UTAMARO (1753-1806). Kt: 24.5 x 35.8cm ( Oban).
CHUYỆN VỀ BỘ TRANH KHẮC GỖ NHẬT ( Ukiyo-e). ( Tiếp theo )
Mặt trời
bình thản ngày hai buổi mọc và lặn chả thấy gì bận rộn hay trăn trở khi làm
nhiệm vụ của mình. Còn tôi thì cứ ôm khư khư tập tranh mà nghĩ ngợi và nghiền
ngẫm trong sự bay bổng.
Cho đến
một hôm! Đang khi ở trong quầy sách cũ trong nhà sách Lê Phan ở đường Phạm ngũ
Lão Quận Nhất. Thấy dáng chiếc mô tô đen trũi to đùng, bóng lưỡng đỗ đánh xịch
trước cửa. Chưa thấy rõ người, đã nghe tiếng rặt giọng Bắc Kỳ 54 ồm ồm, sang
sảng.
- Ê! Bộ
tranh khắc gỗ Nhật còn không? Có người muốn mua. Đem ra ngay bây giờ được
không? Câu hỏi của Cửu chỉ thần Ma. Biệt danh của lão Phương, chuyên mua bán đồ
món ngoài Đồng Khởi. Cái tên này do tôi đặt vì đôi bàn tay chàng ta thay vì
mười nay chỉ còn chín ngón. Thiếu ngón cái thì phải. Không hiểu nguyên do nào?
Nhưng có người xấu mồm xấu miệng có lời mách lẻo.
Chuyện kể rằng. Khi xưa, từ mãi trước năm 1975 cơ! Vào giai đoạn cực kỳ khó khăn, vô cùng bi đát của đất
nước. Lúc mà thanh niên ở độ tuổi mười tám đôi mươi phải thể hiện tinh thần con
dân “ Đừng đòi hỏi đất nước đã làm gì cho anh! Mà phải hỏi là anh đã làm gì cho
đất nước? ”. Mọi người xôn xao lo lắng về khẩu hiệu này lắm! Còn riêng anh khi nghe được tin này, anh đùng đùng đi tìm mua ngay một con dao bầu. Loại của các bác bán dừa xiêm chuyên dụng đen trũi nặng chịch bén ngót, kèm theo với một khúc cây to
to mang về. Ai nấy nghệch cả ra khi thấy anh biểu lộ sự quyết tâm dữ dội đến như
thế! Mọi người thất kinh, nín thở theo dõi trông chờ xem anh thể hiện tinh thần bất khuất " Thất phu hữu trách " ra sao!... Đứng xa xa! Ai cũng thấy hành cử thật oai hùng từ nơi anh là giơ cao
con dao bầu bén ngót nặng chịch thẳng cánh quất xuống nghe một cái bụp! Một hành cử để thể
hiện cảm xúc và cũng là câu trả lời khẳng khái của đấng nam nhi mày râu với đất và nước! Ai cũng cúi đầu thán phục! Bất
ngờ nhất là khi mọi người tự dưng thấy anh ôm tay! Mặt tái ngắt. Không hiểu
chuyện gì? Nhưng khi mọi người đến gần tính chuyện hỗ trợ cho anh. Lúc đó mới
thấy một ngón tay cái nằm lăn lóc dưới đất cách vũng máu đào còn nóng hổi từ trên khúc gỗ chảy xuống đọng lại không xa là mấy. Chắc là
của anh? Chuyện đáng tiếc này không hiểu là do tư tưởng phản chiến hay
chỉ vì nỗi lo sợ cái tấm thân vạn thặng của mình bị quấn trong mảnh Poncho, phủ cờ gởi
về cho gia đình mà ra cớ sự!!!
Đấy kẻ
xấu mồm xấu miệng đã đồn đãi về anh như thế! Tôi chỉ nghe và thuật lại. Không
có gì đảm bảo cho việc chính xác hay đặt điều…
Tôi có
vinh hạnh được quen biết do những lần anh đến mua sách tham khảo về đồ cổ trong hiệu sách Lê Phan nơi đường Phạm ngũ Lão, Quận I, chỗ mà tôi và mấy người bạn cộng tác với Cty Phát hành sách phụ trách về mảng sách báo cũ. ( Quen mồm gọi là Lê Phan chứ lúc này nhà nước tóm thu hết trở thành quốc doanh rồi ). Nhưng chắc chắn có một lần anh đã làm cho tôi nhớ mãi không thể
nào quên. Bởi vì anh cho bệt cục mực xạ thật đậm, tạo một dấu ấn to đùng vào
trong tâm trí tôi. Không phải vì sự cao to đẫy đà của thân xác mà....
Số là hôm
ấy! Tôi đang ngồi chơi với một số bạn bè trong làng tem tại nhà bác Thành thợ
bạc.( Vốn là thợ bạc nhưng rất thích chơi tem nên bác có mỹ danh đó để phân biệt với người khác trùng tên ). Một người rất quen thuộc với làng tem tiền, có căn hộ ngụ tại mặt tiền đường Nguyễn Phi. Quận Nhất. Trước mặt khách sạn New
World bây giờ. Chốn
này là cái bến tạm cho những con dân mua bán tem không nơi nương tựa dạt về kể
từ ngày chợ sách bị bào đến tận gốc rễ và cho đổ bê tông phủ kín tránh chuyện đâm chồi nảy mầm mai hậu. Diễn tiến cho công việc triệt hạ này cũng vưỡn sách lược cũ. Cài người bí mật
xuống đứng dặm chân tại từng sạp. Rồi cũng bịt kín hai đầu
con chợ bằng những cán bộ giả dạng thường dân. Đến giờ G. Mật lệnh được tung ra. Khắp chốn chợ đâu đâu cũng thấy người nhà nước, lạnh lùng dang tay thu tóm toàn bộ số sách đang bày bán, cất dấu của trên một trăm sạp sách cũ nơi đường Đặng thị Nhu. Quận Nhất. Toàn bộ dzô bao, vác ra xe, chuyển tống vào
kho ở đường Cô Giang chờ xử lý. Cả chợ nhốn nháo, rũ rượi.... ( Của đau con xót. Hồn ai nấy giữ, của ai người đó phải chịu trách nhiệm gìn giữ bảo quản. Mấy tiệm bán bao bố nylon trong chợ Khu Dân Sinh được một phen hốt bạc cúa hơn trăm sạp sách cũ, tranh nhau tự thân bỏ tiền mua bao về đựng của nả của mình. Ngoài chuyện bỏ tiền túi ra mua bao rồi không kể, chủ hộ còn phải làm bổn phận công dân, cộng tác với chánh quyền là khiêng của nả của mình ra xe để chở đi cho TTVH kiểm tra và chờ xử lý ).
Sau đó BĐH được mật chỉ, họ âm thầm tự tuyển trạch với nhau lấy một số người cốt lõi thuộc dòng tín cẩn trong chợ làm Cộng tác viên. Khi phát lộ. Con số không quá chục! Rồi tất cả những người tín cẩn lẫn sách đã thu tóm của con dân trên 100 sạp đem dồn hết vào cửa hàng số 117 đường Lê Lợi Quận I. Góc Lê Lợi- Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Cùng mé đường, ngó qua bên kia là Sở Giao Thông Công Chánh. Vị trí đắc địa, tiếp tục kinh doanh sinh lãi với chỉ một cửa duy nhất chứ không nhiều cửa tùm lum, tà la như trước. Những người không may mắn được tuyển mộ. Tan hàng về nhà tự ên giải quyết lấy chuyện mưu sinh của mình. Hàng tuần ai mà có dính líu, tự đến mà dò danh sách. Nếu có trúng tuyển, mại được nhiêu thời lãnh nhiêu! Nhóm người thất cơ lỡ vận này đại đa số phải đi bươn chải ở các môi trường khác vì nguồn năng lượng chính le lói từ mấy năm nay đã bị dập tắt ngúm. Một số người cụt vốn không chốn nương thân xoay sở. Hoặc giả quá nhớ cái chợ đầy ắp những kỷ niệm qua bao năm trong tâm trí của mình nên hàng ngày rủ nhau ra ngồi ở hai đầu đường mang tên nữ danh nhân họ Đặng. Đứng ngồi chơ vơ, lỏng chỏng. Cứ hễ thấy ai đi vào khu vực này, bất kể trai gái, đàn ông hay đàn bà, đi xe hay cuốc bộ. Giống như bị quỉ ám, họ bổ nhào ra níu kéo, hỏi xem có cần mua sách gì không! ( Rõ là tội nghiệp! Bọn này chỉ tổ làm vất vả các chú Công an ). Thỉnh thoảng cũng có chuyện cười ra nước mắt khi gặp phải các anh các chú, bác đi tìm hoa. Thấy mấy cô xinh xinh nhào ra níu kéo trước đầu xe.
Sau đó BĐH được mật chỉ, họ âm thầm tự tuyển trạch với nhau lấy một số người cốt lõi thuộc dòng tín cẩn trong chợ làm Cộng tác viên. Khi phát lộ. Con số không quá chục! Rồi tất cả những người tín cẩn lẫn sách đã thu tóm của con dân trên 100 sạp đem dồn hết vào cửa hàng số 117 đường Lê Lợi Quận I. Góc Lê Lợi- Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Cùng mé đường, ngó qua bên kia là Sở Giao Thông Công Chánh. Vị trí đắc địa, tiếp tục kinh doanh sinh lãi với chỉ một cửa duy nhất chứ không nhiều cửa tùm lum, tà la như trước. Những người không may mắn được tuyển mộ. Tan hàng về nhà tự ên giải quyết lấy chuyện mưu sinh của mình. Hàng tuần ai mà có dính líu, tự đến mà dò danh sách. Nếu có trúng tuyển, mại được nhiêu thời lãnh nhiêu! Nhóm người thất cơ lỡ vận này đại đa số phải đi bươn chải ở các môi trường khác vì nguồn năng lượng chính le lói từ mấy năm nay đã bị dập tắt ngúm. Một số người cụt vốn không chốn nương thân xoay sở. Hoặc giả quá nhớ cái chợ đầy ắp những kỷ niệm qua bao năm trong tâm trí của mình nên hàng ngày rủ nhau ra ngồi ở hai đầu đường mang tên nữ danh nhân họ Đặng. Đứng ngồi chơ vơ, lỏng chỏng. Cứ hễ thấy ai đi vào khu vực này, bất kể trai gái, đàn ông hay đàn bà, đi xe hay cuốc bộ. Giống như bị quỉ ám, họ bổ nhào ra níu kéo, hỏi xem có cần mua sách gì không! ( Rõ là tội nghiệp! Bọn này chỉ tổ làm vất vả các chú Công an ). Thỉnh thoảng cũng có chuyện cười ra nước mắt khi gặp phải các anh các chú, bác đi tìm hoa. Thấy mấy cô xinh xinh nhào ra níu kéo trước đầu xe.
“ Nhiu!
Một dù… ? ”
“ Ở đây
chỉ bán sách chú ơi! Đâu có bán dù! ” Thế mới chết! Sau có người hiểu chuyện
giải thích! Các nường đỏ mặt!
“ Cha già dịch dzật ! Đồ dê xồm! ”. Vì cuộc
sống nên vẫn bổ nhào ra chụp. Nhưng lần này hiểu chuyện lắng nghe câu hỏi. Tùy nghi xử lý. Không còn ngây thơ, lớ ngớ như xưa nữa….
Bất chợt thấy anh lừng lững xuất hiện băng
qua con lộ. Vốn đã biết nhau từ trước, tôi gật dầu chào. Hỏi thăm một hồi mới
biết, nhà anh ở đối diện bên kia đường. Không hiểu ai giới thiệu mà anh biết
tôi có tranh khắc gỗ Nhật. Anh ngỏ ý với tôi là muốn được xem. Tôi từ chối vì
không muốn lăng quăng. Anh tỏ thái độ khó chịu, không vui dzốp liền:
- Mẹ
kiếp! Ông cứ tưởng quí hả? Tôi có cả đống! Dán đầy cả tường nhà kia kìa!
Tôi
không rành về bộ môn nhân tướng học. Không rõ là trong sách luận giải ra sao khi nói đến tướng cách ăn to nói lớn, phổng mồm bạo miệng? Nó có di căn ảnh hưởng gì đến thân xác con người ta hay
không? Chứ riêng tôi khi tiếp xúc chàng Phương này. Không biết lúc ăn có ngoạm
miếng to hay không? Chứ tiếng nói của hắn thì lớn lắm. Cứ oang oang như trống
làng. Rất phù hợp với cơ thể cao to đẫy đà ra phết của hắn. ( Tôi đồ rằng: Phàm người có thân xác to nên lá phổi phải lớn, do vậy mà ảnh hưởng đến lời ăn tiếng nói đó thôi! )
Từ khi
mua được bộ tranh đến giờ hôm nay tôi mới nghe thấy một người nói là mình có số
lượng lớn như vậy mà lại coi rẻ đến mức đem về dán đầy cả tường ở nhà mình. Tôi
thấy anh nói như vậy cũng đâm ra hào hứng, đề nghị trao đổi nhau coi qua, coi lại để
rút kinh nghiệm, nhưng Phương ta không chịu, một mực chỉ muốn coi của tôi mà
thôi. Dứt khoát không muốn cho tôi xem những thứ mà anh có đã đem nó dán lên tường nhà mình. Từ cái chuyện hơi trái
khoáy này, tôi mới chú ý đậm, nên đi hỏi thăm tìm hiểu về chàng Cửu chỉ ma Quân
qua một số người quen biết, trong đó có bác Thành thợ bạc người đối diện nhà và ông đã nói với tôi khá nhiều điều về anh.
Nhắc đến
anh, cả giới sưu tập thứ dữ trong làng không ai là không biết. Đây là một tay
mua bán rất bạo. Xuất thân không phải là giới quí tộc. Nhưng bây giờ anh nghiễm
nhiên được mọi người kính nể. Anh cũng được mọi người trong giới săn lùng cổ
vật trong nước kiêng dè. Một con cáo lão của làng. Mọi người còn kháo nhau rằng
bà vợ đứng đằng sau lưng anh còn đáng nể hơn nữa. Đúng là thế gian được cả vợ
lẫn chồng. Hèn chi mà cả hai vợ chồng anh tát muốn cạn cả con đường Đồng Khởi,
ở quận Nhất Saigòn này suốt vài thập niên. Nếu không bị nhóm chuyên gia buôn
bán cổ đồ ngoài Bắc ào vào bứng. Anh chị chàng còn làm mưa làm gió chưa biết
đến khi nào.
Thời thế
đã đổi khác! Cái đều anh biết bây giờ mọi người cũng tỏ. Cộng thêm họ có thần
gốc kè kè theo sau lưng. Còn mình thần với thế không nhập. Không ai đỡ đầu!? Trơ cái
thân cụ, bơ vơ giữa chợ. Bị xiết cổ là cái điều không tránh khỏi. Chỉ là ngày
một ngày hai mà thôi! Biết người biết ta. Tránh voi chẳng hổ mặt nào. Một con
người có biệt danh Ma quân như anh mà để bị vồ sao? Anh cho mọi người thấy mình
mặt trắng như vôi chứ chả có tí máu mặt nào để mong bám vào mà hút. Cửu chỉ
thần Ma lỉnh mất tăm. Để lại trên con đường này một số kẻ chưa nắm thời vụ, vẫn
muốn cho mọi người thấy mình bảnh, là người có máu mặt. Va một vài chuyến, mặt
cắt không cón tí máu. Thân bại danh liệt. Cuối cùng cũng lủi như con cun cút để
bảo toàn lấy bản thân.
- Mẹ kiếp!
Bán một món cỡ trăm cây! Nó đồn ầm lên ra tận mãi Hà Nội. Vốn liếng kẹt cứng
lãi chả có là bao. Bây giờ ông phang một cái cả vài ngàn cây, êm ru, mát trời.
Chả thằng đếch nào biết, khỏe re. Phương cửu chỉ phát biểu nghe lạnh xương
sống. Sau vài năm tuyệt tích giang hồ. Thì ra ngài luyện bí kíp mới. Kinh doanh
nhà đất.
Trở lại vụ
lão Phương hỏi tôi bộ tranh khắc gỗ để đem ra bán cho khách của hắn.
- Vẫn còn
mà để ở nhà. Bây giờ đâu có về nhà lấy được. Ngày mai đi, được không? Tôi nói.
- Cũng được!
Để tớ về hẹn nó ngày mai ra! Phương hẹn tôi.
Khoảng
mười giờ sáng ngày hôm sau. Tôi có mặt tại cửa hàng của chàng Phương. Nằm cách
góc đường Đồng khởi, Nguyễn Thiệp vài căn. Trong tiệm lúc ấy đã thấy có một anh
người Nhật trạc độ bốn mươi tuổi đổ lại, đang lom khom coi những món đồ cổ
trưng bày trong tủ kính. Cứ nhìn vào con người này là thấy ngay con dân của một
nước có nền kinh tế sung túc. Trắng trẻo, phốp pháp toát ra cái phong cách con
người. Bét cũng phải là giai cấp trung lưu. ( Mua bán đồ cổ mà nghèo sao? Hay tại
mình trông gà hóa quốc. Thấy người sang nhận quàng, nhận bậy? ).
Với một
cái chào gấp người 90 độ. Nếu có cái bàn nào trước mặt. Tôi bảo đảm là anh
chàng này bị biêu trán là điều chắc chắn. Tôi cũng vội nghiêng mình đáp lễ, để
cho anh ta thấy rằng tôi đây cũng thuộc loại lịch sự có thừa. Đâu thua kém gì
ai.
- Nó ra
sớm lắm, ngồi chờ ông đấy! Đưa cho nó xem đi! Phương dục. Thấy tôi và Phương
nói chuyện chả biết là anh chàng Nhật có hiểu gì không. Nhưng tôi thấy anh ta
nhìn tôi ngoẻn miệng cười. Một nụ cười nhìn thấy rất có cảm tình.
Tôi đưa
quyển sách cho anh ta. Cầm quyển sách trong tay rồi mà anh ta cứ loay hoay có
chiều hướng như muốn tìm một nơi nào đó, để gởi cái mông của mình cho an toàn.
Phương ta cũng thông minh không kém. Sai người em dẹp bớt một ít đồ trên cái
bàn, đồng thời bảo mang mấy cái ghế ra cho chúng tôi ngồi.
- Cám ơn!
Anh chàng mở miệng nói tiếng Việt với giọng ngọng nghịu. Chắc là mới học trong
cuốn sách hướng dẫn du lịch nào đó. Sau khi đặt cái mông vào đúng vị trí.
Phương đang đứng cạnh tôi toe miệng cười, kèm theo gật gật cái đầu ra đều biết
rồi, biết rồi.
Khi an tọa
xong trong tư thế ngồi lâu cỡ nào cũng không sao. Anh chàng Nhật chậm rãi để
cuốn sách lên bàn. Một cung cách rất ư là khoan thai từ tốn. Dẫu cho có bom
nguyên tử nổ sát bên cũng chẳng lấy gì làm vội. ( Nó mà nổ sát bên thì còn chó gì mà phải vội nữa! )
Sửa cuốn
sách cho ngay ngắn. Từ từ, nhè nhẹ lật trang đầu ra, ngồi ngắm nghía rất cẩn
trọng. Sau vài phút quan sát. Anh ta lật liên tiếp một vài trang coi xăm
soi. Đến khoảng vài tờ tự nhiên tôi thấy anh chàng đưa ngón trỏ vuốt vuốt, kéo
kéo vào một chỗ miệng cứ hít hà như tiếc cái gì đó làm tôi chú ý nhìn vào. Thì
ra đây là một tấm tranh của Utamaro. Chỗ anh chàng cứ vuốt vuốt đó bị mẽ đi mất
một chút cỡ bằng nửa hạt đậu đen. Khi thấy tôi cũng chú ý vào. Chàng làm một cử
chỉ nhún vai ra cái đều tiếc rẻ tại sao lại bị như thế. Tôi đáp lại bằng cái
lắc đầu ra hiệu cũng chả biết tại sao!... Sau một hồi suýt xoa.
UTAMARO (1753-1806) (OBan) 24.5 x 36.8cm -
(Tấm tranh bị mẻ một chút bằng hạt đậu nơi rìa gần đáy góc phải).
Hắn lại tiếp tục lật xem. Đôi lúc lấy tay sờ vuốt nhẹ trên mặt giấy. Như thể muốn phối hợp sự cảm nhận bằng xúc giác, thị giác cùng một thời gian. Rồi lại tiếp tục lật xem, sờ sẫm có lúc lại cúi gập người dán mắt thật gần như muốn xem cho kỹ. Cuối cùng rồi cũng đến trang cuối. Anh ta xếp quyển sách lại nhìn tôi biểu lộ một ẩn ý “ Hết rồi!”. Tôi lắc lắc cái đầu, cấm cuốn sách lật úp ngược trở lại đặt xuống mở ra cho anh chàng thấy còn nữa chứ chưa hết. Với cử điệu ngạc nhiên. Anh ta thích thú lật xem tiếp. Những cử chỉ, động tác quen thuộc trong khi xem của anh được tiếp tục lập lại cho đến hết phần mới. Sau khi xem xong gấp quyển sách lại bàn tay vẫn còn đặt trên quyển sách anh hỏi tôi là rất cả có bao nhiêu tấm bằng tiếng Anh. Tôi cũng trả lời bằng tiếng Anh con số 75. Anh chàng ra ý hiểu, gật gù mấy cái rồi đưa tay lật xem lại. Xem qua một hồi rồi quay qua nhìn anh chàng Phương ra dấu muốn mượn cây thước. Phương quay qua nói với người em trai nẫy giờ vẫn im lặng đứng đằng sau lưng chúng tôi, lấy dùm cây thước. Sau một lúc vắng mặt, người em quay ra nói là không có cây thước nào trong nhà. Đúng thôi ở đây bán đồ cổ chứ đâu có bán vải mà có thước! Chần chừ một lúc. Cái nhạy bén của con người sành sõi, tháo vát. Phương nhà ta bước vào mở cái tù nhỏ lấy ra một cái địa bàn của quân đội Mỹ đã hơi cũ, mở ra và chỉ vào bên cạnh trái của cái địa bàn có khắc cây thước ngắn độ chừng tấc rưỡi đưa cho tay người Nhật. Đúng là: " Không có chó…" Rồi cũng xong! Anh chàng người Nhật cầm cái địa bàn không phải tìm hướng tốt xấu để xuất hành mà chủ ý dùng nó để đo kích thước tấm tranh. Tôi thấy anh vừa đo, vừa ghi chú cẩn thận từng chi tiết được cho là cần thiết vào cuốn sổ tay nho nhỏ đã được móc ra từ túi quần. Bằng cây bút sài mực đen. Không biết hiệu gì, trông thấy rất muốn lấy bỏ vào túi mình làm của riêng. Nhưng nghĩ lại mình không phải là giới chôm chỉa nên đành đưa mắt ngó nuốt nước bọt cho đỡ thèm.
UTAMARO (1753-1806) (OBan) 24.5 x 36.8cm -
(Tấm tranh bị mẻ một chút bằng hạt đậu nơi rìa gần đáy góc phải).
Hắn lại tiếp tục lật xem. Đôi lúc lấy tay sờ vuốt nhẹ trên mặt giấy. Như thể muốn phối hợp sự cảm nhận bằng xúc giác, thị giác cùng một thời gian. Rồi lại tiếp tục lật xem, sờ sẫm có lúc lại cúi gập người dán mắt thật gần như muốn xem cho kỹ. Cuối cùng rồi cũng đến trang cuối. Anh ta xếp quyển sách lại nhìn tôi biểu lộ một ẩn ý “ Hết rồi!”. Tôi lắc lắc cái đầu, cấm cuốn sách lật úp ngược trở lại đặt xuống mở ra cho anh chàng thấy còn nữa chứ chưa hết. Với cử điệu ngạc nhiên. Anh ta thích thú lật xem tiếp. Những cử chỉ, động tác quen thuộc trong khi xem của anh được tiếp tục lập lại cho đến hết phần mới. Sau khi xem xong gấp quyển sách lại bàn tay vẫn còn đặt trên quyển sách anh hỏi tôi là rất cả có bao nhiêu tấm bằng tiếng Anh. Tôi cũng trả lời bằng tiếng Anh con số 75. Anh chàng ra ý hiểu, gật gù mấy cái rồi đưa tay lật xem lại. Xem qua một hồi rồi quay qua nhìn anh chàng Phương ra dấu muốn mượn cây thước. Phương quay qua nói với người em trai nẫy giờ vẫn im lặng đứng đằng sau lưng chúng tôi, lấy dùm cây thước. Sau một lúc vắng mặt, người em quay ra nói là không có cây thước nào trong nhà. Đúng thôi ở đây bán đồ cổ chứ đâu có bán vải mà có thước! Chần chừ một lúc. Cái nhạy bén của con người sành sõi, tháo vát. Phương nhà ta bước vào mở cái tù nhỏ lấy ra một cái địa bàn của quân đội Mỹ đã hơi cũ, mở ra và chỉ vào bên cạnh trái của cái địa bàn có khắc cây thước ngắn độ chừng tấc rưỡi đưa cho tay người Nhật. Đúng là: " Không có chó…" Rồi cũng xong! Anh chàng người Nhật cầm cái địa bàn không phải tìm hướng tốt xấu để xuất hành mà chủ ý dùng nó để đo kích thước tấm tranh. Tôi thấy anh vừa đo, vừa ghi chú cẩn thận từng chi tiết được cho là cần thiết vào cuốn sổ tay nho nhỏ đã được móc ra từ túi quần. Bằng cây bút sài mực đen. Không biết hiệu gì, trông thấy rất muốn lấy bỏ vào túi mình làm của riêng. Nhưng nghĩ lại mình không phải là giới chôm chỉa nên đành đưa mắt ngó nuốt nước bọt cho đỡ thèm.
Cuối cùng
thì công việc đo đạc cũng hoàn tất. Mọi sự cần thiết và quan trọng đã được ghi
chép đầy đủ. Anh ta xếp lại bỏ vào túi quần, không quên vỗ vỗ nhẹ mấy cái cho
chắc là mình không đút lọt ra ngoài. Bấy giờ mới xếp cuốn tranh lại nhìn chúng
tôi nở một nụ cười tươi như hoa. Từ lúc lật cuốn tranh ra cho đến khi nhận được
nụ cười này, đã mất hơn ba tiếng đồng hồ rồi đấy. Thời gian đi nhanh thật, loay
hoay đã hơn một giờ trưa, thế mà chả ai thấy đói cả. Kể cũng lạ. Chẳng nhẽ mùi
tiền nó làm cho con người ta quên cả điều thứ nhất trong tứ khoái trên cõi đời
này?
Anh bạn người Nhật và danh thiếp. ( Chụp lại qua bản photocopy ). Người muốn mua bộ tranh.
Anh bạn người Nhật và danh thiếp. ( Chụp lại qua bản photocopy ). Người muốn mua bộ tranh.
26 - CHUYỆN VỀ BỘ TRANH KHẮC GỖ NHẬT ( Ukiyo-e). ( Còn tiếp ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét