BỨC TRANH SƠN MÀI VẼ NĂM 1947.... CHƯA RÕ TÁC GIẢ?
( Điều này không hợp lý vì các họa sĩ miền nào thường hay vẽ cảnh vật nơi họ đang sống.)
Hình 02. Mặt sau của bức sơ mài.
Tờ hóa đơn thể hiện cho thấy vào thời điểm cuối năm 1947. Tấm sơn mài này được bán với giá 750 đồng. cộng 07 đ 50 tiền thuế. Với số tiền 757đ 50 này vào năm 1947. không rõ giá trị của nó ra sao? Có nó ta sẽ mua được những gì? (1)
Nhờ có tờ hóa đơn đính kèm nên ta mới xác định được thời điểm ra đời và dựa vào đó làm cột mốc để tìm hiểu.
* Với năm tháng cụ thể như vậy. Ta có thể khẳng định đây là một tác phẩm sơn mài của giai đoạn sơ khai. Thời kỳ mà sơn mài vừa vượt thoát ra khỏi khuôn khổ làng nghề truyền thống. Các họa sĩ tâm huyết còn đang mày mò tìm kiếm thêm về kỹ thuật cũng như chất liệu màu sắc với mong muốn đưa sơn mài trở thành một bộ môn nghệ thuật độc đáo có tiếng nói riêng trong họa trường Quốc Tế.
* Với thời điểm của năm 1947. Đệ Nhị Thế Chiến cùng phong trào toàn quốc kháng chiến chống Pháp vừa qua được 02 năm. Một chuyển biến về lớn lịch sử như vậy chắc chắn sẽ làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt trong xã hội. Lãnh vực nghệ thuật chắc chắn càng thê thảm hơn. Bụng sôi, mắt mờ lấy sức đâu mà thưởng ngoạn. Vậy mà vẫn có tác phẩm nghệ thuật ra đời và vẫn có người bỏ ra một số tiền không nhỏ để sở hữu nó. Thật thú vị...thật trân trọng...
Hình 04. Chi tiết những màu sắc chính trong tranh.
Nhìn tác phẩm " Phong cảnh ". Màu sắc rất đơn giản. Chỉ với bốn màu. Nâu, xanh lá, trắng và đen,. Không thấy một chút nào của vàng bạc, màu son và vỏ trứng mà những họa sĩ khác cùng thời thường sử dụng.
* Màu nâu: Chiếm khoảng gần 50% diện tích bề mặt tác phẩm. Được sử dụng gần như làm màu nền. Màu của đất. Nền tảng của sự sống. Màu này trong các tác phẩm của những họa sĩ làm sơn mài khác thường được sử dụng, xem như là màu trung gian. Cách dùng màu rất khác lạ của tác giả. Ít thấy dùng làm nền cho tác phẩm nơi các họa sĩ khác cùng thời...
* Xanh lá: Mảng màu lớn thứ nhì. Chiếm gần 30%. Ngoài màu nâu ra. Gần như là màu chính của tác phẩm. Được bố cục thành hai mảng lớn, nhỏ mô tả màu xanh của cây cối. Mảng lớn nằm phía bên phải trên bức tranh. Mảng nhỏ ở nơi góc đáy trái bức tranh nơi có những tảng đá. Một bố cục mảng màu, dùng cái nhỏ kéo lại để cho mảng lớn không bị nặng, lệch về một phía, cũng như giúp cho mảng màu không bị đơn điệu. Góc phải này là đường dẫn, vừa là cách bố cục để bức tranh không bị lọt thỏm vào bên trong.Và muốn nói...Còn nữa ở phía ngoài chứ không phải chỉ có bấy nhiêu...
* Màu trắng chiếm khoảng 20%. Dùng màu nhẹ nhàng tạo thành màn sương sớm loáng thoáng trên sông và phía xa. Và nói về những đóa hoa trắng, rải rắc trên cành cây...tạo thêm sự phong phú về màu sắc. Ở giai đoạn tiền phát triển của nghệ thuật sơn mài ở Việt Nam. Màu trắng tìm chưa ra, dùng chất liệu khác rất khó sử lý. Màu rất dễ bị lớp nhựa cây sơn làm biến dạng thành màu khác. Cho nên những gì là màu trắng ở giai đoạn đầu mới phát triển này các họa sĩ sơn mài thường dùng vỏ trứng để thay thế...Màu trắng được sử dụng trong tác phẩm " Phong cảnh bến thuyền "này...phải chăng là một thành công của tác giả.
* Màu đen là màu điểm xuyết cho tác phẩm...chỉ thấy ở các màu áo của các cô gái đi lễ...
Từ bốn màu chủ này tác giả đã hòa sắc, triển khai thành những màu trung gian đặt để cho từng sự vật trong tranh của mình. Một bảng màu sáng sủa, nhẹ nhàng, tươi nhuận rất mới lạ. Tác giả đã trình làng một thành quả thử nghiệm của mình với ngôn ngữ màu sắc hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên được phong cách đĩnh đạc của sơn mài. Với bảng màu này đem thực hiện cho tranh sơn dầu. Chẳng có gì đáng nói! Nhưng đây lại là một tác phẩm sơn mài của thập niên 40. Giai đoạn mà hội họa của Việt Nam nói chung. Nghệ thuật sơn mài nói riêng đã tìm được một lối thoát cho riêng mình và đang trên đà phát triển. Không thể đứng ở thời kỳ thế giới phẳng của bàn phím ngày hôm nay qui chụp quá khứ. Phải hòa nhập vào thời điểm bút lông, bút mực đó mà nhận định. Được như vậy. Ta sẽ thấy ngay một sự canh tân về màu sắc rất thú vị trong thời kỳ bình minh của giòng tranh nghệ thuật sơn mài. Tác phẩm tiềm ẩn một đẳng cấp. Một tiếng nói riêng, góp phần khơi nguồn cho giòng chảy sắc màu hiện đại của sơn mài. Nếu không có tờ hóa đơn làm đính kèm minh chứng. Không ai dám cho rằng nó ra đời mãi từ năm 1947. Mà phải nói sắc màu của những năm 1960 trở về sau mới đúng.
Ta có thể xem đây là một vật chứng. Một tư liệu hiếm có để đóng góp thêm cho phần nghiên cứu lịch sử mỹ thuật sơn mài Việt Nam. Thử nhìn lại một số tác phẩm xuyên suốt từ thập niên 40 cho đến 70 của các họa sĩ như: Nguyễn Gia Trí, Trần văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Lê Thy, Nguyễn văn Thanh..v.v...Đem so sánh các tác phẩm của những tác giả nêu trên với tác phẩm " Phong cảnh ". Ta sẽ thấy rất rõ sự khác biệt về màu sắc này.
Hình 04. Chi tiết những màu sắc chính trong tranh.
Nhìn tác phẩm " Phong cảnh ". Màu sắc rất đơn giản. Chỉ với bốn màu. Nâu, xanh lá, trắng và đen,. Không thấy một chút nào của vàng bạc, màu son và vỏ trứng mà những họa sĩ khác cùng thời thường sử dụng.
* Màu nâu: Chiếm khoảng gần 50% diện tích bề mặt tác phẩm. Được sử dụng gần như làm màu nền. Màu của đất. Nền tảng của sự sống. Màu này trong các tác phẩm của những họa sĩ làm sơn mài khác thường được sử dụng, xem như là màu trung gian. Cách dùng màu rất khác lạ của tác giả. Ít thấy dùng làm nền cho tác phẩm nơi các họa sĩ khác cùng thời...
* Xanh lá: Mảng màu lớn thứ nhì. Chiếm gần 30%. Ngoài màu nâu ra. Gần như là màu chính của tác phẩm. Được bố cục thành hai mảng lớn, nhỏ mô tả màu xanh của cây cối. Mảng lớn nằm phía bên phải trên bức tranh. Mảng nhỏ ở nơi góc đáy trái bức tranh nơi có những tảng đá. Một bố cục mảng màu, dùng cái nhỏ kéo lại để cho mảng lớn không bị nặng, lệch về một phía, cũng như giúp cho mảng màu không bị đơn điệu. Góc phải này là đường dẫn, vừa là cách bố cục để bức tranh không bị lọt thỏm vào bên trong.Và muốn nói...Còn nữa ở phía ngoài chứ không phải chỉ có bấy nhiêu...
* Màu trắng chiếm khoảng 20%. Dùng màu nhẹ nhàng tạo thành màn sương sớm loáng thoáng trên sông và phía xa. Và nói về những đóa hoa trắng, rải rắc trên cành cây...tạo thêm sự phong phú về màu sắc. Ở giai đoạn tiền phát triển của nghệ thuật sơn mài ở Việt Nam. Màu trắng tìm chưa ra, dùng chất liệu khác rất khó sử lý. Màu rất dễ bị lớp nhựa cây sơn làm biến dạng thành màu khác. Cho nên những gì là màu trắng ở giai đoạn đầu mới phát triển này các họa sĩ sơn mài thường dùng vỏ trứng để thay thế...Màu trắng được sử dụng trong tác phẩm " Phong cảnh bến thuyền "này...phải chăng là một thành công của tác giả.
* Màu đen là màu điểm xuyết cho tác phẩm...chỉ thấy ở các màu áo của các cô gái đi lễ...
Từ bốn màu chủ này tác giả đã hòa sắc, triển khai thành những màu trung gian đặt để cho từng sự vật trong tranh của mình. Một bảng màu sáng sủa, nhẹ nhàng, tươi nhuận rất mới lạ. Tác giả đã trình làng một thành quả thử nghiệm của mình với ngôn ngữ màu sắc hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên được phong cách đĩnh đạc của sơn mài. Với bảng màu này đem thực hiện cho tranh sơn dầu. Chẳng có gì đáng nói! Nhưng đây lại là một tác phẩm sơn mài của thập niên 40. Giai đoạn mà hội họa của Việt Nam nói chung. Nghệ thuật sơn mài nói riêng đã tìm được một lối thoát cho riêng mình và đang trên đà phát triển. Không thể đứng ở thời kỳ thế giới phẳng của bàn phím ngày hôm nay qui chụp quá khứ. Phải hòa nhập vào thời điểm bút lông, bút mực đó mà nhận định. Được như vậy. Ta sẽ thấy ngay một sự canh tân về màu sắc rất thú vị trong thời kỳ bình minh của giòng tranh nghệ thuật sơn mài. Tác phẩm tiềm ẩn một đẳng cấp. Một tiếng nói riêng, góp phần khơi nguồn cho giòng chảy sắc màu hiện đại của sơn mài. Nếu không có tờ hóa đơn làm đính kèm minh chứng. Không ai dám cho rằng nó ra đời mãi từ năm 1947. Mà phải nói sắc màu của những năm 1960 trở về sau mới đúng.
Ta có thể xem đây là một vật chứng. Một tư liệu hiếm có để đóng góp thêm cho phần nghiên cứu lịch sử mỹ thuật sơn mài Việt Nam. Thử nhìn lại một số tác phẩm xuyên suốt từ thập niên 40 cho đến 70 của các họa sĩ như: Nguyễn Gia Trí, Trần văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Lê Thy, Nguyễn văn Thanh..v.v...Đem so sánh các tác phẩm của những tác giả nêu trên với tác phẩm " Phong cảnh ". Ta sẽ thấy rất rõ sự khác biệt về màu sắc này.
Hình 05. Nguyễn gia Trí. Dọc mùng. Sơn mài.
Hình 06. Trần văn Cẩn. Đan áo. Sơn mài. (Nguồn Wikipedia ).
Hình 07. Nguyễn Sáng. Giờ học tập. Sơn mài. Kích thước: 80cm x 120cm. Năm 1960.
Hình 08. Lê Thy. Đình làng và tư tưởng Việt Nho. Sơn mài trên gỗ mít. Cỡ 60cm x 90cm. Năm 1950.
Hình 09. Nguyễn văn Thanh. Cá vàng. Sơn mài trên ván ép. Cỡ 60cm x 90cm. Năm 1954.
* Chưa rõ tác giả. Nhưng với phong cách, kỹ thuật, bố cục và màu sắc này kết hợp với thời điểm ra đời cùng giá bán. Không biết đúng hay sai khi ta cho rằng đây là một họa sĩ có tài. Có tâm huyết với ngành sơn mài nên đã bỏ công tìm tòi, khai thác các mảng màu mới lạ đưa vào trong tác phẩm của mình để cho mọi người có dịp thưởng lãm. Phải chăng tác giả chưa tự tin lắm về công việc mình làm nên không dám thích danh vào tác phẩm? Hay không muốn cho ai biết danh tánh của người phải tha phương...? Chuyện này chỉ còn một cách duy nhất để tìm biết được tên tác giả là dựa vào bản vẽ cũ bên dưới. Nếu tác giả có ký tên mà mài chưa hết. Khi quan sát xuyên qua được lớp sơn bề mặt để tìm. Ta hy vọng sẽ gặp. Nhưng đó cũng chỉ là một hy vọng rất mong manh.( Cũng may là bức tranh này không lọt vào tay bọn làm bạc giả. Nếu cứ điền tên một vị họa sĩ có tên tuổi nào đó của thời Đông Dương vào. Với xuất thân và bản chất như thế! Ai dám nói không đúng kia chứ!? Nhưng ta vẫn hy vọng vào tương lai đến một thời điểm nào đó các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra tác giả đích thực của tác phẩm này. ).
* Một điểm đặc biệt là bức sơn mài này trước đó đã vẽ một cảnh gì đó có dính dáng đến văn hóa Nhật Bản nhưng không rõ vì sao đã bị mài xóa đi rồi mới vẽ “ Phong cảnh ” này trùm lên. Dấu vết còn để lại nơi vùng có vẽ cây hoa đại. Nếu ta lật nghiêng, nhìn kỹ sẽ thấy ửng lên dấu vết một cái dù kiểu Nhật Bản rất lớn. Đường kính cây dù cỡ khoảng hai tấc vuông.
Hình 11. Vị trí cây dù bị xóa nằm trong vòng tròn màu đỏ.
Lý giải cho
chuyện tại sao sơn mài Việt Nam
lại có vẽ cảnh Nhật Bản?.
Theo lịch sử quân Nhật đầu hàng vào tháng 9/1945. Trong hóa đơn tác phẩm “ Bến thuyền ” này được bán vào ngày 28 tháng 11 năm 1947. Vậy tác phẩm này được bán sau ngày Nhật đầu hàng là 02 năm. Dựa vào ngày tháng ghi trong hóa đơn cùng dấu vết cây dù Nhật để lại. Ta biết được tấm vóc này đã có trước năm 1947 khá xa. Ít ra cũng phải vào năm 1945 hay trước đó nữa. Ta cũng phải hiểu rằng khi quân Nhật rút khỏi Việt Nam rồi. Chắc chắn là không có một người Việt nào muốn vẽ cảnh Nhật, vì làm như thế bán cho ai? Cho nên chuyện vẽ này chỉ có xảy ra khi người Nhật đang còn chiếm đóng Việt Nam mà thôi.
Vấn đề được đưa ra. Tại sao lại vẽ
cảnh của Nhật?
Có vài giả thiết được đưa ra như sau:
1 - Có thể vào thời điểm vàng son của chế độ Quân Phiệt Nhật tại Việt Nam. Một người Nhật nào đó đang ở Việt Nam nghe được tiếng tăm của họa sĩ nên đã nhờ vẽ một cảnh Nhật
với kỹ thuật sơn mài Việt Nam mang về nước làm kỷ niệm.?
( Chuyện này rất có thể xảy ra và người Nhật đó đã cung cấp màu dùng trong kỹ thuật sơn mài Nhật đưa cho họa sĩ Việt để thực hiện...? Nhìn tổng thể tác phẩm có màu sắc rất khác lạ so với sơn mài truyền thống Việt Nam. Có vẻ như màu trắng được sử dụng để pha trộn với những màu gốc để ra những màu hiện hữu trên tác phẩm này... ).
( Chuyện này rất có thể xảy ra và người Nhật đó đã cung cấp màu dùng trong kỹ thuật sơn mài Nhật đưa cho họa sĩ Việt để thực hiện...? Nhìn tổng thể tác phẩm có màu sắc rất khác lạ so với sơn mài truyền thống Việt Nam. Có vẻ như màu trắng được sử dụng để pha trộn với những màu gốc để ra những màu hiện hữu trên tác phẩm này... ).
2 – Phải chăng một nhân vật nào đó người Việt Nam với mục đích gì chưa rõ đã đặt vẽ một cảnh của xứ Nhật để làm quà tặng cho viên chức Nhật.
( Lý do này có phần hợp lý... Một sự trả ơn hay quà biếu xén để nhờ vả... Nhưng lại lấn cấn về màu trắng... Hầu như màu trắng dùng trong sơn mài trong những thập niên 40, 50 rất ít thấy tại Việt Nam. Ngoài tác phẩm này...? Như vậy màu trắng được họa sĩ Việt tìm ra hay lấy từ đâu? ).
( Lý do này có phần hợp lý... Một sự trả ơn hay quà biếu xén để nhờ vả... Nhưng lại lấn cấn về màu trắng... Hầu như màu trắng dùng trong sơn mài trong những thập niên 40, 50 rất ít thấy tại Việt Nam. Ngoài tác phẩm này...? Như vậy màu trắng được họa sĩ Việt tìm ra hay lấy từ đâu? ).
Đó là giả thiết để trả lời cho việc tại sao lại vẽ cảnh Nhật rồi xóa đi...
Có phải chăng họa sĩ vẽ cảnh đi chùa Hương?
“ ... Nhưng thông thường du khách thích đi đường thuỷ. Mọi người cùng xuống đò do các cô gái làng Yến chèo lái, thả lững lờ dọc suối Yến, lặng ngắm hai bên bờ, xa xa sau màn sương mỏng nhẹ là trùng điệp núi biếc. Nếu ngồi cạnh bạn lại là một khách ưa chuyện trò, hiểu biết kể cho bạn nghe những huyền thoại đất Hương Sơn thì không còn gì thú vị hơn….( Trích nguồn. lichsuvietnam.vn ).
Hình 12. Chi tiết bến sông
Một bến thuyền bên sông. Cảnh vật phía bờ bên kia bị che khuất hoàn toàn bởi màn sương sớm. Chỉ còn thấy vài chiếc đò có người đang nghỉ ngơi có người đang rướn tay chèo. Bờ bên đây thuyền lớn bé neo bờ chen nhau san sát. Con đường đất đi lên, thoáng rộng có khuynh hướng lên dốc. Chung quanh hoa lá đâm chồi, nảy lộc thật nên thơ cho thấy một cảnh mùa Xuân tươi nhuận.
Hình 13. Chi tiết trang phục.
Những thiếu nữ mang dáng vóc thành thị xứ Bắc Bộ đang cùng
nhau rảo bước bóng đổ dài trên đường. Trang phục áo dài, tóc bồng tân thời và có quấn khăn
quanh cổ. Hình ảnh cho thấy tiết trời còn khí lạnh ( Miền Bắc, sau Tết đến
tháng ba thời tiết bắt dầu ấm áp trở lại ). Một vài người với những thúng hoa,
ngồi như có vẻ đang bày bán bên vệ đường (2). Sau cùng hai cô gái tay bưng rổ đựng
lễ vật đang sánh vai đi lên. Tất cả những hình ảnh phác họa trong tranh có dáng vẻ cứng cáp, góc cạnh chắc khỏe như những mảng rập quen thuộc của giòng tranh Đông Hồ. Tất cả được đặt trên một nền nâu nhạt pha lẫn với sắc độ trung gian mờ ảo nhẹ tênh như sương sớm lung linh, tạo lên một sự mềm mại, uyển chuyển trông rất sinh động.
Với những yếu tố
nêu trên tôi cho rằng họa sĩ đã mô tả cảnh đi chùa Hương. Một nơi mà hàng năm
từ tháng Giêng cho tới tháng Ba mọi người hay rủ nhau đi lễ. Và đa phần thích
dùng thuyền để vãn cảnh.
Đây là một tác phẩm mang sắc thái mới về màu rất đáng trân trọng, xứng đáng được gìn giữ, bảo quản. Tóm lại tác phẩm này dù có nhận định về nó ra sao chăng nữa. Nó vẫn thuộc dạng đẹp, rất hiếm hoi trên họa trường. Bản thân nó chính là một vật chứng sống rất cần thiết cho lịch sử, cũng là tác phẩm minh họa cho giai đoạn đang còn chập chững tìm tòi của ngành sơn mài nghệ thuật nói riêng và nghệ thuật đặc thù cận đại của Việt Nam nói chung.
Cauminhngoc
12/01/2014.
(1) Trích dẫn theo như nguồn Wikipedia tiếng Việt. Trong mục “ Đồng bạc Đông Dương ”.
Nếu dựa vào Tỷ giá nêu trong nguồn Wikipedia. 01 đồng Đông Dương = 17 franc thì ta có:
17 franc x 757đ. 50
= 12.877 franc 50.
Như vậy tấm sơn mài này nếu dùng tiền quan Pháp để mua vào thời điểm 1947 phải trả là: 12.877,50 franc.
(1) Trích dẫn theo như nguồn Wikipedia tiếng Việt. Trong mục “ Đồng bạc Đông Dương ”.
“ Trong thời kì Nhật chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới
lần thứ 2, tỷ giá với đồng yen Nhật là 0,976 đồng = 1 yen. Sau chiến tranh, tỷ giá với đồng
franc Pháp lại được khôi phục. Tuy nhiên, tháng 12 năm 1945,
để tránh sự mất giá của đồng franc, tỷ giá hối đoái đã bị thay đổi thành 1 đồng
= 17 franc ”.
“ Sau Đệ nhị Thế chiến người Pháp tái chiếm Đông Dương. Tình
hình xáo trộn nên mãi đến năm 1947 mới phát hành những mẫu tiền mới,
trong đó xuất hiện tờ $50 lần đầu tiên ”.[11] “”
( Sao y bản chính ).
Nếu dựa vào Tỷ giá nêu trong nguồn Wikipedia. 01 đồng Đông Dương = 17 franc thì ta có:
Như vậy tấm sơn mài này nếu dùng tiền quan Pháp để mua vào thời điểm 1947 phải trả là: 12.877,50 franc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét