Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

CHỮ KÝ CỦA FUJITA & KÝ HỌA CHÂN DUNG BẰNG BÚT CHÌ NĂM 1941

 FOUJITA TSUGOUHARU  & Chân dung ký họa nơi phần notes cùng chữ ký ở ngoài bìa cuốn catalogue năm 1941. 
  

                           
Chân dung Foujita. ( Nguồn. Porcelains and peacocks ).


 CHỮ KÝ FOUJITA TRÊN TRANG BÌA QUYỂN CATALOGUER THỨ NHẤT GIỚI THIỆU VỀ TRANH THỦY MẶC VÀ TRANH ĐỒ HỌA.
.

      
Catalogue triển lãm tranh năm 1941. Kích thước: 12,8cm x 18,3cm. Giới thiệu về tranh thủy mặc và tranh đồ họa của các họa sĩ đương đại Nhật Bản. Chữ ký sống của Foujita bằng bút mực và có ghi thêm niên đại 1941 ở phía dưới đầu con mèo và trên dãy số năm 1941 in trên trang bìa.

Một bản khác có chữ ký Foujita trên bìa catalogue ( Nguồn Google)



Bìa trước và sau cuốn catalogue được mở rộng ra. Dưới đầu con mèo là chữ ký sống của Foujita và năm triển lãm bằng bút mực. Trên thân của con mèo một số chỗ còn có điểm xuyết thêm màu xanh nhẹ. Có vẻ như được kéo lụa chứ không phải tô màu lên... 


                    Tranh đồ họa.                                     Tranh màu nước trên giấy.            
Trang có dán tranh in màu và tranh đồ họa trong cuốn " Exposition de la Peinture Japonaise contemporaine ". Kỳ triển lãm này bao gồm tranh thủy mặc và tranh đồ họa.

       

 
CHÂN DUNG NGƯỜI PHỤ NỮ ĐƯỢC KÝ HỌA Ở TRANG NOTES TRONG QUYỂN " EXPOSITION DE LA PEINTURE JAPONAISE CONTEMPORAINE " NĂM 1941. (2)


Tsugouharu Foujita (1886-1968). Chân dung người phụ nữ. Chì than vẽ trên trang notes cuốn catalogue " Exposition de la Peinture Japonaise contemporaine ". Kích thước:12,8cm x 18,3cm. Xuất bản năm 1941. Lâu ngày nét chì đã in sang trang bên cạnh ảnh chân dung người phụ nữ thấy mờ mờ.



    Chân dung người phụ nữ được Foujita ký họa ở trang notes và có cả chữ ký sống của ông nơi trang bìa cuốn catalogue giới thiệu kỳ triển lãm giao lưu văn hóa giữa hai nước Nhật-Việt tại Dinh Xã Tây (Tòa Đô Chính Saigon) vào năm 1941. Trong kỳ triển lãm này họa sĩ Foujita (1) có nhiệm vụ đứng ra vẽ ký họa, ký tên tặng khán giả để lưu niệm, đổi lấy một số tiền để gây quỹ. Bức chân dung người phụ nữ vẽ bằng chì than ở trên đã nằm trong trường hợp này. 
        Trên bìa hai cuốn catalogue đều có ghi năm 1941. Nhưng không cho biết triển lãm ở những đâu và vào thời gian nào. Dựa vào thực tế nơi bức tranh Foujita vẽ họa sĩ Nam Sơn đề ngày 01/11/1941. Ta đoán được kỳ triển lãm thứ nhất xảy ra vào tháng 11/1941 tại Hanoi. Và theo như lời nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi. Kỳ thứ hai được tổ chức vào tháng 12 năm 1941. Tại Dinh Xã Tây ở Saigon. Hiện cũng chưa nắm rõ được ngày tháng của kỳ triển lãm thứ nhì tổ chức tại Saigon. Nhưng với hình họa do Foujita vẽ cô gái búi tóc mang phong cách Nam Bộ nơi trang notes. Lời xác nhận của ông Ngô Kim Khôi cùng việc cụ Vương Hồng Sển nói là ông đã phải xếp hàng để xin Foujita vẽ cho con mèo. Như vậy chắc chắn là có một kỳ triển lãm tranh giao lưu văn hóa Việt-Nhật thứ nhì tại Saigon mà chưa rõ ngày tháng tổ chức trưng bày thôi. 
  
      Nhận định về hai quyển catalogue " Exposition de la Peinture Japonaise Contemporaine "  và quyển " Exposition de la Peinture Moderne du Japon ". Cho thấy cả hai đều được in ở bên Nhật Bản.
Đặc biệt trong quyển " Exposition de la Peinture Japonaise Contemporaine " có chừa thêm phần notes. Gồm 03 trang để trắng dành cho việc ghi chú. Cùng một số tranh in toàn màu trên giấy rời rồi cắt ra đem dán vào chứ không in thẳng. Bức vẽ con mèo của Foujita ở ngoài tờ bìa. Trên thân có nhiều chỗ điểm xuyết thêm màu xanh nhạt bằng kỹ thuật in lụa, rất trang trọng. Trong khi cuốn " Exposition de la Peinture Moderne du Japon " được trình bày đơn giản hơn, ngoài trang bìa có màu ra không kể còn lại bên trong in toàn bộ đen trắng và không thấy có chừa thêm phần ghi chú (notes). Từ những việc này cho thấy BTC phía Nhật Bản đã chuẩn bị, sắp xếp từ trước chứ không phải vô tình. Có thể cho rằng phần notes trong quyển " Exposition de la Peinture Japonaise Contemporaine " được dành riêng cho Foujita vẽ ký họa vào để lấy tiền gây quỹ.

 

 QUYỂN CATALOGUE THỨ NHÌ GIỚI THIỆU VỀ TRANH SƠN DẦU CŨNG GHI NĂM 1941. (2)

Kích thước: 12,5cm x 18,3cm.


  Bìa trước hai quyển catalogue. Cả hai đều được in tại Nhật Bản. 

     Theo như lời nhà khảo cổ học Vương hồng Sển kể lại thì trong kỳ triển lãm giao lưu văn hóa giữa hai nước Nhật-Việt này được trưng bày tại Dinh Xã Tây ( Tòa Đô Chính Saigon )vào năm 1941. Họa sĩ Foujita có nhiệm vụ vẽ tặng khán giả để lưu niệm lấy tiền gây quỹ. Cụ Vương hồng Sển khi đó có đứng sắp hàng bỏ ra một số tiền để nhận về một bức tranh do chính tay Foujita vẽ một con mèo. Nghe đồn bức tranh này từ tay Cụ Vương đã có nhã ý nhượng lại cho nhà văn Phi Long.( Bút hiệu Ngọc Sơn chuyên viết truyện trinh thám rất nổi tiếng vào thập niên 50-60. Vài tác phẩm tiêu biểu của ông: Bàn tay máu, Con tàu máu..v.v..). Không biết tác phẩm vẽ " con mèo " này nay trôi giạt về đâu?



                      Foujita ký họa chân dung họa sĩ Nam Sơn. Tại Hà Nội. Ngày 01/11/1941.
                     ( Nguồn: Nam Son par Foujita. Photo Tránmíe par le Pr. Đinh Trọng Hiếu ).



                      Foujita. Thiều nữ Việt Nam. Vẽ năm 1941. Nhân dịp sang Việt nam.                                                                                                                              (Nguồn.antontruongthang.com)
    
      Dựa vào bản hiện đang có, lời thuật lại của cụ Vương hồng Sển, Linh mục Nguyễn hữu Triết, chân dung họa sĩ Nam Sơn và một bản chụp trang bìa cuốn catalogue trên mạng, ta thấy có thể còn nhiều bản catalogue mang chữ ký Foujita cùng tranh của ông vẽ vào năm 1941 hiện đang lưu lạc trong dân gian chứ không ít ỏi như đã chứng thực nơi đây...

Cauminhngoc
27/01/2018


  (1) Năm 1941, cha mất, Foujita được phong hội viên Hàn lâm viện Mỹ thuật hoàng gia và được cử đi các nước Đông Dương như môt tuỳ viên văn hoá của Nhật. Dự và bày tranh chung tại Hà Nội. (Nguồn: Tạp chí Song Hương. Số: 264/ Tháng 02 ).

 (2) Theo lời nhà nghiên cứu nghệ thuật Ngô kim Khôi ( Cháu ngoại họa sĩ Nam Sơn ) cho biết. Kỳ triển lãm tranh Nhật Bản ở Saigon được tổ chức tại Dinh Xã Tây ( Tòa Đô Chánh Saigon ) vào tháng 12 năm 1941( Không rõ kỳ thứ nhì trưng bày ở đâu và thời gian nào ). Ở ngoài Hà Nội tổ chức 02 đợt. Đợt thứ nhất triển lãm tranh thủy mặc. Khai mạc ngày 20 tháng 10 Năm 1941. Đợt thứ hai về tranh sơn dầu tổ chức sau một tuần trưng bày tại Nhà thông tin Tràng Tiền. ( Trích nguồn FB )

                             
                                                             (Trích trên FB).








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét