Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

THỬ TÌM HIỂU GIÁ TRỊ MỘT TÁC PHẨM VẼ CHÂN DUNG CỦA HS.NGUYỄN SÁNG CHƯA TỪNG CÔNG BỐ) (IV).


Phần Thứ Tư.

THỬ TÌM HIỂU GIÁ TRỊ MỘT TÁC PHẨM VẼ CHÂN DUNG CỦA HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG VẼ THÁNG 01 NĂM 1944.


                   Nguyễn Sáng. Chân dung cô gái xứ Bắc. Than thỏi (fusain) trên giấy. Vẽ năm 1944.
  

            Trong giới sưu tập họ đã đưa ra một số đều kiện dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá một vật phẩm và rất coi trọng những món nào mang trên mình một trong những yếu tố có tính chất sau đây: 
      - Văn hóa.
      - Lịch sử.
      - Nghệ thuật.
      - Kinh tế. 
      Nếu hội đủ được càng nhiều yếu tố trên thì giá trị của nó càng tăng. Chính vậy ta thử nhận định xem tác phẩm này của Nguyễn Sáng có hội đủ được những điều vừa nêu ra hay không? Hay ở mức độ nào?

       1 - /  Đây là tác phẩm vẽ truyền thần bằng than thỏi [fusain]của HS. Nguyễn Sáng. Tác phẩm được thực hiện vào dịp triển lãm tranh và vẽ chân dung lấy tiền cứu trợ vào tháng Chạp năm Quí Mùi. Tại Hà nội. Bức tranh mới được phát hiện vào giữa tháng 01 năm 2005. Chưa từng được công bố.   
                                                                                           [ Văn hóa. Nghệ thuật. Lịch sử ]
    
       2 - /  Tính đến thời điểm tháng 01 năm 2005. Bức tranh này đã được 61 tuổi.  Đối với những tác phẩm của HS. Nguyễn Sáng đã được công bố. Ta có thể nói rằng tác phẩm này có độ tuổi cao nhất hay nói khác đi là xuất hiện sớm nhất của HS. Nguyễn Sáng tính đến thời điểm này ( Tháng 4/ 2014 ).
    Có thể xem chữ ký “Văn Sáng”. Viết theo lối chữ triện trong bức tranh “Cô gái Hà-Nội”. Vẽ năm 1944 là chữ ký của thời kỳ đầu. Vì chữ ký của ông trên bức vẽ mẹ nhà sưu tập tranh Đức Minh, vào năm 1945. Cũng viết theo khuôn khổ này, nhưng có chút khác biệt là ông viết thêm đầy đủ họ tên và chữ lót: “Nguyễn văn Sáng” vào bức tranh. Sau này ông chỉ ký hai chữ “Nguyễn Sáng” theo chữ viết thông thường…
                                                                                                    [ Văn hóa. Lịch sử ]
    
       3 - /  Bức tranh này do Nguyễn Sáng vẽ khi còn là sinh viên năm thứ Tư của trường Mỹ Thuật Đông Dương ở Hà nội. Mặc dù đang là sinh viên của năm thứ tư mà vẫn được BTC mời ra để giao trọng trách này chứng tỏ tài năng của ông đã được mọi người đánh giá rất cao.
                                                                                                    [  Tài năng nghệ thuật]
    
       4 - /  Những bức tranh của các họa sĩ của trường Mỹ Thuật Đông Dương vẽ từ 1945 trở về trước hiện nay rất hiếm trên thị trường. Ngay cả trong Bảo Tàng Quốc Gia cũng chả có được bao nhiêu. Chính vậy mà dòng tranh này rất được giới sưu tập ngưỡng mộ, săn lùng và được đánh rất cao trong các buổi đấu giá ở nước ngoài. Một số nhà sưu tập tầm cỡ trong nước cũng đã chịu khó bay ra nước ngoài tham dự với mong muốn đem những kiệt tác về cho đất nước. May mắn thay bức tranh này có đủ những yếu tố đó.

" Nhà sưu tập Gérard Chapuis, người đang lưu giữ được nhiều tranh gốc của danh họa Việt Nam, cũng cho rằng: “ Đến hiên nay, trên thị trường tìm được tranh của Nguyễn Sáng là rất hiếm, bới vậy nếu phát hiện được tranh nào của ông, chúng ta nên giới thiệu để công chúng tìm hiểu thưởng ngoạn”. 
            ( Sao y nguồn: Nguyễn Sáng - danh họa có tranh được công nhận bảo vật quốc gia.  Trần trung Sáng ).
                                                                                                       [ Kinh tế]

      
      5 - /  Trong lịch sử hội họa của VN. Khi nhắc đến thời điểm chính thức tiếp cận, học hỏi với nền hội họa phương Tây người ta thường lấy cái mốc năm 1925. Vì đây là năm chính quyền thực dân Pháp cho thành lập một trường dạy vẽ tại Hả nội lấy tên là “ Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ” dạy cho ba nước Việt-Miên-Lào. Với chế độ thi tuyển, mỗi năm đều có mở khóa mới; thời gian cho mỗi khóa học là 05 năm. Họa sĩ Nguyễn Sáng theo học khóa XIV từ năm 1940-1945. Khóa này có thể xem là cuối cùng của thời kỳ đầu. Nhưng ngay chính trong thời kỳ sơ khai này lại sản sinh ra nhều bậc tài danh làm rạng rỡ nền mỹ thuật nước nhà. Những nghiên cứu, những thành quả của họ đã giúp nâng cao, phát huy nền nghệ thuật truyền thống; đặt nền tảng cho những thế hệ sau này dựa vào đó mà phát triển. Một thời kỳ bùng vỡ trên phương diện nghệ thuật rất đáng kinh ngạc. Những tác phẩm của họ để lại không thể chê vào đâu được. Tài năng của họ không những chỉ trong nước mà còn vang dội ra tận mãi trời Tây. Điển hình là hai bộ tứ về hội họa, đã được những bậc trí giả ba miền xưng tụng còn truyền đến ngày nay.
                     “ Nhất Trí - Nhì Lân - Tam Vân - Tứ Cẩn”
      Bộ tứ thứ hai:
                     “ Nhất Sáng - Nhì Liên - Tam Nghiêm - Tứ Phái ”
      Như thế theo sự sắp xếp trên; Nguyễn Sáng được vinh dự xếp hàng đầu của bộ tứ thứ hai; đã cho ta thấy sự đồng tình của mọi người về tài năng cũng như sự cống hiến của ông trong lãnh vực nghệ thuật đối với xã hội Việt nam chúng ta. 
                                                                                         [ Văn hóa. Nghệ thuật]
      
       6 - /  Trong giới sưu tập và chơi cổ ngoạn. Người ta đánh giá rất cao những món đồ có mang tính chất Lịch sử. Ở bức tranh này có một hoàn cảnh lịch sử rất rõ nét, đó là con dấu của BTC được đóng vào nói lên cái mục đích của mình. Cũng nhờ con dấu này mà khi mọi người nhìn vào biết được một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
       Năm 1943, Hà nội bị ném bom, bởi phi cơ Đồng minh. Chủ đích là đánh vào các vị trí đóng quân của Nhật. ( Hoàn cảnh Đệ nhị Thế chiến ).
                                                                                           
     [ Ghi chú: Khi Hà nội bị ném bom. Trường Mỹ thuật Đông Dương phải di chuyển để tránh vạ. Ông JONCHÈRE lúc đó làm Hiệu trưởng đã dẫn sinh viên Kiến trúc và Điêu khắc chạy vào Đàlạt. Còn lại chuyển cả lên Văn miếu ở gần thị xã Sơn Tây tiếp tục dạy học cho các khóa từ XIII trở đi. Với ba ông thày bám lớp là. Inguimberty. Nam Sơn . Tô ngọc Vân.] [ Theo “ Tản mạn về đào tạo Mỹ thuật xưa và nay” của Lê thanh Đức đăng trong báo Mỹ thuật số 38 tháng 6 năm 2001.]
                                                                                                                [ Lịch sử]


       7 - /  Con dấu này xác nhận vào tháng  01 năm 1944 [ Tức tháng Chạp năm Quí Mùi âm lịch] đã có một cuộc triển lãm. Cuộc triển lãm này có thể xem là kỳ triển lãm cuối cùng của thời kỳ sơ khai nền hội họa VN thuộc Pháp. Bức tranh có mang con dấu này giống như là một bức thông điệp, dấu ấn một thời đã qua. Một tác phẩm của thời tiền chiến đúng nghĩa (1). Cái vô cùng quí giá của nó là dấu ấn đó được nằm trên một tác phẩm hội họa chứ không phải trên sách báo hay là trên một lãnh vực đại chúng nào khác. 
                                                                                                     [ Lịch sử]


       8 - / Sự cách tân trong tác phẩm này của họa sĩ Nguyễn Sáng là ông đã ứng dụng một số thuân pháp mềm mại của ngọn bút lông, cùng ý tưởng triết lý Phương Đông thông qua thỏi than cứng ngắc cho thấy trỉnh độ điêu luyện, dẫn dắt người xem vượt qua những qui luật hội họa đã tồn tại đi đến một cảnh giới sinh động đầy sự mới lạ của mình.
      Để minh chứng cho những gì đã nêu trên xin trích dẫn một đoạn của tác giả Viết Hiền viết trong báo Bình Định. Văn hóa. Thể thao.
  ". Là một sinh viên nắm khá vững về hình họa cơ bản nhưng Sáng không phục tùng lối vẽ trường quy, mà đi theo lối vẽ lược tả. Thậm chí Sáng không ngần ngại tuyên bố thẳng: "Lối vẽ tỉa, vẽ chi tiết, vẽ tả thực, nệ vào mẫu của nhà trường là cách dạy mỹ nghệ, chứ không phải cách dạy mỹ thuật".
                                                                                                       [ Nghệ thuật ].

          Như vậy muốn được mọi người đánh giá là một phẩm vật có giá trị cao phải bao gồm bốn yếu tố: Văn hóa. Lịch sử. Nghệ thuật. Kinh tế. Dựa vào một số nhận định và truy xét đã nêu. Tác phẩm vẽ truyền thần cô gái xứ Bắc này của HS. Nguyễn Sáng đã hội đủ những yếu tố đó. Ta có thể khẳng định. Đây là một tác phẩm có giá trị rất lớn và rất quí hiếm của HS. Nguyễn Sáng. Cũng có thể nói đây là bức tranh xuất hiện sớm nhất (Năm 1944) của ông tính đến thời điểm năm 2014 này. Vấn đề rất quan trọng cho một tác phẩm nghệ thuật hội họa là ở chỗ đó. Không phải tác phẩm nào cũng có được. 
                                                    
             (1)  Kể từ  02 tháng 9 năm 1945. Khi VN tuyên bố Độc Lập. Người ta lấy sự kiện lớn của năm 1945 này làm cột mốc để phân biệt với thời kỳ thuộc địa và thời kỳ chiến tranh chống Pháp. Chính vì thế mà những gì  xảy ra trước sự kiện lịch sử 1945 này người ta thường gọi là thời tiền chiến.   



          
              Bức tranh vẽ mẹ nhà sưu tập tranh Đức Minh. Vẽ bằng phấn tiên. Ký tên theo lối chữ triện...

Hình. 01. Phấn tiên/ giấy. 57cm x 40cm. 1945.

Hình 01.Bis

Bức tranh vẽ ông Thụy Ký. Vẽ bằng sơn dầu. Ký tên theo lối chữ triện. 

Hình 02. Sơn dầu/ bố. 55cm x 41.5cm. 1945
 
Hình 02.Bis
Hình 01&02. Nguồn: Nguyễn Sáng. Tác giả Quang Việt. NXB. Mỹ Thuật. Hanoi

                                                                                   
                                                         
           GIẤY ĐỀ NGHỊ XIN NHẬP HỘ KHẨU VÀO TP.HCM CHO HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG.



Tư liệu riêng của người viết.

                                            Cauminhngoc             
                                  Saigon ngày 24 tháng 3 năm 2005. 


Cauminhngoc
                                                                         25/02/2014. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét