Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

Chữ TĨNH (静) và Chữ TỊNH (浄). Phải hiểu như thế nào...

 

  Nhân chuyện trong nhà có giữ hai món. 

1 - Một bức thư pháp của nhà sư Huyễn Hư viết chữ TĨNH () theo thể đại tự và câu "Tâm tức khởi Thiền định" (心即豈禅定) nằm trong lòng chữ TĨNH. Ráp lại toàn bộ sẽ thành câu: "Tĩnh tâm tức khởi thiền định" (心即豈禅定). (Vui lòng đọc bài "Chữ Tĩnh trong thư pháp Trung Quốc"" nằm trong blog này"

 

Bức thư pháp. TĨNH TÂM tức khởi Thiền định


2 - Và một cái bình hoa bằng gốm có viết chữ TỊNH (), Chưa rõ nguồn gốc nhưng ở trôn có ký tên với một chữ Hán. 

    



      
Cái bình hoa TỊNH TÂM và chữ ký dưới trôn



    Từ hai chữ "Tĩnh Tâm" và "Tịnh Tâm" mới nảy sinh thắc mắc khi nào dùng chữ TĨNH () và khi nào dùng chữ TỊNH () trong văn viết và nói. Và phải dùng như thế nào cho đúng,,, Cũng như ý nghĩa đầy đủ của nó ra sao... Thât nan giải... 

      Vậy ta thử phân tích dạng tự trong hai chữ vừa nêu xem sao.  


: TĩNH:

  - Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn:  Im lặng;  Bể yên sóng lặng;  Yên tĩnh;  Tĩnh mịch;  Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn);  Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);

Bộ:    = Thanh = Màu xanh, (+6 nét).

 - Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn (TĐ. Trần văn Chánh).

 

 :  TịNH.

    - (Tính) Lâng lâng, yên lặng. Như: “thanh tịnh”  trong sạch, yên lặng. § Ghi chú: Đạo Phật lấy “thanh tịnh”  làm cốt, cho nên đất Phật ở gọi là “tịnh độ” , chỗ tu hành gọi là “tịnh thất” . Người tu cầu được về nơi Phật ở gọi là “vãng sinh tịnh độ” .

    - Sạch sẽ, phàm cái gì tinh nguyên không có cái gì làm lẫn lộn tạp nhạp đều gọi là tịnh, lâng lâng không có gì cũng gọi là tịnh.

     - Lắng đọng xuống phía dưới, trầm tích. (Có lẽ vì vậy mà chữ này dùng bộ Thủy)

     - Thanh tịnh, rỗng không, sạch sẽ (TĐ. Trần văn Chánh).

 Bộ:   =   Thủy = Nước (+6 nét).


Điều đáng chú ý là cả hai đều có dùng chung một chữ TRANH (chỉ khác nhau ở bộ thủ.

 :  TRANH.  =   Giản thể của chữ   .

 

1. tranh, giành, đua
2. bàn luận
3. sai khác, khác biệt
4. khuyên bảo
5. nào, thế nào

 Hai chữ Tịnh và Tĩnh  đều lấy chữ Tranh làm gốc chỉ có khác ở Bộ Thủy và Bộ Thanh .


Vậy Hai chữ TĨNH TÂM và TỊNH TÂM khác nhau như thế nào?

Phải chăng:

-  TĨNH TÂM là làm cho tâm hồn ở trang thái YÊN TĨNH. THANH THẢN... (Bị bộ Thanh khống chế)

- TỊNH TÂM là làm cho tâm hồn LẮNG ĐỌNG, TRẦM LẮNG XUỐNG. (Bị bộ Thủy khống chế). Lắng xuống đáy giòng nước. Có chiều hướng quay về bản ngã. Quán tâm...


Cauminhngoc

10/10/2024



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét