" NỮ NGHỆ SĨ VĨ CẦM ".
LTS. Tôi mua bức tranh " Nữ nghệ sĩ vĩ cầm " và hai tác phẩm nữa cùng một lúc, vào khoảng trước năm 2010, không nhớ chính xác. Có vẻ hai tác phẩm kia cũng cùng chung một tác giả. Nhưng phải nói là tôi rất thích bức tranh " Nữ nghệ sĩ vĩ cầm " này và cũng đã bỏ khá nhiều thời gian để chiêm nghiệm rồi viết cảm nhận của mình về nó mặc dù không rõ tác giả là ai ngoài chữ TRÍ. Sau đó vào năm 2012 tôi có đưa lên PMB hỏi nhưng cũng không ai giải đáp hộ thắc mắc cho mãi đến ngày hôm nay, tình cờ tôi vào " google " tìm thử và đã gặp một số tác phẩm của họa sĩ Phương quốc Trí. Có lẽ tôi đã không sai khi định dạng tác phẩm " Nữ nghệ sĩ vĩ cầm " là của ai vẽ! Trước đó có sự nhầm lẫn thật tai hại do định kiến khi cho rằng với ý tưởng cùng bút pháp như trong tác phẩm này là phải do những người đứng tuổi có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng điêu luyện mới thực hiện nổi. Không ngờ...
Cauminhngoc
MỘT TÁC PHẨM ĐẸP CẢ VỀ
Ý LẪN HÌNH.
LTS. Tôi mua bức tranh " Nữ nghệ sĩ vĩ cầm " và hai tác phẩm nữa cùng một lúc, vào khoảng trước năm 2010, không nhớ chính xác. Có vẻ hai tác phẩm kia cũng cùng chung một tác giả. Nhưng phải nói là tôi rất thích bức tranh " Nữ nghệ sĩ vĩ cầm " này và cũng đã bỏ khá nhiều thời gian để chiêm nghiệm rồi viết cảm nhận của mình về nó mặc dù không rõ tác giả là ai ngoài chữ TRÍ. Sau đó vào năm 2012 tôi có đưa lên PMB hỏi nhưng cũng không ai giải đáp hộ thắc mắc cho mãi đến ngày hôm nay, tình cờ tôi vào " google " tìm thử và đã gặp một số tác phẩm của họa sĩ Phương quốc Trí. Có lẽ tôi đã không sai khi định dạng tác phẩm " Nữ nghệ sĩ vĩ cầm " là của ai vẽ! Trước đó có sự nhầm lẫn thật tai hại do định kiến khi cho rằng với ý tưởng cùng bút pháp như trong tác phẩm này là phải do những người đứng tuổi có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng điêu luyện mới thực hiện nổi. Không ngờ...
Cauminhngoc
12/6/2015.
Xin giới thiệu một tác phẩm có thể nói là tuyệt vời cả về bút pháp lẫn ý tưởng. Chưa rõ tác giả là ai? Chỉ thấy trên tác phẩm có một chữ TRÍ duy nhất. (1)
Hình 01. HS. Phương quốc Trí. Nữ nghệ sĩ vĩ
cầm.
Sơn trên bố. Kích thước: 75cm x 100cm. Chữ ký đáy góc phải. Năm vẽ: 2004-2010.
Hình 01bis. Bức tranh được lộng trong khung.
Tác phẩm này tác giả phân lớp cho tác phẩm rất đơn giản. Chỉ có hai lớp: Lớp cận cảnh là toàn thân nữ nghệ sĩ. Lớp thứ hai là phông nền xám sau lưng.
* Hai đường chéo góc. Hai đường cắt nhau đã tạo thành hình chữ X. Giao điểm của hai đường chéo này nằm ngay ở trung tâm. Một lối bố cục theo dạng chữ " X ". Tâm của nó là điểm đồng quy gây sự chú ý rất mạnh cho người thưởng ngoạn. Xem như cái rốn của bức tranh. Tác giả đã đặt bàn tay không có archer vào tâm điểm quan trọng này để gởi gắm ý tưởng thâm thúy của mình và ta cũng thấy rõ vị trí trái tim cô gái cũng nằm nơi đây. Một sự chọn lựa, đặt để rất tinh tế làm cho từng hình thể nói lên hết được cái ý nghĩa của chính mình.
Sơn trên bố. Kích thước: 75cm x 100cm. Chữ ký đáy góc phải. Năm vẽ: 2004-2010.
Hình 01bis. Bức tranh được lộng trong khung.
Mô tả sơ bộ về bức tranh. Về sơn còn độ dẻo. Bố còn hơi mới không quá thập niên. Không có khung ngoài. Đinh chưa có dấu hiệu rỉ sét. Phỏng chừng vẽ vào khoảng một vài năm trước năm 2010.
I – BỐ CỤC TỔNG QUÁT.
Có thể nói là không có gì bận tâm. Nếu bàn tay phải cô gái có cầm cái ac-che để đánh đàn. Nhưng ở đây lại là bàn tay trần. Chính vì dữ kiện không cầm ac-che để diễn tấu đã làm tôi phải suy nghĩ. Tác giả muốn gởi gắm điều gì trong tác phẩm này? Tại sao cô gái lại để bàn tay trần đó trong tư thế kéo đàn và lại đặt nơi vị trí quả tim? Tất cả thắc mắc này làm cho tôi bận rộn, cố tìm hiểu thêm về những điều khác lạ mà tác giả đã dàn trải trên mặt bố.
Có thể nói là không có gì bận tâm. Nếu bàn tay phải cô gái có cầm cái ac-che để đánh đàn. Nhưng ở đây lại là bàn tay trần. Chính vì dữ kiện không cầm ac-che để diễn tấu đã làm tôi phải suy nghĩ. Tác giả muốn gởi gắm điều gì trong tác phẩm này? Tại sao cô gái lại để bàn tay trần đó trong tư thế kéo đàn và lại đặt nơi vị trí quả tim? Tất cả thắc mắc này làm cho tôi bận rộn, cố tìm hiểu thêm về những điều khác lạ mà tác giả đã dàn trải trên mặt bố.
Tác phẩm này tác giả phân lớp cho tác phẩm rất đơn giản. Chỉ có hai lớp: Lớp cận cảnh là toàn thân nữ nghệ sĩ. Lớp thứ hai là phông nền xám sau lưng.
Đường dẫn chính của tác phẩm là cái mảng đen nơi đáy góc trái bức tranh
(Cái bóng của cô gái) . Một điểm tối khởi nguồn làm ta liên tưởng như cách đọc
sách luôn bắt đầu từ trái qua phải. Từ đường dẫn chính theo cánh tay đi chếch
lên gặp đường chéo chặn ngang là cây đàn cùng cái đầu cô gái cũng là chủ thể
cúa tác phẩm.
Theo cái nhìn chủ quan. Tác phẩm tạo hình dựa theo bốn trục và hai đường
chéo góc.
* Hai
trục đứng và hai trục nằm ngang. Bốn
trục này được đặt chồng lên nhau chia bức tranh làm sáu ô chữ nhật đều,
đồng thời cũng cho bốn điểm vàng ở các giao điểm do sự cắt nhau của các đường trục.
- Điểm vàng thứ
nhất nằm ở khu vực phần đầu cô gái. ( Tâm hồn và tư duy. Tác giả cho khuôn măt
biểu hiện hai sắc thái sáng và tối. Sự tương phản. Bản diện vui buồn và sự cháy
bỏng của nghệ thuật trên sân khấu )
- Điểm vàng thứ
hai nằm ở khu vực cây đàn violon. ( Âm nhạc mang đến sự ấm áp và cháy bỏng cho
cuộc sống ).
- Điểm vàng thứ
ba nằm ở khu vực cánh tay không cầm archer. ( Kỹ năng diễn cảm nghệ thuật bằng
cảm súc của con tim ).
- Điểm
vàng thứ tư nằm ở khu vực cánh tay cầm cây đàn violon. ( Sự kết hợp
giữa con người và nghệ thuật âm nhạc. Kỹ năng của người nghệ sĩ thể hiện
qua nhạc cụ ).
* Hai đường chéo góc. Hai đường cắt nhau đã tạo thành hình chữ X. Giao điểm của hai đường chéo này nằm ngay ở trung tâm. Một lối bố cục theo dạng chữ " X ". Tâm của nó là điểm đồng quy gây sự chú ý rất mạnh cho người thưởng ngoạn. Xem như cái rốn của bức tranh. Tác giả đã đặt bàn tay không có archer vào tâm điểm quan trọng này để gởi gắm ý tưởng thâm thúy của mình và ta cũng thấy rõ vị trí trái tim cô gái cũng nằm nơi đây. Một sự chọn lựa, đặt để rất tinh tế làm cho từng hình thể nói lên hết được cái ý nghĩa của chính mình.
II - Ý TƯỞNG.
Âm nhạc kết hợp với đôi bàn tay tài hoa cùng tâm hồn nghệ thuật cháy bỏng là nguồn cảm súc bay bổng nồng ấm trong tâm hồn người nghệ sĩ. Bất kể đằng sau cuộc sống một cái gì đó u uẩn, da diết
và nặng nề luôn đeo cứng không buông tha họ.
Để đào sâu hơn ta thử phân tích từng phần xem sao.
III - PHÂN TÍCH.
1- Tổng thể về màu sắc.
Tác giả xử dụng màu rất đơn giản. Trắng, Đen và Đỏ. Từ ba màu chính này tác giả khai thác cho ra các màu trung gian.
* Màu xám. Một màu pha trộn giữa trắng và đen. Tác giả lấy làm nền cho tác
phẩm. Màu của sự khắc khoải, buồn bã, da diết, u uẩn. Màu của sương khói. Tác
giả đã gởi gắm gì nơi này? Phải chăng đó là một phần trong cuộc sống và kiếp
người hư ảo.
* Màu đen. Có hai mảng lớn mà tác giả xử dụng đến màu này. Đó là mái tóc và cái
bóng của cô gái. ( Nơi đáy góc trái bức tranh sau lưng cô gái ).
- Mái tóc đen tuyền trên đầu cô gái. Đã trở nên trắng xóa đi do ánh đèn hắt vào. Gợi ý cho ta
hiểu là mái tóc xanh mởn đã phải bạc đi bởi sự gian truân trong cuộc sống.
Hình 02. Ánh sáng hắt lên mái tóc làm cho nó trở nên trắng xóa.
- Mảng đen đáy góc trái cũng chính là cái bóng của cô gái. Một khoảng tối luôn
luôn xuất hiện đằng sau khi đứng trước ánh đèn rực rỡ sân khấu. Cái bóng đen
của sự nhọc nhằn lúc nào cũng đeo cứng lấy người nghệ sĩ. Cũng là một hình thức
bố cục kép tuyệt khéo về màu tối. Tác giả đã lấy cái bóng người làm đối trọng
với mái tóc tạo sự quân bình. Tác phẩm sẽ bị lệch và nặng nề nếu không có
chuyện này. Nó cũng là đường dẫn chính trong tác phẩm. Từ bóng tối này nối với
cánh tay phải không có cầm archer...khởi nguồn cho ý tưởng chính trong tranh...
* Màu trắng. Màu trắng toàn thể là cái áo được đặc tả như đang chuyển động theo
cử điệu của người nghệ sĩ đang thả hồn theo cung bậc của âm thanh. Màu nổi bật
trong tác phẩm. Sự dịu dàng, bay bướm, trong sáng, thanh thoát của người nghệ
sĩ.
Hình 04. Màu trắng toàn thể là cái áo được
đặc tả như đang chuyển động theo cử điệu của người nghệ sĩ.
* Màu hồng nhạt. Được đặt để trên phần da thịt cô gái, ửng phớt nhẹ nơi trán,
ngực và eo, bên cạnh màu xám chì chiết. Chỉ định một căn nguyên không mấy gì
thoải mái nơi cuộc sống.
* Màu hồng xám. Chỉ ở cây đàn là có màu tương
đối nóng và ấm áp nhất trong tác phẩm. Linh hồn của bức tranh
này. Phải chăng khi cây đàn nằm trong tay người nghệ sĩ, âm nhạc sẽ trở
lên thăng hoa khơi dậy nguồn sống mạnh mẽ và nồng ấm cho cuộc đời! Âm nhạc cũng
sẽ mang lại sự hứng khởi và cháy bỏng cho cuộc sống?
Hình 05. Màu hồng của mặt đàn. Màu nóng nhất
trong tác phẩm.
2 - Cử điệu.
* Cái đầu với khuôn mặt có hai màu tương phản, hơi nghiêng tựa lên mặt đàn như
giữ lại. Như lắng nghe. Một diễn cảm tràn đầy say đắm dưới ánh sáng nghệ thuật
phớt nhẹ trên mái tóc bồng bềnh.
* Bàn tay phải. Đáng lý ra bàn tay này phải cầm cái archet để đánh
đàn. Nhưng ở đây tác giả chỉ cho thấy một bàn tay trần đang đặt lên ngực nơi vị
trí có trái tim. Sự gởi gắm ý tưởng rất thú vị của tác giả. Chơi đàn với tất cả
sự rung động của con tim. Của cả tâm hồn.
* Toàn bộ cái áo trắng gần như tung bay. Một chuyển động đầy
hào hứng và sôi nổi của người nghệ sĩ đang hòa mình vào không khí nghệ thuật
trên sân khấu.
Hình 06. Đầu
hơi nghiêng trong tư thế giữ cây đàn và như đang lắng nghe.
Hình 07. Bàn tay phải không có cầm
archer và để nơi vị trí trái tim. Toàn bộ thân áo như đang tung bay.
3 – Bút pháp. Kỹ
thuật
*
Phần phông nền:
Tác giả sử dụng bay, một đôi chỗ dùng cọ tạo mảng mô tả cái huyền ảo lung linh,
nhạt nhòa trên sân khấu.
*
Phần cái đầu và thân cô gái.
Những bệt có bản
to, nhỏ qua lại uốn lượn chồng lên nhau. Tùy nơi tùy chỗ tác giả cho độ sơn dày
mỏng để diễn đạt hình thể sự vật. Có lúc là vệt sáng của ánh đèn. Có khi là sự
chuyển động thể hiện qua làn vải áo. Có chỗ như bay lên, có chỗ như dính vào,
có nơi vô tình hé lộ một mảng da thịt ửng hồng đang cùng nhau uốn lượn theo cử điệu
của toàn thân cô gái mải mê thả hồn theo giòng nhạc.
Hình 08. Mảnh áo tung bay hé lộ một phần da
thịt bên dưới. Những mảng màu trắng được khấy động bởi những nét cọ cho ta thấy
toàn bộ cái áo cô gái như đang chuyển động không ngừng bởi những cử điệu đang
say hồn vì nghệ thuật.
Làn ranh phân định giữa các vật thể với nhau và phông nền là một vài đường nét
mảnh mai, mềm mại như đang trôi, đang rung chảy lượn lờ. Lúc ngắn, lúc dài phô
diễn một cảm xúc đầy phiêu bồng. Bằng sự khéo léo của mình cho mỗi lần xuống
tay. Nét cọ, nét bay như múa lượn. Mảng sơn đọng lại là những vệt nhanh gọn,
dứt khoát và bay bướm trên mặt bố, nó mô tả trọn vẹn được cái ý, cái điều tác
giả muốn nói.…
Hình 09.
Hình 10.
Hình 11. Hình 09 & 10. Những nét mảnh
điêu luyện phân định vật thể.
Toàn bộ những đường nét để tạo hình trong bức tranh dù là bay hay cọ có bản to
nhỏ, tất cả rất gần gũi với cung cách của các nho gia thời xưa khi tác giả
chuyển tải cảm xúc bằng những cái rung, cái nhấn, cái phẩy, cái lướt…qua phương
tiện hiện đại cầm trên tay như đang sử dụng ngọn bút lông đầy bản lĩnh. Tất cả
cho thấy sự đĩnh đạc, bay bướm và chính xác cực kỳ của một người có bản lãnh
cùng sự già dặn trong nghề nghiệp. Mới thoáng nhìn thì thấy thật đơn giản,
không cầu kỳ nhưng lại cực kỳ phức tạp không dễ thực hiện lại cho dù là chính
ngay tác giả.
Hình 12. Những nét cọ nhồi sắc mạnh mẽ, dứt khoát, chuẩn
xác và hợp lý. Không hề bị trùng lắp hay hụt hơi đến phải bù đắp dập xóa chữa cháy thô thiển. Để diễn tả mái tóc đang bồng bềnh chuyển động.
Có một số điểm rất xứng đáng để ta quan tâm
và lấy làm thú vị. Đó chính là những chỗ tác giả đã chừa ra lớp trắng ban đầu
của nền bố để diễn đạt một số vật thể theo chủ ý. Một kỹ thuật của vẽ màu
nước được tác giả đem ứng dụng trong tác phẩm sơn dầu của mình. Ta có thể nhận
thấy chuyện đó ngay ở hai chấm nhỏ như chiếc bông tai đang lóe lên dưới mái tóc
bên phải khuôn mặt. Những vệt sáng nơi góc trán trái trên cũng như một chấm
trắng nhỏ nơi đuôi lông mày mắt trái cô gái, như ánh đèn hắt đến đọng lại, mục
đích làm cho khuôn mặt tách ra không lẫn vào tóc. Những điểm xuyết này còn làm
cho mái tóc trở nên duyên dáng tránh được cảnh phô ra một mảng đen trơ trẽn khô
khan. Rất nhỏ so với diện tích bức tranh nhưng lại rất quan trọng vì chính nó
tạo ra sự sống động. Cái hay cái tuyệt là ở chỗ những điểm hữu hình nhỏ bé này
lại được đánh giá là to lớn về giá trị cho tác phẩm. Đây là thước đo về sự nhạy cảm, kỹ năng biểu lộ ngẫu hứng trong cơn say đắm quay cuồng của họa sĩ và nếu họa sĩ không phải là
người tinh tế, linh hoạt, có suy tính ngay từ đầu thì rất khó mà chừa lại được khi sự hứng
khởi dâng trào. Và sẽ không còn giá trị cũng như không còn gì để nói nếu tác
giả sử dụng màu sơn trắng điểm vào các vị trí đó.
Hình 13. Những
dấu vết không vẽ để chừa cho bố trắng ở bên dưới lộ ra phải nói là rất tuyệt với:
* Nơi trên đỉnh góc vầng trán phải, đuôi chân mày trái được xem như là ánh đèn hắt đọng lại, mục đích tạo điểm nhấn để tách phần da thịt với mái tóc.
* Hai điểm sáng nhỏ ửng rực ở vị trí bên phía tai phải mô tả sự lấp lánh của trang sức, điểm xuyết cho mặt phẳng mảng tối đa cận sắc của mái tóc được thêm phần sinh động không bị đơn điệu.
* Nơi trên đỉnh góc vầng trán phải, đuôi chân mày trái được xem như là ánh đèn hắt đọng lại, mục đích tạo điểm nhấn để tách phần da thịt với mái tóc.
* Hai điểm sáng nhỏ ửng rực ở vị trí bên phía tai phải mô tả sự lấp lánh của trang sức, điểm xuyết cho mặt phẳng mảng tối đa cận sắc của mái tóc được thêm phần sinh động không bị đơn điệu.
Hình 15. Hai hình 14 & 15,. Những
nét cọ to bản được tác giả thể hiện một cách nhanh gọn, dứt khoát và bay bướm.
Tóm lại đây là một tác phẩm nghệ
thuật gần như đơn sắc nhưng thể hiện với phần kỹ thuật. Cực giản. Cực tinh
và ý tưởng thật sâu sắc, tích lũy nhiều cái diệu hoạt của từng phần đem
đan kết với nhau để hình thành cái tổng thể phóng khoáng, hấp dẫn đầy
không khí nghệ thuật. Tác giả đã đem lại cho người xem rất nhiều cảm xúc
và thỏa mãn thị giác thưởng lãm. Ít có tác phẩm nào theo kịp.
HAI TÁC PHẨM MUA CÙNG THỜI ĐIỂM.
Nghệ sĩ trình tấu guitar. Sơn dầu trên bố. Kích thước 75cm x 100cm. Không thấy chữ ký. Nhưng phong cách rất Phương quốc Trí. Năm vẽ: 2004-2010.
Phương quốc Trí. Tĩnh vật. Sơn dầu trên bố. Kích thước 65cm x 80cm. Chữ ký đáy góc phải. Năm vẽ: 2007.
Qua buổi nói chuyện với họa sĩ Phương quốc Trí tại phòng vẽ. Địa chỉ: 442/13 Nơ trang Long. Phường 13. Bình Thạnh. Anh cho biết cả ba tác phẩm này được vẽ vào thời kỳ đầu 2005 - 2010. Đã bán cho một tiệm cà phê ở Quận I.
MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA PHƯƠNG QUỐC TRÍ TRÊN MẠNG GOOGLE.
Chân dung HS. Phương quốc Trí.
Cauminhngoc.
03/02/2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét