Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2025

Họa sĩ Phùng Sơn Hoa (1936 - ? ). (馮山華) và những tác phẩm sơn mài theo phong cách Trung Hoa.

 




Lý lịch dựa theo tờ rơi kỳ triển lãm tranh của một số người Hoa sinh sống tại Cholon/ Saigon năm 1997.

I - Bộ tứ bình. Xuân - Hạ - Thu - Đông. 

Sơn mài theo phong cách Trung Hoa trên vóc ván ép. Kt: 50cm x 100cm. Năm vẽ: Khoảng đầu Thập niên 90.TK.20. Chữ ký: Con dấu góc phải dưới. Mua của họa sĩ tại nhà số:115/30/4 Đường Loø Sieâu. P8, Q 11. Tp.HCM, Năm 1999.


  
Xuân. (Kê-Hoa)  



 
 Hạ. (Trúc-Mã)         



    
Thu. (Mão-Điểu) 



  
Đông. (Lưỡng Nga)




II - Bộ án gió vẽ tích Bát Tiên.
 
Bộ án gió vẽ tích Bát Tiên. Sơn mài theo phong cách Trung Hoa trên vóc ván ép. 
Bộ 06 tấm. Kt: 41cm x 122cm/tấm (122cm x 244cm). 
Năm vẽ: Khoảng giữa Thập niên 90/TK.20. Không thấy chữ ký tác giả. 
Hai tấm ngoài cùng hai bên trái phải bỏ trống. Mặt sau đang vẽ dang dở... 
Mua của họa sĩ tại nhà số:115/30/4 Đường Loø Sieâu. P8, Q 11. Tp.HCM, Năm 1999 cùng với bộ tứ bình: Xuân - Hạ - Thu - Đông phía bên trên.





A - Về nhân vật Bát Tiên.



Hán Chung Ly và Lữ Đồng Tân

Lam Thái Hòa và Hà Tiên Cô.


Tào Quốc Cữu và Trương Quả Lão.

Hàn Tương Tử và Lý Thiết Quài


B - Chi tiết từng khuôn mặt của Bát Tiên qua nét vẽ  
HS. Phùng Sơn Hoa.



1 - Khuôn mặt của Hán Chung Ly và Lữ Đồng Tân 

Hán Chung Ly và Lữ Đồng Tân.

Hán Chung Ly (漢鐘離) tên thật là Chung Ly Quyền (鐘離權, họ kép"Chung Ly", tên "Quyền"), tự Tịch Đạo (寂道), hiệu Vân Phòng tử (云房子), tự xưng "Thiên hạ đô tản Hán Chung Ly Quyền", là một trong số Bát Tiên của Đạo giáo. Nguyên mẫu là một vị đại tướng thời Đông hán nên gọi là Hán Chung Ly. Vị tiên này thường được coi là người đứng đầu bát tiên (một số người cho rằng Lã Động Tân là người đứng đầu không chính thức). Ông sử dụng một chiếc quạt có khả năng cải tử hoàn sinh.

Lã Động Tân (呂洞賓) hay Lữ Động Tân, tên húy là Lã Nham (呂嵒, hay 呂巖), tự Động Tân, đạo hiệu Thuần Dương Tử, còn có hiệu là Hồi đạo nhân, sinh ngày 14 tháng 4 năm Bính Tí, tức đời Đường Đức Tông niên hiệu Trinh Nguyên thứ 12 (ngày 4 tháng 5 năm 796 Tây Lịch) tại làng Chiêu Hiền, huyện Vĩnh Lạc, phủ Hà Trung, châu Bồ (nay là thôn Chiêu Hiền, xã Vĩnh Lạc, huyện Nhuế Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Ông là vị tiên nổi tiếng trong Đạo giáo, một trong Bát Tiên, được tôn làm một trong Ngũ Ân Chủ, Ngũ Văn Xương. Trong Đạo giáo Trung Hoa thì phái Toàn Chân tôn Lã Động Tân làm một trong Ngũ Dương tổ, nhân vật tiêu biểu của phái Nội đan cũng như dòng tư tưởng Tam giáo đồng lưu.

Người đời thờ Lã Động Tân Động Tân làm thần giải mộng, thần văn cụ, thần khoa khảo, thần đào vàng và các loại mỏ kim loại, thần tổ nghề tóc, cũng như thờ ông làm thần võ hay thần tài. Ngày mất chưa rõ. Có thuyết cho rằng ông từ Hoàng Hạc lâu thăng thiên đúng ngày sinh nhật 200 tuổi, tức 14 tháng 4 năm Bính Tí niên hiệu Chí Đạo thứ 2 đời Tống Chân Tông (20 tháng 5 năm 996 Tây Lịch). 

(Sao chép từ nguồn Wikipedia)


2 - Khuôn mặt của Lam Thái Hòa và Hà Tiên Cô.

Lam Thái Hòa và Hà Tiên Cô.

Lam Thái Hòa (藍采和) (615-760) là vị tiên ít được biết đến trong số Bát Tiên. Tiền thân là Phi Phát tiên nhân, sư huynh là Xích Cước đại tiên. Người ta không rõ vị tiên này là nam tiên hay nữ tiên. Có thuyết cho rằng Lam Thái Hòa là người sống vào thời những năm Khai Nguyên-Thiên Bảo (713-756) của nhà Đường (thời Đường Huyền Tông). Lam Thái Hòa thường được minh họa với y phục dễ gây mơ hồ về giới tính, nhưng nói chung thường được vẽ như là một cậu bé/cô bé, một thanh niên/phụ nữ hay một ông lão/bà lão mang theo một lẵng hoa.

Các truyền thuyết thường cho thấy hành vi của Lam Thái Hòa là kỳ cục một cách kỳ lạ. Một số nguồn minh họa Lam Thái Hòa mặc áo dài cũ màu xanh lam có 6 cúc bằng gỗ, và nói tới vị tiên này như là người bảo trợ cho những người hát rong. họ Lam thường được miêu tả như là người chỉ đi giày một chân, còn chân kia để trần. Mùa đông tới thì Lam Thái Hòa ngủ trần trong tuyết và tỏa ra sức nóng làm tuyết tan chảy trong khi mùa hè tới thì Lam Thái Hòa lại mặc quần áo rất dày, mặc dù tiết trời nóng bức. Ngoài ra, họ Lam đôi khi cũng được coi là một người thích hát hò khi say xỉn, với lời ca thường hàm chứa những dự báo chính xác về các hiện tượng, sự kiện tương lai.

Lam Thái Hòa thường được miêu tả như là người mang theo mình một đôi nhạc cụ bằng gỗ, gọi là phách, mà họ Lam có thể vỗ và đập làm nhịp trong khi hát. Những người qua đường có thể dừng lại xem và cho tiền, do Lam Thái Hòa là một người ăn xin. Lam Thái Hòa thường xỏ các đồng tiền người ta cho thành một xâu tiền mang theo mình. Khi Lam đi tới đâu thì các đồng tiền có thể rơi ra tới đó và do Lam không để ý tới chúng nên những người ăn xin khác có thể tự do thu nhặt các đồng tiền này.

Giống như các vị tiên khác của Đạo giáo, Lam Thái Hòa là vị tiên thích uống rượu đến mức say sưa và khi đó rời bỏ thế giới này để bay lên trời bằng cách cưỡi thiên nga hay hạc.

Lam Thái Hòa được Chung Li Quyền dẫn dắt theo Đạo giáo

Hà Tiên Cô (何仙姑), có tên là Hà Quỳnh (何瓊) hay Hà Tú Cô (何秀姑) và có lẽ là vị Tiên nữ duy nhất trong số bát tiên của Đạo giáo, do vị tiên Lam Thái Hòa chưa rõ là nam hay nữ còn tất cả các vị tiên còn lại đều là nam. Trong các hình minh họa về vị tiên này thường là hình ảnh của một người phụ nữ đẹp tay cầm hoa sen.

Về thân thế của Tiên Cô có nhiều thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng Tiên Cô là người Vĩnh Châu (nay thuộc quận Linh Lăng, địa cấp thị Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam) thời nhà Đường. Một thuyết khác lại cho rằng Tiên Cô xuất thân từ một gia đình giàu có và hào phóng tại Tăng Thành (nay là huyện cấp thị Tăng Thành trong thành phố cấp phó tỉnh Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông.

Về ngày tháng năm sinh các truyền). thuyết cũng đưa ra các con số khác nhau, đơn giản là do vị tiên này có lẽ là nhân vật hư cấu, chứ không có nguyên mẫu là người thật như Lã Động Tân (tên thật Lã Nham), Trương Quả Lão (tên thật Trương Quả) và Hán Chung Li (tên thật Chung Li Quyền, họ kép: Chung Li). Có thuyết cho rằng Tiên Cô sinh ngày 7 tháng 2 năm không rõ, nhưng thuộc thời Võ Tắc Thiên trị vì, lại có thuyết cho rằng Tiên Cô sinh năm Khai Diệu thứ nhất (681) thời Đường Cao Tông.

(Sao chép từ nguồn Wikipedia)


3 - Khuôn mặt của Tào Quốc Cữu và Trương Quả Lão.

Tào Quốc Cữu và Trương Quả Lão. 

Tào Quốc Cữu (曹國舅) là một trong số 8 vị Tiên (Bát Tiên) của Đạo giáo. Một thuyết cho rằng ông là em trai Từ Thánh Quang Hiến Tào hoàng hậu của Tống Nhân Tông nhưng các thuyết lại đưa ra các thông tin khác nhau về quê quán của ông. Có thuyết cho rằng ông là người Chân Định (nay là Ninh TấnHình Đài, tỉnh Hà Bắc), do Từ Thánh Quang Hiến Tào hoàng hậu là người Chân Định, nhưng lại có thuyết cho rằng ông là người Từ Châu (nay là Từ Châu, tỉnh Giang ). Tên của ông có thể là:

  • Tào Dật (曹佾), tự Công Bá (公伯).
  • Tào Cảnh (曹景)
  • Tào Cảnh Hưu (曹景休)
  • Tào Hữu (曹友).

Trương Quả Lão (張果老) (596-735), còn có tên là Trương Quả (張果), là một trong số 8 vị Tiên (Bát Tiên) của Đạo giáo. Cùng với Hán Chung Li và Lã Động Tân, ông là vị tiên có nguyên mẫu là nhân vật có thật trong lịch sử; các vị tiên còn lại chỉ có trong truyền thuyết. Ông có tên thật là Trương Quả, được ghi chép trong Cựu Đường thư hay Tân Đương thư hoặc Đại Đường tân ngữ, quyển 10. Sự xuất hiện của ông được cho là bắt đầu từ khoảng giữa hay cuối thế kỷ 7 và kết thúc vào khoảng giữa thế kỷ 8 như là một thuật sĩ giang hồ được dân gian sau này thêu dệt thành thần tiên. Từ "Lão" được thêm vào tên của ông có nghĩa là "ông già"

(Sao chép từ nguồn Wikipedia)


4 - Khuôn mặt của Hàn Tương Tử và Lý Thiết Quài.

Hàn Tương Tử và Lý Thiết Quài.

Hàn Tương Tử (韓湘子), tự Thanh Phu (清夫), là một trong số 8 vị tiên (Bát Tiên) của Đạo giáo. Theo truyền thuyết, ông bái Lã Động Tân làm thầy học đạo và âm nhạc của Đạo giáo (Thiên hoa dẫn) tương truyền là do ông sáng tác.

Dân gian sau này cho rằng ông là cháu của Hàn Dũ thời Đường có tên gọi là Hàn Tương (794-?). Tuy nhiên, giữa hai nhân vật này vẫn có nhiều điểm bất đồng nên khó có thể khẳng định Hàn Tương Tử là Hàn Tương, bởi theo "Tân Đường thư, quyển 73 - Tể tướng thế hệ biểu tam thượng" cùng "Hàn bàng mộ chí minh" thì Hàn Tương làm quan tới đại lý thừa, chẳng phải là thần tiên.


Thiết Quải Lý (铁拐李/鐵拐李) hay còn gọi là Lý Thiết Quải, là một trong số 8 vị tiên (Bát Tiên) của Đạo giáo. Vị tiên này đôi khi được miêu tả như là người dễ nóng giận và hay gắt gỏng, nhưng lại là người nhân từ đối với những người nghèo khó, ốm đau, bệnh tật, những người được ông giúp giảm nhẹ nỗi phiền muộn của mình bằng một loại thuốc đặc biệt lấy từ quả bầu của ông. Ông thường được minh họa như là một ông già xấu xí với khuôn mặt bẩn thỉu, râu ria lởm chởm, tóc tai bù xù, và một chiếc đai vàng trên đầu. Ông đi lại với sự hỗ trợ của một chiếc thiết trượng (nạng sắt, thiết = sắt, quải = trượng, nạng) và thường đeo một quả bầu trên vai hay cầm trong tay. Ông cũng thường được mô tả như là một nhân vật hài hước hạ trần trong hình dạng của một kẻ ăn mày, sử dụng quyền năng của mình để giúp đỡ những người nghèo khó và bị áp bức.

(Sao chép từ nguồn Wikipedia).


c - Chi tiết về cảnh vật.







Giới thiệu.
Cauminhngoc
03/02/2025






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét