HỌA SĨ NGUYỄN PHI HOANH
( Hình ảnh Quốc lộ 1. Đoạn từ Lương Phú nhìn về Mỹ Tho vào năm 1937 ).
Sơn dầu/bố. Kích thước 60cm x 90cm. Vẽ năm 1937. Chữ ký đáy góc phải.
Bất cứ cái gì trên cõi đời này chúng cũng có thể giúp ích
cho ta nếu biết sử dụng khai thác nó đúng chỗ. Cho nên các bức tranh cũng
không thế nào vượt qua khỏi những qui luật đó. Nó cũng là một nhịp cầu giúp ta
mở rộng quan hệ với mọi người. Nhất là những tác phẩm có giá trị lớn, ai cũng
muốn một lần thưởng ngoạn. Cái lợi như vậy, cái hại cũng đến ngay nếu ta không
biết chọn lọc.
Trong số
tranh tôi may mắn mua và đang giữ, có một tấm của họa sĩ Nguyễn phi Hoanh
[1905-2001]. Ông là họa sĩ chuyên vẽ tranh phong cảnh. Một trong số những
họa sĩ nổi tiếng hàng đầu vào giai đoạn khởi nguyên của nền Mỹ thuật theo
trường phái Tây Phương tại VN. Từng đoạt giải nhất trong một kỳ triển lãm khi
còn đang theo học ở Pháp. Sau này khi đi tập kết, ông có một thời gian dạy hội
họa tại Hà Nội và là đại biểu Quốc Hội khóa 1 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ông có
viết hai quyển sách phê bình về Mỹ thuật VN và nền Mỹ thuật Thế
Giới.
Hình 02. Trang bìa và trong cuốn " Lược sử Mỹ thuật Việt Nam ". Tác giả Nguyễn phi Hoanh.
Hình 03. Trang bìa cuốn " Một số nền Mỹ thuật Thế giới ". Tác giả Nguyễn phi Hoanh.
Tôi được hân hạnh biết ông Hoanh qua sự giới thiệu của Giáo Sư Nguyễn văn Y. Trước 1975 ông Y dạy ở Đại Học Văn Khoa Saigon, đồng thời cũng là chuyên gia sưu tầm sách báo xưa cũ trong nước qua các thời kỳ, đã thế lại còn đính thêm cái thú sưu tập tranh, đồ gốm sứ của " Ta " lẫn " Tàu " nữa. Sở hữu rất nhiều loại sách quí hiếm về Hán Nôm cũng như thời Pháp thuộc (L'Indochine), còn về mảng tranh Đông Dương, đồ gốm sứ cổ thì không rõ lắm vì sự kín kẽ như " ông bình vôi " của ông. Giáo sư Y có chiêu thức rất độc trong lãnh vực sưu tầm. Với cái nhãn hiệu Giáo sư chuyên nghiên cứu và viết. Do đó rất cần nhiều tư liệu về người được nói đến hoặc giả những gì có liên quan. Ông đã lần đến từng nhà, gặp gỡ từng người trong giới văn nhân, học thuật và nghiên cứu có tên tuổi trong làng, để đề nghị mua lại những quyển sách quí, hoặc xin những thủ bút về làm nguồn. Nhìn việc làm cả ông mới thấy là người tinh tế, nhìn xa thấy trước. Trong giới mua bán sách cũ từ bé chí to vào giai đoạn này, khi nhắc đến tên “ Ông Y xe đạp” ai cũng biết. Vì ông có thói quen xử dụng xe đạp rẻo khắp thành phố. Đôi khi còn gặp ông ở một số tỉnh lân cận cũng vẫn tà tà trên yên chiếc xe đạp sườn ngang, phía trước ghi đông có cái giỏ đựng một túi vải, thêm cái áo mưa khi mùa mưa đến.
Có lần
ông Y gặp tôi nói rằng tác giả của bức tranh “ Hai con bò kéo xe ”, ( tôi
thường gọi bức tranh của ông Hoanh cái tên như vậy ) muốn đến nhà để được xem
lại tác phẩm của mình sau gần năm mươi năm lưu lạc ( Khoảng năm 1985 chi đó ).
Nhất trí thôi! Có mất gì đâu? Biết thêm một người càng tốt chứ sao. Huống chi
đây lại là tác giả của một bức tranh đẹp, có giá trị cao, rất quí hiếm! Ông là có địa vị trong xã hội cũng như tuổi tác. Gặp để
hiểu biết thêm về tác phẩm của ông, phát hiện thêm điều gì mới lạ thì sao? Hiểu theo ý tôi là như vậy!
Vào một
buổi sáng. Hai ông Y và Hoanh đến nhà tôi chơi. Lúc này tôi còn ở đường Nguyễn
thiện Thuật trong con hẻm 16/55. thuộc Quận 3.Saigon. Nhìn bức tranh một lúc
như hồi ức. Ông cho biết là đã thực hiện tấm tranh này sau khi ở Pháp về.
( Ông bỏ Pháp trốn về VN vì cái tội đã dám hoạt động chống lại chính quyền sở tại ngay trên đất của họ. Chính vì sự chơi trèo này đã làm họ không vui nên đã tìm cách gởi ông vào một nơi kín đáo để dạy dỗ cho mềm cái đầu. Biết vậy, không muốn bị chơi khăm và bị nỗi cô đơn hành hạ sau song sắt nên đã tìm cách rời khỏi cái chốn phồn hoa đô hội rực sáng nền văn minh nhân loại. Nơi mà ông kỳ vọng dựa vào nó để có một tương lai sáng lạn. Hẩm hiu thay! chính cái nơi đó lại đang có mưu đồ hãm hại mình. Đành bỏ dở việc học hành “ phắng ” về nơi chôn nhau cắt rốn! Ông đã không đạt được ý nguyện sau này thành tài quay về giúp nước. Ông đã phải bỏ ngang vì thái độ yêu nước của mình. Đã có máu cứng đầu nên ở ngay trên đất mẹ tại Saigòn chứ chả đâu xa, ông cũng không yên thân với bọn mật thám, bọn họ thích cho cái còng số tám vào đôi tay tài hoa của ông, để ông bớt quậy! Thế là ông lại phải tháo về Bến Tre. Nơi đây! Tại mảnh đất này, cha mẹ đã chôn cái nhau khi ông mới ra đời! cũng như nó từng cưu mang lúc còn bé thơ! Có lúc ông đã phải rời xa nó một thời gian dài để tầm học. Nay vì an nguy bản thân, ông quay về chốn cũ. Hy vọng nơi thôn làng này che chở giúp ông thoát khỏi cái mõm đánh hơi của những con chó săn....
Những ngày nơi đây thật nhàn nhã, thật rảnh rang và quá thảnh thơi, êm ả! Nhưng với cái tuổi trai tráng, sức dài vai rộng, làm sao ông lại có thể ngồi yên. Đã vậy máu nhà nghề trỗi dậy, ông mang đồ nghề, đi loanh quanh những vùng phụ cận, tìm những nơi hữu tình xinh đẹp của quê hương vẽ để giải buồn! Trong đó có Mỹ Tho, nơi ông đã có thời gian theo học thuở còn thơ! Chính tại nơi này mà ông đã có những mảng màu sống động, ngọt ngào, sáng lạn ấm áp của hội họa cũng là nhờ vào những nét đan thanh của xứ sở, những hình ảnh đặc thù của địa phương. Ông đã để lại cho thế hệ mai sau thấy được những gì một thời đã xảy ra, đã ăn sâu vào tiềm thức của ông ).
Không thấy ông nhắc đến chuyện đặt tên cho bức tranh là gì! Chỉ nghe ông nói “ Tôi vẽ bức tranh này trên con đường số 1, đoạn từ Lương Phú nhìn về Mỹ Tho! Tấm này tôi tặng cho BS Bổn mà!” [ Ngay chóc! Tôi mua tấm tranh này ở một căn biệt thự khá bề thế đường Phạm ngọc Thạch. Quận 1 Saigon. Trong lúc chọn lựa để mua tôi có thấy một số vật dụng bày trong phòng có ghi chữ Bổn. Lúc đó tôi cũng chả để ý, nhưng sau này nghe ông Hoanh nói mới biết đó là nhà của BS Bổn cũng là bạn của ông. ]
Tôi mua được bức này có lẽ cũng là một cái duyên. Năm 1985 lúc còn bán sách ở quầy số 64 tại chợ sách cũ đường Đặng thị Nhu. Quận I. Saigon. Một người khách ngang lứa muốn mua cuốn tự điển " Webster's New Worlds " cũ. Loại này lúc bình thường không thiếu. Tự nhiên dạo này khá khan trên thị trường. Tôi hẹn tìm được sẽ đem đến tận nhà... Một hành cử hiếm hoi cho chuyện chỉ có một quyển sách không là bao nhiêu tiền mà phải mang giao đến tận nhà. Không hiểu sao lúc đó tôi lại hứa là sẽ đáp ứng. Chính vì điều này mà tôi cho nó là cái duyên. Nếu không có cuốn tự điển bắc cầu thì làm sao tôi có điều kiện vào nhà BS Bổn mà gặp bức tranh để mà mua? Theo chân người chủ nhân. Tôi bước vào một căn sảnh chính khá rộng, đồ đạc bày bừa bộn, lủ khủ có vẻ như đang dọn nhà, một số vật dụng bày trong phòng có ghi chữ Bổn. Tấm tranh khá to có khung bằng gỗ bản to cỡ 10cm sơn một màu đen, để dựa ở góc nhà, góc phải bị sút đinh nên bố lật úp xuống phủ che hết một phần tư bức tranh nhưng vẫn còn nhìn thấy một phong cảnh có đám mây trắng rực rỡ, rất đẹp. Góc đáy phải có ghi tên Nguyễn phi Hoanh bằng màu sơn đỏ, đọc lên nghe thật xa lạ. Nhưng cái năm 1937 bên dưới tên tác giả nó lại làm cho tôi thật thèm muốn được sở hữu nó. Tôi đã cố thương lượng bớt một thêm hai với hai anh bạn chủ nhà, cuối cùng phải dốc hết túi và đã thỉnh được, hết bốn trăm đồng ( năm 1981 ). Chở bằng xe xích lô hết năm đồng, về đến nhà lấy tiền trả sau vì cạn láng! Tôi vẫn còn tiếc mãi là đã không mua bức tự họa của ông Hoanh khi còn trẻ, mặc quần shoọt cầm cây vợt tenis, vẽ bằng sơn dầu, khá to cỡ bằng người thật. Chỉ vì nhà quá chật chội, mua về không biết để đâu! Thôi! Cứ xem như là không có duyên với nó đi!.
Đấy! Thế đấy! Có gặp được tác giả mới biết đầu đuôi gốc ngọn, lý lịch của
tấm tranh, không thì cứ chỉ biết gọi “ Hai bò kéo xe ”. Rõ ràng ràng bây giờ
được chính tác giả xác nhận nơi vẽ, có địa danh hẳn hoi.( Rất tiếc tôi đã để
thất lạc một tư liệu về đường xá, xe cộ của Mỹ Tho trong đó có ghi từ một ngã
tư nào đó trong TP Mỹ Tho đi xe ngựa đến Lương Phú mất hai đồng, tài liệu này
phát hành khoảng năm 195..không nhớ rõ ).(Đã tìm lại được. Hình 06 ). Như vậy bức tranh không phải là loại vẽ tưởng tượng mà có nơi chốn hẳn hoi. Chúng ta cần phân biệt cẩn thận trong việc phân định giá trị tác phẩm hội họa
về vẽ phong cảnh giữa tranh vẽ cảnh thật và tranh vẽ tưởng tượng. Giá trị của hai loại này khác
nhau rất xa. Loại vẽ tưởng tượng chỉ có gia trị về mặt mỹ thuật đơn thuần. Còn
loại vẽ phong cảnh thật. Ngoài giá trị mỹ thuật ra, nó còn có giá trị về mặt
lịch sử địa phương nữa! Mặt này rất quan trọng, nó là nguồn tư liệu cho những
thế hệ mai sau dùng để nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu, minh họa về cách sinh
hoạt, địa dư chí của thời đã qua bằng hình ảnh cụ thể, rõ ràng. Phải đánh giá
cho đúng về mặt này đừng đánh đồng để rồi hối không kịp!( Ông bỏ Pháp trốn về VN vì cái tội đã dám hoạt động chống lại chính quyền sở tại ngay trên đất của họ. Chính vì sự chơi trèo này đã làm họ không vui nên đã tìm cách gởi ông vào một nơi kín đáo để dạy dỗ cho mềm cái đầu. Biết vậy, không muốn bị chơi khăm và bị nỗi cô đơn hành hạ sau song sắt nên đã tìm cách rời khỏi cái chốn phồn hoa đô hội rực sáng nền văn minh nhân loại. Nơi mà ông kỳ vọng dựa vào nó để có một tương lai sáng lạn. Hẩm hiu thay! chính cái nơi đó lại đang có mưu đồ hãm hại mình. Đành bỏ dở việc học hành “ phắng ” về nơi chôn nhau cắt rốn! Ông đã không đạt được ý nguyện sau này thành tài quay về giúp nước. Ông đã phải bỏ ngang vì thái độ yêu nước của mình. Đã có máu cứng đầu nên ở ngay trên đất mẹ tại Saigòn chứ chả đâu xa, ông cũng không yên thân với bọn mật thám, bọn họ thích cho cái còng số tám vào đôi tay tài hoa của ông, để ông bớt quậy! Thế là ông lại phải tháo về Bến Tre. Nơi đây! Tại mảnh đất này, cha mẹ đã chôn cái nhau khi ông mới ra đời! cũng như nó từng cưu mang lúc còn bé thơ! Có lúc ông đã phải rời xa nó một thời gian dài để tầm học. Nay vì an nguy bản thân, ông quay về chốn cũ. Hy vọng nơi thôn làng này che chở giúp ông thoát khỏi cái mõm đánh hơi của những con chó săn....
Những ngày nơi đây thật nhàn nhã, thật rảnh rang và quá thảnh thơi, êm ả! Nhưng với cái tuổi trai tráng, sức dài vai rộng, làm sao ông lại có thể ngồi yên. Đã vậy máu nhà nghề trỗi dậy, ông mang đồ nghề, đi loanh quanh những vùng phụ cận, tìm những nơi hữu tình xinh đẹp của quê hương vẽ để giải buồn! Trong đó có Mỹ Tho, nơi ông đã có thời gian theo học thuở còn thơ! Chính tại nơi này mà ông đã có những mảng màu sống động, ngọt ngào, sáng lạn ấm áp của hội họa cũng là nhờ vào những nét đan thanh của xứ sở, những hình ảnh đặc thù của địa phương. Ông đã để lại cho thế hệ mai sau thấy được những gì một thời đã xảy ra, đã ăn sâu vào tiềm thức của ông ).
Không thấy ông nhắc đến chuyện đặt tên cho bức tranh là gì! Chỉ nghe ông nói “ Tôi vẽ bức tranh này trên con đường số 1, đoạn từ Lương Phú nhìn về Mỹ Tho! Tấm này tôi tặng cho BS Bổn mà!” [ Ngay chóc! Tôi mua tấm tranh này ở một căn biệt thự khá bề thế đường Phạm ngọc Thạch. Quận 1 Saigon. Trong lúc chọn lựa để mua tôi có thấy một số vật dụng bày trong phòng có ghi chữ Bổn. Lúc đó tôi cũng chả để ý, nhưng sau này nghe ông Hoanh nói mới biết đó là nhà của BS Bổn cũng là bạn của ông. ]
Tôi mua được bức này có lẽ cũng là một cái duyên. Năm 1985 lúc còn bán sách ở quầy số 64 tại chợ sách cũ đường Đặng thị Nhu. Quận I. Saigon. Một người khách ngang lứa muốn mua cuốn tự điển " Webster's New Worlds " cũ. Loại này lúc bình thường không thiếu. Tự nhiên dạo này khá khan trên thị trường. Tôi hẹn tìm được sẽ đem đến tận nhà... Một hành cử hiếm hoi cho chuyện chỉ có một quyển sách không là bao nhiêu tiền mà phải mang giao đến tận nhà. Không hiểu sao lúc đó tôi lại hứa là sẽ đáp ứng. Chính vì điều này mà tôi cho nó là cái duyên. Nếu không có cuốn tự điển bắc cầu thì làm sao tôi có điều kiện vào nhà BS Bổn mà gặp bức tranh để mà mua? Theo chân người chủ nhân. Tôi bước vào một căn sảnh chính khá rộng, đồ đạc bày bừa bộn, lủ khủ có vẻ như đang dọn nhà, một số vật dụng bày trong phòng có ghi chữ Bổn. Tấm tranh khá to có khung bằng gỗ bản to cỡ 10cm sơn một màu đen, để dựa ở góc nhà, góc phải bị sút đinh nên bố lật úp xuống phủ che hết một phần tư bức tranh nhưng vẫn còn nhìn thấy một phong cảnh có đám mây trắng rực rỡ, rất đẹp. Góc đáy phải có ghi tên Nguyễn phi Hoanh bằng màu sơn đỏ, đọc lên nghe thật xa lạ. Nhưng cái năm 1937 bên dưới tên tác giả nó lại làm cho tôi thật thèm muốn được sở hữu nó. Tôi đã cố thương lượng bớt một thêm hai với hai anh bạn chủ nhà, cuối cùng phải dốc hết túi và đã thỉnh được, hết bốn trăm đồng ( năm 1981 ). Chở bằng xe xích lô hết năm đồng, về đến nhà lấy tiền trả sau vì cạn láng! Tôi vẫn còn tiếc mãi là đã không mua bức tự họa của ông Hoanh khi còn trẻ, mặc quần shoọt cầm cây vợt tenis, vẽ bằng sơn dầu, khá to cỡ bằng người thật. Chỉ vì nhà quá chật chội, mua về không biết để đâu! Thôi! Cứ xem như là không có duyên với nó đi!.
Ví dụ.
Sơn dầu trên bố. 50cm x 65cm. năm 1957.
Phong cảnh đẹp nhưng không có địa danh rõ
ràng. Hình ảnh chung chung ở miền Tây Nam Bộ.
Trong
cuốn “ Tự vị Tiếng nói Miền Nam
” của cụ Vương hồng Sển do nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 1999. Ở phần nói về
Mỹ Tho, trang 198 cột trái dòng thứ ba có ghi:
“ Tổng
Thạnh Quơn có 4 con lộ : Lộ số 1. Mỹ Tho đi Tân An chạy ngang qua Lương Phú…Lộ
số 2 đi…v.v…”. Rõ ràng con đường chính ( Quốc Lộ) có chạy qua địa danh Lương Phú nếu ta đi từ Mỹ Tho đến Tân
An hoặc ngược lại. Một địa danh có thật chứ không phải tưởng tượng.
Hình 06. Tư liệu của Tỉnh Định Tường năm 1963 về các bến xe và những chặng đường xe sẽ chạy qua có nhắc đến tuyến xe lambretta từ Mỹ Tho đến ngã tư Lương Phú...
Ngày nay trên đường từ Cai Lậy đi Tp HCM. Đến Trung Lương ( Cai Lậy ) có đường rẽ trái dẫn vào vào đường cao tốc. Chạy chừng vài cây số đến gần trạm thu phí, Tại vòng xoay này, nếu nhìn về mé tay phải sẽ thấy một cái bảng hướng dẫn ghi Cao tốc…Lương Phú - Quốc lộ 1A. ( theo ngã ba này chạy quẹo vào đoạn đường có ghi tên Lương Phú, ta sẽ ra đoạn QL1A thuộc Tỉnh Long An ).
Hình 07. Ảnh chụp bảng hướng dẫn rẽ phải đi Lương Phú trên QL1. Rẽ trái vào đường cao tốc...
Nếu ta đi theo Quốc Lộ 1A. Từ hướngSaigon
về Mỹ Tho. Khi qua khỏi Tân An ( Long An ). Bên tay phải QL1A này có đoạn vẫn
còn thấy rõ một con kênh nhỏ nằm sát lề chạy cặp theo con đường dài về phía Mỹ Tho.
Có đoạn ta chỉ còn thấy dấu vết do bị lấp để lấy đường trong nhà đi ra Quốc lộ 1.
Dựa vào câu của ông nói “ đường đi Lương Phú-Mỹ Tho ”. Ta quan sát trong bức tranh thấy rõ bên phải có một con rạch nhỏ chạy dọc theo con đường đất, cho thấy vị trí ông Hoanh đứng vẽ nằm mé ở phải con đường đất trên bờ cỏ sát bên con rạch tại Lương Phú và nơi mút tầm mắt cuối con đường trong tranh là Mỹ Tho. Chiếc xe và người quẩy gánh đang đi từ phía Mỹ Tho về Lương Phú-Tân An.
Trùng khớp cảnh vẽ và hình ảnh thực tế. Kết luận. Chính xác đây là một đoạn đường của Quốc lộ 1A từ Lương Phú đi Mỹ Tho vào năm 1937. Tác phẩm này cũng đã cho ta biết QL1A vào thời điểm năm 1937 là con đường đất đỏ.
Hình 06. Tư liệu của Tỉnh Định Tường năm 1963 về các bến xe và những chặng đường xe sẽ chạy qua có nhắc đến tuyến xe lambretta từ Mỹ Tho đến ngã tư Lương Phú...
Ngày nay trên đường từ Cai Lậy đi Tp HCM. Đến Trung Lương ( Cai Lậy ) có đường rẽ trái dẫn vào vào đường cao tốc. Chạy chừng vài cây số đến gần trạm thu phí, Tại vòng xoay này, nếu nhìn về mé tay phải sẽ thấy một cái bảng hướng dẫn ghi Cao tốc…Lương Phú - Quốc lộ 1A. ( theo ngã ba này chạy quẹo vào đoạn đường có ghi tên Lương Phú, ta sẽ ra đoạn QL1A thuộc Tỉnh Long An ).
Hình 07. Ảnh chụp bảng hướng dẫn rẽ phải đi Lương Phú trên QL1. Rẽ trái vào đường cao tốc...
Nếu ta đi theo Quốc Lộ 1A. Từ hướng
Dựa vào câu của ông nói “ đường đi Lương Phú-Mỹ Tho ”. Ta quan sát trong bức tranh thấy rõ bên phải có một con rạch nhỏ chạy dọc theo con đường đất, cho thấy vị trí ông Hoanh đứng vẽ nằm mé ở phải con đường đất trên bờ cỏ sát bên con rạch tại Lương Phú và nơi mút tầm mắt cuối con đường trong tranh là Mỹ Tho. Chiếc xe và người quẩy gánh đang đi từ phía Mỹ Tho về Lương Phú-Tân An.
Trùng khớp cảnh vẽ và hình ảnh thực tế. Kết luận. Chính xác đây là một đoạn đường của Quốc lộ 1A từ Lương Phú đi Mỹ Tho vào năm 1937. Tác phẩm này cũng đã cho ta biết QL1A vào thời điểm năm 1937 là con đường đất đỏ.
Ngay từ
lúc đầu tôi vẫn có biệt nhãn với bức tranh này vì vẻ đẹp lộng lẫy cộng thêm cái
năm của nó. Sau ngày nghe ông Hoanh nói tôi càng quí trọng hơn nữa và tự đặt
tên cho bức tranh là “ Đường đi Lương Phú - Mỹ Tho.” hay dài dòng thêm tí chút
là “Cái nắng trên đường đi Lương Phú - Mỹ Tho ”. Sau những thời gian lăn lóc
với cuộc sống, lúc rảnh rỗi tôi hay ngồi trước nó mà ngắm và luôn thấy có sự
gần gũi, lôi cuốn lạ kỳ. Có lần tình cờ cúp điện, tôi nhận thấy không gian
trong bức tranh, toàn cảnh như đang sinh hoạt dưới ánh trăng. Một không khí
thật êm ả, dịu dàng, huyền diệu. Từ đó tôi càng chú ý đến nó nhiều hơn, càng có
cảm nhận sâu sắc hơn. Tôi đã từng đứng
trước nó hàng giờ thưởng thức nó thật chậm rãi. Mỗi lần đứng trước bức tranh,
tôi nhận thấy cái ánh sáng của nắng chan hòa đều khắp. Cái nắng bao trùm trên mọi cảnh vật. Nắng ở trong đám
mây, ở trên cánh đồng, ở những hàng cây,
bụi cỏ, con kênh, mái nhà, cùng đọng phớt lên những sinh hoạt của con người và
động vật. Cái nắng tác động trên mọi thứ, mọi nơi, trên từng centimet vuông mặt
bố tạo nên sự sinh động, lung linh đều khắp.
Bức tranh như được phát sáng lên bởi từng vật thể. Bắt mọi thứ phải tự
thân nói lên cái chất của chính mình. Ta không thấy được cái nắng cụ thể như ở
ngoài đời, nhưng lại thấy được sự ấm áp đó rất rõ qua các mẫu vật trong tranh,
qua sự mô tả bằng sắc độ của những gam
màu. Một cái tuyệt đích của tác giả. Ông đã khéo léo kết hợp giữa những mảng
màu đậm và nhạt, cho chúng nằm cạnh, đối chọi nhau để chúng bật lên, chìm xuống
đập vào mắt người thưởng lãm! Ông khai thác sự tương phản giữa sáng và tối một
cách triệt để và đã thành công! Ánh
sáng lan tỏa ngay từ những mảng màu trong
tác phẩm. Thật táo bạo khi ông cho hai tàng cây thật to,
tối om, nằm ngay ở hai đường trục mạnh đứng " a.c " và " b.d " có chứa hai điểm vàng trái phải trên là " a " và " b ".( Hình 08 ) chỗ nhấn mạnh của định luật
hội họa. Hai mảng xậm chiếm hơn ba mươi phần trăm diện tích mặt bố toàn thể tác phẩm, nổi bật lên giữa
nền trời xanh lơ xậm, cùng với cánh đồng, vạt cỏ, rặng cây cắt ngang gần nửa
bức tranh, trở xuống. Hai mảng màu lạnh xậm tối, khá lớn so với toàn diện tích
bức tranh. Tất cả chỉ có mục đích duy nhất là làm cho nổi bật lên những đám mây
trắng xóa, chói chan, chen nhau từng từng, lớp lớp đang đùn lên cuồn cuộn từ
phía cuối chân trời. Rồi đến những mảng xậm của thảm cỏ bên vệ đường, con kênh
cánh đồng phía hai bên đường, kết hợp cùng rặng cây phía xa như cánh rừng bạt
ngàn chặn ngang đường chân trời để biểu diễn tôn lên mảng màu nóng là con đường
làng đất đỏ sáng lên, bạc đi dưới cái nắng. Sự hun hút của con đường càng tăng
lên khi được điểm xuyết bằng những bóng cây đổ nằm vắt ngang tạo thành những
vệt cắt, tối như những nấc thang đuổi nhau chạy dài xa dần, nhỏ lại mút tầm mắt ở cuối
đường. Càng nhìn con đường càng như thăm thẳm, như muốn lọt ra ngoài bức tranh!
Một điểm nhấn dưới phải trong định luật hội họa được ông tận dụng thành công, khi đặt mút xa cuối con
đường rơi vào đường trục mạnh đứng phải " b.d "( Hình 08 )
Trong
tranh ta thấy cả một trời tĩnh lặng của miền quê, một sự êm đềm, quạnh hiu đã
được tác giả làm cho sống dậy khi có bóng dáng sinh hoạt của con người! Với hai
con bò bắp thịt vồng lên dưới nắng sớm, đủng đỉnh, chậm chạp kéo chiếc xe thùng
bằng gỗ bên trong chất đầy những cái bao căng phồng nặng chịch, đằng trước
thùng xe là người điều khiển ngồi nhàn hạ, trái hẳn với hình ảnh một người đàn
bà quẩy một gánh nặng đang lúp súp,
thoăn thoắt đi ở phía sau xe. Để cho sự sinh hoạt của con người, không lẫn chìm
vào rặng cây phía sau xa. Một căn nhà có mái tranh sáng chói bên vệ đường bên
trái, cũng như một tàng cây vàng rực trên cao bên phải, cạnh con kênh. Mảng
sáng, nóng của hai phần này được đưa vào giữa làm nền, đã tách hẳn con người
cùng cảnh vật khỏi lẫn lộn vào nhau, làm cho những tầng lớp viễn cận càng thêm
phong phú, dầy ra, đẩy cho chiều sâu không gian trên con đường làng sâu hút
hơn, tăng thêm sự sinh động cho toàn cảnh.
Những sinh hoạt của con người cùng cái bóng của chính họ trên con đường
làng đất đỏ được vẽ bằng những mảng xậm màu, nổi bật lên trên mặt đường sáng
rỡ. Cảnh sinh hoạt này, ông cũng lại đặt vào đúng đường trục mạnh đứng trái " a.c ".( Hình 08 ) của định
luật hội họa. Điểm cận cảnh nhất, trực tiếp đập vào mắt người thưởng ngoạn. Một
cách nhấn mạnh tuyệt đối, một sự khai thác sáng tối, lẫn tĩnh động, tạo ra những mâu
thuẫn, đối chọi tuyệt vời. Một bố cục về sự tương phản, rất đẳng cấp cả về ý
cũng như về hình. Ta có thể xem sự hoạt động của con người trong tranh là trái
tim của tác phẩm. Ông đã khai thác đúng mức các điểm vàng nghệ thuật. Một cái động nhỏ nhoi trong một cái tĩnh thật
lớn nhưng nó lại là nhịp sống. Nếu thiếu nó, bức tranh không thề nào trở thành
bất hủ được.
Từ nó tôi
nghiệm thêm được một điều lý thú cho bản thân. Trước một danh tác nếu ta không
có thời gian chiêm nghiệm thì khó mà cảm nhận được hết cái tinh diệu tiềm ẩn
trong nó. Phải có thời gian, phải có sự hiểu biết về chuyên môn ta sẽ hiểu được
những gì nó tâm sự với ta.
Tóm lại,
qua bức tranh này, thấy một sự phối hợp rất chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa cái sở
học trường lớp với cái thực tại ngoài đời cùng sự tư duy của tác giả đã tạo ra
một tác phẩm rất có giá trị nghệ thuật. Theo tôi, ta có thể xem đây là một tác
phẩm kinh điển để tham khảo về bố cục, hình thể, bút pháp, cách dụng màu, sự
diễn đạt ánh sáng và cả về ý nữa. Một tác phẩm lớn của nền hội họa VN trong
thời kỳ mới phôi thai, rất xứng đáng để cho chúng ta trân trọng.
Sau
hết, có thể nói đây là một tác phẩm lớn của nghệ thuật tả thực, cũng như đã đặc
tả được cái chất của miền sông nước Miền Tây Nam Bộ giá trị rất cao, không dễ tìm và nó
cũng cho ta biết vào năm 1937 con đường QL1A lúc đó vẫn còn là con đường đất
đỏ. Không dám đại ngôn, nhưng trong thời gian qua, tôi cũng có hân hạnh được
xem qua rất nhiều tác phẩm hội họa VN qua các buổi triển lãm, trong sách báo
rồi có nhận xét hơi chủ quan là. Tôi chưa thấy có một tác phẩm hội họa nào của
người Việt cùng thời, vẽ phong cảnh hiện thực mà vượt qua được tấm này của ông
Nguyễn phi Hoanh.
Cauminhngoc
10/01/2013
TÓM LƯỢC TIỂU SỬ TÁC GIẢ.
Sinh ngày 18-10-1904 tại làng An Hội,
huyện Bảo Hựu, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình có truyền thống hành nghề Đông
y. Học tiểu học ở Bến Tre sau lên học trung học ở Trường Taberd (Sài Gòn). Từ
nhỏ, ông đã say mê nghệ thuật, qua những bức tranh thủy mặc treo nơi bàn thờ tổ
tiên. Ý tưởng muốn theo học ngành nghệ thuật ở nước ngoài đã thôi thúc ông tìm
đường sang Pháp.
Theo lời khuyên của Hội Sinh viên Việt Nam
tại Pháp, ông dự thi vào Trường Mỹ thuật Toulouse và đã đỗ sau kỳ thi sát hạch.
Ba năm miệt mài học tập, ông đã đỗ bằng tốt nghiệp ngành sơn dầu với đề tài Người
mẫu xem tranh khi họa sĩ vắng mặt. Tác phẩm này đoạt giải nhất
Manry của thành phố Năm 1934, ông về nước. Thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ là Krautheimer tìm cách tranh thủ ông, đề nghị ông làm Giám đốc Trường Mỹ thuật Gia Định, nhưng ông từ chối, về tạm trú nơi quê vợ ở Mỹ Tho. Tại đây, nhà sư Minh Đường trụ trì ở chùa Vĩnh Tràng đã đặt ông làm tượng mình và vị sư tiền nhiệm. Tượng hai vị hòa thượng mặc áo cà sa, chắp tay niệm Phật còn được lưu giữ đến nay ở bên cổng chùa.
Một thời gian sau, ông lên Sài Gòn sống bằng nghề vẽ tranh phong cảnh (Một số tranh tĩnh vật vẽ theo phong cách tân cổ điển, nay được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh).
Năm 1935, ông dạy vẽ ở Trường Donnai và Huỳnh Khương Ninh. Cũng trong thời gian này tập tiểu thuyết Vì đâu, chủ đề tố cáo chính sách cai trị của thực dân Pháp được đăng tải nhiều kỳ trên báo Dân quyền. Tháng 8-1945, ông tham gia giành chính quyền Sài Gòn, được bầu làm đại biểu Quốc hội tỉnh Mỹ Tho, khóa đầu tiên. Khi kháng chiến bùng nổ, ông là ủy viên tài chính UBKCHC Nam Bộ.
Sau hiệp
định Genève, tập kết ra Bắc, ông được điều về giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Việt
Nam toàn quốc tại Nhà hát lớn Hà Nội, bức tranh Hồi tưởng đất Bắc của
ông đã đoạt giải nhì
Bức tranh được Đại sứ Tiệp Khắc tại Hà Nội mua ngay trong
ngày khai mạc.
Về đề tài lịch sử chống ngoại xâm, ông có
những bức tranh Hai Bà Trưng xuất trận, Trận Bạch Đằng, Vua Quang
Trung tiến vào Ngọc Hồi, Trương Định được nhân dân phong soái v.v… Những tranh này hiện đang được
lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Hòa bình lập lại, ông trở về TP. Hồ Chí Minh, giảng dạy lịch sử mỹ thuật ở Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Tác phẩm Một số nền mỹ thuật thế giới được Nxb Văn hóa in năm 1978. Quyển sách đã được ông bổ sung, hoàn chỉnh và ra mắt bạn đọc với tên mới Mỹ thuật và nghệ sĩ (Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1993). Ký ức lão cuồng họa, tập hồi ký kể về cuộc đời mình từ lúc nhỏ nơi quê nhà, sang Pháp học hành, tham gia cách mạng và hoạt động nghệ thuật chưa kịp xuất bản, thì ông đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 9-1-2001.
Cuộc đời ông là một tấm gương lao động nghệ thuật tận tụy và trong sáng. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất. Viện Tiểu sử ABI (Mỹ) tặng ông Huy chương vàng năm 1997.
Nguồn UBND Tỉnh Bến Tre
Cảm ơn chú đã đăng bài tiểu sử này của Ông Ngoại cháu, Má cháu cũng mất được 9 tháng , bây giờ Má & Ông Ngoại đã gặp nhau rồi, còn người mà hay đưa Ông Ngoại đi đây đi đó là Cậu thứ 8 của cháu .
Trả lờiXóaNgày xưa lúc Ba cháu còn sống Ba là người đánh máy cho Ông Ngoai xuất bản thành sách cuốn Mỹ Thuật Việt Nam