Tạ Tỵ. Lòng mẹ. Điêu khắc đồng/ nền ván ép. KT: 67cm x 82cm. (Tính luôn khung). Cuối thập niên 50/TK.20. Chữ ký bằng logo nằm trong nhãn "Lòng mẹ".
Cảm ơn bạn các cùng đồng quan điểm. Xin nhắc lại. Ở đây ngoài chuyện muốn chứng minh tác phẩm
này của ai, người viết còn muốn đào sâu tìm hiểu những tư duy mà tác giả đã
dàn trải đến từng chi tiết. Đồng nghĩa với việc có tham vọng đọc
và giải mã ngôn ngữ nghệ thuật của Ta Tỵ đã khắc họa trên tác phẩm “ Lòng
mẹ ” này. Tất cả từ việc đọc đến chuyện giải mã đều được chứng minh bằng những ý tưởng hay lời phát ngôn của họa sĩ Tạ Tỵ thông qua các văn bản cụ thể hay bằng những đóng góp của các nhà phê bình nghệ thuật có uy tín. Không phải là chuyện áp đặt từ suy diễn viển vông của người viết mà ra.
Nơi đây người viết cũng cố ra sức tìm hiểu, minh chứng rằng Tạ Tỵ đã đi trước thời đại. Về việc ông muốn phá bỏ cái nền tảng rập khuôn cổ điển cứng ngắc của Trường Mỹ
thuật Đông Dương mà một thời đã theo học đã được ông giãi bày. "
tôi chỉ là người họa sĩ Việtnam mở đường, phá vỡ
cái quan niệm cũ rích của nền hội họa do Trường Mỹ thuật Đông
Dương đào tạo, đạp đổ bức tường thành kiến, coi người họa sĩ là
chiếc máy chụp hình, một người thợ vẽ không hơn là nhà sáng tạo “. (
Nguồn: nguyentrongtạo.info ).
Một cuộc độc hành không có người tri kỷ trên con đường đầy thành kiến “ ôn cố mà không tri tân ”. Mặc dù không thuận lợi, nhưng ông vẫn kiên gan bền chí và tìm mọi cách để dàn trải suy nghĩ của mình với tha nhân. Những lời nói có người
cho rằng " ăn cháo đá bát " ? Không phải vậy! Đó
là suy nghĩ của những thế hệ đi sau trong tinh thần thông tuệ. Biết cầu tiến.
Biết cách phát huy tính kế thừa và muốn vượt thoát khỏi thành kiến theo nếp “ Thày đã dạy ” của người phương Đông
để tìm một con đường phù hợp với đà tiến hóa cho thế hệ của mình. Không thể mãi
“ nhai
lại ” quá khứ vàng son mà rung đùi yên chí rằng đó là những gì
trác tuyệt. Tạ Tỵ đã chấp nhận sự ruồng bỏ của những con người bảo thủ khi đứng
trước tác phẩm của mình. Dẫu có thế nào. Ông vẫn mạnh dạn không từ bỏ khuynh
hướng mà ông cho là tích cực và
mong mỏi đánh động vào lớp người cấp tiến trong xã hội đương thời …
Không rõ và cũng chưa ai
có thể hệ thống được họa sĩ Tạ Tỵ cũng là nhà văn, nhà thơ khoác áo lính đã sáng tác được bao nhiêu…tác phẩm mỹ thuật.( Có lẽ chúng ta rất khó mà tìm được một tác phẩm nào của ông mang màu sắc " chính trị chỉ đạo ". Mặc dù ông là người của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị của chế độ ). Những
tác phẩm thuần nghệ thuật đó hiện đang ở đâu. Còn hay mất? Không ai rõ. Chỉ thấy hiện tại những
tác phẩm của Tạ Tỵ rất hiếm trên mặt bằng xã hội và những gì của ông
đang được giới sưu tập rất ưa thích, ra sức săn lùng lưu giữ…Tác phẩm của Tạ Tỵ không mượt mà, mỹ miều dễ xem…Tất cả là những hình thù gấp khúc, góc cạnh…nhưng tiềm ẩn một sức sống thật mãnh liệt, đầy ắp những tư duy. Càng tìm
hiểu càng thấy có những gì đó trăn trở, khắc khoải trong tim bởi hình thể và màu sắc đó. Hãy nhìn xem những gì ông đã
làm với đôi mắt bác học. Hãy tìm hiểu những gì ông để lại với trí tri thông
tuệ…Không rõ điều này có phải là sự đòi hỏi thái quá của ngưởi viết không?
Nhưng muốn đọc và hiểu một tác phẩm mỹ thuật bằng ngôn ngữ nghệ thuật có lẽ
phải như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét