I - "Vân Long Phong Hổ".
(雲龍風虎)
Tung Thần Phùng Hiển Thắng (崧臣馮顯勝). "Vân Long Phong Hổ" (雲龍風虎).
Mực nho/Xín chỉ. Kt; 67cm x 132cm (Không tính riềm). Viết vào khoảng Thập niên 40/Thế kỷ 20 trở về trước/
Trong bản thư pháp "Vân Long, Phong Hổ" (雲龍風虎) này ở phần lạc khoản ông Phùng Quốc Tài thích danh là "Tung Thần Phùng Hiển Thắng". Và có đóng thêm vào hai ấn chương. "... Phùng Quốc Tài" ở trên và "Hiển Thắng chi chương" ờ bên dưới.
01 - Ấn chương thứ nhất ở bên trên.
Ấn chương thứ nhất. Ngoài chữ đầu tiên chưa rõ là gì. Còn lại là 3 chữ "Phùng Quốc Tài".
02 - Ấn chương thứ nhì ở bên dưới.
(Ảnh chụp trực tiếp qua bản gốc).
Ấn chương thứ nhì khắc bốn chữ "Hiển Thắng chi chương" (Tính từ phải qua).
II - "Bút tinh diệu nhập thần"
Tung Thần Phùng Quốc Tài. "Bút tinh diệu nhập thần". Mục nho/Xín chỉ. Năm viết: 1924. Sao lại qua ảnh chụp. (Đã bán)
Trong bức thư pháp "Bút tinh diệu nhập thần" này. Ở phần lạc khoản ông ghi là Tung Thần Phùng Quốc Tài. Ở hai ấn chương khắc:
01 - Ấn chương ở trên khắc "Hiển Thắng chi chương".
02 - Ấn chương ở bên dưới.
Hai ấn chương trong bức thư pháp "Bút tinh diệu nhập thần" này hơi bị mờ do chụp lại qua ảnh chụp nhưng vẫn còn có thể dựa vào nét để đoán được.
Dựa vào nội dung ở phần lạc khỏan của hai bản thư pháp nêu trên. Như vậy Tung Thần Phùng Quốc Tài và Tung Thần Phùng Hiển Thắng là một người. Trong giới văn học nghệ thuật ở Miền Nam Việt Nam sính thơ văn Trung Quốc thì tên Phùng Quốc Tài có vẻ được nhiều người Việt biết đến hơn cái tên Phùng Hiển Thắng.
Không rõ năm sinh, năm mất và nơi cư ngụ của ông tại miền Nam Việt Nam ở nơi đâu. Nhưng ông đã có một thời sinh hoạt tại Saigon-Cholon vào đầu TK.20. Bút tích của ông hiện còn lưu trên một vài công trình kiến trúc ở Saigon. Điển hình như hai câu đối ở cửa ra vào Bảo Tàng Mỹ Thuật Tp. HCM, đường Phó Đức Chính. Quận I.
Rất tiếc là về lý lịch cũng như sự cống hiến của ông còn rất mù mờ. Đó cũng là một điều rất thiếu sót, mặc dù những ai sính về nghệ thuật thư pháp tiếng Hoa ở Saigon-Cholon, ít nhiều đều nghe qua danh Phùng Quốc Tài (Hiển Thắng) của ông.
Lưu ý: Những ấn chương trong bài viết này đều dựa theo chú giải của nhà Hán học Lê Anh Minh.
Xin có lời cảm ơn gởi đến nhà Hán học Lê Anh Minh và bạn Vô Danh đã nhiệt tình hỗ trợ cho phần giải mã nội dung bức thư pháp.
Cauminhngoc
24/9/2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét