Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

BẢO TÀNG SAIGON.


             BẢO TÀNG SAIGON QUA TÁC PHẨM SƠN DẦU VẼ VÀO ĐẦU THẾ KỶ XX.


      Vào một buổi sáng trên đường đi ra chỗ bán, đến đoạn đường dọc kênh Nhiêu Lộc, tôi thấy một anh chàng mua đồ món chở đằng sau chếc xe đạp một tấm tranh. Chú mục vào cái giỏ. Mặc dầu bức tranh rất cũ kỹ, mang dấu hiệu hư hỏng nặng nhưng nó vẫn có sự cuốn hút mạnh mẽ bởi nét vẽ cùng hình ảnh quen thuộc của nhà Bảo tàng Saigon trong Sở thú nên tôi quyết định mua.    
       Sau một hồi trao đổi mục đích làm giảm sút bớt nhuệ khí cũng như giá cả của kẻ bán khi biết tôi thích mua. Cuối cùng tôi cũng đã thỉnh được.
       Ra đến tiệm. Cầm bức tranh đã không còn toàn vẹn, bố chung quanh khung đã mục rớt khỏi đinh đóng làm cho bố bị lùng bùng dễ dẫn đến hư hỏng thêm, tôi phải tháo bỏ khung căng vứt đi, tề bớt bố chung quanh cho gọn, ép lên miếng carton cho êm tránh  sự va chạm làm rụng sơn.
       Khi ngồi ngắm nó. Tôi thắc mắc tại sao một bức vẽ đẹp như thế này mà lại để bị mai một thê thảm như vậy? Chắc chắn người sở hữu đầu tiên phải có sở thích như thế nào đó mới đem nó về nhà. Ở giai đoạn đầu thế kỷ. Những họa sĩ có trình độ vẽ dinh thự như thế được như thế này chắc cũng không nhiều. Nó đòi hỏi đến luật viễn cận phối cảnh rất nghiêm túc. Cứ nhìn bức tranh là ta đủ hiểu trình độ của họa sĩ. Tôi cho rằng giới chơi tranh vào thời điểm này chắc hẳn phải thuộc giới thượng lưu hay ít ra cũng phải thuộc hàng khá giả, trí thức. Giới bình dân không thể có. Như vậy tại sao nên nỗi. Một thắc mắc lớn trong đầu…

    Sau một thời gian dài suy nghĩ. Đôi lúc tôi đem bức tranh ra ngồi nhìn nó chiêm nghiệm, phân tích, suy đoán. Một thú vui, vừa giải trí vừa học hỏi.

       Càng lúc tôi càng nhận ra được thêm nhiều điều thú vị.
       -  Bức tranh đã không được bảo quản kỹ và để một nơi có không khí khô, nóng và bị ánh nắng rọi vào nên sơn bị khô dòn, bạc màu.
       - Tranh được vẽ bằng bay & cọ.
       - Phía trước Bảo Tàng có một hàng rào sắt chắn ngang. Không thấy cổng vào đồ sộ như bây giờ. Theo như bản vẽ xây dựng cho cái cổng năm 1928. Thì chiều rộng cái cổng chỉ lớn hơn con đường Norodom mỗi bên chừng vài mét. Chắc với ý đồ chắn ngang đường không cho chạy thẳng xuống rạch Thị Nghè chứ không phải làm rào bảo vệ kéo dài qua phía Bảo Tàng. Như vậy khi vẽ bức này cái cổng đã làm xong.

      - Trong tranh có hàng cây xanh che khuất mặt tiền. Trong bưu thiếp không có hàng cây.  
      - Với những chứng minh như trên bức họa này phải được vẽ sau ngày khánh thành cái cổng.
      - Bức tranh vẽ sau bức bưu thiếp. Sớm nhất cũng phải trong những năm 1930-1935.




So sánh giữa bưu thiếp chụp vào đầu thế kỷ XX và bức tranh dưới đây:    

       


Viện Bảo tàng Saigon trước khi xây cái cổng sắt. Sơn dầu trên bố. 43cm x 58cm. Chữ ký tác giả nằm ở đáy góc phải đã không còn đọc được.

     Bưu thiếp đầu thế kỷ XX.

         Góc đứng chụp và vẽ có xê dịch chút đỉnh. So với bưu thiếp thì người vẽ đứng chếch về phải nhiều hơn. Nên vệ cỏ nằm bên hông Bảo Tàng bị đẩy về phía trái nhiều. Không sát rìa cạnh phải bưu thiếp như hình chụp. Cho ta thấy con đường đi vào rộng thoáng  
        Có vẻ như người chụp hình lấy góc chụp trong tư thế ngồi nên phần đáy các mái lộ rõ và phần mái bên trên bị che khuất bớt còn người vẽ trong tư thế đứng nên phần các mái tháp trên có khuynh hướng thấy rộng và rõ hơn.

Cụ thể.
      Lề cỏ phía cạnh phải nhà Bảo tàng. Trong hình chụp lấn ra sát biên phải tấm danh thiếp. Trong tranh còn một khoảng cách khá xa với biên phải tranh.
      Dựa vào hình chụp. Vệ cỏ lấn qua cổng sắt một đoạn.
                                 
      

                        
                      Chi tiết tháp Bảo tàng trong Sở thú Saigon. ( Tranh vẽ ).


          Cửa vào bảo tàng. ( Tranh vẽ ).
                        
                          
                        Góc phải dưới. Chữ ký tác giả đã bị tróc không còn đọc được. ( Tranh vẽ ).




        

             MỘT SỐ BẢN VẼ XÂY DỰNG CỦA BẢO TÀNG  SAIGON VÀ CỔNG SẮT.
                                                               VÀO ĐẦU THÊ KỶ 20.    

 

                                  Chính diện Bảo Tàng trong sở thú Saigon. 1925.




Phần trên tháp chính.



 Phần chính diện bên dưới.


                                                                      Mặt cắt tháp chính.
    
                                                    
 Vòng xoay dự kiến trước cổng Thảo cầm viên. Bản thiết kế số 1.


                              Vòng xoay dự kiến trước cổng Thảo cầm viên. Bản thiết kế số 2




                                
                 Bản vẽ phối cảnh cổng vào Sở Thú Saigon. Năm 1928. ( Bản gốc vẽ trên giấy kính mờ )
             

Bản vẽ phần giữa cái cổng sắt trước Bảo tàng Sở thú Saigon.
    Mục đich của cái cổng chỉ để ngăn mạch đường Norodom chạy thẳng ra rạch Thị Nghè.


Bản vẽ chi tiết về ni tấc một phần của cái cổng.


Bản vẽ tổng thể Sở Thú Saigon.

           Trở lại với tác phẩm vẽ Bảo Tàng trong Sở thú. Có thể khẳng định đây là một tác phẩm khá đẹp trong lãnh vực vẽ phong cảnh thực tế các Địa danh nổi tiếng ở giai đoạn khởi nguyên của nền hội họa theo khuynh hướng Tây phương hồi đầu Thế kỷ XX ở nước ta. Tác giả đã chọn một góc đứng để vẽ và cho người xem có một khoảng nhìn dễ thương đến ngôi nhà trong tác phẩm. Rất tiếc là không biết là màu sắc của bức tranh lúc ban đầu nó ra sao, còn hiện tại thì màu sắc đã bị thời gian làm cho phai nhạt đi, đã thế lớp sơn vẽ không được bảo quản cẩn thận nên đã hư hỏng bong tróc lòi bố ra khá nhiều chỗ. Một điều đáng tiếc nữa là tên tác giả cũng chỉ còn lại vài vệt không còn hình dáng gì về chữ viết. Không cách nào để nhận biết được là tác phẩm này do người Việt chúng ta hay những người nước ngoài nào vẽ. Một nét đẹp văn hóa đất nước bị rách nát do không được gìn giữ bởi sự thiếu ý thức của người chủ sở hữu. Cũng còn là điều may mắn khi nó còn giữ được đa phần dữ kiện để cho ta nhận ngay được hình ảnh của ngôi Bảo tàng Saigon. Những tác phẩm hội họa như thế này còn sót lại không nhiều trên đất nước chúng ta. Chính vậy mà khi thấy nó cho dù có hư hỏng nhưng vẫn quyết định mua để lưu giữ một tác phẩm của cha anh còn rơi rớt lại.
        Một chuyện mang tính cá nhân là tôi có thể dựa vào tác phẩm này để học hỏi, bổ sung thêm kiến thức về chuyên môn cũ mới cho mình và có nhận xét.
            * Bố đã mục, dễ rách.
            * Sơn có khuynh hướng dòn mủn dễ bong tróc.
            * Không thấy dấu hiệu rạn nứt rễ cây nơi mặt sơn.
            * Sơn bị bạc đi vì thời tiết, ánh sáng tác động vào.

          Cauminhngoc
            09/5/2013

1 nhận xét: