Thứ Ba, 10 tháng 10, 2023

Những bản khắc gỗ và bản kẽm được sử dụng in hình minh họa trong sách giáo khoa thời cũ.

Những bản khắc gỗ và bản kẽm được sử dụng in hình minh họa trong sách giáo khoa thời cũ. 



                                            

                                                     Hai bà Trưng. Bản kẽm. 20.5cm x 26cm.


     Buồn buồn đi lục lại mớ bản khắc gỗ, bản kẽm cũ mà người xưa dùng để minh họa trong những quyển sách của bậc tiểu học phổ thông ở những thập niên 50/ Tk 20 hoặc trước đó. Những bản gỗ hoặc bản kẽm này không lớn với dạng chữ nhật hay vuông. Dài không quá 20cm. Cao khoảng 10cm đổ lại. Những kích thước của những bản khắc này thường dựa vào kích thước khoảng trống khiêm tốn chừa ra bên cạnh bài in trên trang giấy. Hình ảnh bản khắc dựa vào nội dung của bài học hay tập đọc mà thực hiện cho phù hợp.

-            a - Bản gỗ được khắc bằng tay cho thấy cả một sự công phu, tỷ mỷ, cần cù cùng sự cẩn trọng đến từng mỗi nét khắc. Với những bản khắc gỗ, công việc ấn loát có phần bị hạn chế bởi vì phải lệ thuộc độ bền của gỗ cũng như nét khắc mảnh hay dày. Do lực tác động của công việc ấn loát nên nét khắc sau những lần in thường bè ra hoặc bị mẻ vì sử dụng qua nhiều đợt in, việc hư hỏng gây trở ngại rất lớn vì phải ngưng để làm lại rất mất công và tốn thời gian.

-              b - Bản kẽm có độ bền cao hơn, công việc khắc bản cũng tương đối dễ dàng nhờ vào phương tiện máy móc cơ khí hiện đại hỗ trợ. Công việc ấn loát cũng trở nên nhanh chóng hơn nhiều so với bản in khắc gỗ do ít bị hư hỏng do bản khắc gây ra.

        Nói chung những bản gỗ hay bản kẽm đều do bàn tay và công sức con người tạo dựng. Chỉ khác nhau dụng công nhiều hay ít, thực hiện khó hơn hay dễ hơn mà thôi. Tất cả chúng được xem là vật thể phục vụ cho mục đích của con người giống như mọi vật thể khác trong xã hội nhưng mang tính độc bản và ít ỏi hơn. Ngày nay ở thời đại khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bậc. Công việc ấn loát trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Do mọi lãnh vực đều có máy móc hỗ trợ nên những ngành nghề thủ công dần bị mai một theo thời gian... Vì thế mà những vật dụng mang tính thủ công của những thế kỷ trước còn sót lại trở nên hiếm hoi khó kiếm, điều này khiến cho người có máu lưu giữ những gì xưa cũ, độc đáo quan tâm tìm kiếm làm của riêng phục vụ cho sở thích của mình....

     Nói riêng về phần cảm tính đối với những bản gỗ hay bản kẽm nho nhỏ dễ thương dùng để vỗ bản thành những hình minh họa gắn liền nơi mỗi bài viết trên từng trang giấy trong quyển sách của thời xa xưa/ Có lẽ nó chỉ gây cảm súc thân thương cho các thế hệ đã từng cầm nó trong tay, nay đã xấp xỉ 70 tuổi đời. Nó gợi cho thế hệ già nua này nhớ đến những ngày tháng còn ê a mài đũng quần trên ghế nhà trường. Khi mà trên mặt bàn đây đó còn loang lổ vết mực xanh, tím. Ẩn khuất dưới những quyển sách hay tập vở để xốc xếch bên cạnh những cây bút quản gỗ có gắn ngòi sắt lá tre, mỗi khi viết phải chấm mực... Với các thế hệ sau này sẽ không bao giờ hiểu nổi chuyện gì đã từng có và đã từng xảy ra ở những thời gian trước đó. Bởi vậy! Nếu còn lưu giữ được những gì ở quá khứ. Nó cũng sẽ giúp cho thế hệ mai sau nhìn thấy những gì người đi trước đã trải qua và để lại. Tất cả những thứ một thời đã qua tích lũy lại sẽ trở thành văn hóa của một dân tộc... Những bản khắc gỗ và kẽm ở đây nó thuộc mảng cá biệt chứ không phải thể loại sản xuất đại trà. Chính thế, nó trở nên ít ỏi, không thể trở thành mảng sưu tập rộng rãi hoặc giả khuấy động thành phong trào trong giới sưu tập như các loại hình khác. Nhưng dẫu sao nó vẫn tồn tại để cho người có thú chơi đồ xưa cũ gìn giữ chúng theo sở thích...

      Phải nói hồi đó mình xung thiệt, thấy cái gì có vẻ hiếm lạ là mua bất kể, miễn sao nó không bị kỳ đà cản mũi là được Giờ ngồi ngó lại thấy cung vui vui trong lòng...

         Rất tiếc là không rõ người khắc bản là ai! (1) và cũng không nắm được những hình ảnh này được in trong quyển sách giáo khoa, nhà xuất bản nào của thời cũ. mặc dù chỉ có duy nhất một trang in thử. Bài số 67,  Đổ máu cam.


(1) Mặc dù người bán nói là của họa sĩ Tú Duyên, Xét vì chưa có bằng chứng nên không thể khẳng định do Tú Duyên khắc bản. Nhưng đó cũng là một hướng để truy xét vì họa sĩ Tú Duyên trước đây có nhận khắc bản cho sách báo. (Xem Mục III phía dưới bài viết).



  


                           Hình 01. Bản khắc gỗ và bản kẽm dùng dể vỗ bản trên trang sách


                                                              I - BẢN KHẮC GỖ.
















                                                                     II - BẢN KẼM.












III - TÚ DUYÊN VÀ MINH HỌA CHO BÌA BÁO.


 
Bản khắc gỗ của họa sĩ Tú Duyên trên trang bìa Nam Kỳ Tuần Báo năm 1942

Bản khắc gỗ của họa sĩ Tú Duyên trên trang bìa Nam Kỳ Tuần Báo năm 1944.



Cauminhngoc

10/10/2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét