LTS. Bài viết này đưa lên không ngoài mục đích công bố một cách rộng rãi trước dư luận. Rất mong được tham khảo ý kiến của cộng đồng yêu mến nghệ thuật hội họa nói chung và họa sĩ Nguyễn Sáng (1923 - 1988 ) nói riêng về ba bức tranh. Gồm một bức vẽ cô gái còn dang dở và hai bức vẽ con mèo bên chậu cá. Chúng rơi vào một tình huống rất cá biệt, có dấu hiệu là của họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ lúc cuối đời chưa ký tên. Tất cả những lập luận chủ quan của người viết trong bài này đều dựa vào một bằng chứng xác thực hiện tiền có giá trị rất lớn không thể chối cãi trên bình diện pháp lý. Đó là lá đơn của Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam cấp cho họa sĩ Nguyễn Sáng vào năm 1987 và lá đơn này đã được để nằm kèm chung với ba bức tranh, chúng cùng bị xếp xó trong nhà từ rất lâu. Những vấn đề được đem trình bày ở đây rất cụ thể, không phải là chuyện nói vu vơ, vô căn cứ, cố ý mạo nhận hay dàn dựng. Mọi sự chỉ với mục đích duy nhất là truy tìm ra nguồn gốc đích thực cho những vấn đề còn chưa rõ ràng, đem trả chúng về đúng nơi chốn từng sản sinh ra nó một cách khách quan, vô tư và trong sáng. Vì vậy! Rất mong được giới phê bình và các nhà sưu tập quan tâm cho ý kiến để làm sáng tỏ thêm về những điểm còn chưa rõ trong ba tác phẩm này. Xin đa tạ!
Chú ý: Hãy so sánh và suy nghĩ về hai trường hợp.
1- Bức tranh không có chữ ký nhưng được gia đình xác nhận đúng là của họa sĩ vẽ.
2 - Với trường hợp một vài bức tranh cũng không có chữ ký nhưng trong nó bộc lộ đầy đủ những yếu tố về phong cách, bút pháp và sở thích của họa sĩ. Không những thế nó còn được để nằm chung với một kỷ vật có giá trị bất biến về mặt pháp lý mà họa sĩ sử dụng lúc sinh tiền ...
HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG VÀ NHỮNG BỨC TRANH VẼ CÒN DANG DỞ LÚC CUỐI ĐỜI CHƯA KÝ TÊN MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN....?
Họa sĩ Nguyễn Sáng sinh ngày: 01/8/1923. Tại Mỹ Tho. Mất ngày: 16/12/1988. Tại Saigon.
(Nguồn. Wikipedia )
Nếu không có tờ đơn của Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam xin cho họa sĩ Nguyễn Sáng được nhập hộ khẩu vào TP. HCM năm 1987 nằm chung với ba bức tranh sơn dầu. Gồm hai bức vẽ con mèo và một bức vẽ cô gái mặc áo dài màu vàng còn dang dở chưa được ký tên mà tôi đã cất giữ từ lâu trong nhà có nhiều điều khá trùng khớp với những gì tôi đọc và xem trên mạng thì chẳng bao giờ tôi dám có ý nghĩ chúng là những bức tranh do họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988) vẽ vào lúc cuối đời cả....
Sự việc rơi vào một tình huống rất cá biệt. Không thể không suy nghĩ. Phát nguồn từ. Tờ đơn của Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam cấp cho họa sĩ Nguyễn Sáng và ba bức tranh (Một vẽ cô gái áo vàng và hai bức vẽ mèo). Cho đến giờ phút hiện tại (Tháng 5/2017). Khi tôi lôi cuộn tranh ra khỏi đống tranh "nhão", mở bọc nylon thấy chúng cùng nằm chung với nhau. Việc này chứng thực cho chuyện tôi đã mua chúng cùng một lúc, cùng lô hàng và do một người bán, nên tất cả mới được để gộp chung vào một chỗ như vậy. Đặc biệt là các bức tranh được vẽ trên cùng một loại bố. Với kích thước giống nhau: 60cm x 45cm. Chứng tỏ chúng đều do một họa sĩ thực hiện. Vì thế không thể nói gì khác hơn là chúng xuất phát cùng một nơi và có chung một nguồn gốc. Tất cả dẫn đến nghi vấn!? Đây có phải là những bức tranh của Nguyễn Sáng vẽ lúc cuối đời chưa kịp ký tên không? Nguyên nhân từ lá đơn của Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam cấp cho họa sĩ Nguyễn Sáng mà ra.
Để giải tỏa thắc mắc. Tôi cố tìm đọc những bài viết và phê bình về Nguyễn Sáng. Xem loạt tranh của ông được đăng tải trên Google và đặc biệt chú ý đến hai bộ phim tư liệu nói về ông nơi YouTube do TFS và VCTV thực hiện, dần dà mới vỡ ra nhiều chuyện thú vị. Nhất là về vẽ mèo, một trong những đề tài mà họa sĩ Nguyễn Sáng yêu thích và đã vẽ khá nhiều về nó, điều mà trước đây tôi không hề để ý nên chẳng biết tí gì. Và trong ba bức tôi mới phát hiện cũng có hai bức vẽ về mèo. Một trùng khớp về sở thích của họa sĩ Nguyễn Sáng chưa hẳn đã là do ngẫu nhiên và điều này cũng trở thành vật chứng rất quan trọng không thua gì lá đơn, nó giúp ta có thêm yếu tố để củng cố vững chắc cho việc tìm và xác định ba bức tranh có đúng do Nguyễn Sáng vẽ hay không. Riêng bức tranh cô gái mặc áo dài vàng làm tôi đặc biệt chú ý tới vì thấy nó có nhiều điểm khá trùng khớp với ảnh chụp người vợ quá cố của họa sĩ Nguyễn Sáng trong phim tư liệu " Đi tìm Nguyễn Sáng " do TFS thực hiện.... Có phải bức tranh này là do Nguyễn Sáng vẽ người vợ quá cố qua trí nhớ lúc cuối đời? (1). Một câu hỏi cần lời giải đáp cho thỏa đáng, tôi nghĩ như vậy. Để giải quyết riêng bức tranh cô gái này. Có hai việc cần làm:
a/ Thứ nhất: Phải xét đến nguồn gốc của lá đơn được đưa ra từ đâu và lá đơn liên quan với những bức tranh như thế nào?
b/ Thứ nhì: Phải đào sâu vào những tính chất đặc thù trong bức tranh cô gái mới phát hiện, xem có trùng khớp với những yếu tố khách quan và nét đặc trưng thường thấy trong tranh Nguyễn Sáng hay không và độ tuổi của bức tranh này có phù hợp với niên đại Nguyễn Sáng trong những thời điểm vào sinh sống tại miền Nam! Có nghĩa là yếu tố vật lý ảnh hưởng đến vật liệu cấu tạo bức tranh. Ít nhất phải từ năm họa sĩ Nguyễn Sáng mất (1988) trở về trước, khoảng 29 năm ( 2017-1988). Chưa tính tới giai đoạn đầu ông vào sống với vợ ở những năm 1977 - 1979 ở đường Đinh Tiên Hoàng. Quận Bình Thạnh.
Cũng may những hiện vật được đem ra đặt vấn đề này. Toàn bộ là của tôi, do tôi cất giữ đã từ lâu và đến khi giở ra, chúng vẫn nằm yên vị không bị xáo trộn. Việc này đã giúp tôi có rất nhiều thuận lợi để tìm hiểu về chúng một cách thấu đáo, cặn kẽ nhất. Và nhờ cái bản tính hay tiếc của trời, cứ thấy thích mắt là mua. Gặp phải những món cảm thấy bán chậm hay không bán được, tôi thường có thói quen xếp chúng chung với nhau đem về nhà cất một chỗ nên giờ mới có dữ kiện nguyên thủy để truy xét. Nếu không thì cũng chẳng biết lấy đâu mà đặt vấn đề và số phận của chúng nếu không rơi vào tình huống cá biệt hy hữu này thì không biết sẽ trôi dạt về đâu nữa! Và nếu như giải quyết rốt ráo được bức tranh cô gái áo vàng do Nguyễn Sáng vẽ thì hai bức tranh vẽ mèo đương nhiên cũng do Nguyễn Sáng vẽ hoặc ngược lại, không thể do ai khác vào đây cả.
a/ Thứ nhất: Phải xét đến nguồn gốc của lá đơn được đưa ra từ đâu và lá đơn liên quan với những bức tranh như thế nào?
b/ Thứ nhì: Phải đào sâu vào những tính chất đặc thù trong bức tranh cô gái mới phát hiện, xem có trùng khớp với những yếu tố khách quan và nét đặc trưng thường thấy trong tranh Nguyễn Sáng hay không và độ tuổi của bức tranh này có phù hợp với niên đại Nguyễn Sáng trong những thời điểm vào sinh sống tại miền Nam! Có nghĩa là yếu tố vật lý ảnh hưởng đến vật liệu cấu tạo bức tranh. Ít nhất phải từ năm họa sĩ Nguyễn Sáng mất (1988) trở về trước, khoảng 29 năm ( 2017-1988). Chưa tính tới giai đoạn đầu ông vào sống với vợ ở những năm 1977 - 1979 ở đường Đinh Tiên Hoàng. Quận Bình Thạnh.
Cũng may những hiện vật được đem ra đặt vấn đề này. Toàn bộ là của tôi, do tôi cất giữ đã từ lâu và đến khi giở ra, chúng vẫn nằm yên vị không bị xáo trộn. Việc này đã giúp tôi có rất nhiều thuận lợi để tìm hiểu về chúng một cách thấu đáo, cặn kẽ nhất. Và nhờ cái bản tính hay tiếc của trời, cứ thấy thích mắt là mua. Gặp phải những món cảm thấy bán chậm hay không bán được, tôi thường có thói quen xếp chúng chung với nhau đem về nhà cất một chỗ nên giờ mới có dữ kiện nguyên thủy để truy xét. Nếu không thì cũng chẳng biết lấy đâu mà đặt vấn đề và số phận của chúng nếu không rơi vào tình huống cá biệt hy hữu này thì không biết sẽ trôi dạt về đâu nữa! Và nếu như giải quyết rốt ráo được bức tranh cô gái áo vàng do Nguyễn Sáng vẽ thì hai bức tranh vẽ mèo đương nhiên cũng do Nguyễn Sáng vẽ hoặc ngược lại, không thể do ai khác vào đây cả.
Hình 1. Phần đầu lá đơn của Hội Nhệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam. Chụp trích đoạn.
Hình 2. Mặt trước tờ giấy phần dưới cùng lá đơn có vết ố, thủng và bị rách mất một số chữ.
Hình 3. Mặt sau. Phần cuối lá đơn. Có chữ ký của ông Dương Viên và con dấu.
Hình 3bis. Họa sĩ Dương Viên (1931 - 2019). Người ký giấy xin cho họa sĩ Nguyễn Sáng được nhập hộ khẩu vào TP. HCM.
Mô tả tổng quát lá đơn: Trên đỉnh đầu tờ giấy có hai hàng chữ Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam và địa chỉ ở Hà Nội được in sẵn bằng mực đen trên giấy pơ-luya. Khổ giấy: 20,5cm x 29cm. Nội dung được đánh bằng máy chữ đã qua giấy than màu xanh. Mục đích gởi đến các cơ quan hữu trách trong Tp. HCM xin giúp đỡ cho họa sĩ Nguyễn Sáng được nhập khẩu và cấp cho ông một căn phòng để ở. Tình trạng giấy hơi nhàu và cũ, có nếp xếp lại làm tư. Nơi đường gấp giữa trái bị rách nhẹ lấn vào trong. Gần góc đỉnh trái có vết loang ngấn nước màu trà xậm bị vài lỗ thủng không lớn do côn trùng gặm nhấm. Dọc biên phía dưới ngấn nước trở xuống bị ố nhẹ, Dưới đáy chân lá đơn bị xé rách làm mất đi một số chữ (Nhìn hình chụp trên đầu bài viết). Theo như ngày tháng đã trên lá đơn tinh ra đến nay 2017 - 1987. Lá đơn đã có độ tuổi là 30 năm.
1 / Đâu là nơi khả dĩ có thể lưu giữ lá đơn này?
Mặc dù Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam là đơn vị cấp phát lá đơn cho họa sĩ Nguyễn Sáng có lưu giữ bản sao. Nhưng cơ quan này lại nằm ngoài Hà Nội nên không thể bán đồng nát ở Tp. HCM. Và thực tế lá đơn cùng ba bức tranh được mua bán ở tại Saigon. Nên ta chỉ tập trung xem những nơi nào trong Saigon có khả năng lưu giữ nó mà thôi.
a/ Nơi cơ quan Hộ tịch nhà nước trong Tp. HCM // Nếu đã do cơ quan Hộ tịch nào đó của nhà nước quản lý mà bị lọt ra ngoài thì không chỉ có lá đơn này mà phải có thêm nhiều thứ giấy tờ khác đính kèm khi đương sự đem nộp cho chính quyền sở tại. Như bản sao hộ khẩu, tờ khai cá nhân xin nhập khẩu, giấy đồng ý cho nhập khẩu của người chủ hộ...v..v...(Nếu có những loại này tôi đã giữ). Đồng thời trên tờ giấy của Hội Nghệ Sĩ phải có vết đinh bấm hay kẹp do lúc ghim tất cả để xếp gộp vào hồ sơ khi đăng ký... Nếu cho là mấy thứ giấy tờ kia bị thất lạc thì phải còn dấu kim hay kẹp để dấu lại... Ở đây dấu vết đặc trưng kim, kẹp đó không thấy có trên lá đơn! Đã thế lại có thêm ba bức tranh kèm theo nằm ngoài nhà dân để họ đem bán? Việc này giải thích ra sao? Nên chuyện cho rằng lá đơn cùng ba bức tranh từ cơ quan hộ tịch nào đó của nhà nước trú ở Saigon lọt ra không thể có được.
b/ Nơi HS. Nguyễn Sáng và gia đình // Vì lá đơn này cấp cho họa sĩ Nguyễn Sáng.
- Nên người cầm giữ nó trước tiên đương nhiên phải là họa sĩ Nguyễn Sáng và tờ đơn có dấu bị xếp làm tư. Chứng tỏ là Nguyễn Sáng khi nhận được đã gấp nó lại cho gọn để tiện việc mang theo. Còn như dấu vết nhàu, ố vàng do nước cùng côn trùng gặm trên lá đơn cho thấy nó được để riêng lẻ ở đâu đó hớ hênh bên ngoài, chứ không xếp trong xấp hồ sơ nên mới bị tác động bởi ngoại vật làm cho vấy bẩn và hư hỏng.
- Sau khi Nguyễn Sáng mất. Dứt khoát phải là những người trong gia đình có mối quan hệ thân cận nhất với ông mới đủ điều kiện cất giữ lá đơn mà thôi!
- Lý giải cho chuyện tại sao lá đơn vẫn còn nằm ở gia đình. Cũng có thể do bịnh tật liên miên, sức khỏe yếu kém nên chuyện nhập hộ khẩu đối với ông không còn quan trọng, do đó lá đơn đã không được đem ra sử dụng hoặc giả nếu có sử dụng thì cũng chỉ nộp bản " sao y ". Bản chính giữ lại làm bằng nên vẫn còn lưu cất trong nhà. Cho đến một lúc nào đó sau khi ông mất. Thời gian có thể là lâu hoặc mau, lúc thân nhân họa sĩ Nguyễn Sáng thu gom mọi thứ được cho là không còn cần thiết nữa đem đi bán đồng nát. Trong mớ xà bần sách báo đó có luôn cả ba bức tranh lẫn lá đơn (Sau khi HS. Nguyễn Sáng mất thì lá đơn cấp cho ông cũng chẳng còn giá trị gì. Nên chuyện vất hay bán đi không quan trọng. Và rất có thể dấu vấy bẩn, dán nhấm trên tờ đơn đã xảy ra trong giai đoạn dài bị bỏ bê vất xó này. Một sự thật rất thê thảm là khi ông gần mất có nhờ thân nhân đem bán bức chân dung tự họa có chữ ký hẳn hoi chỉ với một chỉ vàng mà vẫn không ai mua, bởi vậy mà với những bức tranh sơn dầu vẽ nguệch ngoạc lại không có chữ ký nữa nên gia đình cho là không có giá trị nên bán bỏ cho ve chai là lẽ thường tình...).
Tất cả ba trường hợp nêu trên đều là sự sơ đoán, chưa thể khẳng định. Nhưng chắc chắn rằng những lập luận này đã dựa trên một văn bản hiện hữu của Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam cùng ba bức tranh là có thật không phải chuyện qui chụp. Cụ thể lá đơn xin nhập hộ khẩu cho Nguyễn Sáng đề ngày: 12 tháng 02 năm 1987 là bản gốc. Có chữ ký bằng bút bi của ông Dương Viên. Tổng thư ký Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam và con dấu tròn mực đỏ của Ban Chấp Hành Trung Ương. Không phải là bản photocopy. Do đó. Đây không thể là chuyện mạo nhận hay ngụy tạo.
Việc có lá đơn đi kèm cũng chưa thể khẳng định ba bức tranh này do Nguyễn Sáng vẽ, mà chỉ là một điều kiện ắt có và đủ để chứng minh, xác định chúng có cùng một nguồn gốc, phát xuất từ nơi gia đình họa sĩ Nguyễn Sáng đưa ra mà thôi. Nói rõ hơn là lá đơn của Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam cấp cho Nguyễn Sáng chỉ được xem là đầu mối. Là mắt xích cưc kỳ quan trọng. Nó xác nhận dứt khoát những vật phẩm gì đi kèm với nó ở mọi tình huống trong một thời gian lâu dài, cho đến một thời điểm nhất định được phát hiện, thì ta có thể tin tưởng một cách vững chắc. Chúng có chung một chủ là họa sĩ Nguyễn Sáng hoặc gia đình mà thôi. Còn chuyện muốn khẳng định các bức tranh có đúng do Nguyễn Sáng vẽ mà chưa ký tên!? Để tránh chuyện mạo nhận! Đầu tiên phải xét thật kỹ đến các tính chất đặc thù thường thấy của họa sĩ Nguyễn Sáng có nằm trong những bức tranh này hay không? Thứ đến xem chất liệu sơn và bố vẽ có đủ yếu tố lâu năm trùng khớp với thời gian họa sĩ Nguyễn Sáng còn sống rồi mới đưa ra kết luận rốt ráo đúng sai được.
2 / Sự liên đới giữa lá đơn và ba bức tranh.
Tôi cố vận dụng ký ức mà vẫn không thể nhớ nổi là mình mua khi nào, của ai, gồm những gì vì sự việc đã trải qua một thời gian quá lâu có thể đến vài chục năm. Với những vật chứng hiển hiện trước mắt. Lá đơn bỏ trong bao nylon nằm chung với ba bức tranh. Tất cả chỉ gợi cho tôi khái niệm là mua chúng cùng một lúc, do một người bán và tôi đã gộp chúng lại đem về để vào chung với đống tranh xà - bần trong nhà mà thôi. Chắc chắn lúc đó lá đơn cũng chỉ được xem là tư liệu lạ, hiếm gặp chứ không hề có ý nghĩ gì khác, mặc dù đã có lúc lấy tờ đơn ra chụp hình làm tư liệu rồi lại cất vào mà chả hề quan tâm tới ba bức tranh và cũng chả chút thắc mắc gì về việc lá đơn mua chung với ba bức tranh, nó liên quan với nhau như thế nào nên mới có hành cử xem thường như vậy. Cũng không thể trách, khi ở vào thời điểm cách nay vài thập niên, lúc cả xã hội bị nền kinh tế bao cấp dằn vặt. Mọi thứ có giá trị lớn như nhà cửa mà còn chả ra gì huống chi vài tấm tranh sơn dầu vớ vẩn. Tranh do họa sĩ "xịn" trước 1975 để lại còn vất lăn vất lóc huống chi tranh mới vẽ lại không có tác giả thì làm sao bán. Tôi đánh giá chúng là tranh "nhão" là phải. Nhất là thời gian lúc mới vào nghề, tôi rất mê tranh Tàu và Nhật nên chả màng gì đến tranh sơn dầu. Chỉ khi nào gặp phải tình huống "cứu bồ" cho bạn hàng "thúi hẻo" thì dẫu là tranh " đại nhão " hay gì gì vẫn phải mua do liên quan tới chuyện giữ mối làm ăn. Hoặc giả vì người bán khi đó muốn bán gộp hết cả lô, không bán lẻ mỗi lá đơn của Nguyễn Sáng nên tôi đành phải mua luôn cả ba bức tranh "nhão" cho xong việc. Xin khẳng định là lá đơn với ba bức tranh sơn dầu gồm. Cô gái mặc áo vàng và hai con mèo hiện đang được đề cập ở trong bài, tôi đã mua khi đó chỉ có thể rơi vào hai trường hợp bất khả kháng này mà thôi. Bởi thế mới có chuyện mua xong đem về vất xó chẳng chút bận tâm, không hề có ý nghĩ gì về chuyện có phải là tranh của Nguyễn Sáng hay của ai vẽ từ lúc đó cho đến mãi tận bây giờ (Tháng 5/2017).
Tóm lại không thể chứng minh thêm được gì về sự liên đới giữa lá đơn và ba bức tranh ngoài việc vẫn thấy chúng được để nằm chung với nhau cùng một chỗ, cùng tồn tại đến thời khắc tôi lôi chúng ra để làm khung. Đó là bằng chứng cụ thể duy nhất cho thấy chúng gắn kết với nhau ngay từ lúc ban đầu, không thể chối cãi.
Chuyện đời cũng may. Sau này nhờ một câu nói của người bạn, tôi mới quay hẳn lại chơi tranh sơn dầu bản xứ. Mặc dù hơi muộn, nhưng vẫn còn vớt vát được chút đỉnh. Tôi có cái tật mua tất tần tật bất kể hay dở, cứ hễ mua được tranh là vui rồi và khi mua thứ nào cho là " nhão " không bán được, tôi xếp chúng cùng với nhau đem về nhà cất cho thỏa chí thích thu gom. Nhờ cái tật khoái lượm tranh rơi rớt của người vô sư vô sách chơi theo cảm tính. Hốt tất tật thượng vàng hạ cám đem về úm kỹ này (Từ 1980 tới 2014) mà hiện nay trong nhà có lủ khủ đủ các thể loại tranh. Ta, Tây, Tàu và Nhật Bản (Ukiyo-e), kèm mớ đồ món lỉnh kỉnh khác cùng sách quý hiếm nữa. Thỉnh thoảng lôi ra lại phát hiện một vài điều mới lạ. Thiệt vui! Chắc tại do cung Tài có Thiên Phủ và Tấu Thư đồng tọa!?
B - Về bức tranh cô gái mặc áo vàng vẽ dang dở.
Khó thể nói gì về việc bức tranh cô gái này có phải do Nguyễn Sáng vẽ hay không! Khi chưa nắm bắt về nó. Vì vậy phải đem ra phân tích thật kỹ về mọi khía cạnh hiện hữu trong bức tranh như: Hình họa, bút pháp, yếu tố vật lý ảnh hưởng đến độ lão hóa của sơn và bố vẽ xem nó như thế nào. Đem tất cả so sánh với các tính chất về họa sĩ Nguyễn Sáng xem mức độ gần gũi được bao nhiêu phần trăm rồi mới có thể đi đến kết luận đúng sai được.
1 / Hình dáng cô gái trong bức tranh.
- Cô gái có khuôn mặt bầu bĩnh.
- Mũi thẳng, có nhân trung.
- Hai mắt to nhìn thẳng, lông mày cong và mảnh.
- Toàn bộ khuôn mặt và đôi tay đan vào nhau bó gối vẽ dở dang. ( Phác bằng bút chì ).
- Tóc dài, chẻ ngôi giữa để xõa trên đôi vai.
- Cô gái trong tư thế ngồi, hai bàn tay đan nhau ôm đầu gối.
- Mặc áo dài màu vàng có bông to. Đôi tà áo vắt qua hai bên...
- Quần màu trắng.
- Phần hậu cảnh vẽ cây lá không rõ nét.
- Nên người cầm giữ nó trước tiên đương nhiên phải là họa sĩ Nguyễn Sáng và tờ đơn có dấu bị xếp làm tư. Chứng tỏ là Nguyễn Sáng khi nhận được đã gấp nó lại cho gọn để tiện việc mang theo. Còn như dấu vết nhàu, ố vàng do nước cùng côn trùng gặm trên lá đơn cho thấy nó được để riêng lẻ ở đâu đó hớ hênh bên ngoài, chứ không xếp trong xấp hồ sơ nên mới bị tác động bởi ngoại vật làm cho vấy bẩn và hư hỏng.
- Sau khi Nguyễn Sáng mất. Dứt khoát phải là những người trong gia đình có mối quan hệ thân cận nhất với ông mới đủ điều kiện cất giữ lá đơn mà thôi!
- Lý giải cho chuyện tại sao lá đơn vẫn còn nằm ở gia đình. Cũng có thể do bịnh tật liên miên, sức khỏe yếu kém nên chuyện nhập hộ khẩu đối với ông không còn quan trọng, do đó lá đơn đã không được đem ra sử dụng hoặc giả nếu có sử dụng thì cũng chỉ nộp bản " sao y ". Bản chính giữ lại làm bằng nên vẫn còn lưu cất trong nhà. Cho đến một lúc nào đó sau khi ông mất. Thời gian có thể là lâu hoặc mau, lúc thân nhân họa sĩ Nguyễn Sáng thu gom mọi thứ được cho là không còn cần thiết nữa đem đi bán đồng nát. Trong mớ xà bần sách báo đó có luôn cả ba bức tranh lẫn lá đơn (Sau khi HS. Nguyễn Sáng mất thì lá đơn cấp cho ông cũng chẳng còn giá trị gì. Nên chuyện vất hay bán đi không quan trọng. Và rất có thể dấu vấy bẩn, dán nhấm trên tờ đơn đã xảy ra trong giai đoạn dài bị bỏ bê vất xó này. Một sự thật rất thê thảm là khi ông gần mất có nhờ thân nhân đem bán bức chân dung tự họa có chữ ký hẳn hoi chỉ với một chỉ vàng mà vẫn không ai mua, bởi vậy mà với những bức tranh sơn dầu vẽ nguệch ngoạc lại không có chữ ký nữa nên gia đình cho là không có giá trị nên bán bỏ cho ve chai là lẽ thường tình...).
Tất cả ba trường hợp nêu trên đều là sự sơ đoán, chưa thể khẳng định. Nhưng chắc chắn rằng những lập luận này đã dựa trên một văn bản hiện hữu của Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam cùng ba bức tranh là có thật không phải chuyện qui chụp. Cụ thể lá đơn xin nhập hộ khẩu cho Nguyễn Sáng đề ngày: 12 tháng 02 năm 1987 là bản gốc. Có chữ ký bằng bút bi của ông Dương Viên. Tổng thư ký Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam và con dấu tròn mực đỏ của Ban Chấp Hành Trung Ương. Không phải là bản photocopy. Do đó. Đây không thể là chuyện mạo nhận hay ngụy tạo.
Việc có lá đơn đi kèm cũng chưa thể khẳng định ba bức tranh này do Nguyễn Sáng vẽ, mà chỉ là một điều kiện ắt có và đủ để chứng minh, xác định chúng có cùng một nguồn gốc, phát xuất từ nơi gia đình họa sĩ Nguyễn Sáng đưa ra mà thôi. Nói rõ hơn là lá đơn của Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam cấp cho Nguyễn Sáng chỉ được xem là đầu mối. Là mắt xích cưc kỳ quan trọng. Nó xác nhận dứt khoát những vật phẩm gì đi kèm với nó ở mọi tình huống trong một thời gian lâu dài, cho đến một thời điểm nhất định được phát hiện, thì ta có thể tin tưởng một cách vững chắc. Chúng có chung một chủ là họa sĩ Nguyễn Sáng hoặc gia đình mà thôi. Còn chuyện muốn khẳng định các bức tranh có đúng do Nguyễn Sáng vẽ mà chưa ký tên!? Để tránh chuyện mạo nhận! Đầu tiên phải xét thật kỹ đến các tính chất đặc thù thường thấy của họa sĩ Nguyễn Sáng có nằm trong những bức tranh này hay không? Thứ đến xem chất liệu sơn và bố vẽ có đủ yếu tố lâu năm trùng khớp với thời gian họa sĩ Nguyễn Sáng còn sống rồi mới đưa ra kết luận rốt ráo đúng sai được.
2 / Sự liên đới giữa lá đơn và ba bức tranh.
Tôi cố vận dụng ký ức mà vẫn không thể nhớ nổi là mình mua khi nào, của ai, gồm những gì vì sự việc đã trải qua một thời gian quá lâu có thể đến vài chục năm. Với những vật chứng hiển hiện trước mắt. Lá đơn bỏ trong bao nylon nằm chung với ba bức tranh. Tất cả chỉ gợi cho tôi khái niệm là mua chúng cùng một lúc, do một người bán và tôi đã gộp chúng lại đem về để vào chung với đống tranh xà - bần trong nhà mà thôi. Chắc chắn lúc đó lá đơn cũng chỉ được xem là tư liệu lạ, hiếm gặp chứ không hề có ý nghĩ gì khác, mặc dù đã có lúc lấy tờ đơn ra chụp hình làm tư liệu rồi lại cất vào mà chả hề quan tâm tới ba bức tranh và cũng chả chút thắc mắc gì về việc lá đơn mua chung với ba bức tranh, nó liên quan với nhau như thế nào nên mới có hành cử xem thường như vậy. Cũng không thể trách, khi ở vào thời điểm cách nay vài thập niên, lúc cả xã hội bị nền kinh tế bao cấp dằn vặt. Mọi thứ có giá trị lớn như nhà cửa mà còn chả ra gì huống chi vài tấm tranh sơn dầu vớ vẩn. Tranh do họa sĩ "xịn" trước 1975 để lại còn vất lăn vất lóc huống chi tranh mới vẽ lại không có tác giả thì làm sao bán. Tôi đánh giá chúng là tranh "nhão" là phải. Nhất là thời gian lúc mới vào nghề, tôi rất mê tranh Tàu và Nhật nên chả màng gì đến tranh sơn dầu. Chỉ khi nào gặp phải tình huống "cứu bồ" cho bạn hàng "thúi hẻo" thì dẫu là tranh " đại nhão " hay gì gì vẫn phải mua do liên quan tới chuyện giữ mối làm ăn. Hoặc giả vì người bán khi đó muốn bán gộp hết cả lô, không bán lẻ mỗi lá đơn của Nguyễn Sáng nên tôi đành phải mua luôn cả ba bức tranh "nhão" cho xong việc. Xin khẳng định là lá đơn với ba bức tranh sơn dầu gồm. Cô gái mặc áo vàng và hai con mèo hiện đang được đề cập ở trong bài, tôi đã mua khi đó chỉ có thể rơi vào hai trường hợp bất khả kháng này mà thôi. Bởi thế mới có chuyện mua xong đem về vất xó chẳng chút bận tâm, không hề có ý nghĩ gì về chuyện có phải là tranh của Nguyễn Sáng hay của ai vẽ từ lúc đó cho đến mãi tận bây giờ (Tháng 5/2017).
Tóm lại không thể chứng minh thêm được gì về sự liên đới giữa lá đơn và ba bức tranh ngoài việc vẫn thấy chúng được để nằm chung với nhau cùng một chỗ, cùng tồn tại đến thời khắc tôi lôi chúng ra để làm khung. Đó là bằng chứng cụ thể duy nhất cho thấy chúng gắn kết với nhau ngay từ lúc ban đầu, không thể chối cãi.
Chuyện đời cũng may. Sau này nhờ một câu nói của người bạn, tôi mới quay hẳn lại chơi tranh sơn dầu bản xứ. Mặc dù hơi muộn, nhưng vẫn còn vớt vát được chút đỉnh. Tôi có cái tật mua tất tần tật bất kể hay dở, cứ hễ mua được tranh là vui rồi và khi mua thứ nào cho là " nhão " không bán được, tôi xếp chúng cùng với nhau đem về nhà cất cho thỏa chí thích thu gom. Nhờ cái tật khoái lượm tranh rơi rớt của người vô sư vô sách chơi theo cảm tính. Hốt tất tật thượng vàng hạ cám đem về úm kỹ này (Từ 1980 tới 2014) mà hiện nay trong nhà có lủ khủ đủ các thể loại tranh. Ta, Tây, Tàu và Nhật Bản (Ukiyo-e), kèm mớ đồ món lỉnh kỉnh khác cùng sách quý hiếm nữa. Thỉnh thoảng lôi ra lại phát hiện một vài điều mới lạ. Thiệt vui! Chắc tại do cung Tài có Thiên Phủ và Tấu Thư đồng tọa!?
B - Về bức tranh cô gái mặc áo vàng vẽ dang dở.
Khó thể nói gì về việc bức tranh cô gái này có phải do Nguyễn Sáng vẽ hay không! Khi chưa nắm bắt về nó. Vì vậy phải đem ra phân tích thật kỹ về mọi khía cạnh hiện hữu trong bức tranh như: Hình họa, bút pháp, yếu tố vật lý ảnh hưởng đến độ lão hóa của sơn và bố vẽ xem nó như thế nào. Đem tất cả so sánh với các tính chất về họa sĩ Nguyễn Sáng xem mức độ gần gũi được bao nhiêu phần trăm rồi mới có thể đi đến kết luận đúng sai được.
1 / Hình dáng cô gái trong bức tranh.
- Cô gái có khuôn mặt bầu bĩnh.
- Mũi thẳng, có nhân trung.
- Hai mắt to nhìn thẳng, lông mày cong và mảnh.
- Toàn bộ khuôn mặt và đôi tay đan vào nhau bó gối vẽ dở dang. ( Phác bằng bút chì ).
- Tóc dài, chẻ ngôi giữa để xõa trên đôi vai.
- Cô gái trong tư thế ngồi, hai bàn tay đan nhau ôm đầu gối.
- Mặc áo dài màu vàng có bông to. Đôi tà áo vắt qua hai bên...
- Quần màu trắng.
- Phần hậu cảnh vẽ cây lá không rõ nét.
2 / Nhận xét về bút pháp trong bức tranh vẽ cô gái áo vàng vẽ dang dở.
- Vẽ không phủ lót nên đôi chỗ lộ bố nền.- Tạo hình chắc khỏe, hiện đại.
- Mảng to, không viền.
- Màu tương đối loãng.
- Nét bút ngẫu hứng như bôi màu không khéo tay. Nhưng cốt pháp trong từng nét rất cứng cáp, già dặn
- Không gian ước lệ.
- Màu sắc đơn giản. Vàng, trắng, đỏ và xanh dương.
- Tổng thể dùng cọ để vẽ, đôi chỗ có dùng bay.
- Riêng chiếc quần dùng cọ vẽ trước, sau dùng bay tấp thêm lên.
- Phông nền phía sau lưng cô gái toàn bộ dùng cọ, có điểm xuyết bằng bay loáng thoáng.- Khuôn mặt và đôi bàn tay đan nhau bó gối được vẽ bằng bút chì. Nét đặc thù về đôi tay để trên đầu gối của Nguyễn Sáng thường thấy xuất hiện trong tranh của ông...
3 / Nhận xét về sơn, đinh và bố vẽ.
* Về sơn vẽ.
- Có bốn màu chính. Đỏ, trắng, xanh dương và vàng.
- Sơn loại ngoại nhập, không phải do trong nước sản xuất.
- Sắc độ còn tươi chưa thấy có dấu hiệu bị bạc màu do ít tiếp xúc với khí hậu và ánh sáng bên ngoài.
- Sơn đã khô, hơi dòn, độ dẻo ít.
- Sơn vẽ không đều, đôi chỗ nổi cộm đã bị két bụi. Nhất là chiếc quần trắng do dùng bay miết nên sơn có độ dày. Nơi rìa nhát bay sơn bị dồn cộm lên bụi bẩn két vào, đôi chỗ bị gãy rơi mất. Toàn bộ bề mặt chiếc quần đã chuyển sang màu ố nhẹ.
- Sơn ngấm ra mặt sau tự nhiên do vẽ không phủ lót và hiện tượng thẩm thấu ra phía sau vì lâu ngày.
* Về đinh đóng vào châssis khi căng bố.
- Loại đinh cỡ 2, 3 phân thông dụng, sản xuất trong nước. Đóng quặp vào châssis để căng bố. Không phải đinh chuyên dụng.
- Rất tiếc là đinh đã tháo ra khỏi bức tranh từ trước khi mua nên không còn để giám định.
- Mặc dù đinh đã được tháo ra không rõ từ khi nào nhưng dấu rỉ sét để lại khá đậm có dấu hiệu cắn sâu vào bố. Cho thấy vẽ xong để một thời gian rồi mới tháo tranh ra khỏi châssis.
* Về bố vẽ.
- Bố thuộc loại ngoại nhập đã có sẵn lớp phủ lót từ khi sản xuất. (2)
- Bố nhìn còn khá mới nhưng hơi mềm do được cất ủ kỹ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và không khí nên không bị khô dòn. Độ co giãn còn khá tốt nên khi dùng ngón tay miết ấn mạnh vào mặt lưng chỉ thấy lớp bố mặt trước vồng lên mà không làm cho lớp sơn vẽ vùng đó bị nứt rạn.
- Vết ố mốc vì ngấm nước xuất hiện trên nền bố vẽ nơi vùng đỉnh bức tranh đã đổi màu thành đen, có sẵn từ trước.
- Toàn mặt bố phía sau, ngoài những vị trí bị mốc đã có màu ố vàng nhẹ tự nhiên do lâu năm tự xuống sắc.
* Với những dữ kiện hiện thực do yếu tố vật lý tác động vào vật liệu của bức tranh kết hợp với thời gian cất giữ trong nhà trên hai thập niên. Nên độ tuổi của bức tranh rơi vào tầm khoảng ba thập niên, không có gì gọi là không đúng.
Ở đây không thể xác định thời gian chắc chắn là đã bao nhiêu năm. Bởi vì bức tranh này đã bị những bức tranh khác có diện tích lớn hơn phủ trùm che kín trên vài chục năm. Do đó bụi và thời tiết không thể tác động trực tiếp như treo ở trên tường nhà nên khi nhìn vào thấy sơn và bố vẽ vẫn còn khá tốt. Trên thực tế nơi mặt lưng bức tranh cho thấy có nhiều vệt hoen ố rất rõ. Nhưng đây là những dấu vết đã có từ trước khi mua. ( Cả ba bức tranh đã được làm khung mới trong tháng 06/ 2017 )
* Câu hỏi thắc mắc: Với giai đoạn bao cấp quá khó khăn như vậy Nguyễn Sáng lấy tiền đâu mà mua sơn và bố để vẽ? Câu hỏi rất hợp lý. Nhưng thực tế cho thấy. Sau khi đất nước chia đôi năm 1954. Miền Nam mở cửa tự do du nhập mọi khuynh hướng phát triển trên thế giới theo nền kinh tế Tư Bản . Không hạn chế bất cứ một bộ môn nào. Ngành mỹ thuật cũng vì thế mà bùng vỡ theo chiều hướng phương Tây. Trong nước mở rộng các chương trình đào tạo. Đồng thời chính quyền - Hội đoàn tư nhân - Những cơ sở sản xuất lớn thi nhau tổ chức thường xuyên các cuộc triển lãm hội họa trong và ngoài nước để khuyến khích phát triển cho lãnh vực tiểu thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật này, vì thế mà vật tư phục vụ về nó cũng được nhập cảng ồ ạt để đáp ứng cho nhu cầu tăng mạnh của ngành cho đến năm 1975 thì bị cắt đứt hoàn toàn. Khi Nguyễn Sáng có mặt tại Saigòn vào những năm 1977 - 1979 và 1987. Những năm tháng của sự bao cấp. Các ngành nghề đều vào hợp tác xã do nhà nước quản lý chặt, không còn chuyện mua bán cá thể. Thương mại toàn dân bị khống chế gây ra mọi khó khăn cho toàn xã hội, dẫn đến nền kinh tế gia đình lâm vào cảnh cực kỳ chật vật. Thực phẩm chi phối tất cả. Cho nên trong nhà còn gì bán được đều được tuôn ra đổi lấy miếng ăn. Các họa sĩ đều gác cọ đi làm chuyện khác để kiếm sống nên vật dụng thường dùng của họ trở thành thứ dư thừa và cũng chả ai còn tâm trạng mua sắm dự trữ như trước, khi vẽ ra bán không được. Vì thế những bạn bè, người quen biết với Nguyễn Sáng, họ có mà không sử dụng, để lâu cũng vất đi nên đã đem tặng cho ông là chuyện bình thường. Chưa kể nếu ra ngoài chợ trời, những thứ chỉ thấy tuôn ra mà chả ai mua thì giá cả cũng rẻ như bèo.
Hình 5. Cô gái mặc áo dài màu vàng. Kích thước: 60cm x 45cm.
* Câu hỏi thắc mắc: Với giai đoạn bao cấp quá khó khăn như vậy Nguyễn Sáng lấy tiền đâu mà mua sơn và bố để vẽ? Câu hỏi rất hợp lý. Nhưng thực tế cho thấy. Sau khi đất nước chia đôi năm 1954. Miền Nam mở cửa tự do du nhập mọi khuynh hướng phát triển trên thế giới theo nền kinh tế Tư Bản . Không hạn chế bất cứ một bộ môn nào. Ngành mỹ thuật cũng vì thế mà bùng vỡ theo chiều hướng phương Tây. Trong nước mở rộng các chương trình đào tạo. Đồng thời chính quyền - Hội đoàn tư nhân - Những cơ sở sản xuất lớn thi nhau tổ chức thường xuyên các cuộc triển lãm hội họa trong và ngoài nước để khuyến khích phát triển cho lãnh vực tiểu thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật này, vì thế mà vật tư phục vụ về nó cũng được nhập cảng ồ ạt để đáp ứng cho nhu cầu tăng mạnh của ngành cho đến năm 1975 thì bị cắt đứt hoàn toàn. Khi Nguyễn Sáng có mặt tại Saigòn vào những năm 1977 - 1979 và 1987. Những năm tháng của sự bao cấp. Các ngành nghề đều vào hợp tác xã do nhà nước quản lý chặt, không còn chuyện mua bán cá thể. Thương mại toàn dân bị khống chế gây ra mọi khó khăn cho toàn xã hội, dẫn đến nền kinh tế gia đình lâm vào cảnh cực kỳ chật vật. Thực phẩm chi phối tất cả. Cho nên trong nhà còn gì bán được đều được tuôn ra đổi lấy miếng ăn. Các họa sĩ đều gác cọ đi làm chuyện khác để kiếm sống nên vật dụng thường dùng của họ trở thành thứ dư thừa và cũng chả ai còn tâm trạng mua sắm dự trữ như trước, khi vẽ ra bán không được. Vì thế những bạn bè, người quen biết với Nguyễn Sáng, họ có mà không sử dụng, để lâu cũng vất đi nên đã đem tặng cho ông là chuyện bình thường. Chưa kể nếu ra ngoài chợ trời, những thứ chỉ thấy tuôn ra mà chả ai mua thì giá cả cũng rẻ như bèo.
Hình 5. Cô gái mặc áo dài màu vàng. Kích thước: 60cm x 45cm.
Bố vẽ căng lên châssis được đóng bằng đinh và dấu rỉ sét của nó cắn vào bố.
Hình 6. Mặt sau bức tranh bị thâm quầng trên đỉnh và sơn vẽ lâu ngày thẩm thấu ra phía sau. Vết đinh sét và độ cũ của bố tự nhiên. Không có dấu hiệu giả mạo.
4 / Ý tưởng trong bức tranh:
4 / Ý tưởng trong bức tranh:
Sau lưng cô gái có hai mảng màu xanh xậm thật to như đè nặng lên đôi vai đang cố nhô lên? Có phải tác giả muốn nói đến số phận hẩm hiu của con người. Bị sự đen đủi, cùng quẫn dằn vặt đè nặng trên thân xác. Vì thế mà đôi vai phải nhô lên như để gánh vác, chịu đựng cho thân phận không may đó chăng?
5 / Lý do gì mà họa sĩ Nguyễn Sáng không ký tên vào tác phẩm của mình?
Câu trả lời rất đơn giản: Ông vẽ bức tranh này vào giai đoạn cuối đời khi sức khỏe đã suy sụp hoàn toàn tinh thần bạc nhược vì bệnh tật liên miên nên đành bỏ lửng... Điều này dẫn đến chuyện ông không thể ký tên là vậy ....
5 / Lý do gì mà họa sĩ Nguyễn Sáng không ký tên vào tác phẩm của mình?
Câu trả lời rất đơn giản: Ông vẽ bức tranh này vào giai đoạn cuối đời khi sức khỏe đã suy sụp hoàn toàn tinh thần bạc nhược vì bệnh tật liên miên nên đành bỏ lửng... Điều này dẫn đến chuyện ông không thể ký tên là vậy ....
II - Phần hình ảnh trích trên YouTube và các họa sĩ nhận định về Nguyễn Sáng.
A - Hình ảnh về bà Thủy vợ HS. Nguyễn Sáng qua ảnh chụp trên YouTube.
A - Hình ảnh về bà Thủy vợ HS. Nguyễn Sáng qua ảnh chụp trên YouTube.
Hình ảnh về bà Thủy, vợ HS. Nguyễn Sáng qua ảnh chụp trong bộ phim " Đi tìm Nguyễn Sáng " do TFS thực hiện đăng trên YouTube cho thấy.
- Khuôn mặt bầu bĩnh.
- Mũi thẳng.
- Lông mày cong và mảnh.
- Mắt to nhìn thẳng.
- Tóc dày, chẻ ngôi giữa, xõa trên vai.
- Mặc áo dài nền vải có bông to.
- Khuôn mặt bầu bĩnh.
- Mũi thẳng.
- Lông mày cong và mảnh.
- Mắt to nhìn thẳng.
- Tóc dày, chẻ ngôi giữa, xõa trên vai.
- Mặc áo dài nền vải có bông to.
-
Hình 7. Ảnh chụp. Bà Thủy và họa sĩ Nguyễn Sáng.
Hình 8. Ảnh chụp bà Thủy mặc áo dài, vải có bông.
( Ảnh chụp lại qua bộ phim “Đi tìm
Nguyễn sáng”. Do TFS thực hiện).
Theo lời bình trong phim " Danh họa Nguyễn Sáng " do VCTV thực hiện nói rằng. " Trong tranh vẽ người của HS.Nguyễn Sáng luôn có bóng dáng của cô Thủy... "; " .... Khuôn mặt bầu bĩnh... đặc biệt mắt mở to...".
Hình 08bis. Ảnh chụp bà Thủy và tranh vẽ. " .... Khuôn mặt bầu bĩnh... Mắt mở to nhìn thẳng. Lông mày cong và mảnh. Mũi thẳng. Tóc dày, chẻ ngôi giữa, xõa trên vai.".
B - Những nhận xét của các họa sĩ và những nhà phê bình về Nguyễn Sáng.
Theo
như lời bình cũng như những nhận xét của các họa sĩ Mai văn Hiến, Phan
kế An, Hoàng đình Tài, Trần khánh Chương, Nguyễn Quân, Nguyễn xuân Việt, Hà Nhì và Nguyễn tư Nghiêm…trong hai bộ phim " Danh họa Nguyễn Sáng " và " Đi tìm Nguyễn Sáng " đăng trên YouTube cho biết về những đặc tính trong tranh Nguyễn Sáng.
- Nét bút khoáng đạt, không chi ly về chi tiết mà nhìn vào toàn thể.
- Đường viền đen to khỏe, nhiều mảng lớn, ít màu.
- Vẽ mỏng nhiều lớp.
- Sắc độ linh động, phong phú.
- Khối no. Không gian vừa thực ảo vừa ước lệ.
- Thiên về hình học. (5bis)
- Thường hay vẽ người, ít khi vẽ phong cảnh.
- Trong tranh luôn có bóng dáng của cô Thủy vợ ông. Mặt bầu bĩnh, đặc biệt mắt mở to nhìn thẳng…
- Viền cơ thể nét to. ( Tùy từng bức ).
- Thoát khỏi lối vẽ chân dung cổ điển.
- Thái độ của họa sĩ gởi vào đó. Biểu cảm được cá tính nhân vật. Không phải công thức mà là cảm xúc.
- Mắt to, nhìn thẳng.
- Hồn nhiên và sâu lắng.
- Nét bút khoáng đạt và hiện đại.
- Gam màu trầm ấm. (3)
- Vẽ không lót phủ phức tạp.
- Đôi khi là những bệt sơn dầu nổi cộm.
- Nét bút dọc ngang thỏa thích tự nhiên.
- Ảnh hưởng Picasso thời kỳ lam hồng.
- Tính cách của nhân vật hòa quyện với tâm hồn nghệ sĩ. Mộc mạc hào sảng nhưng thiết tha.
III - Nhận định, đối chiếu và kết luận về bức tranh cô gái mặc áo vàng vẽ dang dở:
A - Nhận định và đối chiếu: Đem khuôn mặt cùng một số dữ kiện được mô tả trong tranh cô gái áo dài vàng đối chiếu với hình chụp chân dung bà Thủy vợ HS. Nguyễn Sáng cùng với những nhận định của các họa sĩ lão thành về Nguyễn Sáng đã nêu trên cho thấy:
1 - Những điểm trùng khớp giữa khuôn mặt bà Thủy nơi hình chụp và bức tranh.
- Khuôn mặt bầu bĩnh.
- Mắt to nhìn thẳng.
- Tóc rậm chẻ đôi xõa trên vai.
- Mặc ái dài nền vải có bông to. ( Rất có thể tấm ảnh bà Thủy mặc áo dài bông này Nguyễn Sáng giữ và thường xem nên mang ấn tượng, vì vậy mà đã đưa vào tranh ).
2 - Những nhận định do các họa sĩ đưa ra về bút pháp của Nguyễn Sáng rất trùng khớp với bút pháp trong bức tranh cô gái áo vàng vẽ dang dở.
- Vẽ không phủ lót.
- Nét bút khoáng đạt, hiện đại.
- Vẽ mỏng, nhiều lớp.
- Nét bút tự nhiên, không câu nệ vào chi tiết.
- Không gian ước lệ vừa thực vừa ảo.
3 - Bức tranh được phát hiện tại Saigon, nơi họa sĩ Nguyễn Sáng chọn làm chốn cư trú đến hết đời không phải từ nơi khác, rất trùng khớp với cuộc đời thực tại của họa sĩ Nguyễn Sáng. Mặc dù độ cũ nơi ba bức tranh chưa thể khẳng định là bao nhiêu năm. Nhưng với những yếu tố vật lý tác động lâu dài đã tạo ra độ cũ tự nhiên bộc lộ nơi bức tranh đã được cất giữ trong nhà cũng hơn hai thập niên. Như thế chúng đã nói lên điều gì? Ta đã biết họa sĩ Nguyễn Sáng có hai lần vào sống ở Saigon. Lần thứ nhất vào năm 1977-1979. Lần thứ hai vào năm 1987 cho tới lúc mất 1988. Nếu cho rằng ông vẽ cô gái áo vàng này là cô Thủy qua trí nhớ thì bức tranh này chắc chắn là ông đã vẽ khi vào sống ở Saigon vì khi đó vợ ông đã mất. Tức vào khoảng những năm 1987 - 1988 (Xét về vật liệu sử dụng để vẽ bức tranh nó cũng nói lên điều này ). Cuối cùng từ chuyện giữ trong nhà lâu năm và độ lão hóa của chất liệu bức tranh. Tất cả cho thấy nó có độ tuổi cỡ 30 năm là phù hợp. Trùng khớp với thời điểm cuối đời của Nguyễn Sáng ở Saigon.
4 - Theo như lời ông Ngô văn Tao viết đăng tải trên báo Văn Hóa Nghệ An nói về họa sĩ Nguyễn Sáng. Sau hai bức sơn mài "Đánh vật" và "Vũ trụ" thì từ năm 1985 Nguyễn Sáng không còn màng gì tới nghệ thuật do sức khỏe... Có lẽ vậy mà khi ông vào Saigon lần hai 1987 . Ông đã không làm sơn mài nữa vì chất liệu này vấp phải nhiều điều kiện nặng nhọc và phức tạp nên Nguyễn Sáng đã quay sang vẽ sơn dầu. Bởi vì chất liệu dễ tìm, việc thực hiện lại đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe không được tốt của ông ( Bức tranh có khổ là 60cm x 45cm, Rất gọn nhẹ dễ xoay sở ). Do đó chuyện lưu lại bức tranh vẽ dang dở và chưa ký tên của Nguyễn Sáng là điều hợp lý. (4)
B - Kết luận:
Thông thường muốn nhận biết một tác phẩm do ai vẽ người ta nhìn vào chữ ký, sau mới tìm hiểu đến bút pháp, tính chất đặc trưng của họa sĩ và yếu tố vật lý rồi mới khẳng định. Ở đây. Mặc dầu bức tranh cô gái áo vàng không thấy chữ ký nhưng có lá đơn của Nguyễn Sáng đi kèm nên tạm thời ta có thể xem lá đơn này đại diện cho chữ ký của Nguyễn Sáng, để chỉ còn một phương nghiên cứu những nét đặc trưng trong tranh xem có những điểm nào tương đồng với tính cách của Nguyễn Sáng mà thôi.
Sau khi lấy một số dữ kiện về hình họa, bút pháp trong bức tranh cô gái áo vàng đem đối chiếu, so sánh với ảnh chụp bà Thủy cùng những nhận định của các nhà nghiên cứu về họa sĩ Nguyễn Sáng và kết hợp việc đã thẩm định độ tuổi bức tranh có tính khoa học. Tất cả đã cho thấy chúng có sự trùng khớp rất rõ ràng, cộng với chuyện lá đơn. Một chứng cứ cụ thể nhất, có giá trị rất cao và bất biến về phương diện pháp lý để khẳng định rằng. Các vật gì đi chung với lá đơn vào cùng thời điểm khởi nguyên đều là của Nguyễn Sáng. Bức tranh cô gái nằm trong trường hợp này. Không những nó là một tác phẩm hội họa thuộc lãnh vực nghề nghiệp chuyên môn của Nguyễn Sáng mà bức tranh còn từ gia đình ông đưa ra nữa. Vì vậy theo ý chủ quan của tôi. Đây là tác phẩm mà họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ về người vợ đã khuất của mình qua trí nhớ vào lúc cuối đời chưa xong thì ông mất. Gia đình cho là không giá trị nên gom chúng đem bán cho ve chai!? Cũng nhờ đó mà tôi mới mua được.
- Nét bút khoáng đạt, không chi ly về chi tiết mà nhìn vào toàn thể.
- Đường viền đen to khỏe, nhiều mảng lớn, ít màu.
- Vẽ mỏng nhiều lớp.
- Sắc độ linh động, phong phú.
- Khối no. Không gian vừa thực ảo vừa ước lệ.
- Thiên về hình học. (5bis)
- Thường hay vẽ người, ít khi vẽ phong cảnh.
- Trong tranh luôn có bóng dáng của cô Thủy vợ ông. Mặt bầu bĩnh, đặc biệt mắt mở to nhìn thẳng…
- Viền cơ thể nét to. ( Tùy từng bức ).
- Thoát khỏi lối vẽ chân dung cổ điển.
- Thái độ của họa sĩ gởi vào đó. Biểu cảm được cá tính nhân vật. Không phải công thức mà là cảm xúc.
- Mắt to, nhìn thẳng.
- Hồn nhiên và sâu lắng.
- Nét bút khoáng đạt và hiện đại.
- Gam màu trầm ấm. (3)
- Vẽ không lót phủ phức tạp.
- Đôi khi là những bệt sơn dầu nổi cộm.
- Nét bút dọc ngang thỏa thích tự nhiên.
- Ảnh hưởng Picasso thời kỳ lam hồng.
- Tính cách của nhân vật hòa quyện với tâm hồn nghệ sĩ. Mộc mạc hào sảng nhưng thiết tha.
* Ông Quách Phong viết. “Nhìn tranh của ông, ta thấy có âm
hưởng tranh dân gian Việt Nam rất rõ. Nét to, mảng bẹt, cách bôi màu như ngây
ngô vụng về không khéo tay. Tạo hình dạng (form) rất chắt lọc, rất chắc khỏe.
Không gian ít dùng luật phối cảnh mà dùng không gian ước lệ, dùng mảng hình và
khoảng trống tạo không gian ước lệ trong tranh. Tất cả những nguyên tố tạo hình
đó đều có trong tranh dân gian và nghệ thuật Á Đông”, ( Nguồn: Con ong trong hội họa Việt Nam. Trinh Nguyễn )
III - Nhận định, đối chiếu và kết luận về bức tranh cô gái mặc áo vàng vẽ dang dở:
A - Nhận định và đối chiếu: Đem khuôn mặt cùng một số dữ kiện được mô tả trong tranh cô gái áo dài vàng đối chiếu với hình chụp chân dung bà Thủy vợ HS. Nguyễn Sáng cùng với những nhận định của các họa sĩ lão thành về Nguyễn Sáng đã nêu trên cho thấy:
1 - Những điểm trùng khớp giữa khuôn mặt bà Thủy nơi hình chụp và bức tranh.
- Khuôn mặt bầu bĩnh.
- Mắt to nhìn thẳng.
- Tóc rậm chẻ đôi xõa trên vai.
- Mặc ái dài nền vải có bông to. ( Rất có thể tấm ảnh bà Thủy mặc áo dài bông này Nguyễn Sáng giữ và thường xem nên mang ấn tượng, vì vậy mà đã đưa vào tranh ).
2 - Những nhận định do các họa sĩ đưa ra về bút pháp của Nguyễn Sáng rất trùng khớp với bút pháp trong bức tranh cô gái áo vàng vẽ dang dở.
- Vẽ không phủ lót.
- Nét bút khoáng đạt, hiện đại.
- Vẽ mỏng, nhiều lớp.
- Nét bút tự nhiên, không câu nệ vào chi tiết.
- Không gian ước lệ vừa thực vừa ảo.
3 - Bức tranh được phát hiện tại Saigon, nơi họa sĩ Nguyễn Sáng chọn làm chốn cư trú đến hết đời không phải từ nơi khác, rất trùng khớp với cuộc đời thực tại của họa sĩ Nguyễn Sáng. Mặc dù độ cũ nơi ba bức tranh chưa thể khẳng định là bao nhiêu năm. Nhưng với những yếu tố vật lý tác động lâu dài đã tạo ra độ cũ tự nhiên bộc lộ nơi bức tranh đã được cất giữ trong nhà cũng hơn hai thập niên. Như thế chúng đã nói lên điều gì? Ta đã biết họa sĩ Nguyễn Sáng có hai lần vào sống ở Saigon. Lần thứ nhất vào năm 1977-1979. Lần thứ hai vào năm 1987 cho tới lúc mất 1988. Nếu cho rằng ông vẽ cô gái áo vàng này là cô Thủy qua trí nhớ thì bức tranh này chắc chắn là ông đã vẽ khi vào sống ở Saigon vì khi đó vợ ông đã mất. Tức vào khoảng những năm 1987 - 1988 (Xét về vật liệu sử dụng để vẽ bức tranh nó cũng nói lên điều này ). Cuối cùng từ chuyện giữ trong nhà lâu năm và độ lão hóa của chất liệu bức tranh. Tất cả cho thấy nó có độ tuổi cỡ 30 năm là phù hợp. Trùng khớp với thời điểm cuối đời của Nguyễn Sáng ở Saigon.
4 - Theo như lời ông Ngô văn Tao viết đăng tải trên báo Văn Hóa Nghệ An nói về họa sĩ Nguyễn Sáng. Sau hai bức sơn mài "Đánh vật" và "Vũ trụ" thì từ năm 1985 Nguyễn Sáng không còn màng gì tới nghệ thuật do sức khỏe... Có lẽ vậy mà khi ông vào Saigon lần hai 1987 . Ông đã không làm sơn mài nữa vì chất liệu này vấp phải nhiều điều kiện nặng nhọc và phức tạp nên Nguyễn Sáng đã quay sang vẽ sơn dầu. Bởi vì chất liệu dễ tìm, việc thực hiện lại đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe không được tốt của ông ( Bức tranh có khổ là 60cm x 45cm, Rất gọn nhẹ dễ xoay sở ). Do đó chuyện lưu lại bức tranh vẽ dang dở và chưa ký tên của Nguyễn Sáng là điều hợp lý. (4)
B - Kết luận:
Thông thường muốn nhận biết một tác phẩm do ai vẽ người ta nhìn vào chữ ký, sau mới tìm hiểu đến bút pháp, tính chất đặc trưng của họa sĩ và yếu tố vật lý rồi mới khẳng định. Ở đây. Mặc dầu bức tranh cô gái áo vàng không thấy chữ ký nhưng có lá đơn của Nguyễn Sáng đi kèm nên tạm thời ta có thể xem lá đơn này đại diện cho chữ ký của Nguyễn Sáng, để chỉ còn một phương nghiên cứu những nét đặc trưng trong tranh xem có những điểm nào tương đồng với tính cách của Nguyễn Sáng mà thôi.
Sau khi lấy một số dữ kiện về hình họa, bút pháp trong bức tranh cô gái áo vàng đem đối chiếu, so sánh với ảnh chụp bà Thủy cùng những nhận định của các nhà nghiên cứu về họa sĩ Nguyễn Sáng và kết hợp việc đã thẩm định độ tuổi bức tranh có tính khoa học. Tất cả đã cho thấy chúng có sự trùng khớp rất rõ ràng, cộng với chuyện lá đơn. Một chứng cứ cụ thể nhất, có giá trị rất cao và bất biến về phương diện pháp lý để khẳng định rằng. Các vật gì đi chung với lá đơn vào cùng thời điểm khởi nguyên đều là của Nguyễn Sáng. Bức tranh cô gái nằm trong trường hợp này. Không những nó là một tác phẩm hội họa thuộc lãnh vực nghề nghiệp chuyên môn của Nguyễn Sáng mà bức tranh còn từ gia đình ông đưa ra nữa. Vì vậy theo ý chủ quan của tôi. Đây là tác phẩm mà họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ về người vợ đã khuất của mình qua trí nhớ vào lúc cuối đời chưa xong thì ông mất. Gia đình cho là không giá trị nên gom chúng đem bán cho ve chai!? Cũng nhờ đó mà tôi mới mua được.
IV - Hai bức vẽ mèo nằm cùng một lô với cô gái áo dài màu vàng. Không thấy ký tên.
Con mèo cũng là một đề tài mà Nguyễn Sáng yêu thích. Ông vẽ nó rất nhiều qua các thể loại: Sơn mài, sơn dầu và trên giấy...v..v... (5).
* "...Với Nguyễn Sáng, mèo là một cuộc khám phá các đối tượng thẩm mỹ về hình sắc, bố cục, cấu trúc và là sự tìm kiếm kỳ công cho phương thức biểu hiện mới. Ông vẽ hàng trăm bức về mèo, trở thành “Vua vẽ mèo” của Việt Nam..."
( Nguồn: Tranh mèo của các họa sĩ bậc thày. Trịnh Chu. Lâm Đồng Online)
* Theo như bài viết "Tranh họa sĩ Nguyễn Sáng", đăng tải trên Facebook cho rằng "... Trong nhiều bức chân dung các loại người, nhân vật của Nguyễn Sáng thường có đôi mắt mở to, trong sáng, tin yêu nhìn thẳng vào cuộc đời. Tôi còn nhìn thấy đôi mắt ấy trong tác phẩm mèo của ông..."
Ở hai bức vẽ mèo dưới đây. Tôi chỉ trình bày khái quát về một số nét đặc thù có trong tác phẩm mà thôi. Còn những điểm cần yếu khác do có sự tương đồng với nhau giữa ba bức tranh, chúng đã được mô tả rất rõ trong bức tranh cô gái áo vàng rồi nên xin không nhắc lại.
A - Con mèo bên chậu cá trên nền đỏ.
Con mèo bên chậu cá nền đỏ. Hình họa vững vàng. Màu sắc và đường nét mới
thoạt nhìn như bôi trét nguệch ngoạc thô thiển, thiên về hình học (5bis), đôi chỗ vờn khối không rõ ràng
như thể của một người non nớt mới học. Nhưng nhìn kỹ sẽ thấy cả một trời phong
phú đa dạng. Từ những nhát cọ rời rạc nhưng rất mạch lạc mạnh mẽ đến những ton màu
chồng lắp hòa lẫn bên nhau ửng lộ ánh sắc cực kỳ phong phú. Chúng nói lên được
sự gắn kết liền mạch giữa bố cục màu sắc và bố cục hình họa rất sinh động, đầy ắp
dáng cách của một họa sĩ bậc thày.
Hình 9. Con mèo và chậu cá trên nền đỏ. Kích thước: 60cm x 45cm. Không thấy chữ ký tác giả.
Bút pháp và màu sắc của bức tranh con mèo trên nền đỏ này rất gần gũi với tính cách của họa sĩ Nguyễn Sáng gồm có: Mảng lớn. - Vẽ không lót phủ - Nét hiện đại, khoáng đạt, không chi ly về chi tiết - Đường viền to, khỏe - Thiên về hình học. Không câu nệ hình họa - Vẽ mỏng nhiều lớp - Sắc độ linh động phong phú.
Hình 10. Mặt bố phía sau đã cũ. Đôi chỗ sơn ngấm ra phía sau.
B - Con mèo bên chậu cá nền xanh tím.
Con
mèo bên chậu cá nền xanh tím: Khí
lực ổn định mạnh mẽ. Màu đơn giản nhưng rất phong phú. Chủ yếu là sắc lạnh. Hình
họa vững, chắc chắn. Bút pháp và đường nét to khỏe tinh tế, dứt khoát, đa dạng. Cho thấy
có sự chăm chút đến từng chi tiết. Trọng tâm tác phẩm là những mảng dẹt lớn được
phân định rõ ràng không có sự chồng lấp. Ảnh hưởng rất đậm sắc thái tranh dân
gian…
Hình 11. Con mèo và chậu cá trên nền xanh tím. Kích thước: 60cm x 45cm. Không thấy chữ ký tác giả. Sơn một số chỗ gần phần đuôi con mèo bị mủn rụng lòi mặt bố. Bút pháp trong bức này có những điểm tương đồng với tính cách của họa sĩ Nguyễn Sáng như:
Những khối dẹt - mảng to, chắc khỏe - vẽ mỏng - đường gãy gấp khúc - mắt to - Nét biểu hiện mới - thiên về hình học. Đơn giản hóa phần không quan trọng bằng nét vẽ phóng túng.
Hình 12. Mặt bố phía sau bị hoen ố đen và in hằn dấu vết quyển sách có kích thước khoảng: 24cm x 34cm. Với vị trí vết ố quyển sách nằm sát nếp gấp gãy của bố vẽ (Nếp bố bị gãy do tiếp xúc với cạnh gỗ châssis) như trong hình, chứng tỏ châssis đã bị tháo gỡ trước khi để quyển sách lên. Nếu còn châssis thì vị trí quyển sách không thể để sát rìa cạnh nếp bố gấp gãy như vậy được bởi bị bản gỗ châssis lấn ra ít nhất cũng phải 03cm. Điều này cho thấy chủ nhân trước đó đã tháo bỏ châsiss cho gọn và khi cất để úp mặt tranh xuống rồi lấy sách đè chồng lên. Lâu ngày bị nước đổ vào mà không hay biết nên mới xảy ra tình trạng như vậy.
Theo như lời họa sĩ Mai văn Hiến nói trong bộ phim " Danh họa Nguyễn Sáng " thì Nguyễn Sáng luôn đi tìm cái mới cho mình "Ngày hôm nay vẽ khác ngày hôm qua". Có thể vì thế mà ta thấy trong bức tranh con mèo trên nền xanh này, nó được thể hiện bằng những đường nét gãy gấp khúc lập thể, nét to mảng dẹt, lối tạo hình chắc khỏe linh hoạt (Lối tạo hình này gần giống với bức tranh lập thể duy nhất ông vẽ vào năm 1959). Không gian là những mảng lớn bỏ qua định luật phối cảnh làm cho phong cách gần gũi với tranh dân gian truyền thống vốn có trong tranh của ông phát triển thành nét mới lạ vào lúc cuối đời? Ta cần lưu ý. Khi ông quay vào miền Nam lần thứ nhì (1987). Mặc dầu trong thời bao cấp nhưng vật tư về hội họa không còn khó khăn như khi sống ngoài Hà Nội. Do đó mà cách sử dụng sơn dầu không còn e dè, tiết chế mà đầy ắp chất phóng khoáng và thoải mái trong tranh của ông...
V - Phải giải thích như thế nào về 02 bức
vẽ con mèo của họa sĩ Nguyễn Sáng trong bài này lại có hình họa, màu sắc khác hẳn với những
con mèo mà ta thường thấy của ông vẽ trước nay?
Để lý giải cho chuyện này, xin dựa vào những điều mới ghi nhận được trong cuốn hồi ký của Tạ Tỵ do bạn Huyen Nguyen đưa lên fb ngày 12/7/2018.
Hình 12bis. Trích trang
316. Nguyễn Sáng được nhắc đến trong cuốn hồi ký của Tạ Tỵ xuất bản bên Mỹ….(
Tư liệu do Huyen Nguyen cung cấp trên fb )
Theo như hồi ký của Tạ Tỵ ( Xem ảnh chụp
trên ), thì họa sĩ Nguyễn Sáng đã có lần đến thăm và xem tranh của Tạ Tỵ lúc ông còn ở
Việt Nam chưa đi vượt biên… Vậy sự kiện này nó nằm trong thời điểm nào?
a/ Về phía Tạ Tỵ:
- Theo
như hồi ký của Tạ Tỵ ông được cho về năm 1981.
- Và
năm 1982 vượt biên qua Malaysia… Như vậy khoảng thời gian Tạ Tỵ còn ở VN trước
khi đi vượt biên là vào khoảng giữa những năm 1981 và 1982.
b/ Về phía Nguyễn Sáng:
Theo tài liệu trên mạng xã hội thì Nguyễn Sáng
đã có mặt tại miền Nam là 02 lần.
- Lần
thứ nhất vào năm 1977 – 1979. Trong giai đoạn này vào năm 1978 ông lấy vợ có tên
là Nguyễn thị Thủy. Hai người sống với nhau được 01 năm. Bà mất năm 1978. (
Theo nguồn: GẶP "NGƯỜI BẠN ĐẶC BIỆT"
CỦA NGUYỄN SÁNG do Văn Bảy ghi ). Sau đó Nguyễn Sáng trở ra Bắc.
- Lần
thứ hai vào năm 1987 ông trở vào Miền Nam sống cùng người em cho tới khi mất.
Với hai nguồn tin chính thống đã được phổ biến rộng rãi trong xã hội như vậy. Nguyễn Sáng và Tạ Tỵ đã gặp nhau lần thứ ba vào thời điểm nào?
Dựa theo như hồi ký của Tạ Tỵ nơi trang 316. Ta phải
khẳng định là Nguyễn Sáng đã có đến gặp và xem tranh Tạ Tỵ. Cuộc gặp này chỉ có thể xảy ra vào thời điểm
trước khi Tạ Tỵ đi vượt biên. Có nghĩa là trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến
trước tháng 6/1982. Lý do là mãi năm 1981 Tạ Tỵ mới được tha về và tháng 6/
1982 Tạ Tỵ đã vượt biên thành công. Nên không thể nào Nguyễn Sáng và Tạ Tỵ gặp
nhau ngoài thời gian này. Đó là điều chắc chắn.
Như thế thì họa sĩ Nguyễn Sáng đã có lần thứ ba hiện diện tại miền Nam mà không được mọi người biết đến. Và cũng nhờ cuốn hồi ký của Tạ Tỵ nên chúng ta mới biết thêm được dữ kiện này.
Tóm lại. Ta tạm thời đúc kết. Nguyễn Sáng đã có sự hiện diện ở miền Nam tất cả là ba lần chứ không phải hai lần như trước giờ vẫn lầm tưởng như sau:
- Lần thứ nhất: 1977 - 1979. Ông vào Nam và lấy vợ trong đợt này.
- Lần thứ hai: 1981 - 1982. Ông vào Nam đã có ghé thăm và xem tranh Tạ Tỵ.
- Lần thứ ba: 1987. Ông xin hẳn vào miền Nam sống cho đến khi qua đời.
Như thế thì họa sĩ Nguyễn Sáng đã có lần thứ ba hiện diện tại miền Nam mà không được mọi người biết đến. Và cũng nhờ cuốn hồi ký của Tạ Tỵ nên chúng ta mới biết thêm được dữ kiện này.
Tóm lại. Ta tạm thời đúc kết. Nguyễn Sáng đã có sự hiện diện ở miền Nam tất cả là ba lần chứ không phải hai lần như trước giờ vẫn lầm tưởng như sau:
- Lần thứ nhất: 1977 - 1979. Ông vào Nam và lấy vợ trong đợt này.
- Lần thứ hai: 1981 - 1982. Ông vào Nam đã có ghé thăm và xem tranh
- Lần thứ ba: 1987. Ông xin hẳn vào miền Nam sống cho đến khi qua đời.
Từ chuyện Nguyễn
Sáng đã có lần gặp gỡ và xem tranh của họa sĩ Tạ Tỵ nên tôi có suy nghĩ và lập
luận về hai bức vẽ mèo được nêu trong bài này như sau:
* Từ những dữ kiện nơi trang 316 trong quyển Hồi Ký của Tạ Tỵ nói về chuyện Nguyễn Sáng gặp và được xem tranh của Tạ Tỵ và Nguyễn Sáng đã lời phát biểu đầy trăn trở. Từ đó ta có thể tin rằng hai bức tranh vẽ về con mèo này họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ trong thời gian 1981 - 1982. Lúc vào miền Nam lần thứ hai sau xem tranh Tạ Tỵ về. Chứ không phải ở đợt thứ nhất 1977 - 1979 và cũng không phải vào đợt cuối năm 1987. Và hai bức vẽ con mèo này Nguyễn Sáng đã để lại nhà người em ở Saigon không mang theo khi ông quay trở lại miền Bắc...
*
Phải chăng khi được xem loạt tranh của Tạ Tỵ. Trong tâm
hồn Nguyễn Sáng trĩu nặng những băn khoăn, trăn trở nên ông đã có lời phát ngôn rất thẳng
thắn về tranh Tạ Tỵ. Và ngay sau đó Nguyễn Sáng đã có tìm sự vượt thoát bằng cuộc thử
nghiệm về hình họa và màu sắc nơi 02 bức
vẽ con mèo? Một bức còn đầy ắp tính chất và bút pháp thường dùng ( Mèo và chậu
cá trên nền đỏ. Hình 09bis ). Bức kia ( Mèo và chậu cá trên nền xanh tím. Hình
11bis ) với bút pháp khác biệt hẳn, tạo ra một phong cách mới hoàn toàn mặc dù
cả hai được dựng hình cùng chủ đề con mèo bên chậu cá cảnh gần giống nhau... Có
phải đó là chủ ý của Nguyễn Sáng cố tình làm như vậy để dễ bề nhận định và so
sánh cho việc đổi mới của mình!?
* Từ những dữ kiện nơi trang 316 trong quyển Hồi Ký của Tạ Tỵ nói về chuyện Nguyễn Sáng gặp và được xem tranh của Tạ Tỵ và Nguyễn Sáng đã lời phát biểu đầy trăn trở. Từ đó ta có thể tin rằng hai bức tranh vẽ về con mèo này họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ trong thời gian 1981 - 1982. Lúc vào miền Nam lần thứ hai sau xem tranh Tạ Tỵ về. Chứ không phải ở đợt thứ nhất 1977 - 1979 và cũng không phải vào đợt cuối năm 1987. Và hai bức vẽ con mèo này Nguyễn Sáng đã để lại nhà người em ở Saigon không mang theo khi ông quay trở lại miền Bắc...
Hình 11bis. Bức thứ nhì. Mèo và chậu cá trên nền xanh tím. Bút pháp khác biệt hẳn tạo lên một phong cách mới hoàn toàn...
* Điểm đặc biệt cần lưu ý là: Đường viền đen trong hai bức vẽ mèo đều to khỏe. Thiên về hình học. Nét đặc trưng luôn thể hiện trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng. Cho thấy. Dù có thể nghiệm gì đi nữa ông vẫn không thể bỏ được thói quen này. Nhìn vào hai tác phẩm này nó cũng còn cho thấy một điểm khá quan trọng. Đó là sức khỏe của ông trong giai đoạn này vẫn còn ổn định nên nó thể hiện đầy đủ qua phong cách, bút lực và sự tinh tế trong từng nét, từng mảng nơi hai tác phẩm vẽ con mèo này.
* Với họa sĩ Nguyễn Sáng về hai bức vẽ con mèo. Rất có thể đây là một sự thay đổi quá mới mẻ và cũng chỉ là bước đầu thử nghiệm, được coi như bản nháp nên Nguyễn Sáng còn e dè chưa muốn ký tên chăng? Hoặc giả tranh của mình vẽ không nhất thiết phải ký tên ngay. Phải chăng đây cũng là một thói quen nghề nghiệp của các hoai sĩ mà ta thường gặp vào khi có dịp đến nhà thăm họ?
* Chuyện ba bức tranh được tháo ra khỏi chassis khi nào? Dựa vào dấu vết mốc để lại ở sau lưng ba bức tranh. Ta có suy luận như sau:
* Điểm đặc biệt cần lưu ý là: Đường viền đen trong hai bức vẽ mèo đều to khỏe. Thiên về hình học. Nét đặc trưng luôn thể hiện trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng. Cho thấy. Dù có thể nghiệm gì đi nữa ông vẫn không thể bỏ được thói quen này. Nhìn vào hai tác phẩm này nó cũng còn cho thấy một điểm khá quan trọng. Đó là sức khỏe của ông trong giai đoạn này vẫn còn ổn định nên nó thể hiện đầy đủ qua phong cách, bút lực và sự tinh tế trong từng nét, từng mảng nơi hai tác phẩm vẽ con mèo này.
* Với họa sĩ Nguyễn Sáng về hai bức vẽ con mèo. Rất có thể đây là một sự thay đổi quá mới mẻ và cũng chỉ là bước đầu thử nghiệm, được coi như bản nháp nên Nguyễn Sáng còn e dè chưa muốn ký tên chăng? Hoặc giả tranh của mình vẽ không nhất thiết phải ký tên ngay. Phải chăng đây cũng là một thói quen nghề nghiệp của các hoai sĩ mà ta thường gặp vào khi có dịp đến nhà thăm họ?
* Chuyện ba bức tranh được tháo ra khỏi chassis khi nào? Dựa vào dấu vết mốc để lại ở sau lưng ba bức tranh. Ta có suy luận như sau:
- Rất có thể sau khi Nguyễn Sáng vào Nam thăm Tạ Tỵ khi về Bắc ông đã tháo ra xếp lại cho gọn.
- Hoặc là sau khi Nguyễn Sáng mất mất, chưa rõ bao lâu thì người em đã tháo cả ba bức tranh ra xếp chồng lên nhau cho tiện việc lưu giữ.
- Một ẩn số khó có thể giải đáp cặn kẽ. Đó là chuyện. Chưa rõ thời điểm mà Nguyễn Sáng hay gia đình đã chất thêm chồng sách đè lên trên ba bức tranh rồi đem cất trong nhà cả một thời gian dài, đến nỗi bị mưa dột vào mà chẳng hề hay biết. Đến khi sờ đến thấy bị hư hỏng không còn sử dụng được nên đem bán.
Dấu vết ngấn mốc cho thấy. Nước từ trên chảy xuống ngấm qua chồng sách đọng lại trên lưng những bức tranh. Do bức mèo nền xanh tím để trên cùng nên lượng nước giọt xuống tích tụ trên bề mặt này nhiều nhất, lại tiếp súc trực tiếp với chồng sách ngậm nước nên ngoài những mảng mốc đen ửng lộ trên khắp mặt bố ra còn hằn rõ hình một quyển sách có diện tích khá lớn. Bức cô gái áo vàng để kế tiếp nhưng do lượng nước loang từ trên chảy xuống không nhiều nên chỉ bị ẩm mốc đôi chút ở phần cạnh trên bức tranh cô gái mà thôi.. Bức mèo nền đỏ để dưới cùng nên không bị ảnh hưởng gì. ( Xem lại các hình: 06; hình 10; hình 12 ).
Tóm lại: Theo như những dấu vết mốc để lại sau lưng ba bức tranh. Ta tạm có kết luận: Ba bức tranh được tháo ra khỏi chassis sau khi Nguyễn Sáng mất là phù hợp nhất...
c/ Thử đặt vấn đề về niên đại của ba bức tranh. Cô gái áo vàng và hai con mèo.
* Theo như lời ông Ngô văn Tao viết đăng tải trên báo Văn Hóa Nghệ An nói về họa sĩ Nguyễn Sáng. Sau hai bức sơn mài "Đánh vật" và "Vũ trụ" thì từ năm 1985 Nguyễn Sáng không còn màng gì tới nghệ thuật do sức khỏe...
* Theo hồi ký của Tạ Tỵ về Nguyễn Sáng gặp và xem tranh Tạ Tỵ.
Dựa vào hai tư liệu này. Ta có thể đưa ra giả thiết như sau:
- Về hai bức vẽ con mèo. Cả hai bức tranh vẽ về con mèo nêu trên. Với phong cách mạnh mẽ, chuẩn mực, mạch lạc như thể chứng tỏ sức khỏe của ông còn rất minh mẫn. Do đó ta có thể đoan chắc là chúng cùng được Nguyễn Sáng vẽ vào giai đoạn ( 1981 - 1982 ). Có lẽ sau khi được xem tranh Tạ Tỵ về Nguyễn Sáng trong tâm tư có sự hào hứng, thúc bách ông tìm tòi việc đổi mới trong cách tạo hình nên ông đã thử nghiệm bằng hai bức vẽ về đề tài con mèo có cùng hình thể nhưng có phong cách và bút pháp khác nhau để tiện việc so sánh...
- Riêng về bức "Cô gái áo vàng". Nhìn tổng thể tác phẩm cho thấy màu sắc đơn giản nhợt nhạt. Vẽ không có đường viền. Có sử dụng bay một đôi chỗ. Hình họa ước lệ phóng túng. Bút pháp có phần rối loạn, nét cọ yếu, vụn không liền mạch, nhiều chỗ bộc lộ sự luộm thuộm đuối sức không tinh tế, như việc bỏ dở hẳn ở phần mặt và đôi bàn tay. Cho thấy họa sĩ khi vẽ bức này có tinh thần không ổn định và thể chất yếu nên dẫn đến những hiện tượng hơi bị chuệch choạc như vừa nêu trên. Mặc dầu vậy. Nhìn tổng thể vẫn cho thấy được tính chất của người họa sĩ có đẳng cấp bậc thày chứ không phải non nớt. Nếu như chấp nhận những dữ kiện về bức tranh Cô gái áo vàng như vừa phân tích trên là đúng. Ta có thể đưa ra một giả thiết. Ai cũng biết, khi Nguyễn Sáng vào Saigòn lần thứ ba thì sức khỏe của ông đã suy kiệt. Với thể trạng bệnh tật liên miên như thế ông không còn sức khỏe để làm việc. Chỉ khi rảnh rỗi, sức khỏe cho phép, Nguyễn Sáng tranh thủ vẽ lại hình ảnh người vợ quá cố của mình để giải khuây. Nhưng cuối cùng vì sức khỏe ngày càng suy sụp nên mới xảy ra tình huống bỏ lửng nhiều nơi. Bộc lộ rõ nhất là khuôn mặt và đôi tay vẽ còn dang dở!? Nếu sức khỏe còn tốt chắc ông không đến nỗi phải như vậy.
Dựa vào những phân tích trên. Bức tranh "cô gái áo vàng" này phải được Nguyễn Sáng vẽ vào năm cuối ( 1987 ). Chứ không phải ở thời kỳ thứ hai 1981-1982.
Tóm lại ta có một kết luận về niên đại cho 03 bức như sau:
- Hai bức đề tài về con mèo được họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ vào giai đoạn thứ hai (1981-1982). Khi có dịp vào Nam và đến thăm Tạ Tỵ
- Và bức Cô gái áo vàng ông vẽ vào lần thứ ba (1987) khi vào ở hẳn Saigon lúc sức khỏe ngày càng suy sụp.
VI - Về chữ ký của Nguyễn Sáng không có trên ba bức tranh.
Về chuyện chữ ký của họa sĩ Nguyễn Sáng không thấy trên các tác phẩm. Việc này đã được dẫn chứng rất rõ ở từng phần riêng lẻ ở trên nay xin nhắc lại:
1 - Nơi bức tranh vẽ cô gái áo vàng. Vì sức khỏe mỗi ngày một kém đi, nên Nguyễn Sáng không đủ sức và thời gian để thực hiện cho trọn vẹn bức tranh vẽ người vợ quá cố của mình mà đành phải bỏ dở dang. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chuyện tại sao ông không ký tên vào...
2 - Nơi hai bức vẽ về con mèo. Sau khi được xem loạt tranh của Tạ Tỵ về. Nguyễn Sáng rất trăn trở nên muốn vượt thoát khỏi những gì đã câu thúc và sáo mòn để đi tìm một hướng đi mới cho mình nên ông đã thử nghiệm bằng hai bức tranh vẽ con mèo. Vì xem đây là bản nháp nên Nguyễn Sáng đã không ký tên của mình vào.
VI - Về chữ ký của Nguyễn Sáng không có trên ba bức tranh.
Về chuyện chữ ký của họa sĩ Nguyễn Sáng không thấy trên các tác phẩm. Việc này đã được dẫn chứng rất rõ ở từng phần riêng lẻ ở trên nay xin nhắc lại:
1 - Nơi bức tranh vẽ cô gái áo vàng. Vì sức khỏe mỗi ngày một kém đi, nên Nguyễn Sáng không đủ sức và thời gian để thực hiện cho trọn vẹn bức tranh vẽ người vợ quá cố của mình mà đành phải bỏ dở dang. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chuyện tại sao ông không ký tên vào...
2 - Nơi hai bức vẽ về con mèo. Sau khi được xem loạt tranh của Tạ Tỵ về. Nguyễn Sáng rất trăn trở nên muốn vượt thoát khỏi những gì đã câu thúc và sáo mòn để đi tìm một hướng đi mới cho mình nên ông đã thử nghiệm bằng hai bức tranh vẽ con mèo. Vì xem đây là bản nháp nên Nguyễn Sáng đã không ký tên của mình vào.
* Theo như lời của HS. Lê Thanh Trừ:
" .... Năm 1987, họa sĩ Nguyễn Sáng lại quay về cố hương, trông chờ ở người em tập kết cùng trở về là nguồn an ủi, ngờ đâu, người em ấy lại vội vã ra đi với cơn đau tim đột ngột. Ông dường như bất lực trước số phận, nhưng vẫn cố vẽ tranh. Ly rượu đơn lẻ và nghệ thuật tạo hình vẫn chung tình với danh họa Nguyễn Sáng đến phút cuối cùng. Bức tranh dang dở còn ở đâu đây…"
" .... Năm 1987, họa sĩ Nguyễn Sáng lại quay về cố hương, trông chờ ở người em tập kết cùng trở về là nguồn an ủi, ngờ đâu, người em ấy lại vội vã ra đi với cơn đau tim đột ngột. Ông dường như bất lực trước số phận, nhưng vẫn cố vẽ tranh. Ly rượu đơn lẻ và nghệ thuật tạo hình vẫn chung tình với danh họa Nguyễn Sáng đến phút cuối cùng. Bức tranh dang dở còn ở đâu đây…"
VII - Có thể là tranh chép hoặc vẽ giả không?
1 - Tình huống cho là bức tranh này vẽ giả hay sao chép từ lâu là không hợp lý. Bởi vì nếu vẽ giả phải ký tên Nguyễn Sáng vào mới có cơ may bán được giá. Ở đây vẽ xong không ký tên rồi đem bán cho ve chai!? Đã thế cách nay vài chục năm, thời điểm mà tranh sơn dầu vẽ không ai mua, cho chưa chắc ai đã lấy (Theo kiểu thức vẽ này) thì chả có ai điên gì mà đi vẽ giả như thế. Người thật vẽ thật đem bán không ai mua nữa là vẽ giả hay sao chép. Chỉ còn lại trường hợp ở người quá đam mê hội họa vì sở thích của mình, bất kể chuyện có lợi hay hại, say mê lao vào vẽ cho thỏa chí mình mà thôi! Do đó tình huống cho là chép hay vẽ giả mà không ký tên Nguyễn Sáng vào ngay từ trước chẳng hợp lý tí nào nên bị loại bỏ.
( Theo như lời thuyết minh trong bộ phim “ Đi tìm Nguyễn Sáng ” do TFS thực hiện. Lúc sắp mất ông có nhờ người em dâu đem bán hộ bức chân dung tự họa với giá một chỉ vàng, hơn hai tháng mà chả có ai mua cho. Tôi có sinh hoạt mua bán trong lãnh vực hội họa vào thời kỳ bao cấp khó khăn này (1975-1990). Thực tế trong khoảng hơn vài thập niên từ 1980 đến năm 2000. Tranh sơn dầu vẽ bán không ai mua. Tranh cũ các loại bán rẻ như bèo ( Tôi nhớ thường không quá vài cây thuốc lá Hoa Mai. Khoảng trăm đồng tiền Việt ). Tôi hay bị bạn bè " chọc quê " khi thấy cứ mê mải "hốt" tranh sơn dầu. " Thiên hạ đem đậy chuồng gà mà mày mua về chơi. Khùng quá đi! ". Thị trường lúc đó đổ xô vào tranh lụa và sơn mài. Nên bức vẽ cô gái áo vàng vẽ dang dở, không có ký tên được cho là của HS. Nguyễn Sáng bị gia đình đem bán ve chai cũng không lấy gì làm lạ ). (6)
2 - Nếu cho là của ai đó vẽ và không ký tên thì sao?
Nếu trường hợp do một ai đó vẽ mà không ký tên xảy ra. Thì tại sao nó lại có lá đơn xin nhập hộ khẩu của Nguyễn Sáng đi kèm và ba bức tranh mới phát hiện này cho thấy của một người có tay nghề vững vàng chứ không phải kẻ mới học hay non tay vẽ chơi mà không ký tên. Vả lại qua những nhận xét nơi các bức tranh. Nếu không do Nguyễn Sáng vẽ tại sao lại có nhiều yếu tố bút pháp cùng tính chất gần gũi với Nguyễn Sáng đến như thế? Cho nên nếu cho rằng ai đó vẽ chơi và không ký tên mà lại có nhiều yếu tố của họa sĩ Nguyễn Sáng là không thể. Vì vậy những bức tranh này chỉ có thể do Nguyễn Sáng thực hiện. Một nhân vật quá say mê hội họa không cần biết đến chuyện gì khác xảy ra ngoài chuyện thỏa mãn niềm say mê của mình. Nút thắt lớn nhất ở đây là tại sao ông chưa ký tên vào những tác phẩm này mà thôi!? Và đây có phải là một đòi hỏi sự cầu toàn thái quá không? Chuyện các họa sĩ vẽ xong chưa ký tên ngay đươc xếp lủ khủ trong nhà cũng không phải là hiếm... Ăn thua bức tranh không chữ ký có dấu hiệu gì về họa sĩ nào đó để ta dựa vào mà đưa ra lời kết cho hợp lý mà thôi.
3 - Với dấu hiệu bố cũ, màu đã lão hóa. Sơn vẽ đã ngấm ra phía sau lưng tự nhiên, có mùi hắc của ẩm mốc cùng việc được tôi cất trong nhà cỡ vài thập niên thì chuyện cho là ai đó mới vẽ để làm giả đương nhiên phải được loại bỏ và cũng chả ai đi vẽ giả vào những thập niên 80 - 90/ TK 20. khi mà tranh sơn dầu cho cũng hiếm người lấy này thì chuyện vẽ giả để bán quả là không tưởng... và cũng nên cần lưu ý là phải từ nơi nguồn gia đình ông đưa ra mới có những yếu tố cá biệt dính dáng đến họa sĩ Nguyễn Sáng một cách rõ ràng như thế này... nên yếu tố giả mà có được nhiều dữ liệu cụ thể như thế này thì hẳn cũng là không thể, đương nhiên bị loại bỏ.
VIII - Kết luận chung về ba bức tranh và lá đơn:
Mặc dù cả ba bức tranh không thấy chữ ký tác giả. Không có sự giám định của các chuyên gia cũng như gia đình họa sĩ và cơ quan thẩm quyền chứng thực. Nhưng với sự khảo cứu cẩn trọng, minh bạch xuyên suốt từ đề tài cho tới bút pháp cùng tính chất nơi ba bức tranh.( Cô gái áo vàng, hai hai bức vẽ mèo ). Khi đem ba bức tranh so sánh với những gì thuộc về họa sĩ Nguyễn Sáng đã cho thấy rất nhiều trùng khớp với những nhận định của các họa sĩ lão thành cùng tư liệu bằng hình ảnh nơi Google và hai bộ phim về họa sĩ Nguyễn Sáng trên YouTube do TFS và VCTV thực hiện. Cộng với việc lấy lá đơn của Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam cấp cho Nguyễn Sáng làm nguồn xác tín. Lá đơn là một bằng chứng cụ thể minh bạch. Một yếu tố cực kỳ quan trọng không khác gì chữ ký của họa sĩ Nguyễn Sáng vì nó đã được ông lưu giữ và sử dụng cho đến khi qua đời. Lá đơn và ba bức tranh. Tất cả chúng đã nằm chung với nhau cùng một chỗ trong suốt cả một thời gian dài đến vài mươi năm và mới được phát hiện vào tháng 5 năm 2017. Tóm lại. Sự lý giải có cơ sở và bằng chứng vững chắc từ những:
- Sự thật hiển nhiên của lá đơn.
- Những yếu tố gần gũi về hội họa.
- Yếu tố vật lý tác động nơi hiện vật.
- Quá trình được cất giữ cùng nhau suốt vài thập kỷ.
- Chứng minh rõ ràng được chuyện tại sao không có chữ ký Nguyễn Sáng. ( Bức cô gái áo vàng vẽ còn dang dở nên chưa ký tên. Hai bức vẽ mèo là bản nháp của sự thử nghiệm nên không ký tên vào cũng là sự thường tình ).
Tất cả đã giúp cố vững chắc cho việc khẳng định. Ba bức tranh này do Nguyễn Sáng vẽ lúc cuối đời chưa có ký tên. Đây là một sự việc đúng với sự thật. Không phải quy chụp hay mạo nhận. (Cả ba bức tranh mới được cho làm khung mới trong Tháng 6/2017).
IX - Cần được minh chứng khách quan hơn nữa:
Tất cả những nhận định nêu trong bài này hoàn toàn mang tính chủ quan một chiều của người viết. Mặc dầu không thấy chữ ký của họa sĩ Nguyễn Sáng trong ba tác phẩm. Nhưng đã chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của chúng từ trong gia đình Nguyễn Sáng đưa ra. Các bức tranh có nhiều điểm tương đồng rất rõ ràng với tính cách của họa sĩ Nguyễn Sáng. Cũng như chất liệu của các tác phẩm bị lão hóa cho thấy đã trải qua thời gian trên vài mươi năm phù hợp với thời điểm tác giả còn sinh tiền. Dẫu vậy nhưng cũng cần phải đào sâu hơn nữa để việc minh chứng có thêm phần chắc chắn trước công luận. Xin lưu ý. Đây là một phát hiện thực tế. Phát xuất từ việc lá đơn và ba bức tranh cùng nằm chung trong một lô ve chai ngay từ đầu. Điều này đã chứng tỏ chúng có liên quan mật thiết với nhau như hình với bóng rất rõ ràng, không phải chuyện cố tình dàn dựng, mạo nhận hay làm giả nên rất mong được các nhà nghiên cứu và phê bình trong cũng như ngoài nước cho ý kiến phản biện đúng sai có tính khoa học để tránh chuyện bị mai một đi những tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Sáng... chưa từng được biết đến...
X - Một số bức tranh của HS. Nguyễn Sáng trích trên Google.
Rất tiếc là không có cách nào để chiêm nghiệm các tác phẩm của HS. Nguyễn Sáng một cách trực tiếp nên đành phải tham khảo qua mạng. Điều này chỉ cho kết quả một cách tương đối. Đành vậy không thể làm sao hơn.
Bức trừu tượng được cho là duy nhất của HS. Nguyễn Sáng. Vẽ năm 1959.
Cauminhngoc
26/6/2017
26/6/2017
(1) * Bài viết của Trịnh Chu theo báo CAND.
" ... Năm 1977, Nguyễn Sáng cùng vợ vào
Sài Gòn sống tại số nhà 40/05 Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh. Đến năm 1979,
sau khi cô Thủy - vợ ông - qua đời, ông trở lại Hà Nội. "
* Theo nguồn TT & VH, Do Văn Bảy ghi cuộc nói chuyện với ông Nguyễn kim Sơn.
"...Khoảng 1978, Sáng lấy cô Nguyễn Thị Thủy (1955-1979), nhưng ở với
nhau được khoảng 1 năm thì cô ấy cũng mất do bạo bệnh. "
* Theo như lời của HS. Lê Thanh Trừ:
" .... Năm 1987, họa sĩ Nguyễn Sáng lại quay về cố hương, trông chờ ở người em tập kết cùng trở về là nguồn an ủi, ngờ đâu, người em ấy lại vội vã ra đi với cơn đau tim đột ngột. Ông dường như bất lực trước số phận, nhưng vẫn cố vẽ tranh. Ly rượu đơn lẻ và nghệ thuật tạo hình vẫn chung tình với danh họa Nguyễn Sáng đến phút cuối cùng. Bức tranh dang dở còn ở đâu đây…"
* Nguyến Sáng. Sinh ngày 1- 8- 1923, mất ngày 16- 2- 1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quê ở xã Điều Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Mĩ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Ông nhiều năm sống và làm việc tại số nhà 65 Nguyễn Thái Học, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Lúc đầu, Nguyễn Sáng học Trường Mĩ thuật Gia Định (1936 - 1938), sau học tiếp Trường Mĩ thuật Đông Dương khoá XIV (1941 - 1945); ông là hội viên ngành hội hoạ Hội Mĩ thuật Việt Nam từ 1957; Ủy viên Ban chấp hành Hội Mĩ thuật Việt Nam khoá I (1957- 1983); hoạ sĩ tổ sáng tác Hội Mĩ thuật Việt Nam; Giải nhất triển lãm Mĩ thuật toàn quốc 1954. (Nguồn: Hội Mỹ Thuật Việt Nam); Theo như lời thuyết minh trong bộ phim "Đi tìm Nguyễn Sáng" và "Danh họa Nguyễn Sáng". Đăng tải trên YouTube. Cả hai đều nói ông mất vào ngày 06/12/1988. Không rõ nguồn nào đúng?.
* Nguyễn Sáng. (Ngô văn Tao). Trước năm 1985, tôi chưa có dịp thấy một bức tranh nào của Nguyễn Sáng. Chắc chắn họa sĩ Nguyễn Sáng không vẽ nhiều như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm....
.....Tranh của Nguyễn Sáng không rạng rỡ màu sắc. Có lẽ như Bùi Xuân Phái và Nguyễn Tư Nghiêm, ẩn dụ phản ảnh cái ảm đạm của Hà Nội trong thời kinh tế bao cấp nhục nhằn. Bố cục tranh của Nguyễn Sáng lại rất hoàn chỉnh, với những màn cảnh, thị tuyến hình học như kỹ thuật. Hình vẽ là chủ yếu, với những khối lượng chắc chắn Picasso, đường cọ vừa mạnh vừa nhẹ nhàng, mực thước chân phương và ý thức.... (Nguồn Văn Hóa Nghệ An)
(2) Giai đoạn từ 1965 cho đến 1975. Ngành hội họa tại miền Nam bùng vỡ dữ dội nên màu và bố được nhập cảng vào Việt Nam rất nhiều. Mua rất dễ dàng...
(3) Thường có các màu. Đỏ, xanh, vàng, trắng và đen. Nhất là màu đỏ, hầu như không thể thiếu trong tranh của ông. (Người viết)
(4) Dựa theo lời bình trong phim "Đi tìm Nguyễn Sáng" do TFS thực hiện. Việc ông nhờ người em dâu đem bán bức chân dung tự họa một chỉ vàng, qua hơn hai tháng mà chẳng ai mua. Chứng tỏ lúc cuối đời ông (Năm 1988) cũng chẳng có ai giúp đỡ và chú ý đến chuyện mua tranh của ông. Có lẽ bạn bè khi ấy gặp cùng hoàn cảnh thời bao cấp thân ai nấy lo còn chưa xong thì lấy hơi sức đâu mà lo cho người khác. Có tốt lắm thì cũng chỉ cho được ít vật tư về hội họa như sơn và vải bố giúp cho ông giải sầu là cùng. Vì vậy ông mới rơi vào tình huống quá khó khăn này cho đến lúc mất. Cho nên ba bức vẽ xong tháo châssis xếp xó (có dấu quyển sách đè lên phía sau lưng bức con mèo nền xanh là vậy). Lâu ngày quên đi đến nỗi để cho nước ngấm cả vào tranh là điều dễ hiểu. Tranh tốt còn không bán được huống gì tranh mới vẽ, bởi vậy khi Nguyễn Sáng mất thân nhân để mãi trong nhà cũng chỉ thêm bừa bộn nên đã đem bán tống cho ve chai là vậy. (Nên nhớ đây là những năm của thời bao cấp. Bobo củi thước cũng phải có sổ từ năm 1975 đến 1995 mới giảm. Một thời kỳ cực kỳ khó khăn cho toàn xã hội chứ không kể riêng ai ).
(5) " ... Nguyễn Sáng từng vẽ hổ, vẽ trâu, vẽ ngựa, vẽ gà… nhưng chưa ở đâu dấu ấn cá nhân Nguyễn Sáng lại phát tiết một cách tự do nhất, đam si và hào hứng nhất như ở tranh vẽ mèo. Với Nguyễn Sáng, mèo là một cuộc khám phá các đối tượng thẩm mỹ về hình sắc, bố cục, cấu trúc và là sự tìm kiếm kỳ công cho phương thức biểu hiện mới. Ông vẽ hàng trăm bức về mèo, trở thành “Vua vẽ mèo” của Việt Nam: khi phiêu du trên mặt lụa mỏng manh, thanh thoát; lúc rực rỡ, lung linh trong ánh sơn mài tưng bừng, khỏe khoắn; có khi lại thiết tha, rạo rực nơi những vết chải sơn dầu, bột màu ngon mắt. Tất cả các con-mèo-Nguyễn-Sáng bước ra linh động, tham gia vào đời sống tinh thần của con người đầy kiêu hãnh, sang trọng, đúng chất một tiểu hổ: mạnh mẽ đến điên dại, bí ẩn. Xem tranh mèo Nguyễn Sáng, ta nhớ đến những trang văn của Jack London. Tiếc rằng hàng trăm bức vẽ mèo của Nguyễn Sáng đã thất lạc gần hết trong suốt mấy thập niên vừa qua. Đây là một sự thiệt thòi lớn cho những ai yêu mến mảng tranh này của Nguyễn Sáng, cũng như yêu mến tiền đồ hội họa nước nhà...." ( Nguồn: Tranh mèo của các họa sĩ bậc thày. Trịnh Chu. Lâm Đồng Online)
" ... ngọn bút tài hoa Nguyễn Sáng lại mặc sức cho rung động tự do của tư duy và tình cảm như trong tác phẩm vẽ mèo. Trong nhiều bức chân dung các loại người, nhân vật của Nguyễn Sáng thường có đôi mắt mở to, trong sáng, tin yêu nhìn thẳng vào cuộc đời. Tôi còn nhìn thấy đôi mắt ấy trong tác phẩm mèo của ông. Đôi mắt con vật hiền lành, sáng rực trong đêm với tấm thân uyển chuyển, nhịp nhàng trên nền son thắm vóc sơn mài lung linh vàng bạc...."
(6) Bức chân dung truyền thần cô gái vẽ vảo đầu năm 1944. Tôi mua năm 2005. Trước khi bán cho tôi người chủ bức tranh ( Người bạn hàng chuyên đi rẻo qua các lò đồng nát và mua chặn từ các xe đẩy, gánh ve chai dạo đem về bán cho các hiệu sách cũ ) đã cầm đi hỏi khắp nơi đến hơn cả tuần lễ: Nào là Bảo tàng Thành Phố đường Phó đức Chính, Trường Mỹ thuật Gia Định, họa sĩ Tú Duyên mãi đến khi vào Hội Mỹ Thuật Thành Phố ở đường Pasteur mới có người cho anh ta biết là tranh của Nguyễn Sáng. Mặc dù có chữ ký thời kỳ đầu nằm sờ sờ ngay trong tranh mà cũng không có ai nhận ra. Và không biết giá đòi bán là bao nhiêu với những người mà chàng ta tiếp thị. Cuối cùng tôi cũng mua được nhưng với cái giá cao nhất mà anh ta đưa ra sau khi đã có hơn tuần khảo giá. Như vậy chứng tỏ là ngay vào những năm 2005 nơi thị trường tranh cùng các nhà sưu tập cũng chưa có ai quan tâm nhiều đến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng nên hắn mới nhọc công mất cả hơn tuần đi dò hỏi. Nếu như ngày nay ( 2017 ) thì tôi đã không thể mua nổi hoặc không mua được rồi.
Tài liệu tham khảo:
- Hình ảnh trích dẫn lấy từ Google.
- Nguyễn Sáng - Danh họa có tranh được công nhận bảo vật quốc gia - Trần trung Sáng.
- Nguyễn Sáng. Một danh họa lớn của Việt Nam. Viết Hiền. Báo Binh Định >> Văn hòa - Thể Thao.
- Họa sĩ Nguyễn Sáng. " Đừng vẽ theo chính sách ". Đông Ngàn Đỗ Đức.
- Kỷ niệm 90 ngày sinh họa sĩ Nguyễn Sáng. Trích bài phát biểu của HS. Trần khánh Chương.
- Danh họa Nguyễn Sáng. Lê thanh Trừ.
- Tranh mèo của các họa sĩ bậc thày. Trịnh Chu. Google.
- Nguyễn Sáng. Ngô văn Tao. Văn hóa Nghệ An.
- Danh họa Nguyễn Sáng - Người về từ cội nguồn. Trịnh Chu. Theo CAND.
- Những câu chuyện ít biết về họa sĩ Nguyễn Sáng. TT&VH Online.
- Đi tìm Nguyễn Sáng.YouTube. Phim do TFS thực hiện.
- Danh họa Nguyễn Sáng.YouTube. Phim do VCTV thực hiện.
- Tranh mèo của các họa sĩ bậc thày. Trịnh Chu. Lâm Đồng Online.
* Theo như lời của HS. Lê Thanh Trừ:
" .... Năm 1987, họa sĩ Nguyễn Sáng lại quay về cố hương, trông chờ ở người em tập kết cùng trở về là nguồn an ủi, ngờ đâu, người em ấy lại vội vã ra đi với cơn đau tim đột ngột. Ông dường như bất lực trước số phận, nhưng vẫn cố vẽ tranh. Ly rượu đơn lẻ và nghệ thuật tạo hình vẫn chung tình với danh họa Nguyễn Sáng đến phút cuối cùng. Bức tranh dang dở còn ở đâu đây…"
* Nguyến Sáng. Sinh ngày 1- 8- 1923, mất ngày 16- 2- 1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quê ở xã Điều Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Mĩ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Ông nhiều năm sống và làm việc tại số nhà 65 Nguyễn Thái Học, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Lúc đầu, Nguyễn Sáng học Trường Mĩ thuật Gia Định (1936 - 1938), sau học tiếp Trường Mĩ thuật Đông Dương khoá XIV (1941 - 1945); ông là hội viên ngành hội hoạ Hội Mĩ thuật Việt Nam từ 1957; Ủy viên Ban chấp hành Hội Mĩ thuật Việt Nam khoá I (1957- 1983); hoạ sĩ tổ sáng tác Hội Mĩ thuật Việt Nam; Giải nhất triển lãm Mĩ thuật toàn quốc 1954. (Nguồn: Hội Mỹ Thuật Việt Nam); Theo như lời thuyết minh trong bộ phim "Đi tìm Nguyễn Sáng" và "Danh họa Nguyễn Sáng". Đăng tải trên YouTube. Cả hai đều nói ông mất vào ngày 06/12/1988. Không rõ nguồn nào đúng?.
* Nguyễn Sáng. (Ngô văn Tao). Trước năm 1985, tôi chưa có dịp thấy một bức tranh nào của Nguyễn Sáng. Chắc chắn họa sĩ Nguyễn Sáng không vẽ nhiều như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm....
.....Tranh của Nguyễn Sáng không rạng rỡ màu sắc. Có lẽ như Bùi Xuân Phái và Nguyễn Tư Nghiêm, ẩn dụ phản ảnh cái ảm đạm của Hà Nội trong thời kinh tế bao cấp nhục nhằn. Bố cục tranh của Nguyễn Sáng lại rất hoàn chỉnh, với những màn cảnh, thị tuyến hình học như kỹ thuật. Hình vẽ là chủ yếu, với những khối lượng chắc chắn Picasso, đường cọ vừa mạnh vừa nhẹ nhàng, mực thước chân phương và ý thức.... (Nguồn Văn Hóa Nghệ An)
(2) Giai đoạn từ 1965 cho đến 1975. Ngành hội họa tại miền Nam bùng vỡ dữ dội nên màu và bố được nhập cảng vào Việt Nam rất nhiều. Mua rất dễ dàng...
(3) Thường có các màu. Đỏ, xanh, vàng, trắng và đen. Nhất là màu đỏ, hầu như không thể thiếu trong tranh của ông. (Người viết)
(4) Dựa theo lời bình trong phim "Đi tìm Nguyễn Sáng" do TFS thực hiện. Việc ông nhờ người em dâu đem bán bức chân dung tự họa một chỉ vàng, qua hơn hai tháng mà chẳng ai mua. Chứng tỏ lúc cuối đời ông (Năm 1988) cũng chẳng có ai giúp đỡ và chú ý đến chuyện mua tranh của ông. Có lẽ bạn bè khi ấy gặp cùng hoàn cảnh thời bao cấp thân ai nấy lo còn chưa xong thì lấy hơi sức đâu mà lo cho người khác. Có tốt lắm thì cũng chỉ cho được ít vật tư về hội họa như sơn và vải bố giúp cho ông giải sầu là cùng. Vì vậy ông mới rơi vào tình huống quá khó khăn này cho đến lúc mất. Cho nên ba bức vẽ xong tháo châssis xếp xó (có dấu quyển sách đè lên phía sau lưng bức con mèo nền xanh là vậy). Lâu ngày quên đi đến nỗi để cho nước ngấm cả vào tranh là điều dễ hiểu. Tranh tốt còn không bán được huống gì tranh mới vẽ, bởi vậy khi Nguyễn Sáng mất thân nhân để mãi trong nhà cũng chỉ thêm bừa bộn nên đã đem bán tống cho ve chai là vậy. (Nên nhớ đây là những năm của thời bao cấp. Bobo củi thước cũng phải có sổ từ năm 1975 đến 1995 mới giảm. Một thời kỳ cực kỳ khó khăn cho toàn xã hội chứ không kể riêng ai ).
(5) " ... Nguyễn Sáng từng vẽ hổ, vẽ trâu, vẽ ngựa, vẽ gà… nhưng chưa ở đâu dấu ấn cá nhân Nguyễn Sáng lại phát tiết một cách tự do nhất, đam si và hào hứng nhất như ở tranh vẽ mèo. Với Nguyễn Sáng, mèo là một cuộc khám phá các đối tượng thẩm mỹ về hình sắc, bố cục, cấu trúc và là sự tìm kiếm kỳ công cho phương thức biểu hiện mới. Ông vẽ hàng trăm bức về mèo, trở thành “Vua vẽ mèo” của Việt Nam: khi phiêu du trên mặt lụa mỏng manh, thanh thoát; lúc rực rỡ, lung linh trong ánh sơn mài tưng bừng, khỏe khoắn; có khi lại thiết tha, rạo rực nơi những vết chải sơn dầu, bột màu ngon mắt. Tất cả các con-mèo-Nguyễn-Sáng bước ra linh động, tham gia vào đời sống tinh thần của con người đầy kiêu hãnh, sang trọng, đúng chất một tiểu hổ: mạnh mẽ đến điên dại, bí ẩn. Xem tranh mèo Nguyễn Sáng, ta nhớ đến những trang văn của Jack London. Tiếc rằng hàng trăm bức vẽ mèo của Nguyễn Sáng đã thất lạc gần hết trong suốt mấy thập niên vừa qua. Đây là một sự thiệt thòi lớn cho những ai yêu mến mảng tranh này của Nguyễn Sáng, cũng như yêu mến tiền đồ hội họa nước nhà...." ( Nguồn: Tranh mèo của các họa sĩ bậc thày. Trịnh Chu. Lâm Đồng Online)
" ... ngọn bút tài hoa Nguyễn Sáng lại mặc sức cho rung động tự do của tư duy và tình cảm như trong tác phẩm vẽ mèo. Trong nhiều bức chân dung các loại người, nhân vật của Nguyễn Sáng thường có đôi mắt mở to, trong sáng, tin yêu nhìn thẳng vào cuộc đời. Tôi còn nhìn thấy đôi mắt ấy trong tác phẩm mèo của ông. Đôi mắt con vật hiền lành, sáng rực trong đêm với tấm thân uyển chuyển, nhịp nhàng trên nền son thắm vóc sơn mài lung linh vàng bạc...."
".....Trở
về với căn gác nhỏ bé, yên tĩnh của mình, Nguyễn Sáng vẽ trên nền nhà bằng phấn,
trên giấy thô mộc, hàng trăm hình mèo hiện ra, lại xóa đi. Ông xây dựng tác phẩm
trên lụa, trên giấy dó, trên toan, trên đĩa, trên vóc sơn mài… Cũng ở đây, con
mèo cô đơn yên tĩnh đang gãi tai, con mèo đang đùa giỡn hay đang tình tự, con
mèo đang rình mồi … Đời sống loài mèo náo nhiệt hoặc trầm tư nhìn vào đồng loại
và con người sáng tạo ra nó..."
"... Hình
tượng mèo của ông vừa tái hiện cái đẹp của tự nhiên, vừa thể hiện cái đẹp của
nghệ thuật. Bằng phương pháp diễn hình hiện đại. Nguyễn Sáng đơn giản hóa phần
không quan trọng bằng nét vẽ hào phóng của cây bút to đường lưng mềm mại rồi đi
vào chi tiết từ mắt mũi tới bộ râu con vật. Nét tranh ông chỗ đơn sơ thô mộc,
chỗ tinh vi xen lẫn đem lại hiệu quả hồn nhiên, sinh động. Những mảng màu giao
hòa lúc nguyên sắc dân gian, lúc đậm nhạt, câm, thét, vô ý và chủ tâm tương phản,
nằm trong tổng thể xôn xao bản hợp tấu màu nhiều cung bậc hài hòa, gây ấn tượng
mạnh mẽ... " (Nguồn: Tranh của HS. Nguyễn Sáng. Facebook.)
(5bis). Theo như bài viết " Chữ ký giả tạp truyện " của Hà Nhì được Tạp chí mỹ thuật đăng trên Facebook. Khi trao đổi với họa sĩ Lưu Công Nhân...về bức tranh của họa sĩ Lưu Công Nhân được ký tên Nguyễn Sáng... Hà Nhì nhận xét: ".... So với lưu Công Nhân, Nguyễn Sáng vẽ thiên về hình học hơn và mộc hơn ".
(5bis). Theo như bài viết " Chữ ký giả tạp truyện " của Hà Nhì được Tạp chí mỹ thuật đăng trên Facebook. Khi trao đổi với họa sĩ Lưu Công Nhân...về bức tranh của họa sĩ Lưu Công Nhân được ký tên Nguyễn Sáng... Hà Nhì nhận xét: ".... So với lưu Công Nhân, Nguyễn Sáng vẽ thiên về hình học hơn và mộc hơn ".
Tài liệu tham khảo:
- Hình ảnh trích dẫn lấy từ Google.
- Nguyễn Sáng - Danh họa có tranh được công nhận bảo vật quốc gia - Trần trung Sáng.
- Nguyễn Sáng. Một danh họa lớn của Việt Nam. Viết Hiền. Báo Binh Định >> Văn hòa - Thể Thao.
- Họa sĩ Nguyễn Sáng. " Đừng vẽ theo chính sách ". Đông Ngàn Đỗ Đức.
- Kỷ niệm 90 ngày sinh họa sĩ Nguyễn Sáng. Trích bài phát biểu của HS. Trần khánh Chương.
- Danh họa Nguyễn Sáng. Lê thanh Trừ.
- Tranh mèo của các họa sĩ bậc thày. Trịnh Chu. Google.
- Nguyễn Sáng. Ngô văn Tao. Văn hóa Nghệ An.
- Danh họa Nguyễn Sáng - Người về từ cội nguồn. Trịnh Chu. Theo CAND.
- Những câu chuyện ít biết về họa sĩ Nguyễn Sáng. TT&VH Online.
- Đi tìm Nguyễn Sáng.YouTube. Phim do TFS thực hiện.
- Danh họa Nguyễn Sáng.YouTube. Phim do VCTV thực hiện.
- Tranh mèo của các họa sĩ bậc thày. Trịnh Chu. Lâm Đồng Online.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét