Phải chăng những họa phẩm này của ông?
I - BỘ TRANH THỨ BÌNH CỦA UÔNG SĨ THẬN ĐƯỢC BÁN ĐẤU GIÁ Ở TRUNG QUỐC.
Hình 01 - Họa sĩ: Uông sĩ Thận. Tứ bình. Năm vẽ Kiền Long Tân Dậu (1741).
Ghi chú cho bộ tranh được bán đấu giá ở Trung Quốc được thông tin trên mạng “ auction.socang.com ”.
Theo thiển ý bộ tranh 04 tấm này có khuynh hướng là tranh thêu. Cái cho ta nhìn rõ nhất để nói nó là thể loại này. Đó là màu sắc của nền tác phẩm và nhìn nó giống như vải. Cách thể hiện về hình khối, vân đá, từng đóa hoa, phiến lá của cây cúc cũng như những cánh hoa mai ở bốn bức, trông rất cứng, thô phác, khái lược không có sự mềm mại của nét bút cũng như những sắc độ đậm nhạt của mực trên giấy.
Nếu như cho rằng bộ tứ bình nêu trên là tranh thêu thì chắc chắn một điều bộ tranh trên phải dựa vào tranh bản gốc của Uông sĩ Thận mà phóng ra để thực hiện chứ không thể tự làm và đặt tên tác giả mà được.
II - HAI BỨC TRANH CỦA HỌA GIA UÔNG SĨ THẬN HIỆN ĐANG LƯU GIỮ.
Hình 02. Hai tác phẩm của Uông sĩ Thận. Vẽ năm 1741.
Đây là hai tác phẩm vẽ bằng mực nho trên giấy xín chỉ. Ở hai bức này. Giấy tranh đã ngả màu vàng xám nhạt. Riềm trái phải làm bằng giấy dày có màu xám xậm, vẽ hoa văn có màu trắng mang hình chim phụng và mây cách điệu. Riềm nẹp hai bên để bảo vệ tranh chạy suốt từ thanh treo trên đỉnh đến tận trục đáy bức tranh, Riêng hai mảnh thiên địa của bức tranh được bồi bằng giấy xín chỉ.
Hình 03 - Ảnh chụp một phần giấy xín chỉ được sử dụng làm tấm thiên, nằm ở phần trên cành mai và có màu nhạt hơn ruột tranh.
Hình 04 - Ảnh chụp chi tiết một mảng riềm bên trái và một phần giấy của bức tranh.
Thông thường các bức tranh có khổ chiều ngang cỡ 30cm. Chiều cao từ 90cm đến 130cm. Với kích cỡ như thế đa phần là sử dụng cho bộ tranh 04 tấm ( Tứ bình ). Nhưng với kích thước 30cm và chiều cao cỡ 90cm đổ lại, kích thước này thường sử dụng cho loại tranh đơn lẻ.( Điển hình như hai bức của Uông sĩ Thận vẽ Mai Trúc và Cúc Thạch nêu trên ).
Về vấn đề ghi lạc khoản ở những bộ tứ bình. Vì là bốn bức nên sẽ tùy thuộc vào sở ý của tác giả. Những câu văn, thơ phú ngày tháng năm vẽ và chuyện thích danh. Tác giả có thể ghi vào cả bộ 04 bức hay chỉ duy nhất nơi bức cuối cùng cũng không sao vì không có một qui chuẩn nào bắt buộc cho việc này.
Dựa vào phần lạc khoản ở hai bức " Cúc Thạch " và " Mai Trúc " hiện đang sở hữu. Nơi lạc khoản tác giả có chú là " Mai nguyệt " và " Đông nguyệt ". Tức "tháng tư" và "tháng mười" một cùng năm Khang Hy Tân Dậu. Do vẽ ở hai thời điểm cách nhau hơn nửa năm nên không thể nói là chung một bộ cho được. Thứ đến là do có kích thước 30cm x 84cm. Nên nó được xem như loại tác phẩm đơn.
Thử tính xem Uông Sĩ Thận vẽ hai bức này vào năm nào? Đã hỏng con mắt bên trái chưa?
Theo như tư liệu của Đào Hải Long cung cấp thì ông bị hỏng con mắt bên trái vào năm 54 tuổi.
1686 + 54 = 1740.
Hình 05 - Uông sĩ Thận.Cúc-Thạch. Mực nho trên giấy. Kích thước: 29.5cm x 84cm. Vẽ năm Tân Dậu (1741).
汪士慎
梅菊图 Wang
Shi Shen Meiju
hình
|
|||
拍品号: Lô số:
|
6089 6089
|
||
公司: Công ty:
|
|||
拍卖会:
Bán đấu giá:
|
时间: Thời gian:
|
2011年12月21日时间顺延
Ngày 21 tháng 12 năm 2011 hoãn
|
|
作者: Tác giả:
|
年代: 'S:
|
||
尺寸: Size:
|
29 × 125 厘米 29 x 125 cm
|
||
估价: Định giá:
|
RMB 20,000-30,000 RMB
20,000-30,000
|
成交价: Được bán với giá:
|
RMB 43,700 RMB 43.700
|
起拍价: Giá khởi điểm:
|
|||
介绍:
Giới thiệu:
|
作者简介:汪士慎(1686-1759),清代著名画家,书法家。 Wang Shi Shen (1686-1759), một Qing Dynasty họa sĩ
nổi tiếng, thư pháp: Giới thiệu về tác giả. “扬州八怪”之一。
Một "Yangzhoubaguai. 字近人,号巢林、溪东外史等,汉族,安徽休宁人,寓居扬州。 Từ hàng xóm, số tổ Lin, Gaishi East River, Han,
An Huy Xiuning người, cư trú ở Dương Châu. 工分隶,善画梅,神腴气清,墨淡趣足。 Công việc ghi chép, Shin Mei
Flower, Thiên Chúa thickish không khí trong lành, mực nhạt thú vị đủ.
|
||
钤印: Con dấu của các nghệ sĩ:
|
印文:1.士慎、巢林2.士慎、巢林3.士慎、巢林4.士慎、巢林
In văn bản: 1 khách Khách cẩn thận Shen tổ Lin Shi Shen, tổ rừng tổ Lin Shi
Shen, tổ rừng
|
||
款识:
Inscription:
|
Việc ghi: 1/ Càn Long
xinyou Wang Shi Shen bức tranh. 2.辛酉三月近人汪士慎。 2/ tháng 3 Yau hàng xóm Wang Shi Shen. 3.乾隆辛酉三月近人汪士慎。
3/ Càn Long Wang Shi Shen Yau tháng Ba hàng xóm. 4.辛酉三月近人汪士慎。
Ngày 04 tháng 3. Yau hàng xóm Wang Shi Shen
|
Theo thiển ý bộ tranh 04 tấm này có khuynh hướng là tranh thêu. Cái cho ta nhìn rõ nhất để nói nó là thể loại này. Đó là màu sắc của nền tác phẩm và nhìn nó giống như vải. Cách thể hiện về hình khối, vân đá, từng đóa hoa, phiến lá của cây cúc cũng như những cánh hoa mai ở bốn bức, trông rất cứng, thô phác, khái lược không có sự mềm mại của nét bút cũng như những sắc độ đậm nhạt của mực trên giấy.
Nếu như cho rằng bộ tứ bình nêu trên là tranh thêu thì chắc chắn một điều bộ tranh trên phải dựa vào tranh bản gốc của Uông sĩ Thận mà phóng ra để thực hiện chứ không thể tự làm và đặt tên tác giả mà được.
II - HAI BỨC TRANH CỦA HỌA GIA UÔNG SĨ THẬN HIỆN ĐANG LƯU GIỮ.
Hình 02. Hai tác phẩm của Uông sĩ Thận. Vẽ năm 1741.
Đây là hai tác phẩm vẽ bằng mực nho trên giấy xín chỉ. Ở hai bức này. Giấy tranh đã ngả màu vàng xám nhạt. Riềm trái phải làm bằng giấy dày có màu xám xậm, vẽ hoa văn có màu trắng mang hình chim phụng và mây cách điệu. Riềm nẹp hai bên để bảo vệ tranh chạy suốt từ thanh treo trên đỉnh đến tận trục đáy bức tranh, Riêng hai mảnh thiên địa của bức tranh được bồi bằng giấy xín chỉ.
Hình 03 - Ảnh chụp một phần giấy xín chỉ được sử dụng làm tấm thiên, nằm ở phần trên cành mai và có màu nhạt hơn ruột tranh.
Hình 04 - Ảnh chụp chi tiết một mảng riềm bên trái và một phần giấy của bức tranh.
Thông thường các bức tranh có khổ chiều ngang cỡ 30cm. Chiều cao từ 90cm đến 130cm. Với kích cỡ như thế đa phần là sử dụng cho bộ tranh 04 tấm ( Tứ bình ). Nhưng với kích thước 30cm và chiều cao cỡ 90cm đổ lại, kích thước này thường sử dụng cho loại tranh đơn lẻ.( Điển hình như hai bức của Uông sĩ Thận vẽ Mai Trúc và Cúc Thạch nêu trên ).
Về vấn đề ghi lạc khoản ở những bộ tứ bình. Vì là bốn bức nên sẽ tùy thuộc vào sở ý của tác giả. Những câu văn, thơ phú ngày tháng năm vẽ và chuyện thích danh. Tác giả có thể ghi vào cả bộ 04 bức hay chỉ duy nhất nơi bức cuối cùng cũng không sao vì không có một qui chuẩn nào bắt buộc cho việc này.
Dựa vào phần lạc khoản ở hai bức " Cúc Thạch " và " Mai Trúc " hiện đang sở hữu. Nơi lạc khoản tác giả có chú là " Mai nguyệt " và " Đông nguyệt ". Tức "tháng tư" và "tháng mười" một cùng năm Khang Hy Tân Dậu. Do vẽ ở hai thời điểm cách nhau hơn nửa năm nên không thể nói là chung một bộ cho được. Thứ đến là do có kích thước 30cm x 84cm. Nên nó được xem như loại tác phẩm đơn.
Thử tính xem Uông Sĩ Thận vẽ hai bức này vào năm nào? Đã hỏng con mắt bên trái chưa?
Theo như tư liệu của Đào Hải Long cung cấp thì ông bị hỏng con mắt bên trái vào năm 54 tuổi.
Năm sinh: 1686.
Bị mù năm: 54 tuổi
1686 + 54 = 1740.
Theo như bài toán cộng dẫn chứng trên. Như vậy ông bị hỏng con mắt bên trái vào năm 1740 ( Canh Thân ) lúc 54 tuổi.
Lạc khoản ghi cho thấy ông vẽ hai bức này vào năm Tân Dậu (1741). Lúc đã 55 tuổi.
Dựa vào độ tuổi bị mù là 54. Tức là vào năm 1740. Nếu cho năm 1740 là chính xác. Niên đại trên hai bức " Cúc Thạch " và " Mai Trúc " ghi năm 1741. Như thế là ông đã vẽ sau một năm. Khi đó đã bị mù con mắt bên trái.
Ở đây cũng xin nêu ra một thắc mắc về việc cho rằng ông vẽ hai tác phẩm này khi đã mù một con mắt. Không rõ chuyện này đã chuẩn xác chưa?
Vì khoảng cách giữa 1740 và 1741 chỉ có một năm. Mà đây là chuyện xảy ra cách nay đã gần 300 năm? Có đủ tin cậy không? Làm sao để kiểm chứng được độ chính xác? Còn chuyện tư liệu ghi có xê xích một đôi năm là chuyện bình thường. Ai cũng hiểu là việc ghi chép của người xưa ở phương Đông đôi khi chưa chính xác cho lắm vì có chuyện công thêm tuổi mụ cho.
Biết đâu ông vẽ hai tấm này lúc còn sáng cả đôi mắt thì sao? Khi hai tác phẩm cho thấy sự tinh tế của người vẽ trong từng nét bút.
Lạc khoản ghi cho thấy ông vẽ hai bức này vào năm Tân Dậu (1741). Lúc đã 55 tuổi.
Dựa vào độ tuổi bị mù là 54. Tức là vào năm 1740. Nếu cho năm 1740 là chính xác. Niên đại trên hai bức " Cúc Thạch " và " Mai Trúc " ghi năm 1741. Như thế là ông đã vẽ sau một năm. Khi đó đã bị mù con mắt bên trái.
Ở đây cũng xin nêu ra một thắc mắc về việc cho rằng ông vẽ hai tác phẩm này khi đã mù một con mắt. Không rõ chuyện này đã chuẩn xác chưa?
Vì khoảng cách giữa 1740 và 1741 chỉ có một năm. Mà đây là chuyện xảy ra cách nay đã gần 300 năm? Có đủ tin cậy không? Làm sao để kiểm chứng được độ chính xác? Còn chuyện tư liệu ghi có xê xích một đôi năm là chuyện bình thường. Ai cũng hiểu là việc ghi chép của người xưa ở phương Đông đôi khi chưa chính xác cho lắm vì có chuyện công thêm tuổi mụ cho.
Biết đâu ông vẽ hai tấm này lúc còn sáng cả đôi mắt thì sao? Khi hai tác phẩm cho thấy sự tinh tế của người vẽ trong từng nét bút.
Lạc khoản ghi: Kiền Long. Tân Dậu. Mai nguyệt. Cận nhân Uông sĩ Thận.( Mai nguyệt chỉ tháng tư ).
Hình 06 - Uông sĩ Thận. Mai - trúc. Mực nho trên giấy. Kích thước: 30.5cm x 83cm. Vẽ năm Tân Dậu (1741).
Lạc khoản ghi: Tân Dậu Đông nguyệt. Uông sĩ Thận.( Đông nguyệt chỉ tháng 11 ).
So sánh về chữ viết, ấn chương và họa pháp xem có phải là do cùng một người vẽ không?
Lạc khoản ghi: Tân Dậu Đông nguyệt. Uông sĩ Thận.( Đông nguyệt chỉ tháng 11 ).
So sánh về chữ viết, ấn chương và họa pháp xem có phải là do cùng một người vẽ không?
Trước hết là tóm lược tiểu sử và ấn chương thường sử dụng của họa gia Uông sĩ Thận.
Cận Nhân Uông sĩ Thận.( 近人汪士慎. Sinh năm 1686. Mất năm 1759. Thọ 73 tuổi. Sống trải qua ba đời vua:
*Khang Hy (1654-1722)lên ngôi 1661.đến 1722.
*Ung Chính (1678-1735) lên ngôi 1723 đến 1735.
*Kiền Long (1711-1799) lên ngôi 1736 đến 1795.
Trích dẫn bài viết của Đào hải Long.
" Sau năm 54 tuổi, mắt trái bị mù, nhưng vẫn vẽ tranh, còn khắc ấn " thượng lưu nhất mục khán mai hoa " - vẫn còn một mắt để ngắm hoa mai.
" Sau năm 54 tuổi, mắt trái bị mù, nhưng vẫn vẽ tranh, còn khắc ấn " thượng lưu nhất mục khán mai hoa " - vẫn còn một mắt để ngắm hoa mai.
Năm 67 tuổi bị mù hai mắt, ông không vẽ nữa, chuyển sang viết chữ cuồng thảo, đề lạc khoản là "tâm quan", ngụ ý mắt bị mù nhưng lòng không mù.Ông mất năm 73 tuổi. Vài dòng sơ lược, để phố có thêm một số thông tin về Uông Sĩ Thận, một trong những tượng đài của nền hội hoạ Trung Quốc. Uông Sĩ Thận giỏi thi thư hoạ ấn ( làm thơ, viết chữ, vẽ tranh, khắc ấn chương), Thơ có "Sào Lâm thi tập", chữ viết đẹp, tranh vẽ thuỷ tiên, cúc, mai, trúc, đặc biệt là hoa mai. Khắc ấn chương tự tạo ra một đường lối riêng. Các tên này có thể khắc 1 ấn như Cần Trai, có tên khắc vài ấn như Uông Thận, Sĩ Thận, thậm chí mười mấy ấn với phong cách khác nhau như Cận Nhân. Sau đây là ấn chương thường sử dụng của họa sĩ Uông sĩ Thận do bạn Đào hải Long đã trao đổi thông tin trên Phố Mua Bán như sau:
3. Sào Lâm 巢林
4. Phú Khê 富溪
5. Phú Khê Uông Thị 富溪汪氏
6. Cận Nhân Uông Sĩ Thận 近人汪士慎
8. Cần Trai 勤斋
9. Sĩ Thận 士慎
14. Tả Manh Sinh 左盲生
16. Cam Tuyền Kí Nông 甘泉寄农
17. Thượng Lưu Nhất Mục Trước Hoa Tiêu 尚留一目着华梢
18. Vãn Xuân Lão Nhân 晚春老人
23. Thất Phong 七峰
25. Sĩ Thận Sư Cổ 士慎师古
27. Khê Đông Ngoại Sử 溪东外史
28. Thành Quả Lí Nhân 成果里人
29. Cam Tuyền Sơn Nhân 甘泉山人
30. Cận Nhân Thị 近人氏
31. Sĩ Thận Tư Ấn 士慎私印
33. Uông Sĩ Thận Ấn 汪士慎印
34. Nhất Sinh Tâm Sự Vị Hoa Mang 一生心事为华忙
36. Cận Nhân Thư Hoạ 近人书画
37. Thất Phong Cư Sĩ 七峰居士
39. Ngư Nghễ Hiên 鱼睨轩
........
Theo tiêu chuẩn thì một bức hoạ có giá trị phải có đầy đủ: tranh vẽ, thư pháp và ấn chương, mỗi yếu tố trên lại là một môn khoa học mà tìm hiểu về nó cũng là một ngành học. Tranh vẽ thì dễ cảm nhận, chữ viết thì đối với người Việt Nam có sự giao lưu lâu đời với chữ Hán thì cũng khá phổ biến, còn ấn chương, do nhiều lí do khác nhau, theo thiển ý của tôi, vẫn chưa được nghiên cứu hết và đánh giá hết giá trị."
( Đào hải Long. Trên Phố Mua Bán ).
III - SO SÁNH QUA HÌNH ẢNH.
A - SO SÁNH CHỮ VIẾT.
a - Chữ viết ở hai tác phẩm hiện đang lưu trữ.
Hình 07 - Tân Dậu. Đông Nguyệt. Hình 08 - Kiền Long Tân Dậu. Mai Nguyệt.
Hình 09 - Kiền Long Tân Dậu. Uông sĩ Thận họa họa ...
Hình 10- Tân Dậu Tam Nguyệt. Cận Nhân Uông sĩ Thận...
Hình 11 - Tân Dậu. Tam nguyệt. Cận nhân Uông sĩ Thận....
Hình 12 - Kiền Long. Tân Dậu, Tam nguyệt. Cận nhân Uông sĩ Thận....
Hình 13. Sự giống nhau của dạng tự " Tân Dậu... Uông sĩ Thận " ở hai bộ tranh..
Hình 14 . Sự giống nhau của dạng tự " Kiền Long Tân Dậu...Uông sĩ Thận " ở hai bộ tranh..
Quan sát chữ viết ở phần lạc khoản của bộ tứ bình trên mạng “auction.socang.com ” và chữ viết của hai tấm tranh hiện lưu giữ.
Cho thấy. Hai chữ Tân Dậu cùng cách viết liền mạch bút, từ nét sổ của chữ Tân nối qua chữ Dậu rất rõ ràng. Quan sát qua ( hình 14 ).
Ba chữ Uông sĩ Thận hay năm chữ Cận nhân Uông sĩ Thận từ những bức tranh trên có sự tương đồng một cách nhất quán không thể chối cãi. Chữ sĩ nét cuối mảnh nhẹ để đá qua chữ Thận. Chữ Nhân như mái nhà che trùm lên chữ Uông. ( Hình 13 và 14 ).
Tất cả bút tích ở phần lạc khoản cho thấy chữ viết nó giống nhau đến từng nét hoành, phiệt, sổ, điểm, liên bút. Do đó ta có thể khẳng định tất cả đều do cùng một người viết.Cho thấy. Hai chữ Tân Dậu cùng cách viết liền mạch bút, từ nét sổ của chữ Tân nối qua chữ Dậu rất rõ ràng. Quan sát qua ( hình 14 ).
Ba chữ Uông sĩ Thận hay năm chữ Cận nhân Uông sĩ Thận từ những bức tranh trên có sự tương đồng một cách nhất quán không thể chối cãi. Chữ sĩ nét cuối mảnh nhẹ để đá qua chữ Thận. Chữ Nhân như mái nhà che trùm lên chữ Uông. ( Hình 13 và 14 ).
B - SO SÁNH VỀ HỌA PHÁP.
Hình 15 - Sự gần gũi giữa phong cách vẽ cánh hoa, nụ hoa và vài cây khô điểm xuyết. ( Hình 15 & 16 )
Hình 16 - Sự gần gũi giữa phong cách vẽ cánh hoa, nụ hoa và vài cây khô điểm xuyết.( Hình 13 & 14 ).
Hình 17 - Dáng thế của khối đá và 05 đóa bông cúc.
Hình 18 - Sự gần gũi rất rõ ràng của họa pháp và ý tưởng. Từ tư thế của khối đá vài nhánh cây khô. Hai nụ hoa và hai đóa hoa nở phía trên. Ba đóa hoa đã nở phía dưới. ( Hình 17 & 18 ).
Hình 20 - Một ít cỏ mọc chìa ra dưới chân phiến đá.
Hình 21 - Một ít lá trúc nhô ra bên dưới cây mai.
Giữa hai tác phẩm số 20 & 21 ở trên cho thấy một lối bố cục điểm xuyết phụ trợ giống nhau của bụi cỏ và lá trúc không thể chối cãi.
- Trong hội họa của phái cổ nếu xét về phong cách vẽ. Ta rất khó xác định bởi cách thể hiện gần gần giống nhau. Một sự giữ gìn mang tính truyền thống kế tục thày trò. Không có một qui ước nào bắt buộc cho chuyện thực hiện một tác phẩm. Nhất là loại mặc họa của các thi gia chỉ là cảm hứng hay do thói quen. Cá tính cũng như sở trường, sở đoản của tác giả sẽ bộc lộ qua nét bút được để lại trên tranh. ( Nếu ta sở hữu được nhiều tranh về một tác giả sẽ dễ nhận ra. Nếu chỉ có một đôi tấm khó mà nhận biết được ).
Đối với người Trung Quốc. Họ có một thói quen. Khi đã bái phục một tiền nhân nào, họ có thể bỏ suốt cả đời đeo đuổi một mục đích duy nhất là làm sao cho thật giống vị tiền nhân mà họ bái phục. Đối với Tây Phương hành cử này là không tốt. Nhưng đối với xã hội Trung Quốc. Họ vẫn tỏ ra trọng thị, ngưỡng mộ và thán phục những người làm được chuyện này. Có lẽ do không có in ấn như thời nay nên họ chấp nhận cũng như trân trọng với những bản sao có tâm huyết đó chăng?
- Trên mạng đưa ra cũng khá nhiều tranh của Uông sĩ Thận. Nhưng phong cách rất đa dạng. Về chữ viết trong phần lạc khoản mỗi tấm một vẻ, không nhất quán về dạng tự nên không thể phân biệt được đích xác. Tranh thì đa phần là vẽ Mai. Cánh hoa theo lối song câu. Không thấy vẽ cánh hoa theo lối điểm mực như tranh hiện có. Với lối vẽ song câu này rất dễ vẽ lại vì quá đơn giản đối với một người cầm bút lông lâu năm lại là quá dễ đối với các họa sĩ. Vẽ điểm mực có phần tinh tế và chuyên nghiệp hơn. Nhất là khi điểm xuyết nhụy hoa.
Hình 24. Những cánh hoa mai và chữ viết.
Hình 25 - Những bông cúc và chữ viết.
- Cánh hoa CÚC là sự phối hợp hai nét móc đối xứng ( song câu ) hơi dài nên cần phải dùng những loại bút ngọn lông cứng có độ đàn hồi cao. Chính thế mà khi dùng để viết chữ nét của nó hơi dẹt và mạnh mẽ, sắc xảo hơn loại bút có lông mềm.
- Cánh hoa MAI là những chấm mực nhạt no, khuyết, linh hoạt và nhụy hoa là những điểm nhỏ mực đậm. Tác giả đã dụng loại bút ngọn lông mềm để vẽ và viết nên nét chữ có khuynh hướng dịu dàng, tròn trịa, không sắc nét.
- Cánh hoa CÚC là sự phối hợp hai nét móc đối xứng ( song câu ) hơi dài nên cần phải dùng những loại bút ngọn lông cứng có độ đàn hồi cao. Chính thế mà khi dùng để viết chữ nét của nó hơi dẹt và mạnh mẽ, sắc xảo hơn loại bút có lông mềm.
- Tranh vẽ về Cúc hầu như rất ít. Chỉ có một tấm duy nhất nhưng lại trích đoạn nên rất khó nhận xét. Nhưng cũng thấy có khuynh hướng gần gũi. Nhất là mấy nụ hoa chưa nở.
C - VỀ ẤN CHƯƠNG. (1)
Về ấn chương thì không thể so sánh vì tranh tứ bình trên mạng " auction.socang.com " thấy không rõ. Nhưng con dấu khắc chữ " CAM TUYỀN SƠN NHÂN " của ông thì đã từng được sử dụng. Nhưng cách khắc có khác nhau đôi chút giữa tấm tranh hiện có và trên mạng.
Hình 22 - Cam tuyền sơn nhân (甘泉山人) được đóng trên tác phẩm vẽ Mai Trúc.
Hình 23 - Cam tuyền sơn nhân (甘泉山人) được đóng trên hai tác phẩm trích trên mạng.
Sự khác nhau về bố cục và nét giữa bốn con dấu điều mang chữ " Cam Tuyền Sơn Nhân ".(Hình 22 & 23). Vẽ và thư pháp của Trung Quốc. Hai lãnh vực này rất gần gũi với người Việt chúng ta. Nhưng bước qua phần ấn chương quả là một điều khó khăn vì lãnh vực này nó có một dạng tự khác đòi hỏi người thưởng ngoạn phải có trình độ, có nghiên cứu sâu rộng về Hán ngữ cũng như phải am tường về chủng loại này, từ kỹ thuật điêu khắc cũng như cách bố cục, tạo dáng về đường nét trong con ấn hay triện. Đa số người Việt chúng ta ít chú ý đến lãnh vực này và thường cho rằng ấn chương nó giống như sự điềm xuyết cho đẹp trong phần bố cục bức tranh. Có ấn chương hay không cũng không lấy làm quan trọng. Nhưng đối với người chơi, có nghiên cứu sâu rộng thì con dấu nó thể hiện bản lãnh của người tạo ra nó. Đồng thời nói cũng nói lên đẳng cấp của người sử dụng. Ta nên nhớ là ngoài ấn chương của họa gia ra. Đôi khi nó còn mang thêm những ấn chương của những người sở hữu tác phẩm đóng vào lưu niệm.
Về mảng ấn chương, chỉ nói riêng phần của họa gia cũng rất khó xác định. Bởi vì một họa sĩ có tài hoa và tên tuổi thường tự khắc ấn triện để sử dụng. Họ tự tạo cho mình rất nhiều con dấu theo sở ý. Họ cũng không nhất thiết chuyện phải dùng chuyên biệt một con dấu nào. Do không có khái niệm tranh của mình sẽ bị giả mạo nên họ không nhất thiết phải dùng cố định một con dấu. Có thể nói con nào gần tay là sử dụng, nên ấn chương của họ được đóng vào rất phong phú và đa dạng trên tác phẩm. Chính điều này đã làm rối cho các nhà nghiên cứu.
Trong hội họa
truyền thống Trung Quốc có rất nhiều điều gây tranh cãi khi giám định, vì chuyện người đương thời với tác giả hay những người đời sau thích lối vẽ hay
thư pháp của một vị tiền nhân nào đó. Họ sẽ không quản ngại chuyện bỏ công sức ra
để cố gắng tập luyện sao cho y như thần tượng của mình đến từng nét để thể hiện tài năng với mọi người. Một quan
niệm phải được như thày mới là hay là giỏi của người Trung Quốc đã trở thành
truyền thống. Điển hình tại Cholon của chúng ta thời trước năm 1975. Họa sĩ
Lương thiếu Hàng. Ngoài thuân pháp ra, ông còn bắt chước đến cả chữ ký làm sao
cho thật giống với thày của mình là
Triệu thiếu Ngang. Chuyện này. Nếu gặp phải tác phẩm có khoảng cách thời gian cách
xa một trăm năm trở lên ta còn dễ nhận biết qua tác động của thời gian vào tác
phẩm để lại những dấu vết, nhờ đó mà ta có thể nhận định, chứ cùng một thời với
nhau hoặc quá gần chắc là không thể nhận ra khi sử dụng cùng loại giấy và mực. Hành vi này đối với người phương Tây họ không chấp nhận và cho đó là hành vi giả mạo. Nếu có sao chép lại phải chú thích rõ ràng chứ không như người Trung Quốc.
Để kết luận cho việc này:
1/ - Về vấn đề giả mạo trong loại tranh thủy mặc của Trung Quốc. Có vài nhận định như sau:
* Chữ viết của một người khó thực hiện
nhất nếu không có thời gian dài chuyên chú tập luyện.
* Phần vẽ
tương đối dễ thực hiện hơn đối với người quen cầm bút lông qua nhiều năm kinh
nghiệm.
* Nếu đã luyện được nét chữ viết và phong cách vẽ thì chuyện khắc con dấu là việc không khó
cho trong hành vị giả mạo. Nó là chuyện dễ thực hiện nhất cho chuyện giống như tạc...Cái khó là làm sao kiểm chúng với một ngưới có quá nhiều con dấu. Cho nên phong cách, họa pháp và dạng tự vẫn là chủ yếu...
* Ngoài cách vẽ, tuồng chữ viết và con dấu ta còn phải xem xét về chủng loại của giấy và mực trên tác phẩm. Chuyện này không phải dễ với VN chúng ta.
2/ - Nhận định riêng về bộ tranh tứ bình và hai bức tranh Cúc và Mai sẽ có những vấn đề như sau:
a/ - Nếu dựa vào bộ tứ bình được bán đấu giá trên mạng đem so sánh từng chi tiết với hai bức đang lưu giữ thì có thể nói khẳng định là do một người vẽ. Chỉ có điều nếu bộ tứ bình là tranh thêu thì bộ tranh gốc hiện đang ở đâu?
* Ngoài cách vẽ, tuồng chữ viết và con dấu ta còn phải xem xét về chủng loại của giấy và mực trên tác phẩm. Chuyện này không phải dễ với VN chúng ta.
2/ - Nhận định riêng về bộ tranh tứ bình và hai bức tranh Cúc và Mai sẽ có những vấn đề như sau:
a/ - Nếu dựa vào bộ tứ bình được bán đấu giá trên mạng đem so sánh từng chi tiết với hai bức đang lưu giữ thì có thể nói khẳng định là do một người vẽ. Chỉ có điều nếu bộ tứ bình là tranh thêu thì bộ tranh gốc hiện đang ở đâu?
b/ - Đặt trường hợp nếu cho rằng bộ tứ bình tranh thêu đã dựa đúng theo nguyên bản xác thực của Uông sĩ Thận để làm thì với những sự giống nhau giữa hai bộ tranh đã chứng minh ở trên ta có thể yên tâm mà nói rằng. Hai bức tranh hiện đang lưu giữ cũng do Uông sĩ Thận vẽ.
c/ - Nếu bộ tranh thêu dựa vào nguyên mẫu không phải do Uông sĩ Thận vẽ thì bộ tranh hai tấm hiện đang lưu giữ cũng không phải do Uông sĩ Thận vẽ. Nhưng chắc chắn một điều là bộ tứ bình và hai bức tranh Mai, Cúc cùng do một người vẽ...
c/ - Nếu bộ tranh thêu dựa vào nguyên mẫu không phải do Uông sĩ Thận vẽ thì bộ tranh hai tấm hiện đang lưu giữ cũng không phải do Uông sĩ Thận vẽ. Nhưng chắc chắn một điều là bộ tứ bình và hai bức tranh Mai, Cúc cùng do một người vẽ...
d/ - Rất tiếc là chưa biết đích xác một tấm tranh nào chính thức của Uông sĩ Thận để lấy làm tiêu bản nên vẫn còn mù mờ về họa gia này.
Với chuyện muốn chứng minh bộ tứ bình và hai tác phẩm Mai Trúc và Cúc Thạch có phải đúng do Uông sĩ Thận vẽ hay không cần phải có sự chứng minh thật rõ ràng, có khoa học và muốn làm được việc này cũng không phải dễ.
Tất cả những gì nêu trên chỉ là phỏng đoán và chỉ muốn minh chứng cho việc có sự giống nhau đến kỳ lạ giữa hai bộ tranh. Mọi sự chỉ là dựa vào những thông tin trên mạng nên chưa thể khẳng định 100% cho việc hai bức tranh hiện đang lưu trữ có phải do chính tay Uông sĩ Thận vẽ hay không. Nhưng nếu theo quan niệm truyền thống của dân Trung Quốc thì thú chơi này cũng không có gì là sai trái. Nếu sản phẩm được trên vài trăm năm cũng xứng đáng để treo.
Với chuyện muốn chứng minh bộ tứ bình và hai tác phẩm Mai Trúc và Cúc Thạch có phải đúng do Uông sĩ Thận vẽ hay không cần phải có sự chứng minh thật rõ ràng, có khoa học và muốn làm được việc này cũng không phải dễ.
Tất cả những gì nêu trên chỉ là phỏng đoán và chỉ muốn minh chứng cho việc có sự giống nhau đến kỳ lạ giữa hai bộ tranh. Mọi sự chỉ là dựa vào những thông tin trên mạng nên chưa thể khẳng định 100% cho việc hai bức tranh hiện đang lưu trữ có phải do chính tay Uông sĩ Thận vẽ hay không. Nhưng nếu theo quan niệm truyền thống của dân Trung Quốc thì thú chơi này cũng không có gì là sai trái. Nếu sản phẩm được trên vài trăm năm cũng xứng đáng để treo.
Cauminhngoc.
12/04/2014.
(1) ẤN CHƯƠNG TRONG QUỐC HỌA
(1) ẤN CHƯƠNG TRONG QUỐC HỌA
By Nguyệt
Trà Bút _ VietArtValue · Updated over a year ago · Taken at Lê Tiến Đạt -
Tạp chí Hán Nôn 5/2003
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét