Thứ Năm, 27 tháng 2, 2025

Ông Nguyễn Hữu Bài với tập thơ Nôm viết tay?

      

Ảnh chụp chân dung ông Nguyễn Hữu Bài (1863-1935). (Nguồn: Wikipedia).


  Phêrô-Giuse Nguyễn Hữu Bài (阮有排). Sinh năm 1863 tại làng Cao Xá, tổng Xuân Hòa, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong một gia đình theo đạo Công giáo. Ông mất năm 1935.

      - Năm 1908 Nguyễn Hữu Bài lãnh chức Thượng thư Bộ Lại. Khi Khâm sứ Pháp Mahé đề nghị đào vàng bạc chôn ở lăng Tự Đức, Nguyễn Hữu Bài nhất quyết phản đối. Dân chúng đương thời đặt ra câu tục ngạn:

                       "Phế vua không Khả, đào mả không Bài".



     - Năm 1923, ông được thăng Thái phó, Võ hiển điện Đại học sĩ, Cơ mật Viện trưởng đại thần. Sau đó ông được giữ chức Thượng thư Bộ Lại. 

        (Trích từ nguồn Wikipedia).

     - Năm 1932, ông xin về hưu trí nhưng Vua Bảo Đại không chấp thuận.

     - Ngày 01/11/1932 được vua Bảo Đại phong cho ông tước Phước Môn Quận Công.

     - Ngày 02/5/1933, mới có dụ ban cho ông về hưu và tặng ông chức Cố Vấn Nguyên Lão.  

(Trích trong "Thơ Nôm Phức Môn", phần tiểu sử ông Nguyễn Hữu Bài của ông Nguyễn Thúc).


    Giới thiệu tập thơ Nôm. Bản viết tay được cho là thủ bút của ông Nguyễn Hữu Bài.     

        - Tập thơ gồm 180 bàiViết tay trên giấy bản đơn kích thước:180mm x 310mm. Ngoài cùng ốp hai tờ giấy mềm hơi dày làm bìa có màu da bò (hay màu của bao xi-măng) và được đóng theo lối cổ, gáy sách khâu bằng chỉ màu đỏ. Có độ dày15mm do 180 tờ giấy bản đóng lại mà thành. Tình trạng còn tốt cỡ: 95%.

      - Tập thơ Nôm 180 bài viết tay này không thấy có tên tác giả, không thấy phần giới thiệu cùng mục lục, không có đánh thứ tự số trang. cũng như không ghi ngày tháng hoàn tất. 

        -  Toàn bộ tập thơ, từ cách trình bày đến lối viết, tất cả do cùng một người thực hiện.  

        - Hầu hết các bài thơ viết theo thể "Thất ngôn bát cú". Được trình bày theo lối song ngữ viết bằng tay chia làm 2 phần trên một măt giấyPhần chữ Nôm nằm ở bên trên, viết bằng bút lông với mực nho đen. Chữ viết cẩn thận và đẹp còn rõ từng nét bút không dấu vết tẩy xóa. Chứng tỏ người viết là một người rất giỏi về lãnh vực ngôn ngữ Hán-Nôm. Phần chữ Quốc ngữ viết bằng bút sắt, mực màu xanh đặt ở phần bên dưới, màu mực phần nào đã bị phai do lâu ngày, hơi mờ nhưng vẫn còn đọc được và có biểu hiện ngấm ra mặt sau tờ giấy. Có đôi chỗ mực bị mờ hẳn, người sau đã viết lại cho rõ nhưng rất ít. 

       - Toàn bộ tập thơ gồm những bài có nội dung mô tả những sự kiện đã xảy ra trong cuộc sống hay những lần du lãm, đi công vụ của tác giả. Mọi sự đều được sắp xếp tuần tự theo thời gian trước sau như những thước phim hiện thực rất sống động. Xét từ đầu tập thơ cho đến bài thứ 21 mới thấy có ghi niên đại là năm Duy Tân thứ 6 (1912). Niên đại này được cho là xuất hiện sớm nhất trong tập thơ và muộn nhất là năm Bảo Đại thứ 7 (1932) ở phần gần cuối tập.     

     - Có một điểm rất đặc biêt cần lưu ý là toàn bộ mẫu tự "t" và một số mẫu tự "đ" trong các bài thơ đều không thấy có gạch ngang trên đầu như thường thấy. Có vẻ như muốn tránh chuyện khi nhìn vào trông giống như cái "Thập tự giá". Một biểu hiện của những người theo đạo Công giáo sùng đạo thường hay thể hiện trên văn bản viết tay từ những năm 1960 đổ về trước (Chuyện này người viết đã từng chứng kiến thời còn đi học. Sau này người viết đã từng sở hữu một bản thủ bút sơ thảo quyển tự điển Pháp-Việt do ông Trương Vĩnh Ký biên soạn. Trong đó mọi mẫu tự "t" riêng lẻ đều không thấy gạch ngang trên đầu hoặc ông gạch một mạch dài suốt những chữ có mẫu tự "t").

      

A - Lạm bàn về tập thơ Nôm có 180 bài hoàn toàn viết bằng tay!

        - Xét nội dung tập thơ là những lời tự thuật của một người rất giỏi về ngôn ngữ Hán Nôm đã dùng nó viết thành những bài thơ để gởi gắm nỗi niềm và được hệ thống theo thứ tự thời gian trước sau. Chắc chắn phải là tác giả mới hội đủ điều kiện để thực hiện.  

        - Quá trình hình thành tập thơ phải trải qua một quãng thời gian nào đó chứ không thể trong một đôi ngày mà được. 

       - Tập thơ có đề tựa cho từng bài nhưng không ghi tựa tập thơ và ai là người sáng tác. Phải chăng tác giả tận dụng những lúc nhàn rỗi, tự mình sắp xếp, viết lại cho đẹp đem đóng thành tập để dễ bề bảo quản nên không cần thiết phải viết đề tựa vào chăng? 

       - Nếu cho rằng tác giả đã nhờ ai đó sao chép lại tập thơ, chắc chắn người được giao phải giỏi về Hán Nôm và viết chữ đẹp. Sau khi hoàn tất, ít nhiều gì người đó phải có đôi lời về tác giả tập thơ là ai và bản thân mình. Rất tiếc là không thấy có ghi chú gì. 

      - Còn như cho rằng do một ai đó sưu tập rồi ra sức viết lại. Nếu như việc này xảy ra thì người thực hiện chuyện này phải là người rất rảnh rỗi và cực kỳ yêu thích môn Hán-Nôm và chắc chắn phải có đôi lời tự giới thiệu về mình và chú thích tên tác giả tập thơ chứ không thể bỏ trống một cách vô tội vạ như thế. 

   

    B - Tác giả tập thơ 180 viết tay là ông Nguyễn Hữu Bài hay của ai khác?       

      Dựa vào hơn 70 bài tập trong "Thơ Nôm Phước Môn" của ông Nguyễn Thúc đã được xuất bản tại Saigon năm 1959. Đem đối chiếu với những bài có đề tựa tương cận trong tập thơ180 bài viết tay. Tất cả cho thấy có một sự trùng khớp rất rõ ràng giữa hai tài liệu... Từ đó giúp ta có đủ cơ sở để khẳng định tập thơ Nôm 180 bài bản viết tay này cũng là của ông Nguyễn Hữu Bài chứ không phải của ai khác.


    C - Tập thơ 180 bài viết tay này có phải là thủ bút của ông Nguyễn Hữu Bài?

          Mặc dù đã khẳng định được tác giả tập thơ Nôm 180 bài viết tay này là của ông Nguyễn Hữu Bài. Nhưng còn có một cẩu hỏi khác không kém phần quan trọng. Tập thơ 180 bài viết tay này có phải là thủ bút của ông Nguyễn Hữu Bài hay không? Một câu hỏi cần có sự trả lời thỏa đáng để định vị giá trị đích thực cho tập thơ. 

        Mặc dù đã có một số lập luận cho rằng tập thơ 180 bài viết tay là thủ bút của ông Nguyễn Hữu Bài nhưng vẫn chưa thể khẳng định. Rất tiếc người viết cũng là người sở hữu tập thơ vẫn chưa tìm thấy một tài liệu hay văn bản nào có bút tích của ông Nguyễn Hữu Bài xuất hiện trên văn đàn để so sánh và đối chiếu nên vẫn còn trong vòng nghi vấn... Nhưng dẫu sao tập thơ Nôm 180 bài có một không hai này, tự thân nó cũng đã mang một giá trị đích thực về mặt văn học sử Hán Nôm và một số yếu tố liên quan đến lịch sử nước nhà trong giai đoạn từ năm 1912 đến năm 1932 khiến tập thơ rất đáng được trân trọng và gìn giữ.

      [Ông Nguyễn Hữu Bài bước vào con đường hoạn lộ từ năm 1884 (Kiến Phúc Nguyên Niên) và về hưu năm 1933 (Bảo Đại 8). Và ông mất vào năm 1935 (Bảo Đại 10) ]


I - MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ TẬP THƠ.



                                                    
MỘT SỐ BÀI TRÍCH TRONG TẬP THƠ NÔM CỦA ÔNG NGUYỄN HỮU BÀI.


Bài số 65.

"Đưa mấy đạo quân mộ Đông Dương theo Đại Pháp sang Tây đánh Phổ".

Ơ mấy mươi ngàn lính mộ ơi!
Làm trai chí ở bốn phương trời.
Phong hóa từ đây hẳn đổi đời,
Chết ở Tây phương đều nghĩa nước.
Sống về Đông thổ nổi danh đời,
Luyện lòng mạnh bạo mà khuôn phép,
Chúng gả ra đi phải nhớ lời,


                                                                          Bài số 74.

"Qua Bồng Miêu đề mỏ vàng".

Con tạo xây vần nghĩ nực cười,
Vàng chen với đá để trêu ngươi.
Một vùng ngao ngán đem thâu tháp,
Ngàn dặm xa xôi lương rước mời.
Sắc thắm rằng hay người bán nước, 
Hơi đau e nổi nhuộm lòng người.
Khen ai máy móc ra tài trí,
Luyện lọc công trình biết mấy mươi.


Bài số 93. 
 
      
Bài thơ: "Vâng dụ cho thăng thọ Thái Tử Thiếu Bảo Đông Các Đại Học Sĩ cảm tác".
Năm Canh Thân. Khải Định thứ 5. (1920),

Mừng mừng sợ sợ dạ bồi hồi,
Chịu lắm ơn trời hóa hổ ngươi.
Một áng hoa mai dầu hớn hở,
Đôi nơi gió tuyết lại ngậm ngùi.
Gạo châu củi quế chưa từng thấy,
Các phụng đài loan nở dám vui.
Cúi đội chín trùng nguyền hết sức,
Vì dân vì nước chẳng khi nguôi,



Bài số 99.
                                                                             
"Năm Tân Dậu. Khải Định thứ 6 (1921) (năm mươi tuổi) khai bút.

Năm mới mừng xuân mấy vận thơ,
Biết xuân từ những thuở bao giờ.
Miễn là đạp đất cho là quý,
Thôi chẳng lên nêu cũng chẳng thơ.
Hoa nở đầu ngành hoa tợ cẩm,
Tuyết tan ngọn cỏ tuyết như tơ.
Đã từng năm chín lần đi lại,
Hăm bốn phen tiu gió đợi chờ.


Bài số 106,

Đề Ngự giá đi Tây (Nhâm Tuất niên). Khải Định thứ 7. (1922).

Từ thưở khai thiên mới hội này,
An nam Hoàng đế ngự qua Tây.
Văn thơ thông báo năm châu dậy,
Chiếu chỉ ban truyền tám cõi hay,
Kết cuộc hòa bình giăng chỉ gấm,
Dựng nền thời thế nhắm đường mây,
Công đền nghĩa trả tình thêm hậu.
Nhơn trí chung đồng nghĩa đó đây.


Bài số 109.

"Ngự giá trú Paris".

 Nam Hoàng ngự giá đến châu Âu,
Truyền tụng thanh danh khắp địa cầu.
Lời tạ Pháp đình bày nghĩa trước,
Thơ thương Thống lãnh tỏ tình sau.
Tiếp nghinh long trọng ba phen hội,
Trú tất trang nghiêm một cửa lầu,
Liệt quốc tân giao là ngoại vụ.
Giáo Hoàng thương sứ cũng vào hầu.


Bài số 128.

"Giám Mục năm xứ Đông Dương hội tại kinh đô Huế...". Khải Định thứ 9 (1924).

Thiên tải mừng nay đặng nhứt thì,
Xiêm Miên xum hiệp với Tam kỳ.
Năm châu đại biểu mười ông hội,
Mấy bổn truyền kinh một sách ghi.
Phần đất chủ quyền dầu vẫn khác,
Tiếng Nôm quốc ngữ cũng đều y.
Từ đây viết đạo đà liên lạc.
Giồng giống An nam nổi có khi.


Bài số 141.

"Đề bình phong Long Mã trường Quốc Học nhớ lại trưởng giáo Ngô Công lập trường ấy"

Ấy ai tạc đá dựng bình phong,
Để khách qua đường những chạnh lòng.
Phất phới trong mây long hóa mã.
Ruổi rong trước gió mã thành long.
Đồ thơ chở nặng nền luân lý,
Văn vật phô bày cuộc biến thông.
Quốc học mở mang còn dấu cũ.
Ấy ai tạc đá dựng bình phong.



Bài số 155.


"Gởi mừng nhựt báo Nam Phong".

Tiện hồng ta nhắn với Nam Phong,
Phong hóa êm ngoài bởi ấm trong.
Mượn khí thanh hòa mong bổ sức,
Giải cơn phiền não ngỏ an lòng.
Thung dung no đủ nơi nơi thỏa.
Vui thỏa đờn ca chốn chốn đồng,
Gió thổi từ Nam mà đến Bắc,
Đưa hơi nhơn nghĩa thấu Tây Đông.


MỤC LỤC TẬP THƠ.
 
Phần này người viết dựa theo tựa từng bài thơ xếp thứ tự trước sau trong quyển thơ Nôm mà ghi lại để người đọc tiện việc theo dõi.  







II - KHÁI QUÁT VỀ TÂP "THƠ NÔM PHƯỚC MÔN" CỦA ÔNG NGUYỄN THÚC (1959).

         Đôi điều về quyển "THƠ NÔM PHƯỚC MÔN". 

       Quyển "THƠ NÔM PHƯỚC MÔN" do ông Nguyễn Thúc đã cho phát hành vào năm 1959 tại Miền Nam. Tập thơ in hơn 70 bài thơ của ông Nguyễn Hữu Bài, hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ, không thấy có phần chữ Nôm. Không rõ tác giả Nguyễn Thúc Tiên sinh đã tham khảo những bài thơ Nôm của ông Nguyễn Hữu Bài từ một nguồn nào. Nguồn đó có phần chữ Nôm không hay chỉ thuần chữ Quốc ngữ. Đăt trường hợp có chữ Nôm đi kèm mà Nguyễn Thúc Tiên sinh đã bỏ qua. Phải chăng vào thời điểm đó việc ấn loát có thêm phần chữ Nôm quá tốn kém nên Nguyễn Thúc Tiên sinh đã không đưa vào, điều này cũng không thấy Nguyễn Thúc Tiên sinh nhắc!? Nhưng phải nói ở phần giới thiệu, chú thích và tiểu sử về ông Nguyễn Hữu Bài, ông Nguyễn Thúc đã dày công tìm hiểu và mô tả từng chi tiết rất công phu và rõ ràng. Có lẽ khó có tư liệu nào làm cho người đọc, nhà nghiên cứu hiểu rõ về tiểu sử ông Nguyễn Hữu Bài bằng cuốn "THƠ NÔM PHƯỚC MÔN" của ông Nguyễn Thúc nên người viết mạn phép xin trích đăng phần giới thiệu và tiểu sử trong quyển "Thơ Nôm Phước Môn" để mọi người rộng đường tham khảo. Rất mong được gia đình ông Nguyễn Thúc hay người sở hữu bản quyền tập thơ lượng thứ cho việc trích dẫn này.





   Tập thơ gồm 106 trang (cả bìa). Kt: 20cm x 26cm, được xuất bản làn thứ Nhất năm 1959. Do ông Nguyễn Thúc sao lục và chú thích. Toàn bộ được in trên nền giấy hoa, dưới sự trình bày rất công phu của ông Nguyễn Huyền Anh.


                                            Mục lục





Lời giới thiệu của ông Việt Điểu Thái văn Kiểm.





                          Lời nói đầu của ông Nguyễn Thúc.


                 

                    

                     


             TIỂU SỬ ÔNG NGUYỄN HỮU BÀI.

     Dưới đây là phần tiểu sử về ông Nguyễn Hữu Bài trích trong quyển "THƠ NÔM PHƯỚC MÔN" do ông Nguyễn Thúc biên soạn. Có thể xem đây là một tư liêu hiếm hoi nên đã chụp và đăng tải lại toàn bộ để rông đường tham khảo cho những ai cần đến.












III - PHẦN ĐỐI CHIẾU.

      Dưới đây là phần đối chiếu giữa hai bản cho thấy có đôi chút khác biệt. Không rõ là ông Nguyễn Thúc tự sửa theo ý mình hay sao chép lại ở một nguồn tư liệu khác?


                                                     

                                         1 - Vịnh tàu bay.

                       


Duy Tân, Thất niên, thất nguyệt, Sơ nhị Sơ tứ  (2 - 4 /7/1913)





                                                    2 - Đi đường mới lên sở Cùa...



Trong bài có ghi. Khải Định, Thất niên, Tam nguyệt, Nhị thập nhị nhật.( 22/3/1922).


3 - Đi hội nghị về đề cảnh.






4 - Hộ giá đi Tây nghĩ đề.







5 - Vịnh đi tàu qua biển tức cảnh.






6 - Mừng đi La-Mã.





 Cauminhngoc

Lưu giữ và giới thiệu

06/02/2025

(1) Dựa theo bài số 21 có ghi niên đại Duy Tân thứ 6 (1912)


 



Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2025

Họa sĩ Phùng Sơn Hoa (1936 - ? ). (馮山華) và những tác phẩm sơn mài theo phong cách Trung Hoa.

 




Lý lịch dựa theo tờ rơi kỳ triển lãm tranh của một số người Hoa sinh sống tại Cholon/ Saigon năm 1997.

I - Bộ tứ bình. Xuân - Hạ - Thu - Đông. 

Sơn mài theo phong cách Trung Hoa trên vóc ván ép. Kt: 50cm x 100cm. Năm vẽ: Khoảng đầu Thập niên 90.TK.20. Chữ ký: Con dấu góc phải dưới. Mua của họa sĩ tại nhà số:115/30/4 Đường Loø Sieâu. P8, Q 11. Tp.HCM, Năm 1999.


  
Xuân. (Kê-Hoa)  



 
 Hạ. (Trúc-Mã)         



    
Thu. (Mão-Điểu) 



  
Đông. (Lưỡng Nga)




II - Bộ án gió vẽ tích Bát Tiên.
 
Bộ án gió vẽ tích Bát Tiên. Sơn mài theo phong cách Trung Hoa trên vóc ván ép. 
Bộ 06 tấm. Kt: 41cm x 122cm/tấm (122cm x 244cm). 
Năm vẽ: Khoảng giữa Thập niên 90/TK.20. Không thấy chữ ký tác giả. 
Hai tấm ngoài cùng hai bên trái phải bỏ trống. Mặt sau đang vẽ dang dở... 
Mua của họa sĩ tại nhà số:115/30/4 Đường Loø Sieâu. P8, Q 11. Tp.HCM, Năm 1999 cùng với bộ tứ bình: Xuân - Hạ - Thu - Đông phía bên trên.





A - Về nhân vật Bát Tiên.



Hán Chung Ly và Lữ Đồng Tân

Lam Thái Hòa và Hà Tiên Cô.


Tào Quốc Cữu và Trương Quả Lão.

Hàn Tương Tử và Lý Thiết Quài


B - Chi tiết từng khuôn mặt của Bát Tiên qua nét vẽ  
HS. Phùng Sơn Hoa.



1 - Khuôn mặt của Hán Chung Ly và Lữ Đồng Tân 

Hán Chung Ly và Lữ Đồng Tân.

Hán Chung Ly (漢鐘離) tên thật là Chung Ly Quyền (鐘離權, họ kép"Chung Ly", tên "Quyền"), tự Tịch Đạo (寂道), hiệu Vân Phòng tử (云房子), tự xưng "Thiên hạ đô tản Hán Chung Ly Quyền", là một trong số Bát Tiên của Đạo giáo. Nguyên mẫu là một vị đại tướng thời Đông hán nên gọi là Hán Chung Ly. Vị tiên này thường được coi là người đứng đầu bát tiên (một số người cho rằng Lã Động Tân là người đứng đầu không chính thức). Ông sử dụng một chiếc quạt có khả năng cải tử hoàn sinh.

Lã Động Tân (呂洞賓) hay Lữ Động Tân, tên húy là Lã Nham (呂嵒, hay 呂巖), tự Động Tân, đạo hiệu Thuần Dương Tử, còn có hiệu là Hồi đạo nhân, sinh ngày 14 tháng 4 năm Bính Tí, tức đời Đường Đức Tông niên hiệu Trinh Nguyên thứ 12 (ngày 4 tháng 5 năm 796 Tây Lịch) tại làng Chiêu Hiền, huyện Vĩnh Lạc, phủ Hà Trung, châu Bồ (nay là thôn Chiêu Hiền, xã Vĩnh Lạc, huyện Nhuế Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Ông là vị tiên nổi tiếng trong Đạo giáo, một trong Bát Tiên, được tôn làm một trong Ngũ Ân Chủ, Ngũ Văn Xương. Trong Đạo giáo Trung Hoa thì phái Toàn Chân tôn Lã Động Tân làm một trong Ngũ Dương tổ, nhân vật tiêu biểu của phái Nội đan cũng như dòng tư tưởng Tam giáo đồng lưu.

Người đời thờ Lã Động Tân Động Tân làm thần giải mộng, thần văn cụ, thần khoa khảo, thần đào vàng và các loại mỏ kim loại, thần tổ nghề tóc, cũng như thờ ông làm thần võ hay thần tài. Ngày mất chưa rõ. Có thuyết cho rằng ông từ Hoàng Hạc lâu thăng thiên đúng ngày sinh nhật 200 tuổi, tức 14 tháng 4 năm Bính Tí niên hiệu Chí Đạo thứ 2 đời Tống Chân Tông (20 tháng 5 năm 996 Tây Lịch). 

(Sao chép từ nguồn Wikipedia)


2 - Khuôn mặt của Lam Thái Hòa và Hà Tiên Cô.

Lam Thái Hòa và Hà Tiên Cô.

Lam Thái Hòa (藍采和) (615-760) là vị tiên ít được biết đến trong số Bát Tiên. Tiền thân là Phi Phát tiên nhân, sư huynh là Xích Cước đại tiên. Người ta không rõ vị tiên này là nam tiên hay nữ tiên. Có thuyết cho rằng Lam Thái Hòa là người sống vào thời những năm Khai Nguyên-Thiên Bảo (713-756) của nhà Đường (thời Đường Huyền Tông). Lam Thái Hòa thường được minh họa với y phục dễ gây mơ hồ về giới tính, nhưng nói chung thường được vẽ như là một cậu bé/cô bé, một thanh niên/phụ nữ hay một ông lão/bà lão mang theo một lẵng hoa.

Các truyền thuyết thường cho thấy hành vi của Lam Thái Hòa là kỳ cục một cách kỳ lạ. Một số nguồn minh họa Lam Thái Hòa mặc áo dài cũ màu xanh lam có 6 cúc bằng gỗ, và nói tới vị tiên này như là người bảo trợ cho những người hát rong. họ Lam thường được miêu tả như là người chỉ đi giày một chân, còn chân kia để trần. Mùa đông tới thì Lam Thái Hòa ngủ trần trong tuyết và tỏa ra sức nóng làm tuyết tan chảy trong khi mùa hè tới thì Lam Thái Hòa lại mặc quần áo rất dày, mặc dù tiết trời nóng bức. Ngoài ra, họ Lam đôi khi cũng được coi là một người thích hát hò khi say xỉn, với lời ca thường hàm chứa những dự báo chính xác về các hiện tượng, sự kiện tương lai.

Lam Thái Hòa thường được miêu tả như là người mang theo mình một đôi nhạc cụ bằng gỗ, gọi là phách, mà họ Lam có thể vỗ và đập làm nhịp trong khi hát. Những người qua đường có thể dừng lại xem và cho tiền, do Lam Thái Hòa là một người ăn xin. Lam Thái Hòa thường xỏ các đồng tiền người ta cho thành một xâu tiền mang theo mình. Khi Lam đi tới đâu thì các đồng tiền có thể rơi ra tới đó và do Lam không để ý tới chúng nên những người ăn xin khác có thể tự do thu nhặt các đồng tiền này.

Giống như các vị tiên khác của Đạo giáo, Lam Thái Hòa là vị tiên thích uống rượu đến mức say sưa và khi đó rời bỏ thế giới này để bay lên trời bằng cách cưỡi thiên nga hay hạc.

Lam Thái Hòa được Chung Li Quyền dẫn dắt theo Đạo giáo

Hà Tiên Cô (何仙姑), có tên là Hà Quỳnh (何瓊) hay Hà Tú Cô (何秀姑) và có lẽ là vị Tiên nữ duy nhất trong số bát tiên của Đạo giáo, do vị tiên Lam Thái Hòa chưa rõ là nam hay nữ còn tất cả các vị tiên còn lại đều là nam. Trong các hình minh họa về vị tiên này thường là hình ảnh của một người phụ nữ đẹp tay cầm hoa sen.

Về thân thế của Tiên Cô có nhiều thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng Tiên Cô là người Vĩnh Châu (nay thuộc quận Linh Lăng, địa cấp thị Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam) thời nhà Đường. Một thuyết khác lại cho rằng Tiên Cô xuất thân từ một gia đình giàu có và hào phóng tại Tăng Thành (nay là huyện cấp thị Tăng Thành trong thành phố cấp phó tỉnh Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông.

Về ngày tháng năm sinh các truyền). thuyết cũng đưa ra các con số khác nhau, đơn giản là do vị tiên này có lẽ là nhân vật hư cấu, chứ không có nguyên mẫu là người thật như Lã Động Tân (tên thật Lã Nham), Trương Quả Lão (tên thật Trương Quả) và Hán Chung Li (tên thật Chung Li Quyền, họ kép: Chung Li). Có thuyết cho rằng Tiên Cô sinh ngày 7 tháng 2 năm không rõ, nhưng thuộc thời Võ Tắc Thiên trị vì, lại có thuyết cho rằng Tiên Cô sinh năm Khai Diệu thứ nhất (681) thời Đường Cao Tông.

(Sao chép từ nguồn Wikipedia)


3 - Khuôn mặt của Tào Quốc Cữu và Trương Quả Lão.

Tào Quốc Cữu và Trương Quả Lão. 

Tào Quốc Cữu (曹國舅) là một trong số 8 vị Tiên (Bát Tiên) của Đạo giáo. Một thuyết cho rằng ông là em trai Từ Thánh Quang Hiến Tào hoàng hậu của Tống Nhân Tông nhưng các thuyết lại đưa ra các thông tin khác nhau về quê quán của ông. Có thuyết cho rằng ông là người Chân Định (nay là Ninh TấnHình Đài, tỉnh Hà Bắc), do Từ Thánh Quang Hiến Tào hoàng hậu là người Chân Định, nhưng lại có thuyết cho rằng ông là người Từ Châu (nay là Từ Châu, tỉnh Giang ). Tên của ông có thể là:

  • Tào Dật (曹佾), tự Công Bá (公伯).
  • Tào Cảnh (曹景)
  • Tào Cảnh Hưu (曹景休)
  • Tào Hữu (曹友).

Trương Quả Lão (張果老) (596-735), còn có tên là Trương Quả (張果), là một trong số 8 vị Tiên (Bát Tiên) của Đạo giáo. Cùng với Hán Chung Li và Lã Động Tân, ông là vị tiên có nguyên mẫu là nhân vật có thật trong lịch sử; các vị tiên còn lại chỉ có trong truyền thuyết. Ông có tên thật là Trương Quả, được ghi chép trong Cựu Đường thư hay Tân Đương thư hoặc Đại Đường tân ngữ, quyển 10. Sự xuất hiện của ông được cho là bắt đầu từ khoảng giữa hay cuối thế kỷ 7 và kết thúc vào khoảng giữa thế kỷ 8 như là một thuật sĩ giang hồ được dân gian sau này thêu dệt thành thần tiên. Từ "Lão" được thêm vào tên của ông có nghĩa là "ông già"

(Sao chép từ nguồn Wikipedia)


4 - Khuôn mặt của Hàn Tương Tử và Lý Thiết Quài.

Hàn Tương Tử và Lý Thiết Quài.

Hàn Tương Tử (韓湘子), tự Thanh Phu (清夫), là một trong số 8 vị tiên (Bát Tiên) của Đạo giáo. Theo truyền thuyết, ông bái Lã Động Tân làm thầy học đạo và âm nhạc của Đạo giáo (Thiên hoa dẫn) tương truyền là do ông sáng tác.

Dân gian sau này cho rằng ông là cháu của Hàn Dũ thời Đường có tên gọi là Hàn Tương (794-?). Tuy nhiên, giữa hai nhân vật này vẫn có nhiều điểm bất đồng nên khó có thể khẳng định Hàn Tương Tử là Hàn Tương, bởi theo "Tân Đường thư, quyển 73 - Tể tướng thế hệ biểu tam thượng" cùng "Hàn bàng mộ chí minh" thì Hàn Tương làm quan tới đại lý thừa, chẳng phải là thần tiên.


Thiết Quải Lý (铁拐李/鐵拐李) hay còn gọi là Lý Thiết Quải, là một trong số 8 vị tiên (Bát Tiên) của Đạo giáo. Vị tiên này đôi khi được miêu tả như là người dễ nóng giận và hay gắt gỏng, nhưng lại là người nhân từ đối với những người nghèo khó, ốm đau, bệnh tật, những người được ông giúp giảm nhẹ nỗi phiền muộn của mình bằng một loại thuốc đặc biệt lấy từ quả bầu của ông. Ông thường được minh họa như là một ông già xấu xí với khuôn mặt bẩn thỉu, râu ria lởm chởm, tóc tai bù xù, và một chiếc đai vàng trên đầu. Ông đi lại với sự hỗ trợ của một chiếc thiết trượng (nạng sắt, thiết = sắt, quải = trượng, nạng) và thường đeo một quả bầu trên vai hay cầm trong tay. Ông cũng thường được mô tả như là một nhân vật hài hước hạ trần trong hình dạng của một kẻ ăn mày, sử dụng quyền năng của mình để giúp đỡ những người nghèo khó và bị áp bức.

(Sao chép từ nguồn Wikipedia).


c - Chi tiết về cảnh vật.







Giới thiệu.
Cauminhngoc
03/02/2025