Lê Thanh Trừ sinh năm 1935 ở Mộc Hóa, Đồng Tháp, miền Tây Nam Bộ; theo học và tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội; sau năm 1975 trở lại miền Nam và sinh sống ở Sài Gòn.
Lê Thanh Trừ chuyên về ấn họa và sơn mài. Thực hiện ấn họa bằng đất thó (clay-cut), gần như Trần Khánh Chương thực hiện ấn họa bằng thạch cao, để vẽ lại bầu khí thân thuộc, đầm ấm của quê nhà từ thuở nằm nôi, rồi đã hít thở nhiều năm để trưởng thành, rồi phải xa lìa trong một thời gian dài đến hơn 20 năm.
Lê Thanh Trừ là sản phẩm tinh thần un đúc của quê hương anh. Cuộc triển lãm tại Viện Trao Đổi Văn Hóa Với Pháp vào năm 1989 ở Sài Gòn đã bày ra một bầu khí như tên gọi về toàn bộ cuộc triển lãm này: “Quê Hương, Đẹp Hơn Tất Cả.”.
(Nguồn: Huỳnh hữu Ủy).
Ngoài sáng
tác tranh, Lê Thanh Trừ còn là nhà lý luận phê bình nghệ thuật và ông đã có viết ra 5 đầu sách đã được xuất bản, gồm: 12 gương mặt họa
sĩ Nam Bộ (2005), Ông chiều chiều (2006), Chỗ
quê hương đẹp hơn cả (2008), Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương (2011), Lai Vung - Lấp Vò, ải địa đầu chống giặc (2012).
Một số tác phẩm ấn họa (clay-cut) của cố họa sĩ Lê Thanh Trừ.
Cauminhngoc
Luu giữ và giới thiệu.
04/02/2025
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét