cho con nghe! Tôi năn
nỉ.
- Không
được đâu! Ít nhất là hai ngàn Qua mới bán. Ông Năm khẳng định.
Tôi đứng
ngây người trước bức tranh một hồi. Đẹp quá! Trước giờ chỉ thấy sơn mài Thành
Lễ. Hơn một chút có Trần Hà, Nguyễn văn Minh. Đa phần là hàng mỹ nghệ cho dù phần
thực hiện có công phu nhưng vẫn là loại tranh hàng loạt. Tôi chưa có dịp thấy
những bức tranh dạng tác phẩm của các họa sĩ bao giờ nên đối với tôi tấm này là
tuyệt vời lắm rồi. Tôi quay sang hỏi anh Ngọc có tiền mang theo cho tôi mượn
khi về tôi sẽ trả lại. Anh ngọc cũng chả có là bao nhiêu, không đủ với số tiền
yêu cầu. Tôi hơi thất vọng. Ông Năm đề nghị.
- Thôi
được rồi về nhà lấy tiền sáng mai tám giờ anh lên gặp tôi rồi tính. Biết làm
sao hơn, tôi cùng anh Ngọc vác mấy tấm tranh đã mua xuống kêu xích lô chở về
nhưng trong lòng mang một nổi lo khó tả.
Tối hôm ấy
về gom tiền của cả hai vợ chồng được hơn hai ngàn. Sáng hôm sau tôi đi một mình
vì anh bạn bận nên không thể đi cùng. Tôi đến hơi sớm một chút nên phải ngồi
uống cà phê cóc trước cửa nhà chờ ông Năm mà trong lòng như lửa đốt. Hơn tám
giờ mới thấy ông Năm xuất hiện. Tôi cùng ông gởi xe nơi quán cà phê. Trên những
bậc thang cùng bước lên lầu ông Năm nói.
- Kẹt quá
chừng em ơi! Em biết không tấm tranh này là vật kỷ niệm. Hồi năm 1950 ngày đám
cưới Qua với bả một người bạn thân đem tới tặng. Bây giờ Qua bán nên phải hỏi ý
kiến bả một chút chớ mai hậu bả trách đường nào mà gỡ… Bả không chịu bán… Mới
nghe tới đây tôi hốt hoảng hỏi dồn.
- Vậy là
sao Bác?
- Bả không
chịu bán giá đó! Bả nói tranh này lâu rồi, có giá trị lắm, muốn bán phải cỡ
mười ngàn trở lên mới bán. Hai ngàn rẻ lắm. Ông Năm phân bua. Tôi bần thần
không biết tính sao, thoáng nghĩ mười ngàn là một số tiền rất lớn với gia đình
tôi lúc đó, lấy đâu ra? Chắc không mua nổi rồi. Tôi hơi buồn.
- Giờ tính
sao hả Bác? Hôm qua Bác nói với con có hai ngàn, con không đủ tiền, Bác hẹn con
hôm nay, giờ con mang tiền lên Bác nói vậy, làm sao con mua nổi. Hôm qua con có
tiền sẵn thì con chỉ mua đúng hai ngàn như Bác nói! Tôi ca cẩm.
- Nói thì
nói như vậy thôi! Qua cũng đâu muốn như vậy! Qua cũng chẳng muốn bắt bí em làm
gì, cái này vợ Qua nó muốn như vậy biết làm sao! Thôi để Qua giải quyết như thế
này cho êm đẹp cả hai bên. Em thêm cho Qua hai ngàn nữa để coi như có thêm cho
bả vui. Em thấy được không? Ông Năm thăm dò ý kiến của tôi.
- Kẹt quá
chừng Bác ạ! Con nghĩ chỉ có hai ngàn nên đâu có mang theo nhiều, bây giờ Bác
nói tới bốn ngàn con làm sao có tiền trả cho Bác. Tôi nêu những điều khó khăn.
Nhưng trong bụng nghĩ bốn ngàn cũng mua.
- Giờ tính
làm sao đây Bác? Tôi hỏi.
- Hay là
ngày mai em mang tiền tới lấy cũng được! Ông Năm gợi ý.
- Bác bớt
cho con chút đỉnh chứ bốn ngàn nhiều tiền quá con sợ về nhà lấy cũng không có
đủ! Tôi phân bua với ông Năm, nhưng cũng là điều lo lắng thật sự vì tôi biết chắc ở nhà không còn tiền. Còn
nếu để đến mai? Thật tâm mà nói tôi chẳng muốn tí nào bởi sự việc đã xảy ra
trước mắt, hôm qua không mua để đến hôm nay mất thêm hai ngàn, đau hơn hoạn.
- Qua không
bớt đâu! Đúng bốn ngàn thì Qua mới bán. Ông Năm nói chắc như đinh đóng cột.
- Bác nói
vậy con chả biết làm sao nữa! Thôi cũng được, bây giờ con đưa trước cho Bác hai
ngàn, còn hai ngàn Bác chịu khó đi theo con về nhà lấy chứ ở đây con không đủ.
Tôi đề nghị.
- Được
không sao, tôi sẽ đi theo anh. Ông Năm đồng ý.
Cuối cùng
sự việc cũng xong, khi về đến nhà vợ tôi phải chạy sang nhà người bạn mượn thêm để trả đủ số cho ông Năm. Sau
đó vợ tôi phải bán đi sợi dây chuyền khi đám cưới nó là một trong những món
sính lễ để trả tiền cho người bạn. Một kỷ niệm không bao giờ quên.
Để kết
thúc. Có một điều ta cần lưu ý là khi mua món gì nếu có thể giải quyết ngay
không nên để ngày mai. Để lâu không có lợi. Nhiều khi bị mua đội giá lên gấp
nhiều lần thêm tức, như chuyện vừa nêu trên.
MỘT VÀI ĐIỂM CHI TIẾT VỀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẤT LIỆU TRÊN BỨC SƠN MÀI.
Chiếc cầu và những chi tiết về kỹ thuật tạo hình. Dùng cách ghép vỏ trứng để biểu thị cho lớp đá lộ ra sau khi lớp vữa tô bên ngoài tróc đi. Khai thác cách dán vàng quì để tạo hình cho mặt đá bị rỗ nơi các khối đá ghép vòng cung dưới dạ cầu.
Kỹ thuật dán vàng quì nhiều lớp tạo độ xa gần, gồm nhiều lớp trước sau những lần phủ, mài tạo hình cho bụi cây đại lung linh dưới ánh nắng.
Kỹ thuật dán vàng quì sống lớp sau cùng tạo ánh sáng rực rỡ của đám mây nơi bầu trời.
Kỹ thuật xử lý vàng quì nhiều lớp tạo khối, độ bắt nắng, sáng tối, từng lớp xa gần cho khóm trúc và lá cây leo rất tỉ mỉ và công phu.
Kỹ thuật dùng vỏ trứng biểu thị cho những mảnh sành xứ vỡ dán trên thân hai cây cột trụ trước cổng, nổi bật trước lớp cây om tối phía sau ngôi đình tạo chiều sâu phối cảnh cho tổng thể tác phẩm.
MỘT VÀI ĐIỂM CHI TIẾT VỀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẤT LIỆU TRÊN BỨC SƠN MÀI.
Chiếc cầu và những chi tiết về kỹ thuật tạo hình. Dùng cách ghép vỏ trứng để biểu thị cho lớp đá lộ ra sau khi lớp vữa tô bên ngoài tróc đi. Khai thác cách dán vàng quì để tạo hình cho mặt đá bị rỗ nơi các khối đá ghép vòng cung dưới dạ cầu.
Kỹ thuật dán vàng quì nhiều lớp tạo độ xa gần, gồm nhiều lớp trước sau những lần phủ, mài tạo hình cho bụi cây đại lung linh dưới ánh nắng.
Kỹ thuật dán vàng quì sống lớp sau cùng tạo ánh sáng rực rỡ của đám mây nơi bầu trời.
Kỹ thuật xử lý vàng quì nhiều lớp tạo khối, độ bắt nắng, sáng tối, từng lớp xa gần cho khóm trúc và lá cây leo rất tỉ mỉ và công phu.
Kỹ thuật dùng vỏ trứng biểu thị cho những mảnh sành xứ vỡ dán trên thân hai cây cột trụ trước cổng, nổi bật trước lớp cây om tối phía sau ngôi đình tạo chiều sâu phối cảnh cho tổng thể tác phẩm.
Kỹ thuật sử dụng vỏ trứng tạo hình cho những vật thể trong tác phẩm.
CUỐN CATALOG NĂM 1951. LÊ THY TRIỂN LÃM CHUNG.
CUỐN CATALOG NĂM 1951. LÊ THY TRIỂN LÃM CHUNG.
CUỐN CATALOG NĂM 1953. LÊ THY TRIỂN LÃM RIÊNG.
(1) Theo cuốn cataloge triển lãm tranh riêng của họa sĩ Lê Thy vào năm 1953. Nơi trang 02&03 có sự giới thiệu về tác giả thì tên đầy đủ của ông là: Trần minh Thi. Sinh năm 1919 tại Cholon, miền Nam Việt Nam. Còn năm mất chưa rõ chính xác vào năm nào. Nhưng theo nguồn tin trong dân gian thì ông mất vào khoảng đầu thập niên 60 của Thế kỷ 20.
(Còn tiếp).
19 - BỘ TRANH KHẮC GỖ CỦA
NHẬT BẢN VÀ NHỮNG MẨU CHUYỆN TRONG CHỢ SÁCH CŨ
ĐẶNG THỊ NHU Ở QUẬN 1 SAIGON.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét