Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

THỬ SO SÁNH BỨC CHÂN DUNG TRUYỀN THẦN CỦA HS. NGUYỄN SÁNG VỚI MỘT VÀI HỌA SĨ KHÁC...

THỬ SO SÁNH BỨC CHÂN DUNG TRUYỀN THẦN CỦA HS. NGUYỄN SÁNG VỚI MỘT VÀI HỌA SĨ KHÁC...

   
CHÚ Ý:
          XIN HÃY NHÌN VỚI NHÃN QUAN CỦA NHỮNG NĂM 1940 TẠI VIỆT NAM. ĐỂ HIỂU RÕ VỀ TÁC PHẨM VẼ TRUYỀN THẦN NÀY HƠN...


       Khi mà:  
- Nguồn tư liệu tham khảo hầu như không có. ( Hạn chế tầm nhìn ).
- Vật tư chuyên ngành hiếm hoi, đắt đỏ. ( Hạn chế sở trường ).
- Chỉ trông mong vào các người thày. ( Kiến thức bị bó ).
- Tự phát huy khả năng nội tại. ( Dễ bị tự mãn dẫn đến trì trệ ). 
     Với những khó khăn như thế. Nhưng những sinh viên của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương đã làm và để lại cho thế hệ đi sau một di sản không nhiều nhưng rất quí giá. Đánh dấu một thời kỳ mở đầu hấp thu nghệ thuật theo phong cách Tây Phương của con người Việt Nam rất sáng lạn, kim chỉ nam cho những thế hệ đi sau...  

    Và họa sĩ Nguyễn Sáng cho rằng:
    " Lối vẽ tỉa, vẽ chi tiết, vẽ tả thực, nệ vào mẫu của nhà trường là cách dạy mỹ nghệ, chứ không phải cách dạy mỹ thuật ". 
     Một mong muốn vươt thoát khỏi khuôn phép trì trệ... Điều này được minh chứng bằng tác phẩm vẽ truyền thần dưới đây của ông với sự kết hợp giữa hai nền nghệ thuật đầy dị biệt... Hình họa theo phong cách phương Tây đầy chuẩn mực và thuân pháp theo phong cách phương Đông thật phóng khoáng nhẹ nhàng. Từ thỏi than khô cứng nhưng qua tay ông nó lại trở thành mềm mại đầy uyển chuyển của nét bút lông... Đó là điều trác tuyệt có được nơi tác phẩm này. 


Lưu ý: Cần phân biệt rõ ràng thế nào là vẽ "truyền thần" và thế nào là vẽ "họa hình". Để tránh hiểu lầm giữa hai lối vẽ.


                                               TRANH CỦA HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG.


 Nguyễn Sáng.  Chân dung cô gái xứ Bắc. Chì than (Fusain) trên giấy. Năm vẽ. Tháng 01/1944.

                                                        

                        VỚI NHỮNG HỌA SĨ NGOẠI QUỐC...



                                        TRANH CỦA TỰ HỌA CỦA LEONARDO DA VINCI


Tranh tự họa của Leonardo da Vinci. Chì...( Nguồn Google ).

                                     
                                         TRANH CỦA HỌA SĨ    A. WALTERWEJ.

                                   
      A. Walterwej. Người mẫu K. Hukowa. Phấn tiên nâu trên giấy. Kích thước: 32.5cm x 39.5cm.


                                         

                                               TRANH CỦA HỌA SĨ FRANK KUPKA.


       Frank Kupka. Cô gái. Than và phấn màu...trên giấy. Cỡ: 24cm x 18cm. Năm 1902. (Nguồn Google)


                                                 TRANH CỦA HỌA SĨ  TỪ BI HỒNG.


                                                                                                            Từ bi Hồng. Thiếu nữ. Chì than. Vẽ năm 1941. ( Nguồn Google )
                                  


                                          TRANH LITHO CỦA HỌA SĨ  J.G.BESSON. 
        ( Đoạt Giải Đông Dương năm 1925.  Nguyên giám Đốc Trường Mỹ Thuật Gia Định ( 1925-1935). 



 Jules Gustave Besson (1868- ? ). Cô gái xứ Bắc Kỳ. Trong bộ Monographie Dessinée de l' Indochine. Phần Tonkin ). 




                                  TRANH CỦA HỌA SĨ NHẬT BẢN: FOUJITA ( 1886-1968).



         Foujita. Thiếu nữ Việt Nam. Vẽ năm 1941. Được lấy làm phụ bản cho báo Trung Bắc Chủ Nhật. Năm 1942. (Nguồn.antontruongthang.com).


                                   Foujita ký họa chân dung họa sĩ Nam Sơn. Năm 1941.
                   ( Nguồn: Nam Son par Foujita. Photo Transmise par le Pr. Đinh Trọng Hiếu ).





Con mèo in ở bìa trước do Foujita vẽ và chữ ký sống của ông trên cuốn catalogue triển lãm tranh Nhật vào năm 1941. Tại Saigon. Kích thước: 12,8cm x 18,3cm.


Trang bìa trước và sau cuốn catalogue. Chữ ký của Foujita bằng bút máy nơi bìa trước đã phai mờ vì năm tháng.
         



    Chân dung người phụ nữ được Foujita ký họa trực tiếp vào trang notes bên trong và cùng ký tên ngoài trang bìa cuốn catalogue " Exposition de la peinture Japonaise contemporaine " trong buổi triển lãm tranh tại Dinh Xã Tây (Tòa Đô Chánh Saigon). Bao gồm tranh thủy mặc và tranh đồ họa. Vào Tháng 12 năm 1941. Bức ký họa người thiếu nữ búi tóc bằng bút chì qua lâu ngày nét chì đã in ửng sang mặt giấy trang đối diện. 


                              

                                   
                                     VỚI NHỮNG HỌA SĨ VIỆT NAM...


                                        TRANH CỦA HỌA SĨ NGUYỄN ĐỨC NÙNG.



 Nguyễn đức Nùng. Chân dung thiếu nữ. Bút sắt, phấn tiên trên giấy. Vẽ năm 1944. Tranh minh họa cho tập chương trình vở kịch " Ghen " của Đoàn Phú Tứ.   (1)


                               Trang giới thiệu các văn nghệ sĩ nhập vai những nhân vật trong vở kịch.

(1)   Theo như tập chương trình. Trong vở kịch " Ghen " có ba nhân vật nữ:
-  Bà Bửu Chí ( Hiệu Chi Mai ). Trong vai nhân vật Kim.
-  Bà Nguyễn đức Nùng ( Hiệu Kiều Tân ). Trong vai nhân vật Liên.
-  Bà Thanh Hương.  Trong vai nhân vật Bà Tâm.
 Không hiểu là HS. Nguyễn đức Nùng có dựa vào một trong những khuôn mặt nêu trên để thể hiện thành tác phẩm này không?.



                                              
TRANH CỦA HỌA SĨ ĐỖ ĐÌNH HIỆP.

Đỗ đình Hiệp. Thiếu nữ. Chì than. Vẽ năm 1959. ( Chụp lại theo cuốn "Mỹ thuật Việt Nam hiện đại". HS. Nguyễn văn Phương chủ biên ).



TRANH CỦA HỌA SĨ  NGUYỄN VŨ ( Ng. hữu Vũ ).

 Nguyễn Vũ ( Ng.hữu Vũ ). Chân dung tự họa. Chì than trên giấy dày. Cỡ: 25cm x 35cm. Vẽ năm 1961.



TRANH CỦA HỌA SĨ NGUYỄN ĐẠO HƯNG.

 Nguyễn đạo Hưng. Chân dung tự họa. Chỉ trên giấy. Cỡ 20cm x 25cm. Vẽ năm 1968.




TRANH CỦA HỌA SĨ DIỆP MINH CHÂU.

 Diệp minh Châu. Chân dung thiếu nữ. Chì than trên giấy. Vẽ năm 1972. Hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thật Tp. HCM.




Diệp minh Châu. Chân dung thiếu nữ. Chì than trên giấy. Vẽ năm 1972. Hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thật Tp. HCM.



TRANH CỦA HỌA SĨ DƯƠNG BÍCH LIÊN.

Dương bích Liên vẽ Bùi xuân Phái năm 1973. ( Nguồn: vietnamarts.com )


TRANH CỦA HỌA SĨ VĂN THÁI.

Văn Thái. Chân dung anh Quyền.  Bột chì màu  trên giấy dày. Cỡ 26cm x 43cm.. Vẽ năm 1977. Chữ ký bên mé trái.



TRANH CỦA HỌA SĨ NGUYỄN HÀO.


 Nguyễn Hào. Chân dung thi cuồng Bùi Giáng. Chì tên giấy. Cỡ 12.3cm x 17.4cm. Năm vẽ. 1980. Chữ ký đáy góc trái.


TRANH CỦA HỌA SĨ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG.

Nguyễn đình Đăng. Vẽ Bùi xuân Phái. Chì than. năm 1986.




TRANH CỦA HỌA SĨ HUỲNH PHƯƠNG ĐÔNG.


  Huỳnh phương Đông. Chân dung HS. Nguyễn Chương. Chì trên giấy. Cỡ 14cm x 19cm. Vẽ năm 1996.



TRANH CỦA HỌA SĨ ....?


MAI...? Chân dung Nguyễn Chương. Chì than trên giấy. Kích thước: 26.5cm x 38cm. Vẽ năm  2005



TRANH CỦA HỌA UYÊN HUY.


HS. Uyên Huy. Chân dung Nguyễn Chương. 
               Bút bi trên giấy. Cỡ 21cm x 29.5cm. Vẽ năm 2005. Chữ ký đáy góc. 


       Những tác phẩm được đưa ra ở trên với tính chất minh họa cho một cái nhìn khái quát về phong cách vẽ chân dung truyền thần bằng than chì hoặc bằng chất liệu khác của một số họa sĩ lừng danh ngoại quốc qua các thời kỳ và ở Việt Nam chúng ta mới trải qua vài thập niên. Trong tác phẩm của họ. Mỗi người một dáng vẻ tùy theo sự tư duy và quán thu những đặc thù trên khuôn mặt người mẫu liên kết với những kỹ năng của mình rồi thông qua thỏi than, ngọn bút mà phác lên thành tác phẩm cho chúng ta thưởng lãm. Vẽ chân dung truyền thần thì rất nhiều. Nhưng với phong cách lạ, sáng tạo không phải dễ tìm và ai cũng có thể làm được...Vì vậy! Sẽ còn tùy thuộc vào từng tác phẩm. Tự thân nó có khẳng định được đẳng cấp, giá trị trước mọi người hay không?. Đó mới là điều đáng nói.  
      
      So sánh tác phẩm vẽ chân dung của HS. Nguyễn Sáng với những tác phẩm vẽ chân dung của một số họa sĩ nêu trên. Trừ những họa sĩ nước ngoài ra. Chỉ có tác phẩm của HS. Nguyễn đức Nùng là cùng vẽ vào năm 1944. Còn ra các tác phẩm khác của Việt Nam đều có khoảng cách đi sau cả vài thập niên. Nếu có sự tích cực lưu tâm, đào sâu về hoàn cảnh, thời điểm ra đời của tác phẩm vẽ chân dung truyền thần " Cô gái Bắc Kỳ ", ta mới thấy được sự tài hoa của chàng sinh viên non trẻ Nguyễn Sáng. Con người ở vào cái thuở vừa mới khai sinh ra nền hội họa theo phong cách phương Tây tại Việt Nam. Thế hệ đang trên đà từ bỏ ngọn bút lông cố hữu đã trải qua bao đời để cầm quản bút có ngòi sắt chấm mực, ê a vần quốc ngữ, gặp biết bao trở ngại, khó khăn về mọi phương diện ta mới hiểu nó có giá trị như thế nào!
     Tác phẩm " Chân dung cô gái Bắc Kỳ ". Một tác phẩm không quá đơn giản như bức chân dung cô gái của họa sĩ Nguyễn đức Nùng hoặc quá rối rắm, phức tạp như lối thể hiện của HS. Diệp minh Châu, cũng như một số họa sĩ khác sau này. Tác phẩm vẽ chân dung truyền thần " Chân dung cô gái Bắc Kỳ " của họa sĩ Nguyễn Sáng đã cho người xem thấy được cả là một sự chắt lọc và tinh giản dẫn đến thông thoáng, phóng khoáng, nhẹ nhàng của một sự vừa đủ.... Cái vừa đủ với khí vận sinh động của bút pháp cùng kỹ thuật đầy sáng tạo trong phong cách vẽ chân dung thần thái của Nguyễn Sáng khiến cho người thưởng lãm càng ngắm lâu, ngắm kỹ sẽ càng phát hiện ra nhiều điều thú vị. Điều này đã làm thỏa mãn được sự khát khao của thị giác lẫn tri giác, đồng thời cũng đem đến cho họ một cái gì lắng đọng thật ấm áp trong miền tâm thức, kích thích niềm đam mê sở hữu tác phẩm. Đó mới là nghệ thuật... Đó cũng chính là cái khó cho những họa sĩ vẽ chân dung truyền thần (1). Cũng là thước đo đẳng cấp trong làng.    
      Nơi đây cả là một sự cách tân khá độc đáo của Nguyễn Sáng trong kỹ thuật sử dụng than chì (Fusains), khác hẳn với kỹ thuật của trường lớp đã học. Ông dụng kỹ thuật Tây học hòa quyện với tư duy Đông phương cùng thuân pháp của giòng tranh thủy mặc (2) để tạo ra cái riêng của mình. Ta có thể thấy rõ việc này qua các tác phẩm đã dẫn ở trên. Để minh chứng cho điều này xin trích dẫn một đoạn của tác giả Viết Hiền viết trong báo Bình Định. Văn hóa. Thể thao.
  ". Là một sinh viên nắm khá vững về hình họa cơ bản nhưng Sáng không phục tùng lối vẽ trường quy, mà đi theo lối vẽ lược tả. Thậm chí Sáng không ngần ngại tuyên bố thẳng: "Lối vẽ tỉa, vẽ chi tiết, vẽ tả thực, nệ vào mẫu của nhà trường là cách dạy mỹ nghệ, chứ không phải cách dạy mỹ thuật".

     Có một chuyện bị xem thường dễ bỏ qua khi vẽ chân dung. Đó là chuyện các họa sĩ đa phần chỉ chú ý đến khuôn mặt còn trang phục là thứ yếu nên đôi khi bỏ lửng hoặc đại khái cho có. Với Nguyễn Sáng thì không. Mọi thứ trước mắt là những điều phải nói, phải ghi nhận đầy đủ. Một trách nhiệm của người làm nghệ thuật không quên ghi nhận những dữ kiện trong khoảng khắc của thời điểm chứng kiến. Cộng thêm tư duy nghệ thuật và ông đã khéo léo lồng chúng vào tác phẩm không vứt bỏ xí xóa. Chính điểm này nó sẽ giúp cho thế hệ đi sau có nhiều thuận lợi khi muốn tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng trong nghệ thuật và trang phục của lớp người đi trước.


Cauminhngọc.
04/4/2014


(1)   Cần minh định lại giữa hai lối vẽ: Vẽ chân dung truyền thần và vẽ chân dung họa hình.
- Vẽ chân dung truyền thần là vẽ trực tiếp người mẫu ngồi trước mặt.
- Vẽ họa hình là vẽ dựa theo tấm ảnh hay vật thể nào đó mà ghi chép lại.

(2).  Cái tuyệt của Nguyễn Sáng là biến thỏi than (fusains) khô cứng trở nên mềm mại như ngọn bút lông...Với sự điêu luyện của bàn tay, những nét sổ, móc, vuốt, lượn ,,v,,v... nét chì than mất hẳn đi những gì vốn có của nó để trở thành những thuân pháp mềm mại thường thấy trong giòng tranh thủy mặc như: Liễu điệp thuân. Lan điệp thuân. Tùng điệp thuân. Du ty. Nét mác. Móc câu... được Nguyễn Sáng ứng dụng đưa vào trong tác phẩm này. Hãy chú ý bút pháp của ông và các họa sĩ khác được minh họa ở trên.

Ghi chú:  Những bức tranh nào có in thêm chữ nổi mờ " Cauminhngọc " đều thuộc quyền sở hữu cùa người viết.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét