Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

BÀI THI VIẾT VÀ PHIẾU ĐIỂM CỦA KỲ THI TIẾN SĨ I. BAN HÁN VĂN. ĐH. VĂN KHOA SAIGON. NIÊN KHÓA 1972-1973.

     BÀI THI VIẾT VÀ PHIẾU ĐIỂM CỦA KỲ THI TIẾN SĨ I. BAN HÁN VĂN. ĐẠI HỌC VĂN KHOA SAIGON. NIÊN KHÓA 1972-1973.

     Đây là những tư liệu văn bản viết tay và phiếu điểm cực hiếm chỉ danh việc tổ chức kỳ thi Tiến sĩ của Trường Đại Học Văn Khoa Saigon trước năm 1975 còn sót lại. Nó giúp cho những nhà nghiên cứu ngày nay thấy được một phần cơ bản của nền giáo dục đại học đã tồn tại không dưới 20 năm giờ đã bị xóa sổ... chỉ còn lưu lại chút tư liệu liên quan đến các nhân vật đã có sự kế tục đóng góp ít hay nhiều cho xã hội không ngừng nghỉ ở vào một lãnh vực nhất định nào đó rất đáng được trân trọng... 
 

     Xin giới thiệu trích đoạn một số bài thi viết của kỳ thi Tiến sĩ 1( Năm thứ nhất ). Ban Hán văn của trường Đại Học Văn Khoa Saigon. Niên khóa 1972 - 1973 của các thí sinh:
1 - Nguyễn Khuê.
2 - Huỳnh minh Đức.
3 - Trần như Uyên.
4 - Nguyễn văn Dương.
5 - Nguyễn hữu Lương.

     Căn cứ vào những hồ sơ thí sinh Trường Đại Học Văn Khoa Saigon đã sưu tập được của 05 vị giáo sư có tên nêu trên cho thấy. Cuộc thi của Ban Tiến Sĩ I. Năm 1973 được chia làm hai phần chính gồm: Thi viết và thi vấn đáp.
     Riêng phần thi viết năm 1973 này được tổ chức hai lần vào cùng một tháng 09 trong năm. Thời gian thi là 03 tiếng đồng hồ ( Từ 09 giờ đến 12 giờ ). Vào phòng thi. Tất cả các thí sinh được phát cùng một loại giấy, mẫu in sẵn theo quy định. Kích thước: 21.5cm x 33cm. Trên mỗi tờ đều có đóng sẵn một dấu hình tròn màu đỏ. Trên con dấu gồm hai phần ngoài và giữa. Phần ngoài. Ôm vòng quanh rìa có hàng chữ : Việt Nam Cộng Hòa phía trên. Trường Đại Học Văn Khoa Saigon bên dưới. Phần giữa. Có hình một bụi trúc. Bụi trúc này được dùng làm Quốc huy. Biểu tượng cho nền Đệ Nhất Cộng Hòa dưới chính thể Ngô Đình Diệm. Nó được sử dụng rộng rãi trên mọi văn bản của các cơ quan công quyền … Không rõ sao đến mãi những năm 1973. Đại Học Văn Khoa Saigon vẫn còn sử dụng… khác hẳn với Quốc huy của nền Đệ Nhị Cộng Hòa là Lá cờ vàng có ba sọc đỏ để theo chiều đứng?

     Trên mỗi bài thi đều có chấp bút của vị giám khảo. Xét rằng những bút phê đó mang tính riêng tư đến từng thí sinh mà các vị này đa phần nay đều thành danh, có vị đã khuất núi nên không tiện đăng để tránh chuyện mạo pham. Do đó chỉ xin đăng hình trích đoạn phần đầu tờ giấy thi (phần phách) có tên của mỗi vị thí sinh để làm tư liệu xác thực, tiện bước tham khảo. Rất mong được thông cảm...

I - Thi Viết.

- Buổi thi viết lần thứ Nhất: Được tổ chức vào ngày: 08 tháng 9 năm 1973. Với đề tài dịch từ âm Hán Việt bài "Đào Hoa Nguyên Ký" của Đào Tiềm ra tiếng Hán và thêm phần giảng nghĩa ra Việt ngữ.

Hình 01. Đề thi " Đào hoa Nguyên Ký" với thủ bút của GS. Bửu Cầm.

Hình 02. Đề bài thi " Đào hoa nguyên ký " được quay ronéo phát cho các thí sinh.


Hình 03. Phong bì đựng đề thi.

          Trích đoạn phần đầu trang nhất tờ giấy thi chuyên dụng có ghi tên họ từng thí sinh:

                                                              1 - Nguyễn Khuê:



Hình 04. Chân dung thí sinh Nguyễn Khuê trong hồ sơ thí sinh năm 1973.



Hình 05. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.

Hình 06. Phần dịch ra chữ Hán bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Nguyễn Khuê. (Trích đoạn).

Hình 07. Phần giải nghĩa ra Việt ngữ bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Nguyễn Khuê. (Trích đoạn).


                                                          2 - Nguyễn văn Dương:




Hình 08. Chân dung thí sinh Nguyễn văn Dương trong hồ sơ thí sinh năm 1973.

Hình 09. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.

 
Hình 10. Phần dịch ra chữ Hán bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Nguyễn văn Dương. (Trích đoạn).

Hình 11. Phần giải nghĩa ra Việt ngữ bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Nguyễn văn Dương. (Trích đoạn).

                                                               3 - Huỳnh minh Đức:




Hình 12. Chân dung thí sinh Huỳnh minh Đức trong hồ sơ thí sinh năm 1973.



Hình 13. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.



Hình 14. Phần dịch ra chữ Hán bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút củaHuỳnh minh Đức. (Trích đoạn).

Hình 15. Phần giải nghĩa ra Việt ngữ bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Huỳnh minh Đức. (Trích đoạn).

4 -  Trần như Uyên:



Hình 16. Chân dung thí sinh Trấn như Uyên trong hồ sơ thí sinh năm 1973.


Hình 17. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.



Hình 18. Phần dịch ra chữ Hán bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Trần như Uyên. (Trích đoạn).

Hình 19. Phần giải nghĩa ra Việt ngữ bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Trần như Uyên. (Trích đoạn).



5 - Nguyễn hữu Lương:



Hình 20. Chân dung thí sinh Nguyễn hữu Lươngtrong hồ sơ thí sinh năm 1973.



Hình 21. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.


Hình 22. Phần dịch ra chữ Hán bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Nguyễn hữu Lương. (Trích đoạn).

Hình 23. Phần giải nghĩa ra Việt ngữ bài "Đào hoa nguyên ký". Với thủ bút của Nguyễn hữu Lương. (Trích đoạn).


- Buổi thi viêt lần thứ Hai: Được tổ chức vào ngày: 13 tháng 9 năm 1973. Với chủ đề phê bình văn học. " Trình bày, so sánh và phê bình cách giảng nghĩa Kinh Thi theo quan niệm truyền thống của Nho gia và cách giảng nghĩa theo phương pháp khoa học của các nhà học giả Đông-Tây hiện tại....v..v...


Trích đoạn phần đầu trang nhất tờ giấy thi chuyên dụng có ghi tên họ từng thí sinh:



01 - Nguyễn văn Dương.

Hình 24. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.

Hình 25. Bài phê bình văn học. Thủ bút của Nguyễn văn Dương.




02 - Trần như Uyên.

Hình 26. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.


Hình 27. Bài phê bình văn học. Thủ bút của Trần như Uyên.



03 - Nguyễn Khuê.

Hình 28. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.


Hình 29. Bài phê bình văn học. Thủ bút của Nguyễn Khuê.



04 - Huỳnh minh Đức.

Hình 30. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.


Hình 31. Bài phê bình văn học. Thủ bút của Huỳnh minh Đức.




05 - Nguyễn hữu Lương.

Hình 32. Phần phách trên tờ giấy thi có tên thí sinh sẽ bị rọc đi.


Hình 33. Bài phê bình văn học. Thủ bút của Nguyễn hữu Lương.

      Có một điều rất không rõ là vào thời điểm của những năm 1973 mà Đại Học Văn Khoa Saigon vẫn còn dùng con dấu tròn có hình bụi trúc của nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Biểu tượng thời Tổng Thông Ngô Đình Diệm?

Hình 34. Bụi trúc trong con dấu thời Đệ Nhất Công Hòa.


II - Thi vấn đáp?

Rất tiếc là không tìm thấy tư liệu nào nói về cuộc thi vấn đáp cho kỳ thi Tiến sĩ I. Ban Hán văn. Trường Đại Học Văn Khoa năm 1973 được tổ chức vào ngày tháng nào, chỉ thấy trong hồ sơ còn lưu lại 02 tờ phiếu điểm cho mỗi thí sinh được mang tên của 05 vị đã nêu trên. 
a / Phiếu điểm thứ nhất:  Có 02 mục được cho điểm gồm: 
            - Phương pháp khảo cứu.
- Đề tài khảo cứu.
                                                              - Và mục thứ ba thể hiện quyết định của Hội Đồng Giám Khảo.
b / Phiếu điểm thứ hai: Có 02 mục được cho điểm gồm:
- Ngoại ngữ.
- Khẩu vấn.
                                                                       - Và mục thứ ba thể hiện quyết định của Hội Đồng Giám Khảo.
Hai tờ phiếu điểm cùng có chung một Hội đồng giám khảo gồm hai vị. Chủ khảo là Giáo sư Bửu Cầm và hội viên là Giáo sư Nghiêm Toản đồng ký tên và phiếu điểm được phát hành ngày 30 tháng 9 năm 1973... 
    Dựa vào ngày tháng này ta có thể cho rằng kỳ thi vấn đáp cũng được tổ chức trong cùng tháng 9 năm 1973. Chắc chắn phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 1973...vì đây là ngày công bố phiếu điểm cho từng thí sinh đủ điểm để được tiếp tục học lên bậc tiến sĩ năm thứ hai.... 


1 - Phiếu điểm của Nguyễn Khuê.


Hình 35.

Hình 36.


   2 - Phiếu điểm của Nguyễn văn Dương:

Hình 37.

Hình 38.


 3 - Phiếu điểm của Huỳnh minh Đức:

Hình 39.

Hình 40.


4 -  Phiếu điểm của Trần như Uyên:

Hình 41.

Hình 42.



5 - Phiếu điểm của Nguyễn hữu Lương:

Hình  43.

Hình 44.





Cauminhngoc
19/10/2018.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét