Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

HỌA SĨ NGUYỄN VĂN MINH VÀ LÒ SƠN MÀI "MÊ LINH" THEO PHONG CÁCH NHẬT CỦA ÔNG ...

      

         I - NHỮNG BỘ SƠN MÀI CỦA HỌA SĨ NGUYỄN-VĂN-MINH CHƯA KÝ TÊN.

      Nhớ lại vào năm 2004. Khi còn bán sách ở đường NTMK. Q3. Có người cho địa chỉ vào nhà mua sách cũ. Vợ tôi về cho biết. Sau khi mua sách xong thấy trên vách có treo nhiều tranh sơn mài bèn hỏi mua. Gia chủ đồng ý bán và hẹn hôm sau quay lại.
     Địa chỉ nơi tôi theo vợ vào mua tranh nằm ở khu vực gần chùa Nam Phổ Đà, Quận 6. Từ đại lộ Hồng Bàng hướng về trung tâm Saigon rẽ phải theo con đường ngách có chiều rộng cỡ hai chiếc Taxi qua lại thoải mái, đi vào chưa tới 100 mét là đến nơi. Căn nhà hai tầng lầu theo lối kiến trúc của thập niên 70. Nhìn bề ngoài khá bề thế, bề ngang cỡ hơn chục mét, kín cổng cao tường. Nội thất trang bị theo phong cách Nam bộ của tầng lớp có máu mặt từ thời xưa vẫn còn giữ được nền nếp cho đến tận bây giờ. Người chủ nhà không thể che dấu được phong thái đài các của mình. Bà tự giới thiệu là con gái thứ hai trong gia đình. Hai vợ chồng tôi được dẫn qua gian nhà kế bên. Cũng với những gì xưa cũ được bày biện nghiêm cẩn. Tôi nhìn mấy bộ tranh sơn mài thật rực rỡ của Nhật treo trên tường với bút pháp mô tả rất điêu luyện. Sau lúc nói chuyện xã giao bà chủ nhà chỉ cho chúng tôi những bộ tranh sơn mài mà gia đình muốn bán với cái giá bất dịch, không mua thì thôi! Tôi suy nghĩ, xem xét thật kỹ và đồng ý mua vì không có chuyện mặc cả nơi đây. Nhìn vài bộ còn lại treo trên tường, tôi ngỏ ý muốn mua luôn nhưng chủ nhân không khứng. Đành chịu... Thu tóm gói ghém cả 05 bộ chở về bằng Taxi. Gồm có:
- Một bộ lớn 03 tấm. Với kích thước 80cm x 70cm x 03 tấm = 80cm x 210cm. ( Đã bán năm 2006 ).
          Còn lại 04 bộ giữ cho đến nay.
- Bộ hai tấm: Hoa Anh Đào. Cỡ: 80cm x 60cm x 02 tấm = 80cm x 120cm.
- Bộ hai tấm: Hoa " Nhất chi Mai ". Cỡ: 80cm x 40cm x 02 tấm = 80cm x 80cm.
- Bộ ba tấm. Trăng và hoa. Cỡ: 57.5cm x 38.5cm x 03 tấm = 57.5cm x 115.5cm.
- Bộ ba tấm. Mùa hoa đỏ. Cỡ: 57.5cm x 38.5cm x 03 tấm = 57.5cm x 115.5cm.
 
   Một điểm cần lưu ý là không bộ nào có ký hiệu của nơi sản xuất hay tên tác giả. Đó là nỗi thắc mắc rất lớn đối với tôi về những bộ tranh sơn mài theo phong cách Nhật này.


    Hình 01. Nguyễn văn Minh. Hoa Anh đào. Sơn mài vẽ trên nền dán vàng. Bộ 02 tấm.
    Cỡ 80cm x 60cm x 02 tấm = 80cm x 120cm. 



        Hình 02. " Đình tiền tạc dạ Nhất chi Mai ". Sơn mài vẽ trên nền thiếp vàng. Bộ 02 tấm.
                             Cỡ 80cm x 40cm x 02 = 80cm x 80cm.
   
                                             Cáo Tật Thị Chúng

                                    Xuân khứ bách hoa lạc
                                    Xuân đáo bách hoa khai
                                    Sự trục nhãn tiền quá
                                    Lão tùng đầu thượng lai
                                    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
                                    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
                                                                Thiền sư Mãn Giác 
                                                                                ( Nguồn Google ).


            Hình 03. Trăng và hoa. Sơn mài vẽ trên nền dán vàng. Bộ 03 tấm.
                  Cỡ 57.5cm x 38.5cm x 03 tấm = 57.5cm x 115.5cm.


          Hình 04. Mùa hoa đỏ. Sơn mài vẽ trên nền dán vàng. Bộ 03 tấm.
                       Cỡ 57.5cm x 38.5cm x 03 tấm = 57.5cm x 115.5cm.

      Từ lúc mua về trong đầu luôn có những thắc mắc.
- Tại sao tranh Nhật lại được thực hiện trên vóc sơn mài của Việt Nam?
- Với một bút pháp và kỹ thuật dán vàng lá có chất lượng rất cao. Không dễ thực hiện cho người thợ non tay và không qua trường lớp lẫn kinh nghiệm. Ai vẽ?
- Toàn bộ đều phủ sơn polysai của Nhật. Khác biệt hoàn toàn so với kỹ thuật vẽ dặm, phủ và mài của sơn mài truyền thống Việt Nam. Ở đâu thực hiện?
- Với mẫu mã rất Nhật này. Phải chăng do một lò sơn mài của Việt Nam làm gia công cho cơ sở nào đó bên Nhật Bản nên không thích danh vào?
- Nếu cho là tranh mua từ Nhật nhập khẩu về tại sao không thấy có ký hiệu của nơi sản xuất? ( Điều này được đặt ra nhưng loại bỏ ngay vì lý do khi quan sát các tấm vóc. Nó cho thấy toàn bộ những tấm vóc này làm ở Việt Nam. Không phải do Nhật sản xuất ).
    Một giải thích được cho là hợp lý nhất sau khi đã bỏ công mày mò tìm hiểu.  Phải chăng những bộ tranh sơn mài này do một lò làm sơn mài nào đó của Việt Nam làm gia công cho một cơ sở của Nhật. Bởi những lý do sau.
- Mẫu mã rất Nhật Bản.
- Phong cách và kỹ thuật vẽ cũng theo lối Nhật.
- Kỹ thuật dán vàng trên toàn thể diện tích mặt vóc theo phong cách Nhật rất chuyên nghiệp chứng tỏ người thực hiện được đào tạo rất kỹ.
- Bút pháp vẽ, điểm xuyết trên nền dán vàng cho thấy phải là họa sĩ có tay nghề rất điêu luyện.
- Lớp Polysai phủ sau cùng lên tác phẩm cũng là của Nhật.
- Không có dấu hiệu nào của sơn mài truyền thống Việt Nam ngoại trừ những tấm vóc.

      Tất cả những yếu tố về Nhật hiển nhiên này đã làm tôi không còn có khái niệm gì khác nên chấp nhận giả thiết " gia công ". Chính từ suy nghĩ này đã làm tôi ít còn quan tâm tìm hiểu thêm về nó. Một phần do tài liệu để tham khảo về các cơ sở sản xuất sơn mài rất hiếm, cố tìm mà vẫn không ra. Mặc dù khi đó tôi có nghe qua những người bạn họa sĩ nói về các lò chuyên làm tranh sơn mài có khuynh hướng thiên về nghệ thuật với những bút pháp khá cầu kỳ như. Lê Thy ( Lê Thy cũng có làm tranh sơn mài theo lối Nhật ), Trần Hà, Nguyễn văn Minh. Nhưng không có gì dẫn chứng cụ thể. Ngoài Thành Lễ còn rất nhiều sản phẩm trên thị trường và một số lò khác nữa còn tồn tại đến sau này nhưng tất cả đều nặng về hàng mỹ nghệ với sơn ta hơn với kỹ thuật vẽ tương đối đơn giản không thấy chiều hướng Nhật Bản trong sản phẩm của họ.
    Cho đến gần đây khi có dịp trao đổi với một người bạn về một bộ sơn mài của cố họa sĩ Nguyễn văn Minh được bán cho một nhà sưu tập người nước ngoài. Tác phẩm này đã được báo chí đăng tin khá là đình đám mà tôi không có cơ hội theo dõi nên không được biết. Người bạn tôi cho rằng tác phẩm của Nguyễn văn Minh được bán đó có chiều hướng không phải của họa sĩ Nguyễn văn Minh và anh đã dẫn chứng bằng chính bộ tranh hiện anh đang lưu giữ. Tôi thấy rằng những gì anh nói cũng chưa hẳn đúng hoàn toàn vì nhìn qua ảnh chụp rất khó phán đoán. ( Sau này anh có cho xem qua hình chụp bộ tranh của anh thì mới thấy có sự khác biệt rất lớn. Bức tranh của anh Nguyễn văn Minh vẽ trên nền dát vàng còn bức kia trên vóc sơn không dát vàng và tôi đã hiểu bộ nào thật và bộ nào giả. Nên nhớ cho là kỹ thuật dán vàng trên vóc rất khó khăn, tốn kém về thời gian mà còn đầu tư về tài chánh không ít, đã vậy khi vẽ lên chất liệu vàng nó đòi hỏi ở người họa sĩ phải có chuyên môn cao mới đáp ứng được tính chất trơ của kim loại không giống như mặt vóc chính vì vậy mà các lò khác ít thực hiện ). 
    Rồi cũng từ buổi trao đổi này làm tôi chợt nhớ lại mấy bộ sơn mài của mình đã từ lâu nằm im trong nhà. Tôi đã cố gắng tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn văn Minh qua các trang trên mạng và đã tìm được đôi điều để lý giải sự việc. Chưa rõ Ất Giáp như thế nào. Nhưng đem so sánh với tư liệu trên mạng cho thấy những bộ tranh tôi đang lưu giữ có rất nhiều điểm tương đồng. Từ phong cách, kỹ thuật vẽ trên nền vóc dán vàng bạc và kỹ thuật phủ sơn rồi đến cách dùng vóc ( đa phần là những bộ có hai hoặc ba tấm, rất ít thấy một tấm ). Không thể quyết đoán là những bộ này do họa sĩ Nguyễn văn Minh thực hiện. Nhưng với những dấu hiệu rất dặc trưng của ông, nếu cho rằng những bộ tranh này do ông vẽ chưa kịp ký tên và đã phải bỏ lửng vì vấp phải giai đoạn 30 tháng 4 năm 1975 thì cũng không lấy gì cho là không phải. Xét cho cùng những lò sản xuất sơn mài khác như Thành Lễ, Trần Hà và một số lò nhỏ không mấy danh tiếng cùng thời. Mỗi chỗ đều có những kỹ thuật và kiểu thức riêng khác hẳn với cung cách của lò sơn mài kiểu Nhật mà họa sĩ Nguyễn văn Minh đã đeo đuổi. Lò sơn mài Lê Thy cũng có sản phẩm theo kiểu Nhật nhưng lại khai thác những đề tài thuần Việt. Tôi đã gặp một tác phẩm vẽ người Thượng nằm trên võng hút tẩu và một bức vẽ tượng Angkor của họa sĩ Lê Thy trên vóc thường chứ không làm trên nền dát vàng như của Nguyễn văn Minh và lò Lê Thy đã chết yểu trước khi triều đại của Tổng Thống Ngô Đình Diệm sập năm 1963. 
      Như vậy có thể khẳng định trước năm 1975. Duy nhất có Lò Mê-Linh là làm theo phong cách Nhật Bản mà thôi.

   
    
    II - Nếu như đặt giả thiết những bộ sơn mài theo phong cách Nhật này không phải do Nguyễn văn Minh làm. Vậy lò sơn mài nào sau 1975 có khả năng thực hiện?

     Rõ ràng ch có ha sĩ Nguyn văn Minh và Trung tâm MÊ LINH (1) do ông làm Giám đc mi làm theo cung cách Nht này mà thôi. Còn ngoài ra chưa thy cá nhân ai hoc lò nào đó thc hin theo mô thc Nht Bn này ti Vit-Nam. Mặc dù sau năm 1975. Vào nhng năm 1980 đến 1990. Các ha sĩ đ xô đi v la hoc làm sơn mài đ bán cho Vit kiu hay nhng người xut cnh din H.O. Nhưng ch yếu là theo cung cách sơn mài truyn thng hay cn c màu. Không thy mt ai làm sơn mài theo phong cách Nht Bn chí ít cũng cho đến năm 2004, khi tôi mua nhng b sơn mài này. 
 
     Năm 1975. Họa sĩ Nguyễn-văn-Minh rời khỏi đất nước sang định cư tại Hoa-Kỳ. Năm 1990. Họa sĩ Nguyễn-văn-Minh mới nhận day nữ họa sĩ Phi Mai làm sơn mài. Có nghĩa là từ năm 1990 đổ về sau mới có một người làm theo phong cách Nhật giống như Nguyễn văn Minh nhưng không ở trong đất nước Việt Nam.
   Tôi mua những bộ tranh này vào khoảng năm 2004 tại Saigòn. Nếu như dựa theo lập luận vừa nêu thì chỉ có hai người làm theo cung cách Nhật này là Nguyễn-văn-Minh và Phi-Mai. Nếu nói rằng không phải họa sĩ Nguyễn-văn-Minh làm. Vậy chỉ còn lại Phi-Mai. Tính khoảng cách thời gian Phi-Mai theo học năm 1990 đến năm tôi mua là 2004. Như vậy có khoảng thời gian cũng khá dài đến 14 năm. Ở khoảng thời gian dài như thế này biết đâu nữ họa sĩ Phi-Mai thực hiện thì sao? Hoặc cũng có thể do một nghệ nhân nào khác làm? Nó sẽ rơi vào trường hợp nào? 
 
     1 - Với nữ họa sĩ Phi-Mai.
    - Họa sĩ Phi-Mai làm xong mang từ Mỹ về Việt-Nam để tặng ai đó?  
    - Hoặc Phi-Mai về Việt Nam làm rồi để lại không mang về Mỹ?
     Nếu vậy sao không thấy ký tên? Đâu có gì trở ngại cho việc họa sĩ Phi Mai ký tên vào tác phẩm của mình... vì vậy chuyện Phi Mai chở từ Mỹ về hoặc về Việt Nam làm rồi bỏ lửng. Cả hai xem ra không hợp lý. Một gợi ý về chuyện dát vàng lên mặt vóc. Thời của Cty. Mê-Linh trước 1975 chắc chắn sẽ có nhóm thợ chuyên trách về mảng này, các họa sĩ chỉ việc vẽ lên mà thôi. Vì vậy khi ở Hoa-Kỳ. Ông Nguyễn-văn-Minh và Phi-Mai phải tự làm nếu không có thợ chuyên môn phụ giúp... Khả năng nào cho Phi-Mai khi về Việt-Nam vừa phải làm vóc vừa vẽ? 

     2 - Trường hợp không phải do Nguyễn-văn-Minh và Phi-Mai làm. Chỉ còn một hướng giải thích là do Trung tâm Mê Linh của Nguyễn văn Minh thực hiện vào thời điểm trước năm 1975 là hợp lý nhất. Với số tác phẩm sơn mài được giới thiêu trên đây chứa đựng đầy kỹ thuật mang tính đặc thù của Nhật Bản. Ngoài kỹ thuất dán vàng bạc trên vóc có thể do nhóm thợ có tay nghề cao thực hiện. Từ phần kỹ năng phối màu điêu luyện đến phong cách vẽ, nếu không phải là người có kinh qua trường lớp đào tạo chuyên môn thì sẽ rất khó mà thực hiện được như thế. Mà nếu như một người thợ nào đó đạt được hiệu quả cao như vậy, họ đã trở thành họa sĩ có tên tuổi trong Cty và đương nhiên là họ sẽ ký tên của mình vào chứ không thể bỏ lửng như vậy. Xin lưu ý. Những sản phẩm của Cty. Mê-Linh làm ra đa phần là hàng tiểu thủ công mỹ nghệ do những người thợ hoặc nghệ nhân trực thuộc Cty thực hiện và được mang tên Mê-Linh. Chứ không thể mang tên họa sĩ Nguyễn-văn-Minh.

    Chuyện không thấy chữ ký trên những bộ tranh có thể vì một lý do bất khả kháng nào đó mà người vẽ đã chưa kịp thích danh vào tác phẩm. Đó cũng là một ẩn số cần tìm lời giải đáp cho nhiều tác phẩm hội họa trên họa trường Việt-Nam hiện nay chứ không chỉ riêng gì họa sĩ Nguyễn-văn-Minh. 
      

     III - Sự khác biệt giữa tranh sơn của Nhật và sơn mài Việt Nam.
     Ở đây không nói đến thể loại tranh sơn khắc trũng và cẩn vỏ ốc màu cũng như những loại sơn mài mỹ nghệ khác mà chỉ muốn so sánh giới hạn đến thể loại tranh vẽ trên vóc mà thôi.
     Theo như tôi được biết. Các lò làm sơn mài ngoài đội ngũ họa sĩ sáng tác mẫu mã ra còn có các nhóm thợ chuyên trách cho từng công đoạn... Tùy theo cơ sở lớn hay nhỏ sẽ cho ra nhiều hay giới hạn những loại sản phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ...

     - Đa phần toàn bộ mặt vóc tranh Nhật Bản đều được dán vàng, bạc lá.// Việt Nam không mà chỉ dùng vàng, bạc lá để điểm xuyết tạo hiệu ứng giữa các màu.

    - Vẽ trực tiếp trên mặt vàng bạc, dùng sơn pha loãng như mực viết nên nét bút trông rất óng ả, mềm mại, tự nhiên.// Việt Nam dùng sơn tương đối quánh dặm từ từ trên mặt vóc thô nên không thấy được nét bút linh hoạt. Nhưng bù lại lúc mài bóc lớp sơn phủ đi cùng sự mài mòn lớp sơn vẽ sẽ cho thấy những hiệu ứng hòa sắc rất sinh động.( Ở đây chỉ nói đến tranh nghệ thuật, hàng mỹ nghệ không có chuyện này ).

    - Lớp sơn phủ polysai có đặc tính trong, mau khô nên chỉ cần mài nhẹ để tạo độ phẳng.// Lớp sơn phủ Việt Nam chậm khô nên phải ủ một thời gian khá lâu. Khi sơn khô mới đem ra mài xong rồi vẽ lại và phải làm qua các công đoạn vẽ - phủ - ủ - mài vài lần như thế mới xong. Do vậy mà tốn nhiều thời gian hơn. ( Việc này cũng còn tùy theo cách thể hiện tác phẩm của họa sĩ mà sẽ phải làm nhiều hay ít những công đoạn này ).

    - Cách sử dụng vỏ trứng gần giống nhau.

   - Vóc dùng để vẽ có khuynh hướng giống nhau.

   - Cùng đòi hỏi độ phẳng trên bề mặt vóc. Riêng về các phẩm theo phong cách Nhật không đòi hỏi độ phẳng. Nó có thể mấp mô gồ ghề không cần độ bóng.// Của Việt-Nam phải có độ phẳng tuyệt đối và độ bóng càng cao càng tốt.

   - Màu sắc sử dụng cho tranh sơn mài Nhật có phần phong phú hơn của Việt Nam bởi do sự phát triển sớm về chất liệu. Một phần lớp sơn phủ polysai không làm cho màu sắc bị ảnh hưởng như lớp sơn Phú Thọ hay Nam Vang. Hai loại sơn ta này rất mạnh, khi pha trộn với chất liệu màu phải là chất vô cơ mới chịu nổi. Nếu màu là chất hữu cơ sẽ bị chất acid của sơn ta hủy hoại làm cho biến dạng, hư hỏng.
    Trên đây chỉ dẫn chứng một số sự khác biệt giữa hai loại sơn mài và chỉ mang tính khái quát để phần nào giúp cho người thưởng ngoạn có được sự phân biệt dễ dàng khi đứng trước những tác phẩm đó.

    Để lý giải cho việc không thấy ký tên tác giả cũng như không thấy tên của cơ sở sản xuất.
    Nếu cho rằng của Nguyễn văn Minh thực hiện hoặc cơ sở nào đó thì chắc chắn những bộ tranh này phải được hoàn tất vào thời điểm rất gần với ngày tháng 30/4/1975. Phải chăng quãng thời gian lộn xộn này chính là điều trở ngại cho việc thích danh vào tác phẩm? 

    Xin trích đăng một đoạn nói về họa sĩ Nguyễn văn Minh mà trong đó có nhiều điều làm điểm tựa mà tôi đã dựa vào để lý giải cho những bộ tranh sơn mài này là do chính họa sĩ Nguyễn văn Minh thực hiện chưa kịp ký tên.
      
       IV - Kết luận.
       Trở lại với những bộ sơn mài được nêu trong bài này. Tất đều có lối vẽ mang đậm chất nghệ thuật, bút pháp linh hoạt tinh tế, sắc độ phong phú. Trên nền dát vàng mà như vẽ trên nền giấy mà cũng chỉ có thể thực hiện một lần duy nhất không thể sao chép rập khuôn hàng loạt cho được... Đó là dấu hiệu độc bản của tranh mỹ thuật. Dựa vào những yếu tố cá biệt, phức hợp này. Nếu bảo rằng đây là những bộ sơn mài do họa sĩ Nguyễn Văn Minh thực hiện cũng là điều hợp lý... 

      V - Sơ lược về tiểu sử họa sĩ Nguyễn văn Minh.

   "...Họa sĩ Nguyễn Văn Minh sanh ngày 26 tháng 10 năm 1934 tại Làng Bình Hòa, tỉnh Gia Định. Năm ông 12 tuổi, cha ông qua đời để lại một góa phụ và 2 đứa con trai còn thơ dại. Năm 16 tuổi, ông phải rời học đường để phụ giúp mẹ kiếm ăn nuôi gia đình và người em trai, ông Nguyễn Văn Tâm. Nhưng ý chí bất khuất và tánh mê học đã giúp ông xin được học bổng vào trung Tâm Khuyếch Trương Tiểu Công Nghệ năm 1954. Tại đây, ông đã phát hiện năng khiếu của mình. Với thiên tài về ngành mỹ thuật hội họa, ông đã đậu thủ khoa dễ dàng. Sau đó, ông liên tục được các học bổng sang Nhật huấn luyện thêm về kỹ thuật tranh sơn mài tại National Industrial Arts and Research Institute tại KyotoSendai. Từ đó, nghệ thuật và tài năng của ông nở rộ như đóa mẫu đơn—đa dạng, đa nét, đa cảm, nhưng không kém sức trường tồn và uyển chuyển với những thay đổi của cuộc đời. Tưởng cũng nên nhắc lại, trong thời gian ấy, dưới sự hướng dẫn của Giáo Sư kiêm Họa Sư Nguyễn Văn Rô, 2 tài năng mới đã được đào tạo cho ngành mỹ thuật sơn mài: Họa Sĩ Nguyễn Văn Minh và họa Sĩ Nguyễn Văn Trung. Và họ cũng là đôi bạn chí thân từ bao năm qua. 

   Năm 1962, Họa sĩ Minh được bổ nhiệm làm Quản đốc ngành Mỹ Thuật và Sơn Mài. Năm 1965, dưới sự giúp đỡ âm thầm của Cố Trung Tướng Đỗ Cao Trí, ông đã cùng Họa Sĩ Trung sáng lập Trung Tâm Mê Linh với hơn 100 nhân viên. "

                                                          ( Nguồn: Google về họa sĩ Nguyễn văn Minh ).
 

 “ ...... Họa sĩ Nguyễn Văn Minh không phải là tên tuổi xa lạ gì với giới nghệ sĩ Việt Nam, vì ông là người đã vẽ những tranh sơn mài hòanh tráng trong dinh độc lập từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm còn sinh tiền. Ông cũng là người đã được giới thưởng ngọan tranh sơn mài ở Âu Châu, đặc biệt là Pháp ngưỡng mộ. Ông Minh là một trong những họa sĩ đương đại thời danh, sau khi tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật ở Sài Gòn, ông có dịp đi tu nghiệp ngành sơn mài ở Nhật. Sau thời gian tu nghiệp, họa phẩm sơn mài của ông Nguyễn Văn Minh đã được triển lãm tại nhiều thành phố lớn trên thế giới như Pháp, Anh, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Chất liệu làm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Văn Minh không những gom các tinh túy của sơn ta Việt Nam mà còn dùng cả những chất liệu mới của Nhật. Đặc tính của ông là tranh sơn mài nào cũng có lót lá vàng hay lá bạc làm nền. Khác với khuôn thước sơn mài cũ của ngành mỹ nghệ Việt Nam, hình thức, bố cục trong các tranh của Nguyễn Văn Minh phóng khóang, sáng tạo, mới mẻ, nên đạt trình độ một tác phẩm nghệ thuật chứ không nằm trong dụng công trang trí bình thường của lọai sơn mài kỹ nghệ thường thấy trước đây.
Họa sĩ Nguyễn Văn Minh được trao thưởng huân chương bạc tại Rome năm 1963 trong cuộc triễn lãm Nghệ Thuật Quốc Tế, và huân chương Vàng của Viện Hàn Lâm Khoa Học, Nghệ Thuật và Văn Chương ở Pháp năm 1982. Tòa đại sứ Pháp trong phần giới thiệu cho hay tranh ông dù là phong cảnh, chân dung hay tĩnh vật đểu tạo được sự hòa hợp giữa màu sắc và kỹ thuật trác tuyệt.
Cùng triển lãm với họa sĩ Nguyễn Văn Minh trong cuộc trưng bày 53 hoa phẩm lớn nhỏ kỳ này ở Nhà Văn Hóa Pháp là tranh của Phi Mai, đệ tử đầu tiên và có lẽ là duy nhất của ông vể sơn mài. Trong cuộc triển lãm đầu tay này, cô Phi Mai, ngừoi theo học với ông Minh từ năm 1990 đã tỏ ra vững chãi và thành công khi giới thiệu các tác phẩm sơn mài của cô. Phong cách mới cùng việc chọn lựa đề tài độc đáo đã khiến cho Phi Mai tạo được một không khí độc đáo nếu không nói là một chỗ đứng riêng biệt, cho dù được đào tạo bởi bậc thầy sơn mài ”......
                                                       
                                        ( Nguồn: Triển lãm tranh sơn mài của hai họa sĩ Nguyễn văn Minh và Phi Mai ).
            
            VI - Hai tác phẩm sơn mài của Phi Mai. Học trò họa sĩ Nguyễn văn Minh.

   Hình 05.  Tác phẩm “ Heo may ” của nữ họa sĩ Phi Mai. Học trò của họa sĩ Nguyễn văn Minh đã theo học ông ở Mỹ quốc. Một hình thái rất Nhật cho thấy nữ họa sĩ này đã ảnh hưởng rất sâu nặng về phong cách cũng như kỹ thuật cùng bút pháp của thày mình…

Hình 05. Họa sĩ Phi Mai. Heo may. Son mài vẽ trên nền vàng lá.


                             Hình 05bis. Họa sĩ Phi Mai. Tiếng sóng. Sơn mài vẽ trên nền bạc lá.


                     VII -  Một vài tác phẩm của họa sĩ Nguyễn văn Minh trên mạng.

Nguyễn văn Minh. Sau 1975. (Nguồn. Người Đô Thị).

Nguyễn Văn Minh. Sau 1975. (Nguồn. Người Đô Thị).

Nguyễn văn Minh. (Nguồn: Google)

Nguyễn văn Minh. 1978. (Nguồn Charles Hoàng)


 Nguyễn văn Minh, Năm vẽ trước 1975. (Cauminhngoc)


                                                     Nguyễn Văn Minh. (Nguồn. Google).

Nguyễn Văn Minh. Trên nền nhũ bạc. (Nguồn. Google)





  Trong Dinh Độc Lập.

Hình 11. Phòng Trình Quốc Thư trong Dinh Độc Lập Saigon. Do họa sĩ Nguyễn văn Minh thực hiện trang trí toàn bộ từ tranh tường cho đến các bộ bàn ghế bằng sơn mài. (ảnh của người viết chụp)

Hình 12. Kỹ thuật sơn mài đắp nổi. ( Chi tiết một góc tác phẩm trên ).


   Hình 13. Kỹ thuật thiếp và vẽ trên mặt lá vàng quỳ do họa sĩ Nguyễn văn Minh đảm nhận thực hiện ở phần vách tường phòng Trình Quốc Thư trong Dinh Độc Lập.

                   Hình 13bis. Chi tiết cận cảnh một mảng tường thiếp vàng quỳ và vẽ của hình 13.

Tranh của Nguyễn văn Minh bán được 28.000 EUR trong buổi bán đấu giá do nhà Varolem tổ chức tại Paris vào tháng 04/ 2018.

   Ngoài những tác phẩm sáng tác, họa sĩ Nguyễn văn Minh cũng còn khai thác những hình ảnh xưa cổ nghệ thuật phương Đông và của Nhật để đưa vào tranh của mình như vài bức minh họa dưới đây. Tất cả thực hiện trên nền dán vàng hoặc bạc.
                                    Hình 06. Săn vịt trời.


                                     Hình 07. Phong cảnh.


                                       Hình 08. Sóng biển.



                                    Hình 09. Ngựa chiến.
                                  
                             Tranh sơn mài thuần túy của Nhật Bản.



Hình 14. Hoa .


Hình 15. Vườn hoa.
( Tất cả tranh minh họa từ Hình 05 đến hình 10 và hình 14, 15. lấy theo nguồn Google ).

Trên đây là sự lập luận chủ quan để lý giải cho một sự việc còn mù mờ chưa rõ. Đã vậy nguồn tham khảo lại quá khan hiếm. Rất mong nhận được sự góp ý... 


(1) Năm 1962. Họa sĩ Nguyễn văn Minh được Trung tâm Khuếch trương Tiểu công nghệ giao phó quản lý cơ sở “Thí điểm Sơn mài” ở ngôi nhà số 3 đường Phạm Đăng Hưng (nay là đường Mai Thị Lựu, khu Đa Kao, quận 1). Năm 1965, “Thí điểm sơn mài” này đổi thành “Công ty Việt Nam Mỹ nghệ Mê Linh” và họa sĩ Nguyễn Văn Minh được đề cử làm giám đốc, tổ chức theo chế độ tự túc. (Nguồn: Công ty sơn mài Mê Linh. Một huyền thoại. Tạp chí điện tử. NGƯỜI ĐÔ THỊ).

Cauminhngoc
21/7/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét