Chợ sách cũ tọa lạc trên con đường nhỏ Đặng thị Nhu ( Có lúc còn
gọi là đường "cá hấp") thuộc quận Nhất. Phía Đông giáp đường Calmete
bên cạnh bùng binh trước chợ Bến Thành Saigon. Phía Tây giáp đường Ký Con nơi
có căn nhà Nguyễn văn Hảo khá nổi tiếng trước 1975. Cái chợ này nằm song song và ngay sau lưng dãy phố liền kề hai tầng nằm
đâu lưng nhau bề thế dài sọc, phía trước chiếm trọn mặt tiền đường Trần hưng
Đạo, mặt sau ngoảnh mặt về hướng Nam dốp dài, đối diện với dãy phố
khác cùng ôm con đường Đặng thị Nhu vào lòng. Những dãy phố liền kề hoành tráng có mặt
tại Saigon Cholon này, đại đa số là do con cháu hoặc bạn bè gì đó của Cắc chú
có tên Hui Bon Hoa xây dựng vào những thập niên 30 cho người khu đen không đất
cắm dùi hoặc có mà không thích không khí hiu quạnh vùng miền nhào dzô thuê làm nơi trú thân. Một
hình thức củi đậu nấu đậu giúp cho dân bản xứ có nơi ăn chốn ở nơi Sài Thành đô
hội, đồng thời cũng là để lấy tiền khai thác bất động sản tiếp...tiếp.....
Trước khi có chợ sách kỳ hữu này, tiền thân của những người bán sách cũ là gồm các hộ neo đơn, tự phát chính thức cũng như chui, nằm rải rác trên những con đường trung tâm thành phố như là Lê Lợi, Nguyễn trung Trực, Nam kỳ khởi nghĩa và những quầy sách nhỏ nằm dọc theo đường Lê Lợi-Nam kỳ Khởi Nghĩa ôm theo vách tường của Sở Giao thông công chánh.
Bản đồ chợ sách cũ Đặng thị Nhu trên bản vẽ quảng trường Cuniac đầu thế kỷ 20. Nay là quảng trường trước chợ Saigon.
Trước khi có chợ sách kỳ hữu này, tiền thân của những người bán sách cũ là gồm các hộ neo đơn, tự phát chính thức cũng như chui, nằm rải rác trên những con đường trung tâm thành phố như là Lê Lợi, Nguyễn trung Trực, Nam kỳ khởi nghĩa và những quầy sách nhỏ nằm dọc theo đường Lê Lợi-Nam kỳ Khởi Nghĩa ôm theo vách tường của Sở Giao thông công chánh.
Bản đồ chợ sách cũ Đặng thị Nhu trên bản vẽ quảng trường Cuniac đầu thế kỷ 20. Nay là quảng trường trước chợ Saigon.
Bản vẽ vị trí sở GTCC Saigon thời Pháp thuộc.
Nhà Nước không an tâm chút nào! Rất nhức nhối về cái cảnh bát nháo, lộn xộn đầy nọc độc văn hóa của khu chợ
trời này. Nó giống như là một đám bèo. Đến thì nó tan. Vừa đi khỏi thì nó gom
lại, bắt cóc bỏ đĩa, không cách nào làm cho xuể. TTVH làm goài không xuể nên có
lần phải xử dụng đến Lực lượng Thanh Niên Xung Phong, đem xe tải tới chận kín
chung quanh các ngã, bao vây một khu vực khá to, hễ thấy anh thường dân nào ăn
mặc luộm thuộm đứng sớ rớ ( CB,CNV nhà nước giờ này đâu có đứng đường ). Nó đó!
dân chợ trời đó! Thế là tóm gọn. Lên xe!!! Chuyện đáng phải làm này mất cả buổi sáng, hình như chấm dứt không quá Ngọ thì phải. Cứ tưởng thế là yên,
được vài bữa đâu lại đóng đấy!? Thằng nào bị tó kệ nó! Anh nào bườm kịp hú
vía…Rồi lại thập thò, lấp ló chốn cũ mong kiếm ký bobo, ổ bánh mì cho ấm bụng. Quả là khó xử
cho xã hội. Ai đi Kinh tế mới coi như xong. Ai đi làm cho nhà Nước cũng ổn. Ai
có chốn ăn, chốn làm cá thể thì cũng tạm thong dong. Những thành phần còn lại? Làm gì để
sống, để có ăn? Chợ trời là nơi thánh địa của nhóm này. Có hai đường để không
thấy cái mặt mo của chúng nó. Một là đã vào nhà đá nằm gỡ lịch. Hai là đã theo
ông bà ông vải đi kinh doanh muối ở mãi tận suối vàng. Chứ còn ra thì ngày nào
cái lũ bèo dạt mây trôi này cũng kéo nhau len lén tụm năm túm ba, bụm tay che
miệng thì thào kiếm chác. Sống chết, vinh nhục cũng chỉ vì miếng ăn, cái mặc.
Cuộc đời con người không thể nào trốn đi đâu cho thoát. Thượng Đế đã an bày như
vậy. Nên muốn dẹp được cái lũ này cũng nhiêu khê lắm. Không phải dễ.
Để ổn định trật tự xã hội, cũng như cho tiện việc kiểm soát. Cho đến một buổi
đẹp trời nhà Nước cho phép con dân bán sách báo cũ đang lê lết, nhếch nhác
ngoài vỉa hè, làm bẩn đi bộ mặt khang trang của thành phố đang lột da đổi thịt.
Nhà Nước cho mọi người không bị mất quyền làm công dân. Có hộ khẩu thường trú
trong Thành phố này được phép nộp đơn để đăng ký kinh doanh. Những người đã
đăng ký với Chính quyền sở tại sau đó được bố trí vào địa điểm được công bố
chọn làm chợ là con đường Đặng thị Nhu. Con đường này dài chừng trăm mét này
chất chứa tất cả những ai đã có giấy chứng nhận hợp pháp, như là có trên một
trăm sạp thì phải. Với diện tích trung bình khoảng hai mét vuông cho mỗi hộ
theo qui định của lãnh đạo. Ban đầu Chính quyền để cho con dân tự bầu ra mấy
người vào Ban Điều Hành để bảo ban lẫn nhau. Nhà Nước chỉ kiểm soát thông qua
Ban Điều Hành này. Mãi chừng một năm sau thấy cái bọn dân tự quản coi bộ không
ổn. Có một cái gì đó mờ ám, không trung thực trong việc mua bán văn hóa. Chính
quyền mới đưa người xuống lập Ban điều hành. Có ba thành phần chính thức
thường trực tại chợ để trông nom và giải quyết những sự cố nếu có gồm những thành phần
chính thức sau:
- Một của dân biểu. Cũng là thành viên BQL chợ, nhưng lại làm quan to nhất. Trưởng Ban Quản Lý.
- Một
của Văn hóa thông tin kiêm luôn vai Chính Phủ. Nhiệm vụ chỉ đạo...
- Một
của Công an. Bổn phận theo dõi ngầm cũng như công khai toàn chợ.
Cả ba người này có bổn phận phối hợp chặt chẽ với nhau. Kiểm tra, rà soát toàn thể khu chợ đặc biệt ưu ái này. Vì mọi thứ sách cũ từ trước đến 1975 của miềnNam
quá nhiều, số lượng không biết là bao? Nó được tập trung về đây bày bán công
khai. Hết lại có. Nội dung, chất lượng làm sao mà lần, mà mò cho xuể. Có cái gì ở
trỏng ai hay. Có một lần không còn nhớ rõ là năm nào như là 1982 hay 1983 gì gì
đó. Chính Sở Thông Tin Văn Hóa đã phải tổ chức một đợt tổng kiểm tra. Đem một
lực lượng hỗn hợp gồm các Ban nghành của Thành phố bí mật cài đứng tận từng sạp
một rồi cho bít hai đầu chợ. Con kiến cũng không lọt. Nội bất xuất. Ngoai bất
nhập. Ai ở đâu phải ở tại đó. Bà con một phen mất vía cứ ngỡ thế là xong. Nhưng
không! Tất cả mọi sạp được lệnh đi mua bao tải nylon loại 50 ký, về bỏ tất cả sách báo, kể cả giấy vụn
không để sót một tờ nào, tất tần tật cho vào buộc lại cẩn thận ghi tên sạp của mình vào
ngoài bao. Sau đó có xe của Sở điều đến, mọi người phải có trách nhiệm của chủ sạp, vác ra chất lên xe, đem tập trung về số 6 Mạc đĩnh Chi. Quận Nhất để kiểm tra. Cơ khổ cho cán bộ. Phải mất mấy tháng
mới xong chuyện này. Đa phần là cho về mở sạp bán lại. Những sạp nào có vướng mắc sẽ
bị tịch thu toàn bộ và không cấp phép cho kinh doanh nữa. Sau chuyện này. Muốn
cho sự kiểm soát có thứ lớp và dễ dàng
nên Sở Văn Hóa Thông Tin Thành phố đưa ra một bản thông báo qui định hẳn hòi
thứ nào được, thứ nào không. Để khỏi xảy ra tình trang ú ớ. Em chả biết! Em chả hay! Thì đây có văn bản cụ thể đấy nhé. Phát tận nơi rồi đó... Cầm
văn bản trên tay đọc qua thấy tất cả được chia làm sáu loại. Có đến năm loại
rơi vào danh mục cấm và đi từ nặng đến nhẹ. Duy nhất có một loại được phổ biến rộng
rãi, bán buôn thoải mái. Phân theo thứ tự xuyên suốt từ trên xuống dưới như
sau:
Cả ba người này có bổn phận phối hợp chặt chẽ với nhau. Kiểm tra, rà soát toàn thể khu chợ đặc biệt ưu ái này. Vì mọi thứ sách cũ từ trước đến 1975 của miền
Loại 1. Sách phản
động. Gồm những loại nói xấu, chống đối Cách mạng. Bất kể nội ngoại ..v.v..
Loại 2. Sách đồi trụy.
Bao gồm các loại tiểu thuyết tình yêu nhảm nhí, hình ảnh khiêu dâm. Bất kể nội ngoại, viết tay hay đánh máy, hình chụp màu hay đen trắng đều phạm luật.
Loại 3. Mê tín dị
đoan. Bao gồm các loại sách tử vi, bói toán, kinh dịch..v..v...
Loại 4. Nhạc vàng. Báo chí
nước ngoài, Sách ngoại văn có nội dung cạnh khóe, không phù hợp với
xã hội ta. .v.v..
Loại 5. Phổ biến
hạn chế. Các loại sách như truyện Tàu, truyện dịch của nước ngoài về văn chương chữ nghĩa khó đọc.
Loại 6.- Được phép
bán tự do. Gồm các loại sách khoa học, kỹ thuật, sách học phổ thông..v.v..và tất cả các loại sách phát hành ngoài phía Bắc nước ta.
Thời gian qua đã lâu. Tôi chỉ nhớ mang máng như vậy. Chả biết có đúng không.
Thời gian qua đã lâu. Tôi chỉ nhớ mang máng như vậy. Chả biết có đúng không.
Chợ sách
cũ này vào thời điểm đó có thể xem là một kho tàng tiềm ẩn rất nhiều của nả hiếm
quí được lưu tồn ở Miền Nam qua bao năm tích lũy từ thời Vua quan chí đến thời Pháp
thuộc, nay đổ ra bán đồng nát hay còn gọi là ve chai. Những tủ sách cá nhân, gia
đình thậm chí cả tủ sách có đóng dấu của Phó Tổng Thống Nguyễn ngọc Thơ thời
ông Ngô đình Diệm. Của giáo sư Nghiêm Thẩm. Sách của các Chủng viện Thiên Chúa
giáo. Các hội đoàn..v.v.. cũng chen vai thích cánh với những gia đình trâm anh
thế phiệt bìa da cừu, chữ mạ vàng cực đẹp có giá trị về nhiều mặt được cái chợ
sách con con này đón nhận tất tật và rao bán. Chả ai có tâm nào tồn giữ. Tóm
lại không biết diễn đạt làm sao cho mọi người nhận định được hết cái hay, cái
lạ, cái quí, cái hiếm của những vật đã tung hê cả ra như thế. Những vị học giả có tâm huyết
chỉ biết lắc lắc cái đầu tiếc rẻ cho cái kho tàng kiến thức bao đời dành dụm, ôm ấp hơn cả tình nghĩa phu thê, tử tôn của các bậc cha anh nay được đám hậu sinh chỉ vì miếng cơm manh áo mà xổ toẹt.
Đau lắm! Nói vậy thôi! Các cụ cũng thông cảm. Nếu các cụ có đội mồ dậy, gặp
phải cơn bĩ cực này thì chắc các cụ cũng phải cắn răng cho nó lên đường, đó là
cái chắc. Dĩ thực vi tiên. Một đời ta ba đời nó. Câu nói này các cụ để lại chứ ai? Đã thế thì
trách nhau làm gì cho mất hòa khí. Với lại ở đời đâu có ai giàu ba họ, khó ba
đời mãi! Cứ nắm tay suốt được không? Khi đắc thời nó còn ở với mình. Khi vận sui, hạn hẻo nó đội nón ra đi tìm người để gởi tấm thân là lẽ thường tình. Đời là
thế! Vậy mà lại hay. Có thế mới có nhịp sống mới chứ. Mới truyền tử lưu tôn
được. Mãi ky bo úm trong hòm! Bố ai biết! Đến lúc dở ra mối xông. Vứt! Làm chó gì được nữa mà rộn! Tiếc lắm thì cứ thở dài đánh sượt là xong!
Cái chợ
sách cũ này. Vì đã mang danh là chợ thì nó làm sao khác những cái chợ khác.
Nghiã là ngoài cái chuyện sách vở ra nơi đây nó còn sản sinh ra nhiều thứ ăn
theo để phục vụ cho bạn hàng cũng như bà con cô bác chung quanh nữa. Nào là hủ
tíu, bánh canh, cơm tấm, phở, phục cho buổi sáng. Cơm bữa thường phục vụ cho buổi trưa. Giờ nào
thức nấy không mảy may thay đổi. Còn cà-phê có khác một chút là bán suốt, phục
vụ cho mọi đối tượng chứ không phải chỉ có dân bán sách mà thôi. Những dịch vụ ẩm thực ăn theo này đại đa số là của các hộ dân có nhà ở bên hai bên, phía sau lưng các
sạp sách, mở ra bán để kiếm thêm tiền đi chợ.
Ngoài
những thứ chuyên phục vụ cho đời sống vật chất bám theo chợ. Nó còn một dịch vụ ăn
theo cũng khá quan trọng. Mảng vui thú của một số người thích sưu tầm những
gì đã qua, càng xưa càng tốt. Đó là nhóm buôn bán tem, bì thư cũ. Có chưa tới mười người treo bảng hiệu chính thức đính kèm với sạp sách. Quanh quẩn các khuôn mặt quen
thuộc như: Anh Tường, anh Bùi, Năm tem, Long đen, A Dưỡng, Đặng Lời... Còn vài
người nữa không đáng kể. Những nơi này bày bán công khai những bộ tem lẻ, tem lạp sạp, được xếp trong những cuốn album chất cả chồng cho các em học sinh,
người mới tập tễnh chơi, khách vãng lai thoải mái lựa chọn. Còn tem quí, họ để
riêng cung cấp cho giới chuyên nghiệp và những nhà sưu tập có trình độ cũng
như có máu mặt.
Cũng còn một nhóm bán tem " chui " nữa. Gọi " chui " vì không có chỉ số thuế của nhà nước. Nó tách riêng ra hẳn không nằm chung với các sạp sách, mà nằm trong một quán cà
phê của một hộ dân ở phía sau dãy sạp đối diện với sạp sách của tôi. Gọi
là chợ cũng được vì nó cũng có người mua kẻ bán, trao đổi. Sinh hoạt ì sèo không kém cạnh gì chợ ngoài trước, chỉ có
khác là không phải mất một đồng thuế nào cho nhà Nước mà thôi. Ban đầu nó chỉ
là điểm hẹn thỉnh thoảng gặp nhau để trao đổi, hay là sau khi vào các sạp có
bán tem mua xong bạn bè gặp gỡ rủ nhau đi uống cà phê tán dóc khỏi phải đi đâu
cho xa. Lâu dần thành thói quen, hễ có gì hẹn nhau đến quán cà phê chị Tư trong
chợ sách là gặp để giải quyết. Cứ thế ngày này tháng nọ qua đi thành chợ. Có
những vị đi theo bạn bè vào chơi một đôi lần, từ đó đâm nghiện cái không khí
này rồi trở thành hội viên không thường trực hồi nào không hay. Một đồn năm,
năm đồn mười không ai bảo ai cần gì trong lãnh vực tem, tiền cứ tìm đến. Cái hội
tem tự phát nó không hợp pháp nhưng chả thấy ai nói gì thành ra cứ tà tà tồn
tại lâu dần thành cái chợ. Thời gian sinh hoạt bắt đầu từ chín giờ sáng. Ta
phải hiểu ngầm là ngủ dậy, đi ăn sáng xong, đủng đỉnh sách cái cặp hay cái túi
vải nho nhỏ đựng những thứ cần thiết muốn xử lý trong phiên giao dịch hàng ngày, mang đến đây vừa uống càphê vừa sinh hoạt, đến gần mười hai giờ trưa là tan
sàn. Có nhu cầu cần thiết, cấp bách sau buổi chợ thì phải chạy đến nhà tìm, nếu
không có hẹn nhau từ trước, lâu ngày thành lệ. Nói chung giới tem cò, tiền
giấy, điểm mặt chả có bao nhiêu người nên địa chỉ của nhau họ biết cả. Chẳng có
ai dấu ai, vì khi người tìm mình chí ít cũng được mời đi uống nước, chẳng nhẽ
họ tìm gặp anh để nhe ra cười khoe hàm
răng rồi đi về? Thiệt thòi gì mà phải dấu. Nói thật! có dấu đi chăng. Khi biết
bạn có hàng họ cần, họ cũng tìm mọi cách moi cho ra. Đồng lãi nó thúc vào đít
thì cỡ nào cũng phải vén váy mà chạy thôi.
Nơi đây không phải là chỗ cho các em học sinh hay những người mới tập
tễnh. Chốn này là nơi tụ hội của các đầu nậu. Các cao thủ trong làng tem thành
phố, thỉnh thoảng cũng có trôi dạt từ các tỉnh thành trong nước hay ngoài nước
một vài bậc cao nhân đến đây góp mặt. Có những con tem cực quí hiếm gặp nó mừng
như trúng số, còn hơn bắt được vàng. Mọi sự đều được đem khoe, rao bán, trao
đổi ở cái quán cà phê không bảng hiệu nơi khỉ ho cò gáy này. Ai mới mua được
cái gì hay lạ, cầm lòng không được, để trong bụng thì ấm ức muốn nhẹ dạ thì vác
ra khoe. Mỗi người khen cho một câu phổng mũi sướng nhé. Ai muốn bán, trao
đổi cái gì chìa ra, sáp lại. Ngã ngũ
xong, tiền trao cháo húp cứ thế mà làm. Sòng phẳng. Ai cũng vui vẻ cả. Nhưng có
một điểm cần đặc biệt lưu ý đó là những người mua bạo, mua được giá, chấp nhận
mua số lượng nhiều, không chút nề hà miễn sao hàng đó thuộc dòng quí hiếm. Họ
cân hết, không ai khác hơn là những chú “Chệt” trong miệt Cholon. Những tay đáng
để ta phải nhắc đến trong thời kỳ này là: Tất Nguyên. Tạ Vi. A Thời.
A.Chưởng..v.v.. Các A này xuất hiện hàng ngày như cơm bữa nên điểm mặt không khó. Còn một
số tay khác thỉnh thoảng lai đáo, nên chưa nắm được danh tánh là gì. Những A này đều có tham vọng mua tích lũy mang ra nước ngoài bán. Làm giàu trên sự thiếu hiểu biết, mù thông tin
của những tay chơi người Việt đã bỏ công sưu tập cả đời, giờ bị cái ăn cái ở nó
vật đành nhắm mắt đưa chân chả còn thiết tha gì đến những thú chơi của mình
một thời sôi nổi... Trắng tay.
Còn về
người Việt của mình, cũng có một số khuôn mặt, nhưng mang đậm phong cách sưu tập, không phải là dân mua bán thập thành nên thường hay nhát tay, không dám mạnh
dạn mua, chần chừ suy nghĩ. Đến lúc quay ra mua. Mất tiêu! Tức anh ách. Quí vị này
không thể nào chơi lại cái tập đoàn “ Chệt tem” Cholon được. Có lẽ do thiếu thông
tin! Ngân khoản có hạn! Không đoàn kết. Nên đa phần những thứ đặc biệt, quí giá
để lọt tay. Thế là các chú Ba Tàu hứng trọn. Họ mua bán rất nhanh, lại trả giá
cao hơn các cụ nhà ta. Nhiều khi biết cũng đành dương mắt mà ngó. Ai mua cao
tui bán. Đâu có chuyện phân biệt chủng tộc trong vụ mua bán tem. Ở Việt Nam chứ
phải ở Mỹ đâu cha nội!
Nguồn cung
cấp tem chính cho nhóm mua bán ở các sạp này là những vị khách đi mua sách, hay đem sách ra bán, gặp nơi đây có
đề bảng mua bán tem. Nếu không cần dùng nữa. Họ đem ra bán hoặc mời về nhà mua. Còn đôi khi
các sạp có dịp vào nhà mua sách. Chủ nhân muốn thanh toán những thứ
không cần thiết cho gọn nhà nên đem bán. Gặp phải ca có tem thư như thế này. Chẳng
cần hiểu biết gì về tem; mua được giá rẻ có lời thì bán. Mua đại bán mù. Nếu chủ nhà biết giá
trị bán giá cao, nhắm không ổn thì về gọi những người bán tem mình quen dẫn họ
vào mua. Họ mua được mình có huê hồng, bỏ uổng. Có còn hơn không. Cũng là một thứ nằm trong danh mục có thể kiếm chác.
Mặt
trước bì thư. Phong bì đựng Quốc thư của Pháp Hoàng Napoléon III gởi cho Vua Tự
Đức XVI ( 1863 ). Do phái bộ Phan thanh Giản đi xin chuộc ba tỉnh miền Đông cầm
về.
Mặt sau bì thư. Con niêm mang phù hiệu của giòng họ Napoléon.
Phong bì của Toàn Quyền Đông Dương Delanessan gởi cho
Vua Thành Thái III năm 1892.
Nói vậy! Cao thấp gì không kể! Sớn sác là ăn đạn liền! Yếu tay là chết ngay. Bất kể
là ai! Trong làng tem đã xảy ra rồi chứ đâu phải không!.
Số là có một bộ tem đã trôi qua từ đầu chợ đến cuối
nẻo. Các tay anh chị sừng nanh trong làng như A.Tường, Năm tem, A Dưỡng và một đôi tay
nữa. Ai cũng chê vì họ biết bộ tem này thuộc loại không có giá trị. Nếu đúng là bộ
phát hành lần đầu thì phải biết. Nó thuộc loại có tên tuổi, rất nhiều người
nghe danh, thèm có mặt nó trong bộ sưu tập của mình. Hỏi thăm đến cái giá của
nó thôi. Khỏi nói. Mấy khi mà rẻ!?
Bác Bùi
lúc này cũng chán ngán việc kinh doanh sách báo, mệt mỏi vì chuyện khuân ra,
cất vào mỗi ngày. Bác giao hẳn cho cô em vợ để nhảy qua lãnh vực tem thư cho
phẻ. Không chộn rộn vất vả cái tấm thân vốn là nhạc sĩ của mình. Cũng vì mới sa
chân vào nghề. Trình độ có chút hạn chế, nên những chuyện hóc búa bác cũng lơ
mơ như những lúc say thuốc lào... Thánh nhân lại có máu thích đãi kẻ khù khờ! Thế
mới nức lòng hởi dạ cho những kẻ tin vào chuyện này! Chẳng cần biết Ất, Giáp gì. Có điều chắc chắn là bác có nghe thoang thoảng người ta kháo nhau về giá trị
của bộ tem quí này. Bữa ni mới chộ mặt mi. Nghe cái giá. Ui chao! Răng mà rẻ
rứa! Chắc cái thằng ni còn non tay ấn hay chôm chỉa được của ai đem bán lấy
tiền sài đây. Thế là bác chớp!!! Không có gì sung sướng cho bằng mua được bộ tem
quí với số tiền còm chỉ bằng mua bịch thuốc lào một lạng. Sướng quá! Bác cất
ngay, cất cẩn thận. Phải kẹp nó vào cái “băng noa” cho chắc. Của tội bác chỉ sợ
mình run tay vô tình làm mẻ mất một cái răng thì hỏng. Yên chí nhé! Hãy đợi
đấy. Bác vuốt vuốt, nâng niu cái túi vải bạt dầy quỵch của nhà binh, được cải tiến thành " Xà-cột ", thay vì làm bằng chất liệu da như các chú bộ đội, công an thường đeo mỗi khi hành sự. Loại túi vải bạt rất thông dụng mà con dân của thời đổi mới ưa chuộng...
" Cái này phải đợi mấy thằng Ba Tàu trong Cholon ra thôi! Mấy cha ViệtNam tiền chó đâu mà mua! Hết ga đến
mức chạy “cốt” là cùng. Khi nào bán không được mình cho chúng nó chạy bán cũng
chưa muộn ". Bác sung sướng nghĩ thầm trong bụng... [ Chữ Chạy cốt này là tiếng
lóng của giới buôn bán chỉ cái chuyện lấy hàng của người khác đem đi bán. Được
lời ăn vốn trả. Không bán được hoàn hàng lại cho khổ chủ chả mất gì. Cùng
lắm chỉ mất tí nước bọt.]
" Cái này phải đợi mấy thằng Ba Tàu trong Cholon ra thôi! Mấy cha Việt
Chuyện gì
đến nó phải đến thôi! Bác Bùi không phải chờ lâu. Ngay buổi sáng hôm sau chứ
chả đâu xa. Không hiểu là định mệnh đã an bày hay Thánh cho ăn lộc không biết.
Tự dưng sáng hôm ấy bác Bùi lại đi sớm hơn thường lệ, chợ cũng chỉ mới lác đác
một đôi người, còn vắng vẻ lắm. Sáng nào cũng thế như thông lệ bác cởi cái áo
ngoài may kiểu " đại cán " bốn túi, cẩn thận treo nó vào cái đinh đóng trên đầu cột ở tận
nóc góc sạp nơi khuất mắt kẻ gian phi. Chỉ còn mặc trần xì mỗi cái áo thung ba
lỗ, chắc hẳn là cho mát vừa đỡ bị vướng víu và khỏi bị mồ hôi ra làm ướt nữa... Đang chui lom khom dọn hàng. Đầu đang còn ở trong thùng, cái mông để chìa ra
ngoài. Gồng đôi tay lôi chồng sách, vã cả mồ hôi mệt muốn đứt cả hơi.
- Có mua
liệc cái gzì mói không A Pùi?
Mẹ mày!!! Tí nữa thì va bố nó cái đầu vào cạnh thùng! Bác lầm bầm chửi thầm trong bụng sau phút giật mình bởi câu hỏi bất chợt của Tạ Vi. Chàng họ Tạ này là một trong số những người mà bác Bùi đã tính nhẩm ghi nơi
bảng phong thần trong bụng, thầm mong hễ gặp dịp sẽ gạ bán. Chưa kịp ráo mực. Tự
dưng hắn lù lù dẫn xác đến. Không hiểu là thính mũi hay ma đưa quỉ dắt! Sao mà
nhanh thế.
Dẫu có hơi bực vì cái giật mình suýt biêu đầu. Nhưng khi biết đó là
quới nhơn thì mọi sự bực dọc, mệt mỏi tan biến đi đâu hết cả. Thay vào là
một tâm hồn sảng khoái, nhẹ hơn cả tơ trời bay vất vưởng. Bác lóp ngóp, cố lôi thêm chồng sách chui ra
khỏi sạp, miệng nở một nụ cười tươi roi rói, làm các bắp thịt trên mặt được dịp
giãn nở hết công năng. Mọi điều chỉ có một mục đích duy nhất là thể hiện làm
sao cho chú Tạ thấy được cái sự niềm nở hiếu khách của mình.( Cả chợ ai cũng phải công nhận là bác Bùi có một nụ cười rất tươi vui... ).
- Có! Có!
Mới mua được chiều hôm qua bộ tem xịn lắm! Bác nói qua hơi thở có dồn đôi chút
vì đang vận động, nhưng không phải vì thế mà mất đi cái sự nhanh nhẩu, mau mắn. Bác thò tay với, lôi
xệch cái túi to đùng để trong quầy đặt nhẹ nhàng lên trên mặt sạp. Sau khi đã
lùa các chồng sách vừa mới bê ra còn để bề bộn chưa kịp bày vào một góc cho
gọn. Nhường cái ngai thường ngự cho thượng đế ngồi. Bác cẩn thận mở khóa lôi tập album ngoại nhập còn mới, loại chuyên dụng
cho giới chơi tem. Đưa tay lật lật đến chỗ có bộ tem rồi chìa ra cho Tạ Vi xem.
Không hiểu lúc đó trong đầu của Tạ Vi nghĩ gì, nhưng cử chỉ, hành động của
chàng họ Tạ thì thấy ngay cấp thời. Rất lạ... Có thể diễn nôm ra là trong nhấp nháy, rất
nhanh! Nhanh đến nỗi bác Bùi nhà ta vốn là nhạc sĩ, kiêm trưởng ban nhạc chưa kịp hươ đũa hay mở miệng
xướng được câu nhạc nào thì đã nghe thấy Tạ Vi xếp cuốn album lại đánh cộp!
Quài tay đánh thoắt kẹp ngay vào nách cứ như là của mình rồi.( Sợ bị lấy lại hả .
Xem gì mà nhanh thế? Cao thủ mà! Đâu phải dân ấm ớ! Con ruồi bay ngang nhìn là
biết ngay đực hay cái, xá gì bộ tem để chình ình trước mắt ).
Cử điệu này, mặc dầu không nói ra nhưng ai cũng hiểu là Tạ Vi đã nắm chắc sự việc trong tay. Chắc như là để trong cái bàn “ Ê tô” mà xiết bằng máy... gãy cả cốt.
( Cái kẹp thường dụng của các anh thợ sắt dùng để giữ mẫu vật chắc chắn cho khỏi bị rơi, chưa hẳn đã chắc hơn cách nhận định của anh họ Tạ vào lúc này ).
Và như là không muốn để cho bác Bùi kịp suy nghĩ, thắc mắc thêm rối chuyện. Cả vú lấp miệng em! Hỏi liền.
Cử điệu này, mặc dầu không nói ra nhưng ai cũng hiểu là Tạ Vi đã nắm chắc sự việc trong tay. Chắc như là để trong cái bàn “ Ê tô” mà xiết bằng máy... gãy cả cốt.
( Cái kẹp thường dụng của các anh thợ sắt dùng để giữ mẫu vật chắc chắn cho khỏi bị rơi, chưa hẳn đã chắc hơn cách nhận định của anh họ Tạ vào lúc này ).
Và như là không muốn để cho bác Bùi kịp suy nghĩ, thắc mắc thêm rối chuyện. Cả vú lấp miệng em! Hỏi liền.
- Pao
dziêu? Chất giọng Tàu nói tiếng Việt lơ lớ của Tạ Vi cất lên khe khẽ như sợ có
ai đó nghe thấy trong không gian vắng vẻ của cái chợ vào buổi sáng yên ả chưa
đông người này.
- Giá hả?
Một cây thôi! Rẻ lắm! Cái này ngộ mới mua! Chưa có đưa cho ai xem. Bây giờ gặp
nị, ngộ sang tay kiếm chút đỉnh nuôi vợ con. Bán đúng một cây! Bác Bùi làm giá.
- Pớt chút li mà! Chắc hẳn là Tạ Vi thấy cái
giá đó vô họng mình rồi nhưng vẫn muốn trả treo theo lệ thường. Sao mà nghe
chất giọng ỉu sìu, không được mạnh mẽ cho lắm. Chắc tại mừng quá vì mua được
món hời. Giá cả không còn là vấn đề nữa, bớt được chút nào hay chút đó chăng?
- Ngộ
không bớt đâu! Nị không mua để ngộ bán
cho người khác. Bác Bùi nắn gân Tạ Vi. Nhắm không xong, một phần sợ lúc đang kỳ
kèo nhỡ có đứa nào đi ngang nhào dzô, thối mồm, ngứa miệng phát biểu sằng, nói
tầm bậy tầm bạ cha Bùi nghe đổi ý thì hỏng. Tạ Vi không nói năng gì lẳng lặng
thò tay móc bóp mở lôi ra một cái khoẻn [ nhẫn ] vàng chóe. Không biết cân
lượng là bao nhiêu đưa cho bác Bùi gọi là đặt cọc.[ Ở giai đoạn dầu sôi lửa
bỏng, tranh mua, tranh bán này. Các chuyên gia thương mãi, dân sưu tập có máu,
có hạng đi đâu trong người cũng lận theo một ít vàng ròng đánh thành nhẫn đeo ở
tay. Khi gặp cơ hội là xỉa liền. Cho mày hết đổi ý!]. Sau khi dặn dò bác Bùi
cất đi, không được cho ai biết về chuyện mua bán này và hẹn chiều đem tiền ra
trả rồi lấy. Tạ Vi quày quả bỏ đi ngay không muốn cho ai thấy sự gặp gỡ giữa
hai người sợ lộ chuyện. Cuộc mua bán xảy ra chóng vánh đến bất ngờ. Xuôi chèo
mát mái chi lạ. Có gì cản trở để bác Bùi không đồng ý chờ đến chiều ẵm bạc nào?
Mặc dù từ giờ đến chiều quĩ thời gian có dài, nhưng trong lòng bác như gióng
trống mở cờ. Vui đậm! Bác chờ từ giờ đến chiều có là bao, bình thường vẫn thế! Ngồi chơi, vặt râu mãi chả có ai hỏi còn được, huống chi hôm nay ngồi chờ ẵm
bạc. Có chờ đến tối đi nữa cũng chẳng hề quản ngại!!!
- Rồi!
Rồi! Được mà. Ngộ cất kỹ không cho ai xem đâu. Đừng lo!...Mà nè! Nhớ ra sớm sớm một
chút nghe! Chiều nay Ngộ phải về để chở bà xã đi công chuyện, hổng biết đi đâu.
Đàn bà là chúa lộn xộn. Cứ hành mình chở đi đây đi đó, đạp xe mệt muốn chết!
Thông cảm nghe![ Không biết chuyện này có thiệt hông? Hay là dzô mánh rồi bác
muốn về sớm đấy?]. Lời hứa của Bác Bùi với chất giọng thể hiện cho Tạ Vi nghe, có
cảm tưởng chắc chắn còn hơn cả mấy con tán được hãng Eiffel đóng vào các thanh sắt ở vài cầu
Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải nữa.
Thật
hạnh phúc cho các người! Tạ Vi có bộ tem quí để chơi. Bác Bùi có tí tiền để
tiêu pha cho sung sướng cái cuộc đời. Cảm ơn thượng đế đã ghé mắt nhìn đến
chúng con! Nam
mô a di đà Phật! A Men!
Ba mẫu tem vẽ bằng màu nước của HS Nguyễn Chương vẽ trước 1975.
01 - Màu nước trên giấy dày. 35.5cm x 46cm.
02 - Màu nước trên giấy dày. 35.5cm x 46cm.
03 - Màu nước trên giấy dày. 35.5cm x 46cm.
Hai mẫu tem vẽ bằng màu nước của HS Nguyễn Chương vẽ sau 1975.
01 - Màu nước trên giấy dày. 35.5cm x 46cm.
02 - Màu nước trên giấy dày. 35.5cm x 46cm.
Hai con tem mẫu vẽ bằng màu nước sau 1975 của HS Nguyễn
Chương.
- Lụ
mẹ!?!? Cái thằng chơi tem mấy chục laăm choòi! Soói caái lầu. Leể cho cái thằng
moói chooi tem paán cho một pôộ tem giả cả cây dzàng!
- Cái gì
vậy???
Mọi người
thắc mắc khi nghe cái giọng Tàu ngọng nghịu nói tiếng Việt không sành chói lói
như cái loa phát tin vào bốn giờ ba mươi phút mỗi sáng ở ngoài phường của A Thời vang lên từ
quán cà phê chị Tư. Dù không muốn nghe cũng tỏ.
- Vậy hả!?
Mua trúng đồ giả sao?
- Không
phải đồ giả. Mà là in lần thứ hai hay sao đó ông ơi! Có người ra vẻ sành chuyện
nói vậy.
- Đến một
cây lận hả?
- Thế là
ông Bùi dô mánh đậm rồi!
- Nghe nói
bộ tem này nó vác đi suốt chợ bán trăm bạc không ai mua. Khi nghe tin ông Bùi
mua, mấy cha nội bán tem kia cười ngạo, nói ông Bùi ngậm ngải tìm trầm rồi. Thế
mà bây giờ bán được cả cây dzàng. Mấy cha nội kia ngu quá xá héng! Của tới miệng mà
không biết ăn để ông Bùi ăn! Đã thiệt!? Mọi người thi nhau xầm xì bàn tán loạn xị cả lên.
Vụ này Tạ
Vi lấy làm cay đắng lắm. Cay ở đây không phải vì mất một cây vàng [ Lúc này chưa có
vàng SJC à nghe!] mà cay ở chỗ bị A Thời đi đến đâu cũng rêu rao chuyện Tạ Vi
mua lầm bộ tem thổ tả của bác Bùi. Mà thật ra việc mua lầm trong thú chơi cỗ lãm là chuyện bình
thường, nếu anh chủ quan, hấp tấp tham rẻ, non tay là dính. Bộ tem này không
phải là giả. Nó là bộ tem được phát hành chính thức lần thứ nhì. In lại giống y chang như
bộ tem đã phát hành lần đầu không khác chút nào, chỉ khác biệt ở loại giấy mà
thôi. Lỗi là của Tạ Vi. Bệnh chủ quan. Biết đâu hắn cũng chưa “ chộ ” bộ tem
quí này mặt mũi ra sao, chỉ nghe thôi nên mới mạnh dạn úp nơm như thế!
Tạ Vi tẩy chay bác Bùi vì chuyện mua nhầm của mình
từ dạo ấy. Rõ là vô duyên. Thôi đếch thèm nói chuyện này nữa!
(Con nữa).
21 - NGƯỜI TIÊN PHONG CHƠI TIỀN GIẤY TRONG CHỢ SÁCH CŨ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét