Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

Chữ TĨNH (静) và Chữ TỊNH (浄). Phải hiểu như thế nào...

 

  Nhân chuyện trong nhà có giữ hai món. 

1 - Một bức thư pháp của nhà sư Huyễn Hư viết chữ TĨNH () theo thể đại tự và câu "Tâm tức khởi Thiền định" (心即豈禅定) nằm trong lòng chữ TĨNH. Ráp lại toàn bộ sẽ thành câu: "Tĩnh tâm tức khởi thiền định" (心即豈禅定). (Vui lòng đọc bài "Chữ Tĩnh trong thư pháp Trung Quốc"" nằm trong blog này"

 

Bức thư pháp. TĨNH TÂM tức khởi Thiền định


2 - Và một cái bình hoa bằng gốm có viết chữ TỊNH (), Chưa rõ nguồn gốc nhưng ở trôn có ký tên với một chữ Hán. 

    



      
Cái bình hoa TỊNH TÂM và chữ ký dưới trôn



    Từ hai chữ "Tĩnh Tâm" và "Tịnh Tâm" mới nảy sinh thắc mắc khi nào dùng chữ TĨNH () và khi nào dùng chữ TỊNH () trong văn viết và nói. Và phải dùng như thế nào cho đúng,,, Cũng như ý nghĩa đầy đủ của nó ra sao... Thât nan giải... 

      Vậy ta thử phân tích dạng tự trong hai chữ vừa nêu xem sao.  


: TĩNH:

  - Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn:  Im lặng;  Bể yên sóng lặng;  Yên tĩnh;  Tĩnh mịch;  Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn);  Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);

Bộ:    = Thanh = Màu xanh, (+6 nét).

 - Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn (TĐ. Trần văn Chánh).

 

 :  TịNH.

    - (Tính) Lâng lâng, yên lặng. Như: “thanh tịnh”  trong sạch, yên lặng. § Ghi chú: Đạo Phật lấy “thanh tịnh”  làm cốt, cho nên đất Phật ở gọi là “tịnh độ” , chỗ tu hành gọi là “tịnh thất” . Người tu cầu được về nơi Phật ở gọi là “vãng sinh tịnh độ” .

    - Sạch sẽ, phàm cái gì tinh nguyên không có cái gì làm lẫn lộn tạp nhạp đều gọi là tịnh, lâng lâng không có gì cũng gọi là tịnh.

     - Lắng đọng xuống phía dưới, trầm tích. (Có lẽ vì vậy mà chữ này dùng bộ Thủy)

     - Thanh tịnh, rỗng không, sạch sẽ (TĐ. Trần văn Chánh).

 Bộ:   =   Thủy = Nước (+6 nét).


Điều đáng chú ý là cả hai đều có dùng chung một chữ TRANH (chỉ khác nhau ở bộ thủ.

 :  TRANH.  =   Giản thể của chữ   .

 

1. tranh, giành, đua
2. bàn luận
3. sai khác, khác biệt
4. khuyên bảo
5. nào, thế nào

 Hai chữ Tịnh và Tĩnh  đều lấy chữ Tranh làm gốc chỉ có khác ở Bộ Thủy và Bộ Thanh .


Vậy Hai chữ TĨNH TÂM và TỊNH TÂM khác nhau như thế nào?

Phải chăng:

-  TĨNH TÂM là làm cho tâm hồn ở trang thái YÊN TĨNH. THANH THẢN... (Bị bộ Thanh khống chế)

- TỊNH TÂM là làm cho tâm hồn LẮNG ĐỌNG, TRẦM LẮNG XUỐNG. (Bị bộ Thủy khống chế). Lắng xuống đáy giòng nước. Có chiều hướng quay về bản ngã. Quán tâm...


Cauminhngoc

10/10/2024



Chuyện tên gọi của tác phẩm.

 

Chuyện tên gọi của tác phẩm. 


Không rõ tên tác phẩm “Đôi bờ sông Hồng” do họa sĩ Lê văn Đệ hay do người sau đặt?

 

I - Tác Phẩm của họa sĩ Lê văn Đệ được bán đấu giá.

      Lê Văn Đệ. Khóa đầu tiên (1925-1930). Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Tốt nghiệp năm 1930 với hạng Nhất cùng với Lê Phổ; Georges Khánh; Nguyễn Phan Chánh...v.v...


                                  

                                          Lê Văn Đệ. Đôi bờ sông Hồng. Năm 1930

                                       Les bords du fleuve Rouge. 1930, sơn dầu trên toan.

         Bức tranh hiếm thuộc sở hữu của một bộ sưu tập tư nhân ở Pháp. Tác phẩm từng tham gia Triển lãm Thuộc địa Paris (từ ngày 6 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1931) bên cạnh bức Mademoiselle Phượng của Mai Trung Thứ đã gõ búa ở mức giá khá hợp lí cho người sưu tập: 220.000 euros, chưa tính phí.

      Một tác phẩm hiếm hoi của họa sĩ Lê Văn Đệ với trích xuất nguồn gốc rõ ràng, khung gỗ tuy đã bong tróc nhiều nhưng vẫn còn sót lại một chấm phủ vàng, hẳn từng có một lớp phủ vàng thếp tinh tế.

                                                                                                           ( Nguồn Kevin Vương ).


Phiên đấu giá hôm qua, 24/6/2022 tại nhà Millon / Asium, “ĐÔI BỜ SÔNG HỒNG” của Lê Văn Đệ gõ búa 220.000€, sau khi tính thuế (khoảng 30%), giá thành tương đương 6,8 tỉ VND, là giá cao nhất của phiên này.( Theo nguồn nhà nghiên cứu Mỹ Thuật. Ngô Kim Khôi ).

 

Khung tranh bị hư hỏng (Nguồn: Phạm quốc Tuấn)

         Trong quyển “Một nhà họa sĩ ta Lê văn Đệ”. Tác giả Nguyễn Văn Hanh viết tại DaKao năm 1939. Đức Lưu Phương xuất bản. Ở trang 26, giòng thứ 14, 15 có ghi rất rõ ràng. “bức tranh dầu GHE THUYỀN TRÊN SÔNG NHỈ HÀ của Lê văn Đệ, học sanh năm thứ năm…” Không rõ có phải bức được bán đấu giá với bức "Ghe thuyền trên sông Nhị Hà" là một hay là hai bức khác nhau... (Rất tiếc là quyển sách không có in hình ảnh gì về bức tranh cũng như kích thước). Nhưng chắc chắc bức tranh vẽ bến thuyền do HS. Lê văn Đệ vẽ có tên "Ghe thuyền trên sông Nhị Hà".

        Để hiểu rõ ngọn ngành về con sông Hồng qua bao thăng trầm lịch sử nên đã tìm đọc và thấy nguồn “Người Kể Sử” cho biết. Đoạn chảy từ Lào Cai đến " ngã ba Hạc " ở Việt Trì (Phú Thọ) được gọi là sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Như vậy con sông Hồng có mang một tên mỗi khi nó chảy qua một địa phận, thế mà trước giờ cứ ngỡ chỉ có một tên gọi duy nhất là sông Hồng.

       Do vậy tên gọi “Ghe thuyền trên sông Nhị Hà”. Đã chỉ rõ giòng sông Hồng. Đoạn chảy qua khu vực Hà-Nội, được gọi là sông Nhị Hà. Điều này khiến cho ta có nhận định chuẩn xác hơn về địa vực.

      Ở vào những năm 1930, phương tiện giao thông chắc hẳn là có khó khăn. Không rõ Lê văn Đệ có cất công đi ngược lên vùng thượng nguồn để vẽ không? Và hình ảnh con sông bao la và bến bãi tấp nập được mô tả như vậy có xảy ra ở một nơi chốn nào khác trên vùng thượng nguồn sông Hồng không? Hay chỉ ở vùng hạ lưu con sông mới có? Riêng cái tên “Ghe thuyền trên sông Nhị Hà” nó cũng giúp ta khẳng định ông Đệ khi này đang ở Hà Nội. Chắc không xa với chỗ ông cư ngụ. Nên ông đã đến đó vẽ và đặt tên cho tác phẩm của mình là như vậy.

       Còn như tên gọi “Đôi bờ sông Hồng”. Không giúp ta hiểu được Lê văn Đệ được vẽ ở đoạn nào của giòng sông. Đoạn sông Thao hay sông Nhị Hà?

       Do quyển “Một nhà họa sĩ ta Lê văn Đệ” không có in hình tác phẩm. Nên cũng chưa rõ.

        Tác phẩm có tên gọi “Ghe thuyền trên sông Nhĩ Hà” trong quyển sách của ông Nguyễn văn Hanh viết là một tác phẩm hoàn toàn khác với bức “Đôi bờ sông Hồng” vừa bán đấu giá xong. Hay là hai tên gọi này cùng chỉ chung một tác phẩm vẽ về bến thuyền ở Hà Nội của họa sĩ Lê văn Đệ?

         Còn tên “Đôi bờ sông Hồng ” do họa sĩ Lê văn Đệ đặt hay do người sau nay đặt. Nếu cho là của ông Đệ đặt thì có gì chứng minh không?

       Nếu truy nguyên được đó chỉ là một tác phẩm nhưng có đến hai tên gọi khác nhau thì nên sử dụng tên nào cho phù hợp? Và có nên quan trọng hóa vấn đề tên gọi của tác phẩm này không hay tên nào cũng xong? Hoặc giả. Chả có gì phải ầm ỹ cho thêm dấm dớ lẩm cẩm!?

        Theo nguồn của Nguyễn Văn Hanh. Tên tác phẩm là “Ghe thuyền trên sông Nhỉ Hà”. Thì bức tranh này được Lê văn Đệ vẽ bến thuyền trên sông Hồng ở đoạn chảy qua Hà-Nội. Còn tên gọi “Đôi bờ sông Hồng” cho thấy rất chung chung không rõ ở đoạn nào, mà sông Hồng rất dài và có ít nhất hai tên Sông Thao và Nhị Hà.

        

       II - Tác phẩm của họa sĩ Đan hoài Ngọc.

    Dưới đây là một tác phẩm cũng mô tả một bến thuyền có màu sắc rất gần gũi với bức của HS. Lê Văn Đệ. Bảng màu trong tác phẩm cho thấy giòng nước chứa đầy phù sa. Nó ảnh hưởng mạnh như thế nào với con người sống và làm việc trong lưu vực đồng bằng sông Hồng.

     Bức tranh vẽ một khu vực bến bãi trên sông của họa sĩ Đan Hoài Ngọc (Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương năm 1933). Không thấy ghi tên tác phẩm và năm vẽ.  Nhưng dựa vào cảnh sắc trong bức tranh của Lê văn Đệ. Có vẻ Đan Hoài Ngọc cũng đứng đâu đó trước một bến thuyền bên bờ sông Hồng ở đoạn chảy qua Hà-Nội để vẽ thành tác phẩm này. Bức tranh mô tả bến thuyền ở vào khoảng thời gian tranh tối tranh sáng của buổi bình minh… Cảnh sắc khá giống với bức của Lê Văn Đệ vẽ “Ghe thuyền trên sông Nhị hà”.

      Rất có thể bức “Bến thuyền buổi sớm trên sông Nhị Hà” (Do người viết mạn phép đặt) của họa sĩ Đan hoài Ngọc vẽ vào những năm 1930-1933. Thời điểm này Đan Hoài Ngọc vẫn đang còn lưu trú ở Hà-Nội vì ông đang theo học Khóa I. Tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, mãi đến Tháng 6 năm 1933 mới tốt nghiệp. Sau đó ông mới quay trở lại Miền Nam… Chuyện cho rằng họa sĩ Đan hoài Ngọc vẽ bức này vào đầu thập niên 30/TK 20. Một phần cũng dựa vào một số dữ kiện từ một số họa sĩ khác cùng thời cũng hay dùng ván khổ nhỏ để vẽ thay vì dùng bố vải. Chẳng hạn như họa sĩ Antoine Ponchin và cũng có một số các nghệ nhân sơn mài thường thực hiện trên ván... Rất có thể vào thời điểm đó bố vẽ khan hiếm hoặc đắt đỏ. Cũng có thể vì những trở ngại. Nếu dùng bố vải làm nền vẽ thì phải căng lên khung, điều này vừa mất thời gian vừa tốn kém lại vừa cồng kềnh, nếu làm nhiều gây sẽ khó khăn cho việc di chuyển. Do đó các họa sĩ hay sử dụng ván vì nó vừa ít tốn kém, vừa thuân tiện cho việc mang theo khi đi xa để vẽ … Một lý do khác. Khi đó những căn nhà của người Việt thường làm kiểu ba gian nên các phòng ốc không lớn để treo tranh khổ to. Gian giữa dùng làm khán thờ và để tiếp khách nhưng cũng không quá rộng. Nhưng lại bày biện các hình thái khác như hoành phi câu đối, tủ bán, đồ gốm sứ...v... v... Chỉ trừ một số quan lại Việt mới có villa nhưng lại không sính tranh. Vỉ thế. Lúc đó đa số các họa sĩ chỉ vẽ tranh khổ lớn khi nào có người đặt hoặc tham dự các kỳ triển lãm trong hoặc ngoài nước.


   Họa sĩ Đan Hoài Ngọc. Bến thuyền buổi sớm trên sông Nhị Hà. Sơn/ván. Kt: 24.5cm x 33cm. Bức này HS. Đan hoài Ngọc có thể vẽ vào những năm 1930 đến 1933. Khi đó ông còn đang theo học ở Hà Nội. Sau năm 1933 ông về lại miền Nam.

 

       III - Một số bức của họa sĩ Đan Hoài Ngọc.


Bằng Tốt nghiệp của họa sĩ Đan Hoài Ngọc qua bản photocopy


     Một số tác phẩm của họa sĩ Đan hoài Ngọc vẽ bằng sơn dầu trên ván khổ nhỏ mang nội dung phong cảnh miền Bắc. Tât cả cùng kích thước có vẻ như những bức này được họa sĩ Đan Hoài Ngọc vẽ ở một vùng quê nào đó gần bên sông Nhị Hà vào những năm trước 1933. Họa sĩ Đan Hoài Ngọc tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Khóa I, năm 1933 và sau đó ông đa quay trở về miền Nam. Những tác phẩm này hiện đang nằm trong bộ sưu tập của nhà sưu tập tranh miền Nam Vũ Đình Hải (Trừ bức "Bến thuyền buổi sớm trên sông Nhị Hà". Ông Hải đã tặng cho người viết)..








       05 bức tranh do họa sĩ Đan Hoài Ngọc vẽ khi vẫn còn lộng trong khung cũ….nằm trong bộ sưu tập của anh HaiVu Dinh, Bức thứ năm anh HaiVu Dinh đã ưu ái tặng cho người viết.

 

IV – Bức tranh của họa sĩ Antoine Ponchin

Antoine Ponchin. Eo Gió (Quy Nhơn). Sơn dàu/gỗ mít. KT: 40cm x 31xm. Năm vẽ: Trước năm 1933. Chữ ký: góc trái dưới.