Thứ Ba, 10 tháng 10, 2023

Những bản khắc gỗ và bản kẽm được sử dụng in hình minh họa trong sách giáo khoa thời cũ.

Những bản khắc gỗ và bản kẽm được sử dụng in hình minh họa trong sách giáo khoa thời cũ. 



                                            

                                                     Hai bà Trưng. Bản kẽm. 20.5cm x 26cm.


     Buồn buồn đi lục lại mớ bản khắc gỗ, bản kẽm cũ mà người xưa dùng để minh họa trong những quyển sách của bậc tiểu học phổ thông ở những thập niên 50/ Tk 20 hoặc trước đó. Những bản gỗ hoặc bản kẽm này không lớn với dạng chữ nhật hay vuông. Dài không quá 20cm. Cao khoảng 10cm đổ lại. Những kích thước của những bản khắc này thường dựa vào kích thước khoảng trống khiêm tốn chừa ra bên cạnh bài in trên trang giấy. Hình ảnh bản khắc dựa vào nội dung của bài học hay tập đọc mà thực hiện cho phù hợp.

-            a - Bản gỗ được khắc bằng tay cho thấy cả một sự công phu, tỷ mỷ, cần cù cùng sự cẩn trọng đến từng mỗi nét khắc. Với những bản khắc gỗ, công việc ấn loát có phần bị hạn chế bởi vì phải lệ thuộc độ bền của gỗ cũng như nét khắc mảnh hay dày. Do lực tác động của công việc ấn loát nên nét khắc sau những lần in thường bè ra hoặc bị mẻ vì sử dụng qua nhiều đợt in, việc hư hỏng gây trở ngại rất lớn vì phải ngưng để làm lại rất mất công và tốn thời gian.

-              b - Bản kẽm có độ bền cao hơn, công việc khắc bản cũng tương đối dễ dàng nhờ vào phương tiện máy móc cơ khí hiện đại hỗ trợ. Công việc ấn loát cũng trở nên nhanh chóng hơn nhiều so với bản in khắc gỗ do ít bị hư hỏng do bản khắc gây ra.

        Nói chung những bản gỗ hay bản kẽm đều do bàn tay và công sức con người tạo dựng. Chỉ khác nhau dụng công nhiều hay ít, thực hiện khó hơn hay dễ hơn mà thôi. Tất cả chúng được xem là vật thể phục vụ cho mục đích của con người giống như mọi vật thể khác trong xã hội nhưng mang tính độc bản và ít ỏi hơn. Ngày nay ở thời đại khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bậc. Công việc ấn loát trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Do mọi lãnh vực đều có máy móc hỗ trợ nên những ngành nghề thủ công dần bị mai một theo thời gian... Vì thế mà những vật dụng mang tính thủ công của những thế kỷ trước còn sót lại trở nên hiếm hoi khó kiếm, điều này khiến cho người có máu lưu giữ những gì xưa cũ, độc đáo quan tâm tìm kiếm làm của riêng phục vụ cho sở thích của mình....

     Nói riêng về phần cảm tính đối với những bản gỗ hay bản kẽm nho nhỏ dễ thương dùng để vỗ bản thành những hình minh họa gắn liền nơi mỗi bài viết trên từng trang giấy trong quyển sách của thời xa xưa/ Có lẽ nó chỉ gây cảm súc thân thương cho các thế hệ đã từng cầm nó trong tay, nay đã xấp xỉ 70 tuổi đời. Nó gợi cho thế hệ già nua này nhớ đến những ngày tháng còn ê a mài đũng quần trên ghế nhà trường. Khi mà trên mặt bàn đây đó còn loang lổ vết mực xanh, tím. Ẩn khuất dưới những quyển sách hay tập vở để xốc xếch bên cạnh những cây bút quản gỗ có gắn ngòi sắt lá tre, mỗi khi viết phải chấm mực... Với các thế hệ sau này sẽ không bao giờ hiểu nổi chuyện gì đã từng có và đã từng xảy ra ở những thời gian trước đó. Bởi vậy! Nếu còn lưu giữ được những gì ở quá khứ. Nó cũng sẽ giúp cho thế hệ mai sau nhìn thấy những gì người đi trước đã trải qua và để lại. Tất cả những thứ một thời đã qua tích lũy lại sẽ trở thành văn hóa của một dân tộc... Những bản khắc gỗ và kẽm ở đây nó thuộc mảng cá biệt chứ không phải thể loại sản xuất đại trà. Chính thế, nó trở nên ít ỏi, không thể trở thành mảng sưu tập rộng rãi hoặc giả khuấy động thành phong trào trong giới sưu tập như các loại hình khác. Nhưng dẫu sao nó vẫn tồn tại để cho người có thú chơi đồ xưa cũ gìn giữ chúng theo sở thích...

      Phải nói hồi đó mình xung thiệt, thấy cái gì có vẻ hiếm lạ là mua bất kể, miễn sao nó không bị kỳ đà cản mũi là được Giờ ngồi ngó lại thấy cung vui vui trong lòng...

         Rất tiếc là không rõ người khắc bản là ai! (1) và cũng không nắm được những hình ảnh này được in trong quyển sách giáo khoa, nhà xuất bản nào của thời cũ. mặc dù chỉ có duy nhất một trang in thử. Bài số 67,  Đổ máu cam.


(1) Mặc dù người bán nói là của họa sĩ Tú Duyên, Xét vì chưa có bằng chứng nên không thể khẳng định do Tú Duyên khắc bản. Nhưng đó cũng là một hướng để truy xét vì họa sĩ Tú Duyên trước đây có nhận khắc bản cho sách báo. (Xem Mục III phía dưới bài viết).



  


                           Hình 01. Bản khắc gỗ và bản kẽm dùng dể vỗ bản trên trang sách


                                                              I - BẢN KHẮC GỖ.
















                                                                     II - BẢN KẼM.












III - TÚ DUYÊN VÀ MINH HỌA CHO BÌA BÁO.


 
Bản khắc gỗ của họa sĩ Tú Duyên trên trang bìa Nam Kỳ Tuần Báo năm 1942

Bản khắc gỗ của họa sĩ Tú Duyên trên trang bìa Nam Kỳ Tuần Báo năm 1944.



Cauminhngoc

10/10/2023

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

“ THIỆU TRỊ NIÊN CHẾ”. VỚI NHỮNG NÉT ĐẶC THÙ & TINH TẾ TRÊN CÁI BÁT NGỰ DỤNG ĐỜI VUA THIỆU TRỊ.

     

 

           “ THIỆU TRỊ NIÊN CHẾ”. VỚI NHỮNG NÉT ĐẶC THÙ & TINH TẾ TRÊN CÁI BÁT NGỰ DỤNG ĐỜI VUA THIỆU TRỊ.


                         

Hình 01. Cái bát Thiệu Trị Niên Chế vẽ cặp rồng. Con Thăng bay lên hớp cụm mây và con Giáng hoành xuống phun nước tạo mưa. Chân cả hai con đều có năm móng, biểu tượng dành riêng cho nhà Vua.


     Ngồi rảnh không biết làm gì, lôi cái bát Ngự dụng Thiệu Trị Niên Chế ra chẻ cho vui, cũng là để nhớ lại những lời hay ý lạ của mấy vị đàn anh thân quen trong giới chơi cổ ngoạn gốm xứ chỉ dạy lúc xưa nay đã quá vãng.

Mấy ảnh nói là đồ Ngự dụng không phải là hàng chợ hay hàng cao cấp. Mà là một mặt hàng đặc biệt dành riêng cho nhà Vua đầy quyền lực và được làm với số lượng rất ít. Do vậy mà các quan chức xứ ta phải chọn lựa các lò danh tiếng, nơi có thợ tay nghề cao đảm trách để đặt hàng. Ngoài chuyện thai cốt, màu sắc và chất men đúng theo tiêu chuẩn giao ước. Các họa tiết cũng được đặt lên hàng đầu với sự tinh tế, chỉn chu, cân phương và đối xứng không thể sai lệch. Nhất nhất phải tuân thủ theo một nguyên tắc bất di dịch được giao kết giữa hai bên... Vật thể nào vi phạm sẽ bị đập bỏ không thương tiếc để tránh chuyện phát tán ra bên ngoài dẫn đến chuyện phạm thượng Vua của xứ ta. Bởi thế cho nên nó rất hiếm.
Ta hãy quan sát xem các người thợ xưa thể hiện sự công phu và nghiêm cẩn như thế nào trên cái bát Ngự dụng Thiệu Trị Niên Chế này.
Với hiện vật nằm trong tay nên điều kiện khảo sát trực tiếp trên cái bát Ngự dụng Thiệu Trị Niên Chế là một điều khá thuận lợi và cũng là để nghiệm lại những điểm đặc thù nằm trên cái bát mà trước đây các vị đàn anh đã day tận trán chỉ bảo đến từng chi tiết. Tất cả chỉ thiệu lại lời của người xưa chứ không phải ý riêng của kẻ ngoại đạo không chút kiến thức gì về đồ gốm sứ mà dám đánh trống qua cửa nhà sấm. Xin thông cảm.
01/ – Chân rồng có năm móng. Chỉ dấu đặc biệt dành riêng cho nhà Vua. Ở hai con Long thăng và Long giáng (Con bay lên vờm trái châu, con hoành xuống phun mưa) trên thành ngoài cái bát này có cho thấy rõ điều kiện đó. (Không phải Long truy. Vẽ hai con rồng đuổi nhau).
02/ - Men xanh chàm được thể hiện với khá nhiều biên độ đậm nhạt cận sắc khác nhau biểu diễn sự phong phú và đa dạng, thông qua các mảng họa tiết lớn nhỏ được phối hợp cùng nhau rất hài hòa và chau chuốt khiến cho vật phẩm Ngự dụng này càng thêm sinh động bắt mắt mỗi khi cầm dõi trên tay.
03/ - Men trắng, trong mịn màng, ửng độ bóng trầm, óng ả giống như da quả trứng gà luộc đã được bóc vỏ.
04/ - Thai cốt tương đối mỏng, soi dưới ánh sáng, nhìn từ trong lòng bát có thể thấy được bóng dáng các họa tiết phía bên ngoài.
05/ - Khi búng nhẹ vào miệng bát, một âm thanh trong trẻo ngân vang như tiếng chuông phát lên nghe rất êm ái.
06/ - Các hình thái chủ thể được đặc tả quanh thành ngoài cái bát đều tuân thủ theo nguyên tắc đối xứng và cân phương rất nghiêm ngặt, chuẩn xác. Mặc dù đôi chỗ có sự sai lệch nho nhỏ nhưng không đáng kể vì đây là đồ thủ công vẽ riêng lẻ từng cái một nên không thể chuẩn xác như in được.
07/ – Các họa tiết được thực hiện bởi những mạch bút cực mảnh như sợi chỉ, dứt khoát đều đặn uyển chuyển, khi dài khi ngắn thật tinh tế và cẩn trọng, thể hiện sự công phu tỉ mỉ của người thợ có tay nghề rất cao.
08/ - Nên nhớ. Cụm từ tứ giác Thiệu Trị Niên Chế nơi trôn bát được viết cuối cùng, nhưng lại là điểm cực kỳ quan trọng. Nó cũng là nơi được mọi ngươi lưu tâm nhất mỗi khi cầm vật phẩm trong tay để hiểu rõ giá trị ở tầm mức nào.
Dựa vào cụm từ niên đại theo chiều đứng. Chấm một điểm chuẩn nơi trung tâm trôn bát, đồng thời nó cũng nằm giữa cụm tứ giác Thiệu Trị Niên Chế. Vạch một đường thẳng từ trên xuống dựa vào chiều đứng của cụm từ tứ giác và chạy qua điểm chuẩn của trôn bát, phân đôi cụm từ niên đại thành hai vế song song nhau. Hai chữ Thiệu Trị ở bên phải và hai chữ Niên Chế ở bên trái.
Ta hãy quan sát trục thẳng đứng này (Trục Tung). Ở ngay phía bên trên đầu cụm từ niên đại, sát bên ngoài vòng chân bát có vẽ một quầng thủy ba rất lớn mường tượng như cái mão úp trên bốn chữ Thiệu Trị Niên Chế như thể muốn ngăn chặn làn nước từ miệng con Long giáng phun xuống không cho chúng mạo phạm vào cụm từ này. Đây là một việc làm có chủ đích hẳn hoi chứ không phải vô tình, chính vì thế mà cụm từ Thiệu Trị Niên Chế được viết rất cẩn thận và vuông vức nằm ngay ngắn dưới cụm thủy ba, tọa lạc trên trục Tung không chút lệch lạc hay xiêu vẹo... Đây là một điểm quan trọng cần lưu tâm bậc nhất trong cái bát này.
Thứ đến. Nằm ngay dưới chân cụm từ niên đại là bàn chân con Long thăng có năm móng đang giương ra tạo thế cân phương với cụm hủy ba bên trên. Cả hai. Cụm thủy ba. Chân con rồng. Phải chăng mang ý nghĩa che chắn và đỡ đần cho cụm từ niên đại Thiệu Trị Niên Chế. Một ý tưởng thâm thúy và cao diệu được thể hiện qua hình họa tưởng không còn gì hay và tuyệt vời hơn... Hãy tưởng tượng nếu không có cái chân con rồng thì sẽ phải đưa cái gì vào vị trí này cho phù hợp? Từ đó ta mới thấy được cái ý tưởng tuyệt đích của người xưa.
Ngoài ra hai trái châu cùng được vẽ nằm trên trục Tung, ở vị thế đối xứng cũng là cách để phân đôi hai con rồng để cho chúng có sự cân phương với nhau đúng theo chuẩn mực.


Những hình ảnh về cái bát Ngự dụng nhìn qua nhiều góc độ để cho thấy tính cân phương & đối xứng cùng những ý tưởng sâu sắc của người xưa gởi gắm trên các họa tiết...


     


Hình 02 - Sự cân phương và đối xứng của các hình họa bên ngài thành bát Ngự dụng. 

Xét chi tiết những hình họa bên thành ngoài cái bát:
- Hai trái châu cùng nằm trên trục Tung ở vị thế đối xứng nhau.
- Cặp rồng. Con Giáng hoành xuống phun mưa và con Thăng bay lên hớp tảng mây. Cả hai bị phân đôi bởi trục Tung và nằm cân phương với nhau. 
- Cụm thủy ba như cái mão trên đầu cụm từ niên đại. Họa tiết có chủ đích. 
- Và chân con Long thăng có năm móng nằm ngay dưới chân cụm từ niên đại. Một sự cân phương và đối xứng rất tinh tế. Đồng thời cụm thủy ba và bàn chân năm móng cũng chuyển tải ý tưởng trên che dưới đỡ cho cụm từ Thiệu Trị Niên Chế được vững vàng không bị hụt hẫng...



 Hình 03 – Hai đường chéo góc chạy xiên qua cụm từ niên đại của cái bát.

      Vạch hai đường cắt chéo cụm từ tứ giác Thiệu Trị Niên Chế. Theo chiều Thiệu//Chế và Trị//Niên. Phân cái bát làm 04 phương vị đối đỉnh ở tâm trôn bát. Ta thấy các hình họa lọt trong các phương vị nêu trên đều cho thấy có sự cân phương và đối xứng rất kín kẽ. Chứng tỏ việc làm của người xưa nó cẩn trọng và kỹ lưỡng đến bực nào...


Hình 04 – Các họa tiết được thể hiện rất công phu và cẩn trọng nơi con rồng chân có 05 móng.

Lớp men trắng rất mịn và óng ả. Men xanh chàm có nhiều biên độ cận sắc thật đa dạng và phong phú. Mạch bút rất tinh tế dứt khoát, mảnh như sợi chỉ. Tất cả đã nói lên sự công phu và tỷ mỉ của người thợ có tay nghề cao.



Hình 05 – Độ mỏng của cái bát dưới ánh sáng trời.

 

Cauminhngoc

28/9/2023








 
     






Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

Trường Hận Ca Đồ (Bạch cư Dị). Bản tổng hợp tam ngữ (Hán - Anh - Việt). Có hình minh họa theo lối cổ xưa...

                    

            Bìa trước và trang đầu tiên của quyển sách Trường Hận Ca Đồ. Của Bạch cư Di. 

                                                  Có đề tặng Giáo Sư Bửu Cầm. Ngày: 30/01/1970.


Bìa sau. Lý lịch quyển sách. Trường Hận Ca Đồ.


NHỮNG TRANG GIỚI THIỆU Ở ĐẦU SÁCH VỀ "TRƯỜNG HẬN CA ĐỒ".







NHỮNG TRANG THƠ CÓ MINH HỌA ĐI KÈM.

Hình 01 & 02

  
Hình 03 & 04.

 
Hình 05 & 06.

 
Hình 07 & 08.

 
Hình 09 & 10.

 
Hình 11 & 12.

 
Hình 13 & 14.

 
Hình 15 & 16.

    
Hình 17 & 18.

   
Hình 19 & 20.

    
Hình 21 & 22.

Hình 23 & 24.


 
Hình 25 & 26.

 
Hình 27 & 28.

 
Hình 29 & 30.

Hinhg 31 & 32.

 
Hình 33 & 34.

   
Hình 35 & 36.

   
Hình 37 & 38.


Trang cuối cùng trong quyển Trường Hận Ca Đồ.



BẢN ÂM VÀ DỊCH BÀI THƠ "TRƯỜNG HẬN CA" 
CỦA ÔNG NGUYỄN TRỌNG THUẬN.


Bài 140.    

         Trường hận ca

 

          Dương-Quý-Phi là một nàng phi đắc sủng của vua Đương-Huyền Tôn tức Đường-Minh-Hoàng (713-755), ngày đêm cùng vua yến tiệc ca hát vui chơi, đến nỗi nhà vua bỏ cả thiết triều. Năm 755, An-Lộc-Sơn trấn thủ ở Ngư-dương tinht Hà-bắc tạo phản đem quân đánh vào kinh thành. Đường-minh-Hoàng phải đem Dương-quý-Phi chạy vào Thục lánh nạn. Dọc đường đến trạm Mã-ngôi, quan quân tòng vong nổi phẫn bức bách vua giết Quý-Phi về tội mê hoặc quân vương và đảo loạn triều cương (Chị em Quý-Phi người phong Tần-Quốc phu nhân, người phong Quắc-quốc phu nhân, anh họ là Dương-quốc-Trung giữ ngôi Thừa-tướng, cả ba cậy thế hoành hành). Nhà vua xin tha không được, rút cục phải nhắm mắt để tướng Trần-huyền-Lễ giết Dương-quý-Phi và Dương-quốc-Trung. Vào Thục (Tứ-xuyên) ít lâu thì loạn An-lộc-Sơn dẹp tan, nhà vua hồi loan nhưng buồn phiền đã nhường ngôi cho con là Đường-túc-Tôn (756-762) lui vào Tây-cung, Nam-nội sống với hình bóng Duong-quý-Phi. Thi sĩ Bạch-cư-Dị đã dùng ngòi bút đầy súc cảm để kể lại đoạn khổ tình này.



    Dưới đây là bài thơ Trường Hận Ca. Bản âm và dịch của ông Nguyễn trọng Thuận. Được tách ra tùy theo nhiều hay ít câu thơ, chiếu theo hình minh họa trong quyển sách Trường Hận Ca Đồ nêu trên.. 

 

Hình 01.

                   Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc

                          Ngự vũ đa niên cầu bất đắc

                   Dương gia hữu nữ sơ trưởng thành

                   Dưỡng tại thâm khuê nhân vị thức

 

Hình 02.

                  Thiên sinh lệ chất nan tự khí

                   Nhất triêu tuyển tại quân vương trắc

                   Hồi đầu nhất tiếu bách mị sinh

                  Lục cung phấn đại vô nhan sắc

 

Hình 03.

                  Xuân hàn tứ dục Hoa-Thanh trì     

(10)           Ôn tuyền thủy hoạt tẩy ngưng chi (10)

 

Hình 04.

                  Thị nhi phù khởi kiều vô lực

                  Thủy thị tân thừa ân trạch thì

 

Hình 05.

                  Vân mấn hoa nhan kim bộ dao

                  Phù dung trướng noãn độ xuân tiêu

                  Xuân tiêu khổ đoản nhật cao khởi

                  Tòng thử quân vương bất tảo triều.

 

Hình 06.

                  Thừa hoan thị yến vô nhàn hạ

                    Xuân tòng xuân du dạ chuyên dạ

                   Hậu cung giai lệ tam thiên nhân

                  Tam thiên sủng ái tại nhất thân (20).

 

Hình 07.

                  Kim ốc tranh thành kiều thị dạ

                 Ngọc lâu yến bãi túy hòa xuân

 

Hình 08.

                 Tỷ muội đệ huynh giai liệt thổ

                  Khả liên quang thái sinh mon hộ

                  Toại linh thiên hạ phụ mẫu tâm

                   Bất trọng sinh nam trọng sinh nữ

 

 

Hình 09.

                   Ly cung cao xứ nhập thanh vân

                   Tiên nhạc phong phiêu xứ xứ văn.

 

Hình 10.

                   Hoãn ca mạn vũ ngưng ty trúc

(30)            Tận nhật quân vương khan bất túc (30)

 

Hình 11.

                   Ngư dương bề cổ động địa lai

                   Kinh phá nghê-thường vũ y khúc

 

Hình 12.

                   Cửu trùng thành khuyết yên trần sinh

西                    Thiên thặng vạn kỵ Tây Nam hành

                   Thúy hoa dao dao hành phục chỉ

西                    Tây xuất đô môn bách dư lý

 

Hình 13.

                   Lục quân bất phát vô nại hà

                   Uyển chuyển Nga-mi mã tiền tử

                   Hoa điền ủy địa vô nhân thâu

(40)            Thúy kiều kim tước ngọc tao đầu (40)

                   Quân vương yểm diện cứu bất đắc

                    Hồi khan huyết lệ tương hòa lưu

 

Hình 14.

                    Hoàng ai tản mạn phong tiêu tác

                    Vân sạn oanh vu đăng kiếm các

                    Nga-mi sơn hạ thiểu nhân hành

                    Timh kỳ vô quang nhật sắc bạc

 

Hình 15.

                    Thục giang thủy bích thục sơn thanh     

                    Thánh chúa triêu triêu mộ mộ tình

 

Hình 16.

                      Hành cung kiến nguyệt thương tâm sắc

(50)              Dạ vũ văn linh trường đoạn thanh (50)

 

Hình 17.

                    Thiên toàn địa chuyển hồi long ngự

                     Đáo thử trù trừ bất nhẫn khứ 

                     Mã ngôi pha hạ nê thổ trung

                     Bất kiến ngọc nhan không tử xứ

                     Quân thần tương cố tận triêm y

                     Đông vọng đô môn tín mã qui

 

Hình 18.

                     Qui lai trì uyển giai y cựu

                     Thái dịch phù dung Vị-Ương liễu

                     Phù dung như diện liễu như mi

(60)              Đối thử như hà bất lệ thùy (60)

 

Hình 19.      

                    Xuân phong đào lý hoa khai nhật

                    Thu vũ ngô đồng diệp lạc thì

 

Hình 20.

西                      Tây cung Nam nội đa thu thảo

                     Lạc diệp mạn giai hồng bất tảo

 

Hình 21.

                     Lê viên đệ tử bạch phát tân

                     Tiêu phòng a giám thanh nga lão

 

Hình 22.

殿                      Tịch điện huỳnh phi tứ tiễu nhiên

                    Cô đăng khiêu tận vị thành miên

 

Hình 23.

                    Trì trì chung cổ sơ trường dạ

(70)              Cảnh cảnh tinh hà dục thự thiên (70) 

                     Uyên ương ngõa lanh sương hoa trọng

                     Phỉ thúy khâm hàn thùy dữ cộng

                     Du du sinh tử biệt kinh niên

                     Hồn phách bất tằng giai nhập mộng

 

Hình 24.

                     Lâm cùng đạo sĩ hồng đô khách

                     Năng dĩ tinh thành chí hồn phách

                     Vị cảm quân vương triển chuyển tư

                     Toại giao phương sĩ ân cần mịch

 

Hình 25.

                     Bài không ngự khí bôn như điện

(80)              Thăng thiên nhập địa cầu chi biến (80)      

                     Thượng cùng bích lạc hạ hoàng tuyền

                     Lưỡng xứ mang mang giai bất kiến

 

Hình 26.

                      Hốt văn hải thượng hữu tiên sơn

                      Sơn tại hư vô phiêu diểu gian

                      Lầu các linh lung ngũ vân khởi

                       Kỳ trung xước ước đa tiên tử

                       Trung hữu nhất nhân tự Thái-chân

                        Tuyết phu hoa mạo sâm si thị

 

Hình 27.

西                         Kim khuyết tây sương khấu ngọc quynh

(90)                 Chuyển giao tiểu ngọc báo Song-thành (90)

 

Hình 28.

使                      Văn đạo Hán gia thiên tử sứ

                      Cửu hoa chướng lý mộng hồn kinh

 

Hình 29.

                       Lãm y thôi trẩm khởi bồi hồi

                      Châu bạc ngân bình di lỵ khai

                      Vân kết bán thiên tân thụy giác

                      Hoa quan bất chỉnh hạ đường lai

 

Hình 30.

                       Phong xuy tiên duệ phiêu phiêu cử

                      Do tự nghê thường vũ y vũ

 

Hình 31.

                      Ngọc dung tịch mịch lệ lan can

(100)             Lê hoa nhất chi xuân đái vũ (100)

 

Hình 32.

                      Hàm tình ngưng thê tạ quân vương

                     Nhất biệt âm dung lưỡng diểu mang

 

Hình 33.

殿                      Chiêu dương điện lý ân ái tuyệt

                      Bồng lai cung trung nhật nguyệt trường

 

Hình 34.

                       Hồi đầu hạ vọng nhân hoàn xứ

                       Bất kiến Trường-An kiến trần vụ

 

Hình 35.

                       Duy tương cựu vật biểu thâm tình

                       Điến hạp kim thoa ký tương khứ

                       Thoa lưu nhất cổ hạp nhất phiến

(110)              Thoa phách hoàng kim hạp phân điến (110)

                       Đản giao tâm tự kim điến kiến

                       Thiên thượng nhân gian hội tương kiến

 

Hình 36.

                        Lâm biệt ân cần trùng ký từ

                    Từ trung hữu thệ lưỡng tân tri

殿                      Thất nhật thất nguyệt trường sinh điện

                     Dạ bán vô nhân tư ngữ thì

 

Hình 37.

                     Tại thiên nguyện tác tỵ dực điểu

                     Tại địa nguyện tác liên lý chi

 

Hình 38.

                     Thiên trường địa cửu hữu thời tận

綿 綿 (120)            Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ (120) 

     .                                       (Đường).     Bạch-Cư-Dị

 

 

Dịch:

Trường hận ca.

 

Hình 01.

Vốn trọng sắc Hán hoàng cầu sắc hiếm

Từ lên ngôi tìm kiếm mãi không ai

Nhà họ Dương gái mới lớn vừa thời

Phòng khuê kín bên ngoài chưa biết mặt

 

Hình 02.

Về tài sắc trời cho riêng giá đắt

Mới sớm chiều một thoắt cạnh mình rồng

Trăm vẻ yêu môi nhả ngọc phun rồng

Át son phấn sáu cung tô điểm uổng

 

Hình 03.

Xuân tiết lạnh hồ Hoa-Thanh (1) đặc hưởng

Nước ấm trong sung sướng đẫm mình hoa

 

Hình 04.

Ngoài cung nhân chầu trực đỡ bước ra

Ấy buổi mới đức vua ban ân sủng

 

Hình 05.

Mây tóc mặt hoa gót vàng lững thững

Màn phù dung ấm cúng ủ đêm xuân

Mặt trời cao canh ngắn dậy tần ngần

Vua từ đó dần dần chầu sáng bỏ

 

Hình 06.

Hầu yến tiệc thời gian không lúc hở

Xuân vui xuân đêm nọ kế đêm kia

Sắc ba nghìn lộng lẫy chốn cung vi

Tình âu yếm thu về hầu hưởng cả

 

Hình 07.

Đêm nũng nịu trong đền vàng rực rỡ

Gác ngọc xuân nghiêng ngả buổi tiệc tàn

 

Hình 08.

 

Anh chị em đều phong ấp giàu sang

Mình vinh hiển họ hàng cũng đẹp mặt

Lòng cha mẹ thế gian đều như một

Trai không ưa gái đẹp lại mong hơn

 

Hình 09.

Đỉnh mây xanh cao vút núi Ly-Sơn (2)

Theo ngọn gió tiếng đàn tiên dìu dặt

 

Hình 10.

Hát múa nhịp nhàng bổng trầm khoan nhặt

Ngày qua ngày no mắt đấng quân vương

 

Hình 11.

Bỗng ầm ầm chiêng trống dậy Ngư-Dương (3)

Phá tan điệu Nghe-Thường gieo khủng khiếp

 

Hình 12.

Bụi mù mịt trên chín từng thành khuyết

Muôn ngựa xe nhộn nhịp chẩy như bay

Chen lấn nhau cờ quạt khắp đó đây

Ngoài trăm dặm phía Tây thành dừng bước

 

Hình 13.

Quân không tiến biết làm sao cho được

Đành mày ngài hết cuộc phải lìa đời

Vòng, hoa, trâm, xuyến vương vãi khắp nơi

Đầy mặt đất không ai người thu nhặt

Cứu chẳng được quân vương đành bưng mặt

Ngoảnh nhìn đi nước mắt máu hòa theo

 

Hình 14.

Bụi vàng mù mịt gió thổi đìu hiu

Lên Kiếm-Các vượt đèo đường quanh quất

Vách đá dựng, Nga-Mi người vắng ngắt

Hàng cờ im phăng phắc ánh trời tà

 

Hình 15.

Núi Thục xanh, sông Thục biếc bao la

Chiều lại sáng sao mà buồn nung nấu

 

Hình 16.

Trăng mờ tỏ hành cung thêm áo não

Chuông đêm mưa càng nát cả tâm can

 

Hình 17.

Nhờ trời xoay đất chuyển lại hồi loan

Qua chốn cũ bàng hoàng đi không nỡ

Trông bùn đất gò Mã-Ngôi trơ đó

Người ngọc xưa còn có thấy gì đâu

Lệ thấm khăn, tôi chúa lặng nhìn nhau

Nhắm thành khuyết vó câu về thẳng đích

 

Hình 18.

Vẫn vườn cũ hồ xưa nguyên vết tích

Sen liễu còn Thái-Dịch Vị-Uơng kia (4)

Sen nhìn ngờ mặt, liễu ngắm ngờ mi

Cầm chẳng được mắt nhòe hoen lệ ứa

 

Hình 19.

Ôi những buổi gió xuân đào, lý nở

Đêm mưa thu lả tả lá ngô bay

 

Hình 20.

Tây-Cung, Nam-Nội gió dạc heo may

Thềm úa đỏ lá đầy không quét dọn

 

Hình 21.

Đệ tử lê viên (5) tóc hoa đã đốm

Chốn Tiêu-phòng tỳ giám cũng về già

 

Hình 22.

Đom đóm bay quanh điện vắng lập lòe

Đèn hụt bấc giấc hòe chưa chịu đến

 

Hình 23.

Chuông trống canh khuya trên đền chậm điểm

Sáng dần dần lốm đốm giải Ngân-hà

Uyên-Ương mái lạnh nặng hạt sương sa

Chăn phỉ thúy ai mà cùng chung đắp

Đằng đẵng hơn năm, người còn kẻ khuất

Trong mộng không gặp mặt gọi nguôi lòng

 

Hình 24.

Chơi Hồng-đô có đạo sĩ Lâm-cùng

Vốn sẵn thuật thần thông chiêu hồn lại

Cảm về nỗi đức vua buồn chẳng vợi

Sai âm binh lục lọi cố công tìm

 

Hình 25.

Đạp gió mây như chớp nhoáng liền liền

Khắp trời đất dưới trên dò dấu tích

Nhưng đây đó hai nơi đều tịch mịch

Dưới hoàng-tuyền trên bích-lạc mênh mông

 

Hình 26.

Bỗng nghe đồn nơi bể cả bềnh bồng

Núi tiên hiện chập chồng trong huyền ảo

Mây năm sắc phủ đền đài cao ráo

Nhường ra vào đông đảo bóng tiên nhân

Trong có nàng đâu tên gọi Thái-Chân

Sắc lộng lẫy áng gần người thuở trước

 

Hình 27

Gõ cửa ngọc mái Tây liền tiến bước

Nhờ tiểu cô báo giúp với Song-Thành

 

Hình 28.

Tín sứ trời vừa lọt đến bên mành

Trong trướng gấm giật mình tâm bối rối

 

Hình 29.

Khép áo đứng lên bồi hồi đẩy gối

Quanh bình phong tay với vén rèm châu

Mơ vừa chợt tỉnh, tóc búi nửa đầu

Mũi xô xếch âu sầu khoan gót bước

 

Hình 30

Gió hây hẩy tà áo tiên lả lướt

Tưởng chừng như tha thướt vũ Nghê-Thường

 

Hình 31.

Mắt rưng rưng thảm đạm lệ hai hàng

Mưa đẫm ướt xuân sang lê đương độ

 

Hình 32.

Gạt nước mắt nghẹn ngào lời đa tạ

“Tiên phàm thôi rày đã cách hai phương

 

Hình 33.

Đoạn tuyệt rồi ân ái điện Chiêu-Dương

Thân nay gởi chốn trường sinh Bồng đảo

 

Hình 34.

Cúi nhìn xuống trần hoàn chìm hư ảo

Bụi Trưởng-An khuất nẻo thấy gì đâu

 

Hình 35

Đế trăm năm ghi tạc mối tình sâu

Trâm, thoa, ngọc cài đầu ngày thuở nọ

Xin vật cũ đem ra đều xẻ nửa

Nhờ đem về người giữ mãi trên tay

Ví lòng thành bền vững tựa vàng này

Có hội ngộ có ngày đâu đã biết”

Hình 36.

Nhời gắn bó ân cần khi tiễn biệt

Câu thề xưa thắm thiết giữa hai lòng

Điện Trường-sinh trăng thất tịch mông lung

Nửa đêm vắng sát lưng thầm thề thốt

 

Hình 37.

Chim liền cánh thề trên trời cùng kiếp

Cây liền cành thề quyết chẳng chia lìa

 

Hình 38.

Đất trời cùng tận có khi

Hận này dằng dặc có kỳ nào nguôi

             (Đường).     Bạch-Cư-Dị

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(1)   Suối nước nóng trên núi Nghi-Sơn

(2)   Cũng gọi là núi Ly-Nhung ở tỉnh Thiểm-Tây

(3)   Trong tỉnh Hà-Bắc, An-Lộc-Sơn trấn thủ ở đây

(4)   Hồ Thái-Dịch, cung Vị-Ương

(5)   Những người trong ca vũ nhạc của vua


                                    Bản âm và dịch của ông Nguyễn trọng Thuận. 


Tuyển chọn và đăng.

Cauminhngoc
12/9/2023