THỬ TÌM HIỂU VỀ THANH KIẾM CỔ CÁN NGÀ CÓ CHẠM HÌNH RỒNG.
LTS. Đây là bài viết của người không chuyên, tất cả nhận
đinh đều mang tính suy diễn chủ quan của người không có trường lớp mà ham tìm hiểu nên sẽ
có rất nhiều thiếu sót. Rất mong được các nhà nghiên cứu chân chính bỏ qua.
I – MÔ TẢ THANH KIẾM.
- Chiều dài tổng thể tính luôn vỏ kiếm: 840mm
- Kiếm cộng bao nặng: 1.000gram.
-
Vỏ
kiếm dài: 680mm. Nặng: 200gram.
-
Kiếm
không kể bao nặng: 800gram.
- Hình ảnh con rồng được chạm trên yếm đồng yểm miệng bao và yếm đồng yểm chân chuôi kiếm.
A – Lưỡi kiếm.
- Lưỡi kiếm được luyện bằng thép có dáng hơi cong nhẹ lên về phía mũi. Độ dài không tính chuôi là: 580mm.
-
Bề rộng bản diện lưỡi kiếm chỗ sát với đĩa
kiếm cách là: 32mm. Ra giữa là 30mm rồi nhỏ dần về phía mũi kiếm.
-
Trên bản diện lưỡi kiếm có vét 2 rãnh. Lớn
dưới và nhỏ trên nằm song song chạy dài đến gần
mũi kiếm. Nơi cuối rãnh lớn có vân kiếm khắc trũng uốn lượn như mũi xà mâu. Rãnh
nhỏ trên nhọn như mũi dùi chạy vượt qua vân kiếm xà mâu, cả hai cùng dừng lại cách
mũi kiếm một đoạn chừng 50mm.
-
Sống kiếm. Phần ở sát với kiếm cách dày:
07mm, trên sống kiếm cũng được vét 2 rãnh nhỏ song song nằm sát rìa mép sống dài
khoảng 390mm. Từ đây trở ra phía mũi, phần sống kiếm được bóp mỏng lại tạo độ sắc
bén cho đầu sống kiếm.
-
Trên bản diện lưỡi kiếm đôi chỗ xuất hiện
dấu vết rỉ sét đã ăn khuyết khá sâu vào thân cho thấy độ tuổi của nó phải trên
vài trăm năm...
-
Cạnh sắc của kiếm đôi chỗ bị mẻ nhẹ nhưng vẫn
không làm mất đi độ bén ngót của nó.
-
Phần chân kiếm sát với đĩa kiếm cách có yểm
một yếm đồng dạng ống dẹt, dài cỡ 30mm. Rộng 34mm. Cạnh ngoài có chạm viền
hoa văn ôm chặt chân kiếm. Nơi cạnh ở phần sống thanh kiếm bị mẻ nhẹ.
B – Vỏ kiếm.
- Vỏ kiếm được tạo tác bằng hai mảnh gỗ ghép lại, dày khoảng 10mm. Có đính 02 đai đồng. Một lớn hình bướm rộng cỡ: 30mm. Một nhỏ mảnh cỡ 10mm. Mục đích để giữ cho hai mảnh gỗ vỏ kiếm dính chặt vào nhau không bị tách rời ra.
- Quan sát kỹ vỏ gỗ cho thấy có màu vàng nhạt và khá nhẹ. Toàn thân vỏ kiếm được bã lên một lớp đệm khá dày để bảo vệ rồi mới quét phủ lớp sơn then lên. Qua nhiều thế kỷ bị khí hậu nóng ẩm nhiệt đới tác động, toàn bộ lớp sơn then bảo vệ bị biến dạng. hiện tượng dộp, tróc lở xảy ra đã bóc đi hầu hết lớp sơn bảo vệ để lộ mặt gỗ vỏ kiếm ngậm sơn then láng bóng. Đôi chỗ còn sót lại, là những mảng lam nham sần sùi nứt rạn lấm tấm như vảy rắn, vuốt nhẹ thấy nhám cộm da tay.
- Miệng vỏ kiếm được yểm bằng một yếm đồng ống dẹt ngang: 43mm, dài 65mm, trên đó có chạm khắc con rồng đường nét rất nhuyễn và tinh tế.
- Phần mũi vỏ kiếm cũng được bịt một yếm ống bằng đồng dạng sừng dài chừng 125mm, toàn thân có chạm vảy cá. Đặc biệt. Nơi đỉnh nhọn của yếm đồng được úp thêm một cái mũ, trên đỉnh có đính hai sợi đồng cuộn tròn như ngọn râu bí dính vào nhau chìa ra khỏi mũi yếm bao kiếm giống hai lỗ tai.
-
Tất cả chất liệu bằng đồng ở các yếm và
khoen vỏ kiếm bị khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới tác động cộng thêm bề mặt bị lớp
bợn bụi két vào qua nhiều thế kỷ đã khiến cho sắc vàng của đồng biến thành màu đen
và lớp bơn bụi cũng đã che lấp bớt đi phần nào những nét chạm khắc nhưng những
họa tiết của từng cụm vẩy cùng dáng cách uốn lượn của con rồng vẫn còn nhìn thấy
khá rõ dù không trọn vẹn. Riêng phần yếm yểm mũi bao kiếm không hiểu sao vẫn giữ
được ánh vàng của đồng nhưng cũng đã xuống sắc xậm.
-
Vỏ kiếm không thấy đính khoen để móc dây
đeo. Có vẻ như thanh kiếm thường được các kiếm sĩ cầm hoặc dắt vào đai lưng chứ
không đeo lủng lẳng.
C – Kiếm cách (Tsuba). Phần kiếm cách hay còn gọi là vệ kiếm là một đĩa đồng hình quả trám có độ dày: 05mm. Dài: 70mm. Rộng 50mm. Bề mặt để trơn không thấy chạm khắc gì. Mục đích gắn để bảo vệ cho bàn tay khi giao chiến.
D - Chuôi kiếm.
Gồm có 3 phần: Dáng, phụ kiện đi kèm và màu sắc.
1 –
Dáng của chuôi ngà:
Toàn thân chuôi kiếm là một khối ngà đặc,
dáng quả chuối hơi cong về phía đầu chuôi. Trên bề mặt chuôi ngà xuất hiện nhiều
vết nứt rải rác chạy dọc theo thân. Chiều dài tính từ đĩa kiếm cách đến đầu chuôi
đo được là:155mm. Vòng chu vi quanh đuốc kiếm là:110mm. Phía mỏm đầu chuôi kếm có
hiện tượng bị sứt mẻ rất trầm trọng do bị va đập nhiều mà ra.
2 -
Phụ kiện trên chuôi ngà:
·
Yếm đồng. Phần chân chuôi kiếm sát với đĩa
kiếm cách được bọc bởi một yếm đồng dạng ống dài ra đến giữa chuôi. Do trải qua
một thời gian lâu dài bị khí hậu nóng ẩm tác động hàng vài thế kỷ nên yếm đồng
yểm chân chuôi kiếm bị lão hóa, khiến vành miệng chỗ ngậm chuôi ngà ở phần giữa
thân chuôi bị sứt mẻ, rụng mất đi khá nhiều. Chỗ dài nhất còn lại chừng: 75mm và
ngắn nhất cỡ 50mm.
·
Trang trí trên yếm. Trên bề mặt yếm đồng có
chạm khắc trang trí hình con rồng nhưng do bị sứt mẻ quá nặng nên chỉ còn thấy
dáng vẻ loáng thoáng, không còn trọn vẹn.
·
Đai đồng yểm chân chuôi kiếm. Yếm được giữ
chặt vào chân chuôi ngà bằng một đai đồng mỏng rộng cỡ 15mm.
·
Thông thường ở những thanh kiếm khác, hầu
hết ở phần đầu chuôi cán đều có yểm một cái yếm bằng kim loại, mục đích để
ngăn, giữ thanh kiếm không bị tuột khỏi bàn tay khi được rút ra khỏi vỏ.
Riêng ở thanh kiếm cán ngà chạm rồng này không thấy có phần yếm ngăn giữ đó mà
chỉ thấy trơ ra một cùi ngà đặc bị sứt mẻ lam nham khá nặng mà thôi. Phải
chăng trước đây ở ngay đầu chuôi ngà này cũng đã có yểm một cái yếm bảo vệ,
nhưng trải qua quá trình tồn tại hàng thế kỷ đã không tránh khỏi sự tác động vật
lý của sự vật làm nó bị rơi mất?
3 -
Màu sắc của cán ngà:
Toàn thân cán ngà đã bị lạc tinh không còn màu trắng ngà nguyên thủy. Những nơi trước đây bị yếm đồng che khuất, mặt ngà chốn này bị ám thành ngấn có màu nâu đen khác hẳn với phần không bị yếm che phủ có màu nâu xậm sáng hơn.
II – PHÂN LOẠI THANH KIẾM CÁN NGÀ.
1 - Kiếm thực chiến: Được cho là kiếm thực chiến vì có một vài dấu hiệu sau:
- Ở phần đầu chuôi kiếm khối ngà bị sứt mẻ rất nặng cho thấy có sự va đập mạnh nhiều lần khi giao chiến mà ra.
- Kiếm có độ cứng cao, rất chắc chắn và còn khá sắc bén dù có bị mẻ nhẹ.
- Phần sống (gáy) của yếm đồng yểm chân lưỡi kiếm sát với đĩa kiếm cách cho thấy đã bị mẻ mất một miếng nhỏ phía đầu. Chỉ có sự va chạm khi giao chiến mới có thể bóc đi miếng đồng nơi góc khuất này.
Dựa vào những phân tích trên, tất cả cho thấy thanh kiếm này thuộc loại kiếm thực chiến chứ không phải loại kiếm lệnh của tôn giáo hoặc kiếm đeo trang trí cho các quan lại thời thanh bình.
2 – Dấu hiệu Vương quyền trên thanh kiếm cán ngà.
Theo quan niệm của xã hội thời Phong kiến. Hình ảnh con rồng chỉ dành riêng cho Vua. Quan lại và thứ dân không được phép dùng. Nếu vi phạm sẽ mang tội khi quân. Do đó không ai dại gì mà đi chạm khắc hình con rồng lên vật dụng của mình để rước vạ vào thân. Các quan lại. chức sắc càng không thể..
Quan sát kỹ hiện vật. Có hai nơi mang dấu hiệu Vương quyền và quý vật.
- Một ở yếm đồng
yểm miệng bao kiếm.
- Một ở yếm đồng yểm chân chuôi kiếm nơi tiếp giáp với đĩa kiếm cách.
- Ngoài hai biểu tượng rồng vừa nêu, cán kiếm được làm bằng ngà nguyên khối, không phải bằng gỗ hay vật liệu bào khác. Một cách thể hiện sự trân quý.
Tất cả những điều vừa nêu trên chứng tỏ chủ sở hữu thanh kiếm này phải thuộc dạng cực kỳ đặc biệt chứ không phải hàng tướng lãnh bình thường. Rất tiếc những nơi có chạm rồng chất liệu đồng đã bị oxy hóa và thời gian bào mòn, sứt mẻ khá nhiều nên chỉ còn loáng thoáng dáng con rồng chứ không còn thấy được rõ.
Có một thắc mắc cần sự lý giải. Biểu tượng con rồng xuất hiện trên vũ khí cá nhân. Chuyện này có được xã hội phong kiến cho phép sử dụng rộng rãi đến mọi tầng lớp quần chúng hay buộc mọi người phải tuân thủ đúng với quy định chỉ dành riêng cho Vua?
Nên nhớ đây là thanh kiếm chiến đấu thực
sự đã ra đời cách nay ít nhất cùng vài thế kỷ chứ không phải loại kiếm sử dụng
trong tế lễ hay sản xuất sau này.
III – TRUY TÌM NGUỒN GỐC XUẤT XỨ THANH KIẾM CÁN NGÀ.
Hình ảnh
một vài thanh kiếm thời Hậu Lê & Chúa Trịnh
Xét và đối chiếu với hình ảnh những thanh kiếm thời Hậu Lê và Chúa Trịnh của nhà nghiên cứu Võ Trần Đại Việt cho thấy thanh kiếm cán ngà rất tương cận những thanh kiếm ở giai đoạn Hậu Lê và Chúa Trịnh.
IV – MỤC ĐÍCH.
Theo ý chủ
quan. Đây là thanh kiếm thực chiến có dấu hiệu sử dụng thường xuyên trong chiến
đấu. Rất tiếc không phải là chuyên gia nghiên cứu lịch sử và cũng không có điều
kiện dùng phương pháp khoa học để giám định độ tuổi chính xác của thanh kiếm. Nếu
xác định được chắc chắn độ tuổi của thanh kiếm cán ngà có chạm rồng này thì phần
truy nguyên sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Với bài này, người viết chỉ muốn nêu lên một thắc mắc về thanh kiếm cán ngà có chạm rồng này là của ai, do ai sử dụng ở vào giai đoạn lịch sử nào mà thôi, ngoài ra không có ý gì khác và nếu lý giải được ai là người đã từng sử dụng thanh kiếm thì đó cũng là điều thú vị cho bản thân và cũng là động cơ khích lệ cho những ai thích sưu tầm đồ xưa vật lạ còn mù mờ chưa rõ nguồn gốc đích thực của nó.
V – LẠM BÀN.
Dựa vào hình ảnh những thanh kiếm thời Hậu Lê-Trịnh của nhà nghiên cứu Võ Trần Đại Việt cho thấy thanh kiếm cán ngà chạm rồng có khá nhiều điểm tương đồng. Và nếu cho rằng thanh kiếm cán ngà chạm rồng xuất hiện vào thời Hậu Lê – Trịnh (1428 – 1789) đến thời Tây Sơn và Nguyễn Gia Long. Một câu hỏi được đặt ra. Ai là người chủ nhân của thanh kiếm cán ngà có chạm hình rồng này?
1 - Diễn tiến lịch sử Việt Nam qua các giai
đoạn: Từ nhà Hậu Lê và Trịnh đến nhà Tây Sơn - Nguyễn Ánh.
- Giai đoạn Lê sơ (1428-1527). Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn cho đến khi bị họ Mạc cướp ngôi. Giai đoạn này người chinh chiến nằm gai nếm mật là vua Lê Lợi. Rất có thể vua Lê Lợi sử dụng thanh kiếm có chạm rồng.
- -Thời Nam Bắc triều xảy ra vào những năm (1533 - 1593). Cuộc xung đột xảy ra giữa Mạc Đăng Dung
và Nguyễn Kim. Giai đoạn này Mạc Đăng Dung xưng Đế và Nguyễn Kim xưng Chúa.
Chúa Nguyễn Kim bị loại bỏ vì lấy danh nghĩa phù Lê. Nên chuyện thanh kiếm của Chúa
Nguyễn có chạm rồng là không thể. Chỉ còn mỗi tướng Mạc Đăng Dung lên ngôi năm
1527. Chưa rõ là thanh kiếm họ Mạc sử dụng khi còn là tướng có chạm rồng hay
không?
- Thời Trịnh Nguyễn Phân tranh (1627 – 1777), Cuộc xung đột xảy ra giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng cũng bị loại vì cả hai cùng dùng danh nghĩa phù Lê. Nên thanh kiếm của họ sử dụng cũng không thể chạm hình rồng.
- Thời Tây Sơn – Chúa Nguyễn (1771 – 1802). Giai đoạn này rất hỗn loạn, nhất là sau khi Tây Sơn đánh thắng quân nhà Thanh, danh nghĩa phù Lê bị xem nhẹ. Nguyễn Nhạc xưng Đế và Nguyễn Huệ cũng đã xưng Đế và sau cùng là Gia Long.
Theo lịch sử cho thấy có một số vị là chiến tướng với cả một quá trình chinh chiến nằm gai nếm mật vào sinh ra tử và cuối cùng đã đạt được mục đích, theo thứ tự trước sau là: Vua Lê Lợi (1385-1433). Vua Mạc Đăng Dung (1483-1541). Vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) (1743-1793), Vua Quang Trung (1753-1792). Vua Gia Long (1762 - 1820). Đây là những vị tướng đã từng đích thân tham chiến qua nhiều trận đánh và sau đó lên ngôi Hoàng Đế...
2 - Giả thiết:
Trong giai đoạn xã hội nhiễu nhương, tứ phương lọan lạc bất ổn. Với những vị tướng tài giỏi được quần chúng tôn làm minh chủ để mang lại sự ổn định cho xã hội. Khi đã hội đủ những yếu tố thuận lợi về thiên thời, địa lợi và nhân hòa, họ thường xưng Vương. Và từ thời khắc này hình ảnh con rồng luôn được gắn liền với vị Vương đó. Chuyện này không ngoài mục đích chứng tỏ uy quyền của vị thiên tử được mệnh trời giao phó, tạo niềm tin vững chắc cho mọi người. Do đó chuyện thanh kiếm luôn mang theo mình có chạm rồng cũng là điều dễ hiểu.
- Nếu cho rằng thanh kiếm cán ngà có chạm rồng này là vũ khí cá nhân của vị
một Quân vương Việt Nam nào đó sử dụng trong thời chiến. Vậy
thanh kiếm này có từng thuộc về ai trong các vị Vua đã nêu trên không?
- Nếu
cho là không phải! Lý do nào trên thanh kiếm cán ngà lại có chạm rồng? Xin nhắc
lại. Dưới thời Phong kiến hình ảnh con rồng chỉ dành riêng cho nhà Vua. Quan lại
và thứ dân cấm không được sử dụng biểu tượng này.
VI – PHẦN HÌNH
ẢNH CỦA THANH KIẾM CÁN NGÀ CÓ CHẠM RỒNG.
a - Các bộ phận của thanh kiếm.