NGƯỜI TIÊN PHONG CHƠI TIỀN GIẤY TRONG CHỢ SÁCH CŨ.
Bác Bùi tiền giấy.
Gốc Huế. Vốn là nhạc sĩ xếp ban nhạc ( Chef d' orchestre ) một thời mặc áo đen, ("Chốn" quân rzịch nhào dzô đây!) bạn cùng xuồng với nhạc sĩ Viết Chung, họa sĩ Cù Nguyễn, Mai văn Tố..v.v...lúc còn bán sách cư ngụ tại khu trại Đồng Tiến, đường Nguyễn Trãi. Quận I, nay đã dời đô. Người thấp đậm, tính tình rất hòa nhã, vui vẻ có lòng thương người,( Lần dẹp chợ sách Đặng thị Nhu đợt I, bác đã thương tình cứu mang dzợ chồng tui cả mấy tháng trời...cho bán ké ). Chung tình với dzợ. Dzách lầu. Tại sao dám nói thế? Bởi vì không những tôi mà cả chợ sách đều hay vì thường thấy có một cô ca sĩ tre trẻ, tên Nhg. rất đẹp, rất dễ thương ra trò, cứ ra thăm ổng goài, mà ngồi chơi cả buổi rồi dzìa một mình. Cả chợ chưa có ai dám chê cổ xấu à nghe, thế mà chàng cứ như phỗng đến lạ! ( Chắc tại vì viết ca khúc " Tình chết như mùa đông " nên bác bị cái giá lạnh ảnh hưởng làm cho đông cứng chăng? Thế đấy.... sinh ư nghệ... tử vi ư nghiệp!).
Chuyện tình không nhầm thì chuyện làm ăn lại càng không thể. Bác ta cứng lắm chứ không vừa vặn gì đâu! Chớ có xem thường mà vỡ
mặt!?
Có
một lần anh Hà hăng rết thông báo công khai trong quán càphê chị Tư là sắp mua
được một tờ tiền giấy thời Pháp thuộc có mệnh giá " Ngũ nguyên - Five dollars - Cinq piastres ". Loại tiền giấy đầu
tiên được xử dụng chung cho ba nước Đông Dương Việt-Miên-Lèo, do Ngân Hàng
Đông Dương phát hành ở Nam Kỳ tại Saigon vào cuối thế kỷ XIX. In ở bên Pháp
bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Hán. Mặt trước in hai loại tiếng Anh, Pháp ( Dollars / Piastres) và chữ Hán ở mặt hậu.( Đây là loại tiền
giấy được chính quyền Bảo Hộ tung ra gồm có bốn loại. Một đồng. Năm đồng. Hai
chục đồng và Một trăm đồng. Rất quí! Hiếm cực kỳ ). Không những vậy mà lại còn
mới toanh, thẳng ro, không một nếp gấp. Ui chao! Thế mới đã điếu! Một thông tin
rất ư là hấp dẫn. Ai có nhu cầu cứ nhào dzô. Cả chợ tem khi nghe tin này xôn xao dữ lắm, bàn tán ì xèo! Nhưng chả ai dám hó hé gì! Bàn thì hay, chứ nhiều người trước giờ đã thấy
mặt mũi ngang dọc tờ tiền nó ra làm sao đâu! Thị trường
tiền giấy mới mẻ quá, người tiêu thụ rất hiếm hoi không như tem cò dễ mua, dễ bán. Thế là chả
ai mặn. Ngại mua ngậm xệ quai hàm, mà cũng chỉ mới nghe nói thôi, đã có giá cả gì đâu mà mua bán! Chủ bụng
theo dõi cho hả dạ.Tờ 5 Dollars mặt trước.
Tờ 5 Dollars mặt sau.
( Chụp lại từ cuốn 100 năm tiền giấy ).
Khi nghe
được nguồn tin sốt dẻo này. Lúc ấy bác Bùi gặp và có hỏi thăm về giá cả. Anh Hà
trả lời phải đợi mua xong rồi mới tính được. Nhưng đưa ra lời hứa. Bác sẽ là người
đứng đầu trong danh sách ưu tiên.
Chàng Võ
bạn tôi cũng nhận được tin này nhưng hơi chậm một bước sau bác Bùi. Chàng mặn tờ
tiền này lắm vì lúc đó chàng ta đang thương lượng mua nguyên một bộ sưu tập tem của ông Phạm Tăng. Nghe nói đâu số tiền cũng khá bộn. Nhưng chưa ngã ngũ ra sao. Chàng Võ nắm thóp ông Tăng cũng có máu sưu tầm
tiền giấy xưa, cũ, nên quyết chí ẵm bằng được tờ tiền này, hòng nhờ nó bắc thang cho mình leo lên trên gió trong việc thương lượng với ông Tăng. Ít nhiều gì cũng đỡ tốn kém cho mình. ( Bỏ tiền ra bao giờ cũng yếu hơn là
trao đổi. Vì vật trao đổi có thể là vô giá, nếu đối tượng của mình thích nó ). Anh
chàng Võ có hỏi anh Hà, nhưng vấn đề có gúc mắc ở chỗ là đã trót hứa ưu tiên bán cho
bác Bùi không thể muối mặt cắt ngang. Ai cũng là bạn. Ưu tiên cho người lên
tiếng trước. Võ làm sao không hiểu chuyện này. Nhưng vì muốn có tờ tiền để
tranh tiên trong việc trao đổi nên chơi đòn tiêu lòn năn nỉ anh Hà bán cho
mình. Thấy Võ năn nỉ quá anh Hà xiêu lòng. Hai người bàn nhau. Thay vì nói hai
chỉ như cái giá muốn bán. Anh Hà sẽ nói thật cao lên để bác Bùi nản không mua.
Sau đó sẽ bán cho chàng Võ. Hai người lập mưu quyết chí như thế.
- Tôi mới
mua được tờ tiền giờ cầm ra cho ông xem! Anh Hà miệng nói một tay che che cái
miệng theo cố tật. Một tay chìa tờ tiền vừa lôi từ trong cuốn album ra còn mới keng, thẳng tắp kẹp giữa hai miếng nylon cứng khừ, trong vắt được tề cạnh thật khớp với tờ tiền. Lúc này vào ca sáng như thường
lệ. Không hẹn mà buổi chầu hôm nay đầy đủ mặt bá quan văn võ, các vị chức sắc có máu mặt trong giới tem cò. Tất cả an tọa chung quanh cái bàn dài trong quán cà phe chị Tư lõ mắt nín thở, lặng thinh theo dõi diễn tiến sự
việc. Trong đó có cả sừ Võ, với dáng vẻ tự tin lặng ngắt ngồi ngay bên cạnh anh Hà cứ như là vô can.
Bác Bùi
đâu có nặng tai mà không nghe được những gì anh Hà phát ngôn. Không nói năng
gì. Đưa tay cầm ngay lấy tờ tiền giấy. Lật qua lật lại xem tới xem lui một cách
cẩn thận, rồi với cái giọng Huế nhẹ như gió, lịch sự có thừa và đầy chất quan
cách ứng khẩu.
- Anh tính
bán là bao nhiêu vậy anh Hà?
- Năm chỉ!
Vẫn với cố tật bàn tay che miệng, chân vắt chữ ngũ, cái đầu gật gật. Anh Hà nói không chút ngượng ngùng vì đã
có dự mưu toan tính.
- Anh có
bớt không? Bác Bùi chậm rãi dốc ngược, đúng với bản tính chậm rãi từ từ của ảnh.
- Tôi
không bớt được đâu! Anh Hà nở nụ cười khuất sau bàn tay thói quen, còn tay kia cầm lơi lơi cái điếu cày lúc lắc theo câu trả lời có chủ đích.
- Rồi tôi
mua! Chút nữa anh qua sạp tôi lấy tiền! Không nói năng gì thêm, vẫn cầm
tờ tiền trên tay bác Bùi lẳng lặng đứng dậy đi về trước sự ngỡ ngàng, trố mắt há mồm của mọi
người. Không ai dám nghĩ là bác Bùi bạo phổi, dám mua tờ tiền này với cái giá
cao ngất như vậy. Chính ngay cả anh Hà và Võ cũng không bao giờ nghĩ lại có
chiều hướng xấu tệ đến thế này xảy ra!. Hai người đã bàn bạc với nhau. Tính
toán chi li từng tí. Nào là trên dưới. Ngược xuôi. Trái phải. Trước sau cẩn
thận rồi mới hành sự mà!!!
Khi nghe
“quát” với cái giá năm chỉ. Mọi người cứ tưởng là nói chơi cho vui. Nhưng khi
thấy anh Hà mặt cứ như đổ sáp. Mọi người quay ngoắt lại đánh giá là anh Hà không muốn bán nên
mới thoòng như vậy.
Mấy tay
yếu bóng vía. Ai cũng nghĩ chắc chắn là bác Bùi sẽ chạy bắn khói. Chạy không
kịp ngoái cổ cho mà xem. Đứt hơi không kịp ngáp là cái chắc!
Còn những
cao thủ trong chợ tem vào thời kỳ này. Dưới cặp mắt của họ, bác Bùi chỉ là tay
mơ, theo đóm ăn tàn. Không là một cái gì cả. Có đôi ba người còn nhìn bác không
đến nửa con mắt nữa là đàng khác.
- Nếu nó không
chạy hả! Có giỏi lắm chỉ dám trả cỡ hai ba chỉ là hết mén!?
- Thằng
cha Hà này nó quát đuổi ấy mà!
- Nếu mà
nó dám mua cái giá hai ba chỉ này thì nó thuộc dạng không điên cũng cuồng rồi!
Thế đấy!!! Đa số đều nghĩ trong đầu chắc nịch như vậy!
Ai ngờ sự
việc xảy ra lại quá oái oăm. Mọi người té ngửa!
Cũng từ
dạo ấy! Cũng từ chuyện mua bán này! Hầu hết những sự mua bán, trao đổi nào nếu mang
tính chất quan trọng có dính dáng đến hơi hám tiền xưa bạc cũ, mọi người thường
hay đến tìm gặp bác Bùi để nói chuyện.
Mặc dầu
khởi nghiệp bằng sách cũ rồi đến tem nhưng xem ra lãnh vực tiền nó hạp với bác
hơn cả. Bác đã có lãnh địa riêng cho mình và cũng thành danh kể từ dạo ấy. Nhất
nghệ tinh nhất thân vinh.
Sơn tiền giấy (Em ruột họa sĩ Thái Tuấn).
Trong chợ tem tiền giấy sau khi xảy ra chuyện bác Bùi còn một chuyện nữa cũng khá thú vị. Số là anh Sơn em ruột họa sĩ Thái Tuấn. Anh Sơn không có gì nổi trội so với các đại gia tem tiền giấy đang thời. Mục đích của anh là sưu tập tem quý hiếm để chơi đồng thời hy vọng khi được đi xuất cảnh nhờ nó làm vốn lận lưng. ( Nhà của anh ở khu cư xá tôi không nhớ tên nằm sát bên cạnh nhà thờ gần ngã tư Nguyễn thị Minh Khai và Đinh tiên Hoàng. Khu vực nhìn qua sân vận động Hoa Lư và Đài Truyền hình. Thỉnh thoảng tôi cũng thường hay ghé chơi với anh và anh biết tôi thích thể loại tranh khắc gỗ nên có nhượng lại cho tôi bức tranh khắc gỗ "Đám cưới chuột" do họa sĩ Thái Tuấn thực hiện. Theo như lời anh Sơn thuật lại thì Bưu điện VNCH. khi đó muốn thực hiện một bộ tem về tranh làng Hồ và nhờ một số họa sĩ miền Nam khi đó thực hiện và Thái Tuấn đã làm xong nhưng không hiểu vì lý do gì chính quyền lúc bỏ lửng giữa chừng không cho thực hiện tiếp ). Không hiểu anh mò đâu ra được một số tờ tiền giấy loại One Dollar - Une Piastre. Mới keng thẳng ro không một chút tì vết. Đa số tiền giấy cũ đều đã qua sử dụng nên bị nhiều tì vết rất hiếm khi găp được những loại như thế này. Hình như lúc đó anh kêu giá hai khoẻn môt tờ thì phải. Những người chơi tiền ai cũng sợ sập hầm giống như bộ tem Bảo Long thì khốn và đồ rằng chắc sắp xả kho đây vì thấy nó quá mới như lấy trong kho ra. Mọi người ai cũng đắn đo, dè chừng. Người nào thích lắm lắm thì củng chỉ dám xùy tiền ra mua lấy một tờ cho có với thiên hạ, rồi ngẩng cổ chờ xuống giá mua tiếp cũng chưa muộn. Thực ra trong tay anh Sơn lúc đó cầm có 05 tờ và anh cũng công bố thẳng không hơn. Ai mà tin... Bạn tin không? mọi người to nhỏ với nhau... Chính anh Sơn khi đó mặc dù nắm nguồn cung nhưng cũng chẳng dám hó hé vì hai chữ biết đâu... nên cũng không dám cắn vì sợ ôm xô... và anh chỉ dám giữ lại một tờ cuối... Chờ nguồn cung cấp tiếp rồi mới tính... nhưng cuối cùng không thấy tăm hơi... lúc này bà con nâng giá lên từ từ. Ba - bốn - sáu rồi lên đến cả cây cũng chả còn... Thế là thiên hạ tiếc hùi hụi... Ai cũng nói. ... Phải chi lúc đó ôm hết giờ lãi to... Anh có cái tên " Sơn tiền giấy " từ dạo ấy.... để phân biêt với các người có tên Sơn khác. Từ khi anh xuất cảnh tôi chưa gặp lại anh lần nào...
HS. Thái Tuấn: Đám cưới chuột. Tranh khắc gỗ có tô màu tay. Cỡ: 27cm x 58cm. Tranh tham dự vẽ mẫu tem thời VNCH.
Sơn tiền giấy (Em ruột họa sĩ Thái Tuấn).
Trong chợ tem tiền giấy sau khi xảy ra chuyện bác Bùi còn một chuyện nữa cũng khá thú vị. Số là anh Sơn em ruột họa sĩ Thái Tuấn. Anh Sơn không có gì nổi trội so với các đại gia tem tiền giấy đang thời. Mục đích của anh là sưu tập tem quý hiếm để chơi đồng thời hy vọng khi được đi xuất cảnh nhờ nó làm vốn lận lưng. ( Nhà của anh ở khu cư xá tôi không nhớ tên nằm sát bên cạnh nhà thờ gần ngã tư Nguyễn thị Minh Khai và Đinh tiên Hoàng. Khu vực nhìn qua sân vận động Hoa Lư và Đài Truyền hình. Thỉnh thoảng tôi cũng thường hay ghé chơi với anh và anh biết tôi thích thể loại tranh khắc gỗ nên có nhượng lại cho tôi bức tranh khắc gỗ "Đám cưới chuột" do họa sĩ Thái Tuấn thực hiện. Theo như lời anh Sơn thuật lại thì Bưu điện VNCH. khi đó muốn thực hiện một bộ tem về tranh làng Hồ và nhờ một số họa sĩ miền Nam khi đó thực hiện và Thái Tuấn đã làm xong nhưng không hiểu vì lý do gì chính quyền lúc bỏ lửng giữa chừng không cho thực hiện tiếp ). Không hiểu anh mò đâu ra được một số tờ tiền giấy loại One Dollar - Une Piastre. Mới keng thẳng ro không một chút tì vết. Đa số tiền giấy cũ đều đã qua sử dụng nên bị nhiều tì vết rất hiếm khi găp được những loại như thế này. Hình như lúc đó anh kêu giá hai khoẻn môt tờ thì phải. Những người chơi tiền ai cũng sợ sập hầm giống như bộ tem Bảo Long thì khốn và đồ rằng chắc sắp xả kho đây vì thấy nó quá mới như lấy trong kho ra. Mọi người ai cũng đắn đo, dè chừng. Người nào thích lắm lắm thì củng chỉ dám xùy tiền ra mua lấy một tờ cho có với thiên hạ, rồi ngẩng cổ chờ xuống giá mua tiếp cũng chưa muộn. Thực ra trong tay anh Sơn lúc đó cầm có 05 tờ và anh cũng công bố thẳng không hơn. Ai mà tin... Bạn tin không? mọi người to nhỏ với nhau... Chính anh Sơn khi đó mặc dù nắm nguồn cung nhưng cũng chẳng dám hó hé vì hai chữ biết đâu... nên cũng không dám cắn vì sợ ôm xô... và anh chỉ dám giữ lại một tờ cuối... Chờ nguồn cung cấp tiếp rồi mới tính... nhưng cuối cùng không thấy tăm hơi... lúc này bà con nâng giá lên từ từ. Ba - bốn - sáu rồi lên đến cả cây cũng chả còn... Thế là thiên hạ tiếc hùi hụi... Ai cũng nói. ... Phải chi lúc đó ôm hết giờ lãi to... Anh có cái tên " Sơn tiền giấy " từ dạo ấy.... để phân biêt với các người có tên Sơn khác. Từ khi anh xuất cảnh tôi chưa gặp lại anh lần nào...
HS. Thái Tuấn: Đám cưới chuột. Tranh khắc gỗ có tô màu tay. Cỡ: 27cm x 58cm. Tranh tham dự vẽ mẫu tem thời VNCH.
Anh Hà tem hay Hăng Rết Hà.
Trong giới
mua bán tem này, tôi rất kính nể một nhân vật về tính tình, tay nghề, kiến thức
tổng quát trong nghệ thuật cũng như kiểu cách mua bán. Đó là anh Hà hăng rết.
Anh rụng răng gần hết sau năm sáu năm gì đó. Những ngày được tập trung để ăn năn hối cải trong
trại vì cái tội theo chân Đế quốc Mỹ làm những điều sai trái, đắc tội với nhân dân và không được như ý
với chính quyền. Hiện tại anh chỉ còn mỗi một cái răng canh cửa như cái nanh
lòi ra khỏi môi trông rất ư là tếu. Cái việc răng rụng trống hàm mất hơi cộng
thêm khi nói chuyện anh cứ lấy bàn tay che che cái miệng.( Có thể là do mắc cỡ
cũng nên ). Vì vậy tiếng nói của anh nghe không được rõ cho lắm. Phải thật chú ý
mới hiểu anh muốn nói gì.
Cái lối
mua bán của anh đôi khi cũng làm cho một số người có máu cạnh tranh bực bội, cay cú. Mua vào thì
rất cao, nhưng hễ có lời chút ít là anh bán, mặc dù biết rằng món đó hiếm có
thể bắt chẹt người chơi đang cần. Anh đã không làm như một số người kinh doanh
đồng nghiệp khác. Anh thường nói mua bán cốt ở đồng lời, vòng vốn xoay càng
nhanh càng tốt. Rất nhiều người khoái cái lối mua bán của anh vì đa phần là
hàng có chất lượng mà giá cả lại phải chăng không bị đập đổ hay bắt bí do đó họ
khoái anh cũng đúng thôi. Anh cũng không sợ nguồn hàng có số lượng lớn. Mọi chuyện
anh có thể giải quyết nó một cách chóng vánh kèm theo điều kiện trả tiền sau. Anh có mối quan hệ rất rộng, lan
tận ra phía miền Bắc. Cái lợi thế này giúp anh gần như độc quyền. Hàng ngoài
Bắc đưa vào trong Nam
qua tay anh và ngược lại. Uy tín của anh làm cho mọi người rất an tâm không sợ
mất khi có anh nhúng tay vào. Điển hình vào thời gian này có xuất hiện bộ tem
Bảo Long. Trước năm 1975 bộ tem này theo như lời ông Nguyễn văn Hảo chủ rạp hát cùng tên đường Trần Hưng Đạo. Một trong
những nhà sưu tầm cổ ngoạn có tầm cỡ ở Saigon
từ trước 1975 nói. Ông phải mất đứt một cây vàng mà phải gởi sang tận bên Pháp
nhờ mua mới có. Nhưng bây giờ khác rồi. Đứa con nít mới tập tễnh cũng có thể
mua vài bộ về chơi cho vui. Trong kho Bưu điện của nhà Nước vừa cho thanh lý ra. Cơ man
nào mà kể, toàn những tờ còn nguyên trọn gói 50 con không một chút tì vết, keo
hậu còn trắng tinh. Xổ ra từng chồng mỗi loại. Muốn mua bao nhiêu cũng có. Thậm
chí còn cho trả chậm nữa cơ. Mới đầu còn ít, ai cũng tranh nhau mua để dành đợi
thị trường khan hiếm đẩy ra kiếm lời. Nhưng hàng cứ tuôn ra ào ào, giá cả tụt
như tụt huyết áp. Chóng mặt. Nghe nói đến cả tấn. Bà con dội ngược với mhau
không dám ôm nữa.
- Rồi còn
ai nữa không? Bây giờ đến phiên tôi nhé! Thế rồi anh Hà dang tay ôm hết. Chả
biết giá cả mua vào cũng như bán ra. Anh tiêu thụ những đâu cũng chả ai hay.
Hết sạch trong vòng vài tháng. Thế mới sợ. Nghe đâu là ngoài Bắc ôm cũng đậm,
nhưng số lượng lớn quá chịu không xuể rồi cũng phải tháo chạy nốt. Cuối cùng
hình như có cái vòi tự nước ngoài thò vào hút sạch nên mới trống. Các cụ xưa
thường bảo " của không ngon đông con cũng hết " coi bộ không đúng rồi! Của ngon thế
mà đông con có hết đâu, phải nhờ đến hàng xóm mới xong đấy thây! Trong vụ này hẳn anh Hà cũng kiếm
được chút ít để nuôi vợ con. Không hiểu nuôi có được cỡ vài năm? Xin chúc mừng
anh!
( Còn nữa ).
22 - NHỮNG NGƯỜI CHƠI TEM VÀ TIỀN GIẤY TRONG CHỢ SÁCH CŨ. ( Tiếp theo )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét