....Elvis Phương, Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang là những trụ cột chính của ban nhạc Phượng Hoàng - ban nhạc đã làm nên một cuộc cách mạng cho nhạc trẻ Việt Nam trong thập niên 60 - 70. Những ca khúc của Nguyễn Trung Cang - người nhạc sĩ phiêu lưu trên những nẻo đường Sài Gòn xưa cũ rơi vào vòng quay hiện sinh không lối thoát, buồn và bế tắc. Đó là nỗi buồn của một thế hệ quay cuồng trong những bi kịch tinh thần.
( Nguồn. Goolge./ Nhạc sĩ Nguyễn trung Cang./ Người Đưa tin ).
Nguyễn trung Cang được cho là sinh năm 1947 và mất vào năm 1985.
Đây là tập bản thảo " 18 tình khúc của Nguyễn trung Cang ". Bìa do họa sĩ Phạm băng Hồ vẽ bằng bút sắt mực nho. Phần trình bày do " Tr.pbh " thực hiện có ghi dành tặng cho anh Mai bàng Truyền. Tập nhạc tính cả bìa gồm 44 trang. Toàn bộ viết tay. Khổ giấy: 17cm x 19.50cm. Với 18 tình khúc như sau.
01 - Nắng hạ.
02 - Còn nhìn nhau hôm nay.
03 - Chuyện tình ta.
04 - Mây tóc.
05 - Thoáng mơ.
06 - Mây lang thang.
07 - Tình muộn.
08 - Tình còn lất phất mưa bay.
09 - Tình ca hồng.
10 - Khi còn bên nhau.
11 - Đưa em vào luân vũ.
12 - Biệt khúc.
13 - Thương nhau ngày mưa.
14 - Bước tình hồng.
15 - Lời nào muốn nói.
16 - Đông ca.
17 - Tiễn em qua đời.
18 - Một giấc mơ.
Tập nhạc làm xong ngày 05/05/1980. Không rõ là " 18 tình khúc " này của cố nhạc sĩ Nguyễn trung Cang đã in và phát hành và cho phổ biến rộng rãi trong xã hội chưa?
LƯU Ý: Người đăng tin có lời xin lỗi! Toàn bộ 18 tình khúc của cố nhạc sĩ Nguyễn trung Cang này chỉ trích đăng một nửa bài bên phía trái, nơi có ghi đề tựa bài hát mà thôi...mà không đăng trọn bài.
HÌNH ẢNH VỀ TẬP 18 TÌNH KHÚC CỦA CỐ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG.
Dựa vào thời điểm ghi ngày hoàn thành vào năm 1980. Nếu cho rằng tập nhạc này được làm ra dùng cho việc xin cấp giấy phép để in là điều không thể, bởi vào những năm 1980 mới Giải Phóng xong, việc kiểm duyệt về văn hóa rất gắt gao. Chuyện cấp giấy phép để cho in một quyển nhạc được xếp vào loại nhạc vàng là điều khó mà chấp nhận về phía chính quyền. Vì thế, tập nhạc “18 tình khúc Nguyễn Trung Cang” này được xem như là bản mẫu dùng cho việc in lụa hay quay roneo thì hợp lý hơn. Cũng có thể là Nguyễn Trung Cang muốn thực hiện để sẵn đó khi nào thuận tiện sẽ đem ra xin giấy phép để in và phát hành hoặc thực hiện với mục đích để làm kỷ niệm.
Nếu ai đã từng sống ở những năm 1975 đến 1980 (Tính đến năm Nguyễn Trung Cang thực hiện tập nhạc 18 Tình khúc). Đa số những người yêu thích nhạc. Không riêng gì Saigon mà đến cả miền Nam lúc đó đều sử dụng những bản nhạc qua in lụa hay quay roneo là chủ yếu (Nhạc tờ cũng có nhưng đắt và hiếm). Thời điểm này ở mấy giao điểm của những con đường Nguyễn Trung Trực, Nam kỳ khởi Nghĩa và Lê Lợi. Thuộc Quận I. Kéo lan qua đến tận khu Sở Giao Thông Công Chánh bên kia đường.(Khu vực này có thể xem như là cái chợ trời mua bán sách cũ trôi nổi của miền Nam trước 1975. Nó hình thành ngay từ những ngày sau Giải Phóng chứ không xa và chỉ tồn tại chừng hai ba năm (1975-1978). Sau đó nhà nước thấy khu chợ trời văn hóa đầy nọc độc tồn tại ngay giữa trung tâm đô hội trên trục đường Lê Lợi ngày càng phát triển, nó làm xấu đi bộ mặt thành phố đang trên đà nở hoa nên cần phải chấn chỉnh để giữ gìn kỷ cương phép nước. Thế rồi! Vào một hôm đầy bất ngờ, chính quyền sở tại đều những lực lượng nồng cốt là Thanh Niên Xung Phong và Thanh Niên Xung Kích bí mật âm thầm rải quân bít hết cả các nẻo đường ra vào khu chợ tự phát này. Nội bất xuất, ngoại bất nhập! Mọi người, trừ các ông già bà lão cùng trẻ em. Số còn lại nếu không có giấy tờ chứng minh là mình là CB, CNV đều bị gom bi lên xe đem đi thanh lọc. Sau đợt thanh tẩy gạn đục khơi trong này chính quyền thành phố cũng đã thể hiện tính bao dung. Mở một lối thoát cho đám lục bình trôi nổi này có cơ hội kiếm miếng cơm manh áo. Nghĩa là nhà nước mở lối cho đám con dân chợ trời không có chân đứng trong cơ quan nhà nước nhưng có vẻ làm ăn lương thiện được phép đăng ký với chính quyền. Sau đó được cấp phép quy về dựng sạp tại Khu Dân Sinh. Quận I. Cùng nhau đắp đổi qua ngày... Nhưng rồi sau một thời gian thấy tình hình không ổn vì sự bát nháo, lộn xộn giữa dân sinh và văn hóa. Nhà nước lại phải ra tay cho chuyển đám sách báo cũ về con đường Đặng Thị Nhu hay còn gọi là đường Cá Hấp, nằm song song với đường Trần Hưng Đạo, ngay sau lưng hãng máy may Sinco. Các hộ về đây hình thành trên 100 sạp. Đến năm 1982. Thông Tin Văn Hóa. Quận I, ra tay làm một đợt cải tổ. Không cho đám con dân tự quản nữa mà đưa chính quyền vào lâp Ban Quản Lý chợ chịu trách nhiệm điều hành. Lúc này một số sạp đã bị thu hồi giấy phép vì vi phạm quy định của chính quyền nên chỉ còn hơn 90 sạp. Rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến. Năm 1984 thì dứt nọc khu chợ sách cũ ngàn năm một thuở, có một không hai trên cả nước vào khi này. Cũng vẫn sách lược cũ là bít cho hai đầu. Tất cả chủ sạp tự bỏ tiền túi mua bao rồi tự mình bỏ hết của nả, không chừa đến một tờ giấy vào bao rồi tự vác ra xe để nhà nước chở đi kiểm tra. Ai không vác được thì mướn người. Nhân viên nhà nước vô can. Sau vài tháng của đau con sót chờ đợi vô vọng. Tất cả tài sản của trên 90 sạp bị om hết vào số 117 Lê Lợi với danh nghĩa ký gởi. Nhà nước đứng ra quản lý tuyệt đối và đặc biệt ưu tiên tuyển một số chủ sạp mà nhà nước tín cẩn vào làm nhân viên phụ trách mua bán, hưởng lương theo tuần do nhà nước cấp phát. Số còn lại về nhà tự bươn chải kiếm sống. Chờ hàng tuần ra cửa hàng 117 dò danh sách xem bán đươc bao nhiêu thì lãnh về. Nếu không có thì về chờ tuần sau ra dò tiếp. Sau đôi ba lần ra có về không, mọi người nhận đươc thông báo là sách bán không được nên đã đem cân ký cho lò nấu giấy hết rồi. Những hộ kém may mắn này nhận được một khỏa tiền tượng trưng về đong gạo HTX cho đỡ buồn. Không rõ là ông trời có mắt hay không! Cửa hàng 117 Lê Lợi tồn tại được mấy năm, rồi do không có nguồn cung, mua bán càng ngày càng kém mà cứ phải nai lưng ra trả lương nên "vua chết trạng chết theo").
Trở lại chuyện ở góc đường Nguyễn Trung Trực và Lê Lợi ở giai đoạn tranh tối tranh sáng, nhà nước chưa thể ổn định. Có thể nói đây là trung tâm phát hành nhạc lậu. Có đủ loại nhạc. Nhạc tập, nhạc tờ cũ trước 1975. Nhạc Cách Mạng, nhạc cổ điển Tây phương cho guitar classsic, từ rời cho đến đóng tập mọi thứ đều thông qua in lụa hay roneo trên các loại giấy tốt và xấu, chúng đều không rõ nguồn gốc. Tựu chung các mặt hàng in lậu đều tập kết ở khu vực bỏ sỉ này để rồi phát hành đi khắp nơi. Nổi trội hơn cả là gia đình Minh Phát. Sở hữu một kios ở góc đường Nguyễn Trung Trực và Lê Lợi. Khá nổi tiếng với việc phát hành nhạc tờ từ trước năm 1975. Các nhạc sĩ gặp khó khăn hay mới vào nghề thường tìm gặp ông để thương lượng. Nhưng thường là nhượng đứt bản quyền cho ông Minh Phát để ẵm một số tiền về nhấm nháp cầm hơi qua ngày để mà viết tiếp. Công việc phát hành nhạc của ông rất khấm khá nên có thừa tiền để nuôi đến ba bà vợ. Sau 1975 công việc có liên quan đến in ấn phát hành bị cấm ngặt nên ông lách sang ngõ khác và đưa các bà vợ ra đứng mũi chịu sào. Cố nhạc sĩ Vinh Sử cũng có mặt trong chuyện in ấn lụa lậu này nhưng sau 1975, ông này thường hay chở nhạc bằng chiếc Lambretta scooter trắng đi bỏ sỉ nhạc roneo cho các bạn hàng, đồng thời cũng là người cạnh tranh nhiệt tình nhất với nhà Minh Phát nhưng không thể so bằng.
Tập nhạc “18 Tình khúc”. Chắc chắn không phải
do người yêu thích nhạc bỏ công ghi chép để làm tư liệu bởi những
yếu tố sau:
- Tập nhạc được trình bày rất công phu, bài bản và có tính chuyên nghiệp.
- Được đóng thành tập. Trình bày vẽ bìa do người chuyên nghiệp thực hiện. Một việc làm thể hiện cho chuyện chịu trách nhiệm khi xin giấy phép xuất bản.
- Có chữ ký của họa sĩ Phạm Băng Hồ và ngày tháng năm hoàn thành: 05 tháng 5 năm 1980. Để khẳng định ngày khai sinh.
- Bản thảo này với nội dung là 17 bản nhạc trong tập "Tình khúc Nguyễn Trung Cang" đã được in và phát hành năm 1974. Nay được bổ sung thêm bài "Một giấc mơ" và đổi tựa thành "18 Tình khúc Nguyễn Trung Cang". Đây là một việc làm thường thấy khi tác giả muốn tái bản. Họ có quyền sửa đổi, thêm hay bớt nội dung trước khi xin giấy phép. Chỉ có tác giả mới có đủ quyền hạn về mặt tinh thần cũng như pháp lý cho việc thay đổi nội dung và đặt tựa cho sản phẩm của chính mình. Đối với tập nhạc này, nó hoàn toàn thuộc thẩm quyền của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang vì ông là tác giả nên không có gì sai trái. Không ai có quyền làm như thế ngoài nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang.
Hình 24. Bìa tập bản thảo. Tựa ghi rõ là "18 Tình khúc. Nguyễn Trung Cang". Thể hiện có sự thay đổi. Bìa do họa sĩ Phạm Băng Hồ vẽ.
Hình 25. Mục lục có 18 bài. Thêm bài "Một giấc mơ" ở hàng cuối cùng. Thực hiện xong ngày 05/5/1980 và chữ ký Phạm Băng Hồ người trình bày và vẽ bìa. Cho tháy sự trân trọng và xác định giá trị đích thực của tập bản thảo.
Tập nhạc hoàn thành năm 1980. Nguyễn Trung cang mất năm 1985. Có nghĩa là bản thảo tập nhạc này đã hiện diện khi nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang còn tại thế. Chứ không phải tập nhạc được làm ra sau khi ông mất… Nếu những người yêu nhạc muốn chép lại để lưu giữ sẽ không có những điều đã nêu trên... .
Anh ơi, anh cho em xin bản full qua mail huyvespa@gmail.com được không ạ?
Trả lờiXóaThanks anh,
huyvespa.blogspot.com
Chào bạn, xin bạn cho biết tác giả bài hát "Còn nhìn nhau hôm nay" là Lê Hựu Hà hay Nguyễn Trung Cang?, Xin cám ơn bạn.
Trả lờiXóaChào bạn, mình đã tìm những bài này rất lâu và thật may mắn tìm được blog này, mình có thể liên lạc với bạn để hỏi về bản full của cuốn nhạc này không? Email của mình là vienp67@gmail.com
Trả lờiXóaXin bạn vui lòng cho mình xin bản full của bài MÂY TÓC với.
Trả lờiXóaNếu vui lòng xin gửi qua email: bsythanh@gmail.com
Chân thành cảm ơn.