NHẬN XÉT VỀ " ĐÔI MẮT " TRONG TÁC PHẨM "BÀ CHÁU" CỦA HS. TÚ DUYÊN.
Nhận xét về ý tưởng của họa sĩ đã gởi gắm vào "đôi mắt" trong tác phẩm.
Thông thường khi vẽ tranh về tình yêu thương ruột thịt, các họa sĩ hay dùng hình tượng mẹ con, bà cháu. Mỗi một họa sĩ sẽ có cách diễn cảm hình họa khác nhau theo chủ ý riêng về cử điệu nhân vật cùng sắc màu vật thể dàn trải sẽ hình thành nội dung tác phẩm. Người thưởng ngoạn sẽ dựa vào đó mà có những súc cảm nội tâm sâu lắng, dửng dưng hay vô thưởng vô phạt..v..v...
Thoạt nhìn vào bức tranh “Bà cháu” của
họa sĩ Tú Duyên. Có thể chưa nắm được nội dung sâu xa mà tác giả muốn chuyển
tải tới mọi người. Nhưng với hình ảnh hai bà cháu thì rất rõ. Ai cũng thấy ngay
được. Trên bản diện tác phẩm đã chỉ rõ hai nhân vật. Một già, một trẻ. Hình ảnh
rất thân thương, nồng nàn khi đứa cháu còn non nớt nép vào ngực, trong vòng tay của người bà
với mái tóc bạc phơ. Đôi mắt đứa bé cúi nhìn chăm chú vào đôi tay còn đang
nghịch ngợm với vật gì đó, rất vô tư …Còn người bà đang dõi tầm
mắt về phía xa xa, ngược chiều với hướng nhìn đứa cháu bé.
Phải chăng những trăn trở, băn khoăn, khắc khoải của cuộc đời được họa sĩ
Tú Duyên gởi gắm vào những ánh mắt này? Ta thử quay lại truy nguyên trên bản thể
tác phẩm để tìm tòi cho rõ nguồn cơn. Ta thấy những gì?
- Sự tương phản giữa hai thế hệ già và trẻ.
- Hướng nhìn của hai bà cháu trái ngược nhau.
- Tầm nhìn xa của người bà và tầm nhìn gần của đứa trẻ.
- Không gian: Chung quanh hai bà cháu là bóng dáng của cây cành
thấp thoáng giữa không gian mờ nhạt. Một khoảng trời lung linh không rõ nét
chứa đựng sự sống muôn loài…Ảnh ảo về một khung cảnh miền quê thân quen nào đó…
Tình ruột thịt của gia đình qua những thế hệ tiếp nối. Bà mẹ - người con con rồi đến cháu. Nhưng ở tác phẩm này Tú Duyên chỉ đưa hình ảnh người bà và đứa cháu bé bỏng được gắn kết
thành một khối đồng nhất, lồng vào bối cảnh thân quen của môi trường sống chung quanh
không rõ nét nhưng lại rất gần gũi với mọi người và có thể bắt gặp bất cứ lúc nào ở mọi chỗ mọi
nơi.
* Với đứa cháu. Một tuổi thơ trong
trắng chưa vương bụi trần. Một độ tuổi còn phải sống nương tựa vào những bậc
sinh thành. Họa sĩ Tú Duyên đã thể hiện tư duy của mình với hình ảnh đứa bé
trong dáng vẻ thật trong sáng vô tư. Với ánh mắt thơ ngây thánh thiện, thản
nhiên nghịch ngợm với những gì có trong tầm tay, không hề bận tâm với những gì
xảy ra chung quanh.
Thần thái nơi khuôn mặt và ánh mắt đầy biểu cảm của người bà... qua nét bút trác tuyệt của họa sĩ Tú Duyên...
* Với người bà. Họa sĩ Tú Duyên đã tạo dựng hình ảnh một lão bà
tóc bạc phơ đang ôm ấp che chở cho đứa cháu trong vòng tay mà khuôn mặt hằn lên đầy những băn khoăn, khắc khoải âu lo. Dõi ánh mắt đăm chiêu
nhìn về phía trước. Cái nhìn của độ tuổi xế bóng đã kiến trải bao điều thăng trầm trong cuộc sống…Cái nhìn đầy súc cảm, đầy tâm trạng về tương lai.
Nhìn kỹ ánh mắt của người bà trong tác phẩm này của họa sĩ Tú Duyên. Bút pháp thật đơn giản, không phức tạp. Nhưng lại lột tả được đầy đủ cái tính chất khô khốc, thăm thẳm diệu vợi tràn đầy sự băn khoăn và lo lắng … Điều gì đã xảy ra để mà Tú Duyên phải dùng đến ánh mắt đầy trăn trở đặt để vào trong tác phẩm của mình như vậy?… Hỏi tức là đã trả lời. Cuộc chiến đang hồi khốc liệt. Ra đi mấy người trở lại... Mà ai cũng biết tình máu mủ ruột rà giữa bà và cháu, có được là do sự gắn kết bởi ba thế hệ. Ông bà - cha mẹ và con cháu. Ở trong tác phẩm này ta chỉ thấy thế hệ thứ Nhất và thứ Ba ( Bà và Cháu ). Thiếu vắng bóng dáng của thế hệ thứ hai. Thế hệ gạch nối giữa Bà và Cháu. Khoảng đệm giữa già và trẻ con. Chính là đứa con ruột thịt, cha của đứa bé. Thế hệ son trẻ tràn đầy nhựa sống. tài nguyên quốc gia, chịu trách nhiệm gánh gánh công việc chung của đất nước vác nên luôn phải bươn chải dấn thân góp mặt với đời trong mọi tình huống xã hội. Mặc dù họa sĩ Tú Duyên không đưa hình ảnh người con vào trong tác phẩm. Nhưng với ánh mắt tâm trạng, mòn mỏi, xa xăm, sâu lắng của người bà đã nói lên tất cả về đứa con xa nhà... Không nói đến, nhưng lại nói rất nhiều. Một ẩn dụ rất sâu sắc và trác tuyệt của bậc thày.
Nhìn kỹ ánh mắt của người bà trong tác phẩm này của họa sĩ Tú Duyên. Bút pháp thật đơn giản, không phức tạp. Nhưng lại lột tả được đầy đủ cái tính chất khô khốc, thăm thẳm diệu vợi tràn đầy sự băn khoăn và lo lắng … Điều gì đã xảy ra để mà Tú Duyên phải dùng đến ánh mắt đầy trăn trở đặt để vào trong tác phẩm của mình như vậy?… Hỏi tức là đã trả lời. Cuộc chiến đang hồi khốc liệt. Ra đi mấy người trở lại... Mà ai cũng biết tình máu mủ ruột rà giữa bà và cháu, có được là do sự gắn kết bởi ba thế hệ. Ông bà - cha mẹ và con cháu. Ở trong tác phẩm này ta chỉ thấy thế hệ thứ Nhất và thứ Ba ( Bà và Cháu ). Thiếu vắng bóng dáng của thế hệ thứ hai. Thế hệ gạch nối giữa Bà và Cháu. Khoảng đệm giữa già và trẻ con. Chính là đứa con ruột thịt, cha của đứa bé. Thế hệ son trẻ tràn đầy nhựa sống. tài nguyên quốc gia, chịu trách nhiệm gánh gánh công việc chung của đất nước vác nên luôn phải bươn chải dấn thân góp mặt với đời trong mọi tình huống xã hội. Mặc dù họa sĩ Tú Duyên không đưa hình ảnh người con vào trong tác phẩm. Nhưng với ánh mắt tâm trạng, mòn mỏi, xa xăm, sâu lắng của người bà đã nói lên tất cả về đứa con xa nhà... Không nói đến, nhưng lại nói rất nhiều. Một ẩn dụ rất sâu sắc và trác tuyệt của bậc thày.
Dõi vào năm sáng tác. Ngay sau chữ ký Tú Duyên, phần đuôi của chữ
"n" ôm trọn lấy con số: 74. Con số 74 này mang ý nghĩa là năm ra đời của tác phẩm. Năm 1974. Cũng là năm đã kiến trải bao nhiêu thăng trầm. In hằn những vết tích của cuộc chiến khốc liệt vào tim óc của người dân Việt Nam. Đại diện là Tết Mậu Thân 1968. Rồi chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971 ở Hạ lào. Và mùa hè Đỏ lửa năm 1972 ở Quảng trị và Huế. Cuộc chiến tranh khốc liệt đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng đang trong lứa tuổi sung mãn tốt đẹp nhất trong cuộc đời một con người. Nguồn cơn
đã rõ… Một con số thật ngắn gọn nằm trong một tác phẩm biểu thị về tình yêu thương tràn đầy cảm súc, nhưng khơi gợi những dữ kiện khốc liệt đầy máu và nước mắt ngoài xã hội do cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc. Nó cũng cho thấy khái niệm rất rõ ràng về thân phận con người trong thời chiến. Và đó cũng là điều khiến cho người mẹ, người bà phải lo lắng, đăm chiêu... Con số đó cũng là dấu ấn để ghi nhớ thời điểm ra đời của tác phẩm.
Tóm lại. Hai cái
nhìn được gói gọn trong một cục diện, lồng trong không gian thân quen, nhưng
mỗi cái nhìn nó lại ẩn chứa một ý niệm. Tác giả đã khéo vay mượn những hình ảnh
thắm đậm tình thương yêu của loài người để thể hiện một triết lý rất bao quát
sâu xa, tràn đầy cảm súc nội tâm, rất nhân bản. Có lẽ những tác phẩm như thế
này cũng không nhiều trong làng hội họa Việt nói chung và của họa sĩ Tú Duyên
nói riêng. Mặc dù trước đó tranh của ông đã được gởi gắm rất nhiều ý tưởng đầy
màu sắc của ca dao tục ngữ và thi ca. Đầy những hình ảnh hào hùng bất khuất của
anh hùng dân tộc cùng dáng vẻ mỹ miều của các cô gái đương độ. Nhưng riêng với
tác phẩm này ta thấy có sự cá biệt rất rõ ràng, thật nhỏ bé về kích thước ( 30cm x 30cm ). Nhưng không hề nhỏ bé về tư tưởng, nó mang một thông điệp rất
nhân bản trong cõi người ta gởi đến tha nhân.
Cauminhngoc
29/9/2015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét