Năm 1862. Chiếm xong ba tỉnh Miền Đông (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa). Năm 1867 chiếm nốt ba tỉnh Miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Thực dân Pháp cho xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chánh cũ của triều Nguyễn đồng thời chia lại đất Nam Kỳ thành nhiều địa hạt.
Lúc đầu Pháp gọi département thay cho phủ, gọi arrondissement thay
cho huyện.
Khoảng năm 1868, Nam Kỳ có hai mươi
bảy inspection (lúc
này tiếng Việt gọi là "hạt thanh tra", "địa hạt
thanh tra", "khu thanh tra" hay "tiểu khu thanh tra",
do Thanh tra cai trị).
Từ 05/06/1871 inspection đổi thành arrondissement (lúc
này tiếng Việt gọi là "hạt tham biện.", "địa hạt
tham biện.", "khu tham biện. hay "hạt"). Đứng đầu arrondissement là administrateur,
tiếng Việt gọi là Chánh tham biện. Dinh hành chánh gọi là tòa tham biện nhưng
dân cũng quen gọi là tòa bố (giống như dinh quan bố chánh của nhà Nguyễn cũ).
Tham biện dưới quyền Thống đốc đóng ở Sài
Gòn. Giúp việc Chánh tham biện là hai
phó tham biện; thư ký địa hạt cũng gọi là bang biện tức là secrétaire
d’arrondissement. Đến năm 1871 giảm còn 18 hạt, năm 1876 thì tăng lên 19
hạt. (Nguồn
Wikipedia).
Một trang trong bộ sách có dán con niêm vào năm 1923.
(BẢNG MỤC LỤC TỔNG QUÁT).
Đây là một bộ tư liệu về án tịch khá đồ sộ chứa đựng những biên bản viết tay được ghi
chép đầy đủ về lý lịch, án tích của từng cá nhân hay một nhóm người bị
xem là tội phạm ở khắp các tỉnh thành nằm trong xứ Nam Kỳ được đem về xét xử
tại Tòa Thượng Thẩm Saigon. Xứ Nam Kỳ Thuộc Pháp (Cour
d’ Appel de Saigon Cochinchine Francaise) (1). và ở Bình Hòa (2). Những biên bản được thực hiện ngay tại các phiên tòa từ nửa sau Thế kỷ 19 kéo dài đến giữa Thế kỷ 20. Chính xác là từ năm 1865 đến
1950. Do số lượng bị mục nát phải loại bỏ nằm rải rác xen kẽ vào một số năm,
nên sự liên tục không được trọn vẹn. Một số năm đầu có lẽ do án tịch chưa nhiều
nên đã phải gộp nhiều năm mới đóng lại được thành một tập. Sau đó tùy theo vụ việc mà đem gom
đóng thành một hay nhiều tập cho một năm. Mục đích để tiện việc lưu trữ và
theo dõi. Có thể khẳng định đây là bộ tư liệu có một không hai về ngành pháp chế
của Miền Nam Việt Nam kéo dài gần 100 năm qua hai thời kỳ Pháp thuộc và nền Đệ
Nhất Cộng Hòa còn tồn tại đến hiện nay.
Chất lượng
giấy không giống nhau, đa phần đã ngả màu, có tờ bị dòn dễ rách, mực bị phai,
đôi chỗ đậm ửng hẳn ra phía sau, cắn thủng cả giấy. Khổ giấy của án văn đa phần
vào khoảng 22cm x 35cm. Phần hình thức và chất lượng bên ngoài, một
số còn toàn vẹn cả bìa xưa, đa phần mất bìa, mất gáy, bị rách mất một số trang
đầu hoặc cuối. Có tập gáy bị hư hại hoàn toàn đi đến tình trạng rời ra từng tờ
nhưng phần mặt giấy ghi chép bên trong chữ vẫn còn đọc được rất tốt. Cá biệt có
những tập chỉ còn một hay vài tháng trong năm. Tất cả do không được bảo quản
khi nằm trong nơi lưu trữ, sau đó lại nằm tại lò ve chai nên càng thêm bi đát.
Nhưng xét kỹ thì việc này cũng không lấy làm quan trọng vì đây là biên bản của
từng vụ án, mang tính cá biệt không liên quan gì với nhau nên việc thất thoát
đó cũng không lấy gì ảnh hưởng. Chính vì mang tính độc lập, hiếm như thế nên
cho dù còn ít hay nhiều nếu có thể cứu vãn đều giữ lại để làm tư liệu chứ không
hủy bỏ.
Do việc xét xử từng vụ việc tại chỗ, nên
thư ký tòa ghi chú rất rõ ràng về nhân thân, tội danh mà đương sự vi phạm cùng
lời luận tội và phán quyết của Quan tòa. Tùy theo từng tội trạng. Có hoặc không,
ít hay nhiều tòng phạm nên số trang của biên bản sẽ vì thế mà thay đổi. Khi thì
1/2 trang, nếu nhiều có thể lên đến trên chục trang. Cuối biên bản là chữ ký
của những người liên quan đến vụ xử như: Nhân viên Tòa; nhân chứng…v..v…Ngoài
ra còn có đính kèm thêm con dấu của cơ quan trực thuộc. Đôi bản còn có những
con niêm, con dấu hoặc đính kèm giấy tờ bổ sung…Có những vụ án xảy ra đã lâu
được lục lại và có chú thích thêm vào bên lề, tùy theo vụ việc liên quan đến
đương sự.
Gần như
toàn bộ văn bản ở cuối thế kỷ 19 được ghi chép bằng tay hoàn toàn. Mãi đến đầu
thế kỷ 20 do đã có mẫu in sẵn nên thư ký Tòa chỉ việc điền vào những chỗ chừa
trống cần thiết. Thỉnh thoảng cũng có vài bản án được đánh máy thay vì
viết.
Dựa theo
nguồn Wikipedia thì sau khi chiếm xong Lục tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867. Năm
1868 Pháp xóa bỏ địa giới hành chánh cũ của Triều Nguyễn và chia Nam Kỳ thành
27 Inspection.
Trong hơn 100 tập
hiện đang lưu trữ. Có hai tập xưa nhất ngoài bìa ghi:
a/ - Cour D’
Appel de Saigon/ Matière
Corretionnelles./ 1865 – 1866 – 1867 – 1868 – 1869 – 1870. (06 năm).
b/ - Cour D’
Appel de Saigon/ Matière
Criminelle./ 1868 -1869 – 1870. (03 năm).
Có 03 thời điểm
quan trọng cho việc Pháp chiếm Nam Kỳ:
- Chiếm đóng lần I. (Năm 1862. Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ).
- Chiếm đóng lần II. (1867. Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ).
- Đặt nền cai trị năm toàn Nam Kỳ (Cochinchine) vào năm 1868.
Dựa vào cách thức
đóng nhiều năm thành một tập:
* Tập xử án
về tiểu hình từ năm 1865 đến 1870. ( 06 năm ).
Như vậy vào
năm 1865. Pháp mới bắt đầu cho lập tòa án tiểu hình để xét xử ở Saigon. Sau ba năm chiếm đóng (1862
đến 1864). Thời gian này (1862-1864) có lẽ còn nằm trong thời gian đang ổn định
nên chưa thành lập tòa xử tập trung. Và thời gian chỉ là ba năm, có thể do vụ
việc xảy ra quá ít, việc ghi chép không nhiều nên đã dồn chung đóng thành tập
1865 này. Phải chăng năm 1865 là cột mốc đầu tiên cho việc xét xử do Thực dân
Pháp triển khai tại Nam Kỳ (Cochinchine).
* Về đại
hình là năm 1868 đến 1870. (03 năm).
Về
đại hình chưa rõ từ năm 1865. Pháp đã cho thành lập tòa án để xét xử chưa? Hay
có mà bị thất thoát? Điều này cũng cần có sự giải đáp cho thỏa đáng.
Có ba tập của những năm: (1884); (1885 – 1886) và (1887). Ngoài gáy bìa
có in thêm hai chữ " Bình Hòa ". (2)
Theo
quyển “Tự vị tiếng nói Miền Nam”
của ông Vương Hồng Sển. Trang 516. Nói về Saigon – Cholon (Ngoại ô). Mục giải thích số
07. Có ghi địa danh “làng Bình Hòa (Gia Định)”. Chưa rõ có phải làng Bình Hòa
này là địa danh trong các tập án văn nêu trên không? Nếu đúng, thì ba tập trên
được xử riêng tại địa danh Bình Hòa. Tỉnh Gia Định.
Những án văn này
ngoài giá trị xưa cổ, độc bản, có một không hai. Nó còn là tư liệu rất quí về văn
hóa, lịch sử, địa chí, tội phạm học và xã hội học. Những nhà nghiên cứu về xã
hội có thể dựa vào đó để tìm hiểu về nguyên nhân, về sự phát triển tội phạm hay
cụ thể được nhân thân những người, các phong trào tham gia hoạt động chính trị
và cũng có thể đào sâu để hiểu biết thêm về đạo đức của tiền nhân của chúng ta
dưới thời kỳ Pháp thuộc. Đây là nguồn tư liệu gốc rất cần thiết cho mai sau.
CÂU CHUYỆN VỀ BỘ TƯ LIỆU THUỘC DIỆN PHÁP ĐÌNH TỪ THỜI PHÁP THUỘC MANG TÍNH ĐẲNG CẤP QUÔC GIA CÓ MỘT KHÔNG HAI.
Theo như lời anh
bạn chuyên “đi lò” bán cho tôi kể lại, thì lô sách này nằm một đống lù lù trong
góc vựa ve chai đã từ lâu lắm rồi cỡ dăm ba năm có dư. Hắn và dân đi lò chả ai
rớ vì thấy giấy dòn nát te tua, đã thế họ lại còn kháo nhau là sách luật bằng
tiếng Pháp rất khó gặm. (Họ cho là sách về các điều khoản của luật. Loại này các
chủ hiệu bán sách cũ không ai thèm mua vì không bán được). Chuyện này không
sai, đó là kinh nghiệm sống chết của nghề “đi lò”. Vốn dĩ tiền lận lưng đâu có
nhiều, làm bữa nào xào bữa nấy, mua được thảy ngay kiếm tí chút lời, không thảy
được sẽ ngậm ảnh hưởng đến vốn lận lưng, nên không ai dám ôm để chờ thời là
vậy. Dân đi lò buông không dám mua. Giấy đến thời rã mục hết chất bột, hãng nấu
giấy chê. Thế là chủ vựa ve chai ngậm.
Cho mãi đến cuối năm 2005. Vì tình trạng người
khôn của hiếm, lại gặp dịp cận Tết đâm ra ế độ, túi rỗng. Hắn làm chuyện liều
mạng là cân thử một ít rồi đem đi chào bán cho các tiệm sách cũ quanh Saigon thử thời vận. Nếu có chết cũng chẳng mất
là bao.
Hắn kể.
Thoạt nhìn bên ngoài thì thấy vậy, mò vào bên trong thì khác hẳn. Có tập mặc
dầu mất bìa cứng nhưng các trang bên trong còn tốt không bị hư hỏng gì nhiều.
Đã thế loại có tuổi trên 100 năm số lượng cũng kha khá. Với cục sạn to đùng
trong đầu. Hắn biết phải làm gì để càng ít thiệt hại về phía mình càng nhiều
càng tốt.
Không rõ là
đã chào qua bao nhiêu tiệm, chả thấy hắn hé môi. Tôi chỉ được tiếp cận vài cuốn
mẫu với cái giá “một nhát tới tai, hai nhát đến gáy”. Kèm theo điều kiện. Nếu đồng ý! Đã mang về là phải lấy, không
được ọ ẹ, ỏng eo chê bai đòi bớt xén. Do mua bán qua lại nhiều lần, từ khi hắn
còn chập chững vào nghề nên tôi cũng có phần hiểu chút ít về cá tính của tay cáo
lão này. Mua được của hắn, ít nhiều gì cũng phải nhỉnh hơn thiên hạ đôi chút
mới xong. Tôi quyết định đồng ý và chỉ chọn mua những tập có giá trị cổ xưa.
Nghĩa là phải có tuổi từ 100 năm trở lên với hình thức còn trong tình trạng
tương đối. Dưới trăm tuổi không mua! Tôi đặt điều kiện với hắn như thế. Kết cục
là cả đôi bên đều hỉ hả!
Hắn
mời tôi đến nhà để xem! Chỉ đống sách ngổn ngang chất đống lù lù giữa nhà. Hắn
tâm sự là đã phải đổ rất nhiều mồ hôi và công sức để bới cả núi giấy. Tiếc đứt
ruột khi nhìn thấy những tập bị mối mọt, dập nát không thể cứu vãn phải vứt bỏ
và xuýt xoa thổ lộ là trong bụng dâng trào một cảm súc não nề như phải vứt đi
những đồng tiền của chính mình… Cũng dễ hiểu bởi vì lô hàng giờ đã biến thành
tiền rồi, không còn là giấy vụn nữa.
Sau khi mua đem về. Ngồi ở nhà, cầm từng tập trong
tay, tôi xem xét, nghiền ngẫm. Nhận thấy đây cả là một quá trình lịch sử của
ngành pháp chế được tích lũy, xuyên suốt hàng trăm năm của một quốc gia. Tất cả
đã qua đi. Chỉ còn lại là các bản án văn này. Nó
không phải là những pháp qui, định chế khô cứng của pháp luật. Nó là nhịp đập,
là diễn tiến của xã hội, qua từng giai đoạn về lịch sử đấu tranh, về tội phạm.
Đây là một dữ kiện duy nhất của một thời kỳ đã qua, còn rơi rớt lại thuộc dạng
cực kỳ quí hiếm, không thể tái hiện trong lịch sử của một đất nước. Không thể kiếm
trong đời thường. Chính vậy. Tôi không có lý do gì được quyền cắt ngang, để cho
số còn lại có thể bị hủy hoại mất đi. Hiện tại đã là thiếu không còn nhiều. Nếu
bỏ qua lại càng thiếu thêm gấp bội. Một kinh nghiệm trong giới chơi đồ cũ. Nếu
chỉ có một đôi món thì chẳng đáng gì. Nhưng nếu có một số lượng nhiều để nó trở
thành bộ sưu tập, thì giá trị của nó sẽ khác đi rất nhiều. Một cơ hội không thể
bỏ qua. Tôi quyết định ôm hết số còn lại cho dẫu nó chưa đủ tuổi 100 năm. Với
suy nghĩ chắc chắn trong đó còn có chứa đựng những thông tin quan
trọng về một số vấn đề trong lịch sử Việt Nam hiện
đại chưa được nhắc đến, còn đang lẩn khuất trong đống sách rách nát đó. Thế là
tôi dang tay ôm tất.
Việc mua
toàn bộ lô sách này trong thời điểm cận Tết đã phần nào làm cho kinh tế gia
đình gặp chuyện khó khăn. Gần như tiền lời của một mùa bán lịch năm đó đã đổ dồn
hết vào cho việc mua này. Việc làm cũng như chưa biết thực tế như thế nào, có ý
nghĩa gì không. Nhưng rõ ràng một điều là lô sách này còn hiện diện trên cõi
đời không bị hủy hoại. Đó cũng là một chuyện làm “Cho đời thêm vui” trong cuộc
đời mua bán bán sách cũ.
Nhân trong
lúc nhàn rỗi. Trong bản mục lục tự thiết lập này có bổ sung thêm phần niên biểu
của Triều Đình Việt Nam tương đương để tiện việc theo dõi,
tránh cho người đọc khỏi phải mất thời gian tra cứu.
Cauminhngoc.
29/10/2013.
(1) Tòa Thượng thẩm Saigon
cũ. Nay là Trụ sở Tòa án nhân dân TP.HCM. Tọa lạc ở số131 đường Nam Kỳ khởi
nghĩa Phường Bến Thành, Quận 1., Được xây dựng năm 1881 đến năm 1885
hoàn thành do kiến trúc sư người Pháp Bourard thiết kế. Kiến trúc sư
Foulhoux, giám đốc Sở Công Chánh thời đó thực hiện.
(2) Giải thích hai chữ BÌNH HÒA trong bộ sách.
Họa sĩ Nguyễn Văn Minh là một người Sài Gòn đích thực.
Ông sinh năm 1934 tại làng Bình Hòa, một ngôi làng cổ của tỉnh Gia Định nay
thuộc quận Bình Thạnh.
Do đó hai chữ Bình Hòa ngoài gáy bìa sách. Có lẽ phiên tòa xét xử được mở ra ở làng Bình Hòa Gia Định
NỬA SAU THẾ KỶ 19.
NỬA ĐẦU THẾ KỶ 20.
PHẦN THUYẾT MINH BẰNG HÌNH ẢNH.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét