Họa sĩ A Phan (Phan Tự Phước). Sinh năm 1926. Tại tỉnh Phước Kiến (Trung Quốc). Chưa rõ năm mất. Ông là một trong những họa sĩ người Hoa du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối nửa đầu Thế kỷ 20, theo bước chân của giới trí thức, văn nghệ sĩ chạy loạn cuộc chiến Trung – Nhật và sống ở Cholon.
A Phan (Phan Tự Phước) là một họa sĩ người Hoa có khuynh hướng đi theo trường phái hội họa sơn dầu của phương Tây. Ông đã từng theo học hội họa hàm thụ thông qua chương trình "Ecole ABC de Paris". Một hiệp hội chuyên trách về việc đào tạo từ xa có trụ sở tại Paris (Pháp). Và họa sĩ A Phan đươc giới hâm mộ hội họa ở Cholon xếp ông theo dòng tranh Tây phái. Một trong 4 họa phái của người Hoa trong Cholon. Gồm: Tây phái - Kinh phái - Hỗ Phái và Lĩnh Nam phái.
Với bản tính bảo thủ của người Hoa nên Tây phái không phát triển được và nhất là sau khi họa sĩ Lương Thiếu Hàng du nhập Lĩnh Nam phái vào Cholon đã gây nên một phong trào phát triển rất mạnh mãi cho đến hiện tại (2024).Tranh của họa sĩ A Phan vẽ rất điêu luyện, rất tinh tế và đẹp cả ở sơn dầu lẫn vẽ theo lối thủy mặc truyền thống Trung Quốc. Ông được nhiều người Việt biết đến từ những thập niên 50/TK.20. Và họa sĩ A Phan cũng đã từng được giới thiệu trong quyển "Niên Giám Văn Nghệ Sĩ và Hiệp Hội Văn Hoa Việt Nam. Năm 1969-1970". Do Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa ấn hành vào năm 1970. Và ông có tên trong danh sách các họa sĩ tham dự kỳ Triển lãm tranh năm Kỷ Hợi (1959).
Lịch sử Tây phái ở Cholon trước năm 1975.
Họa sĩ Ki Hoa (Thái Kim Hoa) là người Hoa sống ở Cholon đã từng tốt nghiệp tại trường Trung Cấp Mỹ thuật Quốc Gia tại Saigon vào năm 1951. Ông khá nổi tiếng về thể loại tranh sơn dầu. Tranh của ông xuất hiện khá nhiều tại miền Nam ở hai Thập niên 50 - 60/ TK.20. Ta cũng có thể xem họa sĩ Ki Hoa là người Hoa cư ngụ tại Cholon đi theo Tây phái như họa sĩ A Phan.