Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

NIỀM VUI CỦA CHUYỆN CHƠI TRANH CŨ

NIỀM VUI CỦA CHUYỆN CHƠI TRANH CŨ

      Chuyện cứ ngỡ đi vào quên lãng thế mà nó đã quay trở lại thật bất ngờ, bắt nguồn từ một thông tin của một nhà mua bán cổ vật có mỹ danh Quang Râu…

        Họa sĩ Nguyễn Tuấn. Làng chài buổi sớm mai. Sơn dầu / bố. Kích thước: 80cm x 60cm. Vẽ năm 1972. Chữ ký góc trái dưới.


           Chữ ký Họa sĩ Nguyễn Tuấn. Thoạt nhìn cứ tưởng của người Tây phương ký.


I – VÀO TRUYỆN

       Câu chuyện bắt nguồn từ một bức tranh sơn dầu vẽ cảnh sinh hoạt làng cá ven biển buổi sớm mai rất đẹp đã được lưu giữ từ rất lâu trong nhà. Cứ mỗi lần đứng trước nó ngắm là mỗi lần nỗi băn khoăn lại kéo về đè nặng tâm khảm. Không phải vì xấu hay đẹp. Xin khẳng định là bức tranh này rất có duyên, càng nhìn càng thích, càng mê cái không khí bàng bạc, sương khói lung linh đầy tính nghệ thuật hội họa cực kỳ lôi cuốn làm say mê lòng người. Cái băn khoăn trăn trở ở đây là ở chữ ký của tác giả. Cố vận dụng mọi cách để đọc, hiểu vẫn không thành. Có lẽ họa sĩ có ý nghĩ theo kiểu." Ôi dzào! Mình ký là thiên hạ biết ngay ấy mà…". Do tính chủ quan như thế nên đâm ra thờ ơ không chú trọng mấy vào những yếu tố vật lý (bút - mực) cần yếu khi viết nên đã làm mất đi sự mạch lạc nét của dạng tự và đã ký rồi thì cứ để nguyên không đồ - sửa.… Chữ ký trong tác phẩm này rơi vào tình huống cá biệt đó. Theo dấu vết để lại từ chữ ký cho thấy. Khi ký tác giả đã dùng cây cọ lông cứng đã cùn cộng với chất liệu sơn làm mực hơi quánh, đã thế lại được viết lên trên nền mặt sơn vuốt bằng bay gồ ghề hơi ráo mặt nên nét chữ không kết dính nhiều, chỉ lướt nhẹ qua để lại những nét bè xước chỗ còn chỗ mất, đứt quãng không liền mạch rất khó hình dung. Mới thoạt nhìn vào chữ ký với nhiều dạng tự viết liền mạch dính chùm với nhau và ở nơi ba ký tự cuối cùng nhìn giống như mẫu tự "w", "a" và "z", làm cho người đọc rất dễ hình dung đây là tên của một họa sĩ phương Tây nào đó vẽ. 

        Sau khi nhận định và phân tích tỉ mỷ nhiều yếu tố sẵn có ở bức tranh. Cho thấy với phong cách này không thể do người Tây phương mà do họa sĩ Việt Nam vẽ thì đúng hơn. Loại bỏ được yếu tố người nước ngoài vẽ. Những ký tự nằm cuối cùng của chữ ký phát lộ ra là dãy số. Số "72" chứ không là những mẫu tự "a" hay "z" như đã nhầm tưởng lúc ban đầu. Đó cũng là một bước tiến khi tách được năm vẽ. Nhưng với những chữ còn lại. Mặc dù đã bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu vẫn không thể đọc được, đành bó tay chịu thua.  Quả thật. Có bức tranh đẹp, ưng ý mà không nắm rõ được tên và lý lịch họa sĩ. Nghĩ thấy ấm ức vô cùng….

        

       II - NHỜ CỘNG ĐỒNG MẠNG.

        Năm 2017 có đưa lên trang Cauminhngoc Art Shop. Để nhờ cộng đồng chơi tranh trên FB hỗ trợ đọc dùm và giao hẹn nếu ai đọc được sẽ có thưởng.


   Mẩu tin đăng trên Cauminhngoc Art Shop.

          Một thời gian sau. Anh bạn Diệp Thị alo cho biết chữ ký đó theo anh rất có thể là họa sĩ Nguyễn Tuấn. Và anh Diệp Thị có gởi cho một mẩu thông tin về cuộc triển lãm của họa sĩ này nhưng không có thấy tranh và chữ ký. 
Điều này cho thấy chưa được trọn vẹn vì bạn Diệp Thị chỉ đọc được tên nhưng chưa thể chứng minh rõ tác giả là ai một cách cụ thể…
          Giải thưởng vì thế mà chưa được trao và câu chuyện dần trôi vào quên lãng và không ai nhắc đến. 

Mẩu tin nhắn của bạn Diệp Thị 



III – CÂU CHUYỆN ĐƯỢC SÁNG TỎ.

      Cho đến gần đây. Tháng 6/ 2020. Tình cờ vào nhóm Tranh Gia Định thấy bạn Quang Râu có đưa lên một tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Tuấn. Đặc biệt một điều là ngoài chữ ký trên tác phẩm ra còn có thêm một cái nhãn giới thiệu tóm lược về lý lịch họa sĩ dán ở phía sau rất đầy đủ và rõ ràng. Một yếu tố tối cần cho giới chơi tranh cũ để nắm bắt về quá trình hoạt động của họa sĩ lúc đương thời.

Tranh của Họa sĩ Nguyễn Tuấn của nhà mua bán cổ vật Quang Râu ( Nguồn Tranh Gia Định )


          Chữ ký của họa sĩ Nguyễn Tuấn. Góc trái dưới.

Nhãn thông tin về họa sĩ  dán phía sau tác phẩm.

       Dựa vào nội dung của tờ nhãn cho biết là tác phẩm này được vẽ sau năm 1975. Bởi hai câu.

- Hội viên hội Mỹ Thuật Thành Phố. ( Trước 1975 không có Hội này )

- Có 02 tranh trưng bày ở Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Hà Nội.

Đồng thời cũng cho biết họa sĩ sinh năm 1946. Trong quá trình hoạt động trước 1975 họa sĩ đã có 02 giải thưởng.

- Giải hội họa  của hãng Esso năm 1973. 

- Giải Văn Học Nghệ Thuật toàn quốc năm 1974.

 

IV - SO SÁNH CHỮ KÝ CỦA HỌA SĨ NGUYỄN TUẤN QUA HAI THỜI KỲ


Chữ ký của họa sĩ Nguyễn Tuấn năm 1972

Chữ ký của họa sĩ Nguyễn Tuấn sau năm 1975


A - Phân tích.

I - NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG GIỮA HAI CHỮ KÝ.


1 - Có sự tương đồng giữa hai mẫu tự “N” đứng đầu và dính liền với chữ “Tuấn” .

         2 - Mẫu tư “T”. Ở nét xổ xuống của cả hai cùng có khuynh hướng cong hóp về trái.

3 - Mẫu tự “U”. Cả hai nét đáy hơi hở chân không dính nhau, giống hai mẫu tự “i” ghép lại.

  4 - Mẫu tự  “a”. Mạch bút cả hai hở đầu, trông gần giống như mẫu tự “u”.

      5 - Mẫu tự “n” cuối cùng. Cả hai đều không cho thấy rõ được giáng cách mẫu tự “n”. Điểm đặc trưng của mẫu tự “n” này là mạch bút cuối chữ được vuốt hất lên vượt hẳn tổng thể chữ ký.

II - NHẬN XÉT RIÊNG CÁCH VIẾT TỪNG CHỮ KÝ.

- Ở chữ ký của năm 1972. Những yếu tố mạch bút không đều, tưa và đứt đoạn... Cho thấy  tác giả sử dụng bút cùn, lông cứng, sơn làm mực viết hơi quánh.  nên khi viết chữ bị tưa, mạch bút có chỗ bị đứt đoạn, một phần do nền nơi chữ ký được vuốt bằng bay nên có phần gồ ghề không đều ảnh hưởng phần nào đến mạch bút nên rất khó đọc.

- Chữ ký trên tác phẩm vẽ sau năm 1975. Nét chữ đều và mịn. Chứng tỏ tác giả sử dụng bút lông mềm, chất sơn làm mực viết loãng ký trên mặt nền bằng phẳng nên chữ ký rõ ràng mạch bút liên tục không bị gấp khúc. Hơi khó đọc.

 

B – KẾT LUẬN       

 Với những phân tích cụ thể như trên ta khẳng định. Cả hai chữ ký này đều của họa sĩ Nguyễn Tuấn. Chỉ khác nhau về thời gian viết mà thôi.

-         Một viết năm 1972

        -         Một viết sau năm 1975.

 

   V - Phần thưởng 

Quyển sách nói về họa sĩ Bùi xuân Phái. Được trao cho bạn Diệp Thị. Câu chuyện này cũng đã tạo ra được niềm vui cho bạn Diệp Thị và tôi. Nhất là nó đã giải tỏa được nỗi uẩn ức chất chứa trong lòng bấy lâu nay vì chuyện chưa biết rõ đích xác tác phẩm là của ai. Nay đã biết đích xác tác phẩm này do họa sĩ Nguyễn Tuấn vẽ. Người đã từng có hai giải thưởng khá đình đám trước năm 1975. Đó là giải ESSO 1973 và giải Văn Học Toàn Quốc 1974.





Phụ lục: 
Một tác phẩm khác của họa sĩ Nguyễn Tuấn trong bộ sưu tập Tranh Việt Kinh Luân.

Họa sĩ Nguyễn Tuấn năm 1979


Cauminhngoc

12/6/2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét