Họa sĩ. PHẠM VIẾT SONG ( 1917 - 2005 )
Hình 01 - HS. Phạm viết Song. Lòng mẹ. Màu nước/giấy. Kích thước: 20.5cm x 29.5cm. Năm vẽ 1969. Chữ ký đỉnh góc trái trên. Bút tích của Giáo sư Phan Lạc Tuyên chú trên đỉnh bức tranh.
Hình 02 - Họa sĩ: W. Popielarczyk. Trừu tượng. Mực, màu sáp/giấy vo nhăn. Cỡ: 23cm x 35cm. Năm vẽ: 1967. Bức tranh này đã dán chồng lên, che khuất bức "Lòng mẹ" của HS. Phạm viết Song suốt thời gian dài 18 năm.
Chuyện kể:
Bức tranh
Trừu tượng của họa sĩ W. Popielarczyk người Ba Lan mà hiện tôi đang lưu giữ là do ông Phan lạc Tuyên nhượng lại cùng với nhiều món khác mãi từ
cuối năm 1998. Trong khoảng thời gian dài đó, thỉnh thoảng cũng có lúc đem ra quét bụi, lau chùi
cho sạch sẽ rồi lại cất chẳng chút vướng bận.
Tiện dịp làm vệ
sinh cho những bức tranh khác nhân lúc rảnh ( 01/12/2016 ). Bức Abstract do họa sĩ Ba Lan W. Popielarczyk vẽ cũng được lôi ra làm như những bức khác.
Khi lật phía sau mới thấy tấm ván ép lót lưng có dấu hiệu bị mọt đục đôi
chỗ. Sợ ảnh hưởng đến bức tranh nên đã quyết định phải thay thế miếng ván ép bằng miếng carton cho an toàn. Khi lấy ra khỏi khung thấy bức tranh của W. Popielarczyk đã được dán thẳng vào giữa một tờ giấy trắng toát, có chừa riềm đều chung quanh khoảng 03cm. Bức tranh lại được bồi thêm tờ giấy trắng khác ở phía dưới nữa rồi mới dán lên mặt miếng ván ép lót lưng. Thấy vậy và cho rằng việc dán nhiều lớp chẳng qua do tính cẩn thận của ông Tuyên muốn cho chắc chắn mà thôi! Gì thì gì cũng phải lấy bức tranh ra khỏi miếng ván ép lót lưng để tránh hậu họa bị mọt mối. Quan sát tổng thể bức tranh trừu tượng dán trên tờ giấy trắng để tìm hướng giải quyết. Điểm gây chú ý là những vết ố vàng do lớp keo khô lâu ngày ửng nhẹ trên mặt giấy thành một đường viền loang lổ đứt đoạn chung quanh bức tranh. Ngắm nghía, suy tính tìm phương cách tốt nhất để lúc tháo ra không phạm vào bức tranh. Tôi chọn điểm khởi đầu ở giữa đáy bức tranh vì thấy mặt giấy nơi này không có vết ố của lớp keo. Điều này vô tình đã tạo ra một quãng hở nhỏ. Tôi lấy cái bay vẽ loại có độ dài, mảnh mũi tà lại mềm dễ bề luồn lách.... Mũi bay lọt vào khoảng hở giữa hai tờ giấy không chút khó khăn. Tôi cẩn thận tách từ từ từng phân vuông một. Cứ thế… Khi đã tách được một đoạn dài hơn tấc tây ở hai cạnh ngang và đứng. Tôi dừng lại và cầm nơi góc dở lên. Tôi phát hiện mảnh giấy lót lưng cho bức tranh của Popielarczyk là một tờ lịch cũ, đồng thời phần giấy trắng phía dưới, lúc đầu tôi nghĩ là ông Tuyên bồi cho dày thêm, giờ không phải như thế. Trên mặt giấy vừa hé lộ, một mảnh giấy khác có màu xanh xậm đa sắc, được dán thụt hơi sâu vào phía trong cho thấy một phần nhỏ nhưng trông ra dáng là một bức tranh vẽ bằng màu nước, kích thước nhỏ hơn bức tranh của Popielarczyk đôi chút. Trong đầu lóe lên thắc mắc! Có bức tranh khác chăng? Vì vậy mà độ cẩn trọng được gia tăng, chỉ dám lóc nhè nhẹ từng tí
một và chuyên chú vào những nơi có dấu hiệu vàng ố của lớp keo ửng lên. Cũng may là khi
dán hai tờ lịch vào nhau, ông Tuyên chỉ quết hồ keo một đường viền theo cạnh miếng
ván nên công việc bóc tách cũng chỉ giới hạn ở những nơi đó. Ở những nơi không có keo thì hai mặt giấy tự động hở ra. Khi tách rời được toàn bộ tờ lịch có bức tranh Popielarczyk ra khỏi. Một tác phẩm khác vẽ bằng màu nước có tên "Lòng mẹ" được dán dính vào miếng ván ép đã lộ ra hoàn toàn không bị trầy xước gì trong khi tháo. Thật là vui… Trong đầu có ý nghĩ. “ Ồ! Mua một thành hai! ”. Bởi vì khi mua tôi chỉ thanh toán cho mỗi bức tranh trừu tượng của HS. Popielarczyk, chứ đâu biết có bức tranh khác nằm ở phía sau và ông GS. Tuyên cũng chẳng hề đề cập hay khuyến cáo gì với tôi về sự có mặt của bức "Lòng mẹ" ở đăng sau bức tranh của họa sĩ Ba Lan này. Chính vì vậy mà tôi không hề vướng víu, thắc mắc gì khác cho đến thời điểm này cuối năm 2016. Thật bất ngờ… sau
18 năm ẩn mình đến giờ mới phát hiện... và trước đó không rõ ông Tuyên đã dấu nó tự khi nào?
Cuối cùng công việc tách cũng xong. Tôi ngồi ngắm thành quả của mình. Hình ảnh người mẹ
già Nam Bộ khăn rằn Nam Bộ vắt vai đang xoa đầu anh lính có đội mũ tai bèo. Ngoài bức vẽ
ra, trên mé đỉnh ngoài bức tranh, nơi tờ lịch chừa làm riềm bức tranh có ghi
dòng chữ: “ Lòng mẹ. Họa sĩ Phạm viết Song tặng tại Hà Nội 1969 ”. Nét chữ của ông Phan Lạc Tuyên, viết bằng loại bút dầu mực đen quá quen thuộc đối với tôi ở những lần viết giấy xác nhận những món sang nhượng. Đọc nội dung trên tôi hiểu là họa sĩ Phạm viết Song đã tặng cho ông Phan Lạc Tuyên vào năm 1969 tại
Hà Nội.
Nhắc lại. Bức
tranh “Lòng mẹ” này cũng được dán lên mặt sau một nửa tờ lịch rồi mới dán thẳng vào
miếng ván ép, với kích thước không lớn cỡ: 20cm x 30cm, nên khi bồi bức “ Lòng mẹ ” lên tờ lịch nó có phần riềm khá
rộng và lúc dán vào miếng ván ép ông Tuyên cũng chỉ quét keo một đường viền gần sát phía rìa cạnh tờ lịch nên chỉ việc đưa dao rọc quanh chu vi bức tranh là lấy ra một
cách nhẹ nhàng.
Một
niềm vui nho nhỏ của những người yêu thích tranh tự nhiên phát hiện được một bức mà mình không hề mua hay được tặng nằm sẵn
trong nhà suốt 18 năm trường, để rồi bất chợt một phút giây tình cờ phát hiện ra nó. Tôi cho rằng đây là cái duyên và nó đã chọn thời điểm cho tôi tiếp cận. Đã là cái duyên thì cho dù tranh to hay nhỏ, tác giả nổi hay chìm, giá trị cao hay thấp cũng chẳng quan trọng. Chỉ cần biết từ nay nó đã thuộc về mình. Của hữu duyên từ trên trời rơi xuống... thử hỏi nếu tấm ván ép lót lưng không có dấu hiệu bị mối mọt... không hiểu nó sẽ ra sao...!?MỘT VÀI ĐIỀU THÚ VỊ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỨC TRANH "LÒNG MẸ".
- Vì không tìm thấy năm trên tờ lịch mà ông Tuyên đã cắt làm hai phần để bồi lưng cho hai bức tranh nên chỉ còn cách duy nhất là dựa vào ngày và tháng 11 & 12 in sẵn của tờ lịch được dán sau lưng bức "Lòng mẹ" làm dữ kiện để truy nguyên. Cuối cùng. Qua sự tìm hiểu từ những năm cũ. Đích xác là lịch tháng năm 1996. In 02 tháng trong một tờ, cộng thêm tờ bìa thành cuốn lịch loại 07 tờ. Chủ đề về hoa. Hiện vật cho thấy ông Tuyên lấy tờ lịch cuối cùng có tháng 11 & 12 đem rọc làm đôi. Phần in số ông bồi lưng cho bức "Lòng mẹ" và phần in hoa phong lan dùng cho bức của W. Popielarczyk. Như vậy việc dán hai bức chồng lên nhau là cùng một thời điểm. Sớm nhất cũng phải từ năm 1997 khi cuốn lịch đã hết năm không còn giá trị sử dụng hoặc vào một số tháng của năm 1998 trước khi nhượng lại cho tôi vào tháng 11 năm 1998.
- Truy cập goolge vào trang hình ảnh của họa sĩ Phạm viết Song. Cho thấy có vài hình ảnh giống với bức "Lòng mẹ" nhưng là sơn dầu, khổ lớn. Mang tên: "Bà má núi Thành". Thuộc sở hữu của nhà sưu tập người Thái Lan tên: Tira Vanichtheeranont.
- So sánh kỹ giữa hai bức có độ giống nhau đến trên 80%. Ta có thể tin rằng bức tranh trước đó có tên "Lòng mẹ". (Theo bút tích của ông Tuyên ghi trên bức tranh được tặng năm 1969) là bản phác thảo hoàn chỉnh bằng màu nước mà ông Song đã thực hiện để rồi sau đó được chuyển thể qua sơn dầu. Tên gọi "Bà má núi Thành". Cái tên này không rõ là được đặt khi nào? Nhưng chắc chắn phải là sau khi tặng cho ông Phan lạc Tuyên. Bởi lẽ ta thấy ông Tuyên đã ghi hẳn trên đầu bức tranh là "Lòng mẹ". Như vậy hẳn là ông đã nghe chính tác giả nói lúc đưa tặng cho nên sau này ông Tuyên mới ghi lại như vậy chứ không thể tự đặt... Do việc phát hiện xảy ra sau khi ông Tuyên đã khuất núi nên không thể truy nguyên... thật đáng tiếc. Còn chuyện tên gọi tác phẩm là "Lòng mẹ" và "Bà má núi Thành" cái nào hay hơn nó cũng còn tùy theo quan điểm của mỗi người.
- Tại sao ông Tuyên lại lấy bức tranh trừu tượng của W. Popielarczyk dán chồng lên bức "Lòng mẹ"? Có phải vì ông Tuyên cho rằng bản vẽ "Lòng mẹ" được tác giả tặng thuộc loại tranh quí. Kỷ vật đã theo ông suốt một thời gian dài nên đem cất dấu hay vì không có sẵn khung nên ông đã làm chuyện dán chồng hai bức lên nhau và sau đó quên đi? Hoặc vì một lý do nào khác mà chúng ta chưa rõ... Rất tiếc là lúc phát hiện ra thì ông Tuyên đã khuất nên chuyện này coi như mãi mãi không có lời giải...
- Theo bút tích của ông Phan lạc Tuyên ghi trên đầu bức tranh, cho biết họa sĩ Phạm viết Song đã tặng cho ông vào năm 1969. Sau đó không rõ ông treo hay cất. Nhưng chắc chắn một điều là sau năm 1996. Căn cứ vào tờ lịch hết niên hạn, có nghĩa là sớm nhất cũng phải vào năm 1997, ông mới đem dán chồng hai tấm lên nhau đem lộng vào khung (Vì cùng một tờ lịch đem chia đôi, cho hai bức nên không thể khác thời điểm cho được) và ông viết hàng chữ "Lòng mẹ" cùng chú thích việc được tặng bức tranh cũng vào ngay thời điểm này (năm 1996). Đó là điều chắc chắn. Đến cuối năm 1998 thì nhượng lại cho tôi. Như vậy bức tranh đã theo ông Tuyên từ năm 1969 cho đến năm 1998. Có thời gian là: 29 năm.
- Bức tranh của W. Popielarczyk mua về từ năm 1998. Mãi cho đến cuối năm 2016 mới phát hiện đằng sau có thêm bức "Lòng mẹ". Như vậy là bức tranh "Lòng mẹ" đã chịu ẩn mình sau lưng bức tranh trừu tượng của họa sĩ W. Popielarczyk một thời gian là: 18 năm.
- Theo như thông tin trên mạng thì nhà sưu tập người Thái Lan bắt đầu mua tranh Việt Nam từ năm 2009. Nếu căn cứ vào năm ông Tira bắt đầu mua tranh là 2009 và cứ cho là ông ta mua bức "Bà má Núi Thành" cùng năm 2009. Có nghĩa là mua sau khi HS Phạm viết Song mất 04 năm (1917 - 2005) và sau khi vẽ là 40 năm (1969 - 2009). Đem so năm 2009 ông Tira mua với thời điểm ông Tuyên bán bức "Lòng mẹ" cho tôi năm 1998. Thì nhà sưu tập người Thái mua sau thời điểm ông Tuyên nhượng lại cho tôi là: 11 năm.
- Rất khó có thể cho là bức "Lòng mẹ" được ai đó làm giả mãi từ năm 1969 hoặc vào trước năm 1996 để tặng cho ông Tuyên!?
- Cần lưu ý. Mặc dù là bản phác thảo. Nhưng lại là bản phác thảo hoàn chỉnh bằng màu nước chứ không phải bản phác ghi nhớ vẽ bằng chì than hoặc bút sáp hay một vài chất liệu thông dụng khác mà các họa sĩ thường dùng cho việc này. Do đó nó có giá trị tinh thần của bản nguyên và họa sĩ Phạm viết Song đã dựa vào bản phác hoàn chỉnh này mà hoàn thành cho bản sơn dầu.
- Hiện tại cũng chưa rõ ngoài hai bức nói trên còn phiên bản nào khác nữa hay không? Tạm thời cứ cho là như thế... Dẫu ít hay nhiều gì nó cũng là một sự thật hiển nhiên với nhiều dữ kiện kỳ lạ vô tình trở thành câu chuyện khá thú vị nên thuật lại "Cho đời thêm vui".
Cauminhngoc
01/12/2016
- Vì không tìm thấy năm trên tờ lịch mà ông Tuyên đã cắt làm hai phần để bồi lưng cho hai bức tranh nên chỉ còn cách duy nhất là dựa vào ngày và tháng 11 & 12 in sẵn của tờ lịch được dán sau lưng bức "Lòng mẹ" làm dữ kiện để truy nguyên. Cuối cùng. Qua sự tìm hiểu từ những năm cũ. Đích xác là lịch tháng năm 1996. In 02 tháng trong một tờ, cộng thêm tờ bìa thành cuốn lịch loại 07 tờ. Chủ đề về hoa. Hiện vật cho thấy ông Tuyên lấy tờ lịch cuối cùng có tháng 11 & 12 đem rọc làm đôi. Phần in số ông bồi lưng cho bức "Lòng mẹ" và phần in hoa phong lan dùng cho bức của W. Popielarczyk. Như vậy việc dán hai bức chồng lên nhau là cùng một thời điểm. Sớm nhất cũng phải từ năm 1997 khi cuốn lịch đã hết năm không còn giá trị sử dụng hoặc vào một số tháng của năm 1998 trước khi nhượng lại cho tôi vào tháng 11 năm 1998.
- Truy cập goolge vào trang hình ảnh của họa sĩ Phạm viết Song. Cho thấy có vài hình ảnh giống với bức "Lòng mẹ" nhưng là sơn dầu, khổ lớn. Mang tên: "Bà má núi Thành". Thuộc sở hữu của nhà sưu tập người Thái Lan tên: Tira Vanichtheeranont.
- So sánh kỹ giữa hai bức có độ giống nhau đến trên 80%. Ta có thể tin rằng bức tranh trước đó có tên "Lòng mẹ". (Theo bút tích của ông Tuyên ghi trên bức tranh được tặng năm 1969) là bản phác thảo hoàn chỉnh bằng màu nước mà ông Song đã thực hiện để rồi sau đó được chuyển thể qua sơn dầu. Tên gọi "Bà má núi Thành". Cái tên này không rõ là được đặt khi nào? Nhưng chắc chắn phải là sau khi tặng cho ông Phan lạc Tuyên. Bởi lẽ ta thấy ông Tuyên đã ghi hẳn trên đầu bức tranh là "Lòng mẹ". Như vậy hẳn là ông đã nghe chính tác giả nói lúc đưa tặng cho nên sau này ông Tuyên mới ghi lại như vậy chứ không thể tự đặt... Do việc phát hiện xảy ra sau khi ông Tuyên đã khuất núi nên không thể truy nguyên... thật đáng tiếc. Còn chuyện tên gọi tác phẩm là "Lòng mẹ" và "Bà má núi Thành" cái nào hay hơn nó cũng còn tùy theo quan điểm của mỗi người.
- Tại sao ông Tuyên lại lấy bức tranh trừu tượng của W. Popielarczyk dán chồng lên bức "Lòng mẹ"? Có phải vì ông Tuyên cho rằng bản vẽ "Lòng mẹ" được tác giả tặng thuộc loại tranh quí. Kỷ vật đã theo ông suốt một thời gian dài nên đem cất dấu hay vì không có sẵn khung nên ông đã làm chuyện dán chồng hai bức lên nhau và sau đó quên đi? Hoặc vì một lý do nào khác mà chúng ta chưa rõ... Rất tiếc là lúc phát hiện ra thì ông Tuyên đã khuất nên chuyện này coi như mãi mãi không có lời giải...
- Theo bút tích của ông Phan lạc Tuyên ghi trên đầu bức tranh, cho biết họa sĩ Phạm viết Song đã tặng cho ông vào năm 1969. Sau đó không rõ ông treo hay cất. Nhưng chắc chắn một điều là sau năm 1996. Căn cứ vào tờ lịch hết niên hạn, có nghĩa là sớm nhất cũng phải vào năm 1997, ông mới đem dán chồng hai tấm lên nhau đem lộng vào khung (Vì cùng một tờ lịch đem chia đôi, cho hai bức nên không thể khác thời điểm cho được) và ông viết hàng chữ "Lòng mẹ" cùng chú thích việc được tặng bức tranh cũng vào ngay thời điểm này (năm 1996). Đó là điều chắc chắn. Đến cuối năm 1998 thì nhượng lại cho tôi. Như vậy bức tranh đã theo ông Tuyên từ năm 1969 cho đến năm 1998. Có thời gian là: 29 năm.
- Bức tranh của W. Popielarczyk mua về từ năm 1998. Mãi cho đến cuối năm 2016 mới phát hiện đằng sau có thêm bức "Lòng mẹ". Như vậy là bức tranh "Lòng mẹ" đã chịu ẩn mình sau lưng bức tranh trừu tượng của họa sĩ W. Popielarczyk một thời gian là: 18 năm.
- Theo như thông tin trên mạng thì nhà sưu tập người Thái Lan bắt đầu mua tranh Việt Nam từ năm 2009. Nếu căn cứ vào năm ông Tira bắt đầu mua tranh là 2009 và cứ cho là ông ta mua bức "Bà má Núi Thành" cùng năm 2009. Có nghĩa là mua sau khi HS Phạm viết Song mất 04 năm (1917 - 2005) và sau khi vẽ là 40 năm (1969 - 2009). Đem so năm 2009 ông Tira mua với thời điểm ông Tuyên bán bức "Lòng mẹ" cho tôi năm 1998. Thì nhà sưu tập người Thái mua sau thời điểm ông Tuyên nhượng lại cho tôi là: 11 năm.
- Rất khó có thể cho là bức "Lòng mẹ" được ai đó làm giả mãi từ năm 1969 hoặc vào trước năm 1996 để tặng cho ông Tuyên!?
- Cần lưu ý. Mặc dù là bản phác thảo. Nhưng lại là bản phác thảo hoàn chỉnh bằng màu nước chứ không phải bản phác ghi nhớ vẽ bằng chì than hoặc bút sáp hay một vài chất liệu thông dụng khác mà các họa sĩ thường dùng cho việc này. Do đó nó có giá trị tinh thần của bản nguyên và họa sĩ Phạm viết Song đã dựa vào bản phác hoàn chỉnh này mà hoàn thành cho bản sơn dầu.
- Hiện tại cũng chưa rõ ngoài hai bức nói trên còn phiên bản nào khác nữa hay không? Tạm thời cứ cho là như thế... Dẫu ít hay nhiều gì nó cũng là một sự thật hiển nhiên với nhiều dữ kiện kỳ lạ vô tình trở thành câu chuyện khá thú vị nên thuật lại "Cho đời thêm vui".
Hình 03. Tờ lịch năm 1996. Dán che bức tranh " Lòng mẹ ".
Hình 04 - Tờ lịch dán sau bức tranh của HS. W. Popielarczyk.
Hình 05 - Tờ lịch 07 tờ năm 1996. Mỗi tờ 02 tháng.
Hình 06. Nhà sưu tập Tira Vanichtheeranont bên bức tranh "Bà má Núi Thành". (Nguồn: baomoi.com)
Hình 07 - So sánh từ hai bức, cho thấy bức "Lòng mẹ" đã bị xén bớt phần phía sau lưng người mẹ. Phải chăng vì muốn bố cục được chặt chẽ hơn nên ông Song đã xén bớt hay do ông Tuyên tề bớt cho gọn ghẽ, tiện việc bảo quản...?
Hình 08 - Thủ bút của GS. Phan Lạc Tuyên trong một biên nhận để đối chiếu với chữ viết trên đỉnh bức tranh " Lòng mẹ ".
Cauminhngoc
01/12/2016
Hồi nhỏ tôi học vẽ tại nhà cụ Phạm viết Song từ 1976 đến 1984 ( 8 năm) quá quen thuộc với bức "Bà má miền Nam " kia được treo ở nhà cụ. Tranh sơn dầu. Chắc sau khi cụ mất năm 2005, người nhà cụ mới bán cho ông người Thái.
Trả lờiXóa