LỊCH TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ. PHẦN VĂN TỊCH CHÍ.
ĐẶC BIỆT CÓ CHỮ KÝ CỦA VUA BẢO ĐẠI VÀ HỌC GIẢ PHẠM QUỲNH Ở TRANG LÓT ĐẦU SÁCH.
Tác giả: PHAN HUY CHÚ ( 潘輝注 )(1782-1840).
Bản viết tay. Mực nho trên giấy dó. Chữ viết rất đều và đẹp.
Viết 08 hàng dọc. Từ trên xuống và phải sang trái.
Trọn bộ 01 tập. Gồm 04 quyển . Các số: 42./43./44./45.
Khổ giấy: 17cm x 29cm. Tổng cộng: 94 tờ.
Năm viết chưa rõ.
Lịch sử Văn tịch Việt Nam.
Tình trạng: Tốt 95%.
Đặc biệt: Có chữ ký được cho là của Vua Bảo Đại. Và thủ bút cùng chữ ký của Học giả Phạm Quỳnh.
Hình 01 & 02. Trang lót đầu sách và trang đầu tiên của quyển Văn Tịch Chí.
Quyển Văn Tịch Chí thuộc bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của ông Phan Huy Chú hiện đang lưu trữ. Nơi trang lót đầu sách, thấy có ba dấu hiệu xác lập sở hữu chủ khác nhau qua từng thời kỳ.
I - Xuất hiện đầu tiên. Con dấu tròn bằng mực đỏ. Nơi
phần lõi có chữ “ Văn hóa ”. Viền trên mang giòng chữ “ Quốc Gia Việt Nam ”.
Viền dưới có giòng chữ “ Trung Phần ”. Được đóng vào gần giữa hơi chếch về mé
phải trên trang giấy ( Hình 01 ). Con dấu được xem là xuất hiện sớm nhất khi
nhập vào thư viện Văn Hóa Trung Phần. Quốc Gia Việt Nam. Ngoài ra con dấu này còn
được đóng vào một số trang bên trong quyển sách nữa. Chưa thể xác
định được ngày tháng năm, quyển Văn Tịch Chí nhập vào thư viện Văn Hóa Trung Phần.
Hình 03. Con dấu Văn Hóa Trung Phần nơi trang nhất.
II - Xuất hiện lần thứ nhì. Một chữ ký bằng bút chì than rất lớn. Với phong cách phóng túng và mạnh mẽ. Chữ ký này chiếm hết khoảng một phần ba diện tích phần trên trang giấy. Được cho là của Vua Bảo Đại. Xuất hiện sau con dấu " Văn Hóa Trung Phần ". Vì có nét chữ ký đè lên con dấu Văn Hóa ( Hình 01 & 04 ).
Hình
04. Chữ ký bay bướm và mạnh mẽ bằng bút chì than được cho là của Vua Bảo Đại.
A - Phải chăng đây là chữ ký của vua Bảo Đại?
1 - Trước hết ta
cho kẻ 05 sợi dây thẳng đứng từ trên đầu mép sách xuống. Để tách riêng từng mẫu
tự sẵn có của chữ ký cho chúng lọt hẳn vào trong các khe: A, B, C, D. ( Hình 05 ).
Hình 05. Những mẫu
tự của chữ ký đươc đặt nằm trong 04 khe mang ký hiệu: A, B, C, D.
2
- Phân tích dạng tự trong chữ ký:
a/
Mạch khởi nguồn chữ ký được đặt trong khe “ D ”, gần sát mé trái trong sợi dây
số “ 05 ”. Sau đó hơi cuốn phải, lượn nhẹ xuống rồi vuốt thành một đường chéo
dài, nghiêng khoảng 45 độ, về trái cho đến giữa khe “ A ”. ( Đường chéo 45 độ
này hầu như ôm trọn cả chữ ký nên có thể xem như nét gạch dưới chân chữ ký ).
Tại trong khe “ A ”. Mạch bút uốn vồng lên tạo thành hình mẫu tự “ B ”.
Nét tận cùng mẫu tự “ B ” chuyển hướng thuận chiều kim đồng hồ, bốc lên
phía phải trên và thắt vòng thành chữ alpha ngược, đuôi hướng thượng. Mạch bút
kéo băng qua sợi dây số “ 02 ”. Vào trọn trong lòng khe “ B ”.
b/ Từ đây ( ở trong
khe “ B ” ). Mạch bút tiếp tục kéo lượn xuống rồi đánh vòng lên, ngược với chiều
kim đồng hồ. Sau đó xoắn lại tạo ra một hình giống với mầu tự “ Đ ” viết tháu. Nét đuôi cuối chữ “ Đ ” kéo lên vượt qua sợi dây số “ 03 ”. Vào giữa khe “ C ”.
c/ Trong lòng khe “ C ”. Nét bút tạo thành
hai nét gãy hình mũ. Nhìn vào thấy giống như mầu tự “ a ” hở đầu, do mạch bút lướt quá nhanh. Nét cuối cùng của chữ “ a ” vượt qua sợi dây số “ 04 ”. Vào
giữa khe “ D ”
d/ Từ giữa khe “ D ”. Nét cuối chữ “ a ”. Thuận đà đẩy mạch bút vuốt lên rất cao và mạnh mẽ, thành hình alpha đứng. Giống như cái nơ có hai đuôi trổ xuống rất phóng túng. Mạch bút tiếp tục chạy thẳng xuống cắt ngang nét chéo 45 độ ở phần đầu. Rồi vượt đè qua con dấu “ Văn Hóa ”. Tạo thành đường song song với nét chéo 45 độ. Cuối cùng vượt qua hết chữ ký và dừng lại sát mép trái dưới quyển sách. Có thể xem nét vuốt đuôi cuối cùng này là mẫu tự " i " trong chữ ký " B. Đại " ( Hình 05 ).
Lưu ý. Nằm ngay phía sau chữ ký thấy có hai vạch bút chì màu đỏ hơi mờ không thể đoán được là gì.
Hình 06. Chữ
ký được cho là của vua Bảo Đại trong quyển Văn Tịch Chí. Chưa rõ năm ký.
Hình 07. Chữ ký vua Bảo Đại trên văn bản năm 1939. Chụp lai qua bài báo.
B - Thử so sánh giữa hai chữ ký của vua Bảo Đai trên văn bản và chữ ký trên quyển sách.
Xét cho cùng.
Ta không thể khẳng định chữ ký trên quyển Văn Tịch Chí là của vua Bảo Đại. Vì nhìn
vào chữ ký trên văn bản năm 1939 thể hiện rất rõ hai mẫu tự " B "
và " Đ ". Còn chữ ký trên quyển Văn Tịch Chí có
nhiều dạng tự không rõ lắm. Ngoại trừ mẫu " B " đầu
tiên là rõ nhất. Mẫu tự thứ hai gần giống với mẫu tự " Đ "
viết tháu. Hai nét gãy tiếp theo có thể cho là nét của chữ “ a ”
hở đầu khi mạch bút lướt nhanh. Nét cuối cùng là mẫu tự “ i ”.
Có phần đuôi kéo dài như dấu nặng. Thể hiện cho chữ “ B.Đại ”.
Nhưng đó chỉ là sự suy diễn. Chưa có gì để khẳng định.
Nhưng nếu truy xét kỹ về dạng tự. Ta thấy chữ
ký trong quyển Văn Tịch Chí có nhiều dấu hiệu trùng khớp với chữ ký của Vua
trên văn bản ( Hình 06 & 07 ). Ta cũng phải hiểu. Rất có thể đây là
hai chữ ký của Vua Bảo Đại ở hai giai đoạn khác nhau. Một trên văn bản năm 1939
và một ở vào những thời điểm trước năm 1939. Và cũng có thể cho là chữ ký ở
ngoài đời thường và một ở trên văn bản quan trọng. Nên nhớ. Chữ ký có thể thay
đổi tùy theo sở thích và ở từng mỗi giai đoạn trong đời người. Chính vì đó mà
chúng có sự khác biệt nhau.
Hình 08. Chụp lại chữ ký trên văn bản năm 1939.
Hình 09. Chữ ký trên quyển Văn Tịch Chí chưa rõ năm.
C - Những đặc điểm và phong cách được cho là giống nhau giữa hai
chữ ký.
a/ Trong chữ ký.
- Mẫu
tự “ B ” (01).
- Nét
lượn cuối chữ “ B ” sang chữ tiếp theo (02).
- Phong
cách chữ viết hướng thượng (03).
- Nét
vuốt cuối kéo ngoắt về trái qua hết chữ ký (04).
b/ Mạch bút ngoài chữ ký so với phong cách chữ viết trên văn bản.
- Hai
nét gãy giống như hai dấu mũ dính liền nhau (05).
- Nét
vuốt cuối có hình khoen trước khi xổ xuống (06).
- Nét
lượn vòng như mẫu tự “ e ” thường (07).
Có sự sai biệt nhỏ giữa hai chữ ký cùng
của Bảo Đại. Nhưng ta phải hiểu nó ở hai thời kỳ và ở trong hai trạng
thái khác nhau.
- Chữ
ký trên văn bản quan trọng của người lãnh đạo một quốc gia phải luôn thể hiện
tính nghiêm túc.
- Chữ
ký trong đời thường. Mang đầy tính tự tại, phóng khoáng cá nhân. Khi không bị
chi phối bởi tính nghiêm cẩn của người đứng đầu đất nước.
D – Chữ ký của Vua Bảo Đại xuất hiện vào thời điểm nào? Khi tự ký tên vào quyển sách. Mặc nhiên đã xem quyển sách này là thuộc quyền sở hữu của của riêng mình. Đó là lẽ thường tình. Nhưng đối với một vị Vua. Nó lại rơi vào trường hợp khác. Dấu hiệu của sự “ Ngự Lãm ” ( Vua đã xem qua ). Và nếu cho chữ ký này là của vua Bảo Đại. Thì chữ ký này không thể ký ở giai đoạn những năm 1926 đến 1931. Cho dù niên hiệu Bảo Đại có từ 08/01/1926. Vì sau khi lên ngôi xong Bảo Đại đã quay sang Pháp học cho đến 16/8/1932 mới về nước để trị vì. Do đó chữ ký " B. Đại " trên quyển Văn Tịch Chí chỉ có thể xảy ra trong giai đoạn từ sau ngày 18/6/1932. Và trước ngày ông thoái vị 25/08/ 1945. Nhưng chữ ký của Bảo Đại chỉ có thể xảy ra ở vào nửa thời gian đầu 1932 – 1937. Lúc ông mới về nước. Khi này tình hình xã hội tương đối còn yên ổn. Nên chuyện nghiên cứu học thuật còn có thể. Nhưng càng về sau. Tình hình càng thêm rối ren. Nhất là khi quân Nhật đánh chiếm Đông Dương thì khó mà có thời gian để nghiên cứu về học thuật.
Có lẽ Vua Bảo Đại sai người mượn từ Thư viện
Văn Hóa Trung Phần về để nghiên cứu. Sau đó. Có thể do tâm đắc về nội dung quyển sách hay vì một lý
do nào đó nên ông đã ký tên vào ( Một hình thức Ngự Lãm chăng? ). Khó có chuyện ông
vào thư viện đọc rồi ký tên vào quyển sách.
III
- Xuất hiện lần thứ ba. Có đến những ba
dấu hiệu khác nhau, chỉ dấu thuộc thư viện Phạm Quỳnh. Xuất hiện theo thứ tự
trước sau:
a/ - Dấu hiệu thứ nhất: Chữ ký và mã số “ 934/ 13 ”.
Là thủ bút của ông Phạm Quỳnh được ghi và ký bằng bút chì xanh (1). Chữ ký rất
khiêm nhường, thể hiện rõ họ và tên. Nằm ở vị trí ngay dưới chân chữ ký bằng
bút chì than ( Xem hình 04 ). Chứng tỏ có sự kính nể trong việc chọn lựa vị trí
cho chữ ký của mình. Từ dấu hiệu này cho thấy. Ông Phạm Quỳnh đã xác lập quyền
sở hữu quyển sách cho cá nhân mình một cách cụ thể và đầy khiêm tốn. Nên không
thể nào cho là nó xuất hiện trước chữ ký bằng bút chì than cho được.
Có thể khẳng định. Chữ ký cùng mã số thư viện " 934/13 ". Xuất hiện
trước nhất so với hai cái nhãn mã hiệu thư viện riêng Phạm Quỳnh ( Hình 06 ).
Và chữ ký của ông Phạm Quỳnh chỉ có thể
xuất hiện trên quyển Văn Tịch Chí trong giai đoạn 1932 đến 1942. Khi ông giữ
chức vụ “ Ngự Tiền Văn Phòng ” ( 1932 – 1933 ). Rồi chức “ Thượng Thư Bộ Học ”
( 1933 – 1942 ) mà thôi. Không thể ở một thời gian nào khác.
b/ - Dấu hiệu thứ nhì. Một con mộc nhỏ hình chữ nhật mang ký hiệu
“ P.Q ”. Được
đóng vào giấy bằng mực xanh. Và mã số thư viện “ No. 83/ 13 ” được viết tay bằng mực tím ( Hình 11 ). Sau đó
cắt ra đem dán đè lên giữa trên chữ ký bút chì than. Nhãn này được cho là xuất
hiện ở thời gian sau chữ ký thủ bút của ông Phạm Quỳnh.
Với lý giải. Mặc dù có thay đổi mã hiệu “ 934 ” bằng “ No-83 ”. Nhưng vẫn giữ con số
“ 13 ”. Nguyên là số
đuôi của mã số thủ bút ban đầu được ghi bằng bút chì xanh ( Xem hình 10 và 11 ).
Hình 11. Hai ký hiệu và mã số quyển Văn Tịch Chí nằm nơi trang lót đầu sách.
c/ - Dấu hiệu thứ
ba. Cũng là con mộc nhỏ hình chữ nhật được đóng bằng mực đỏ trên tờ giấy.
Mang ký hiệu “ P.Q ” và mã thư viện: “ No. H. 450 ”. Và dán
bên phải cái nhãn màu xanh. Cái nhãn đỏ này được cho là xuất hiện sau
cùng. Với lý do. Mã hiệu cũng như mã thư viện được thay đổi hoàn toàn khác
hẳn với hai mã thư viện trước. Và ta có thể lý giải theo thói quen. Luôn lấy từ
trái qua phải. Trái trước, phải sau ( Hình 01 & 11).
Quan
sát kỹ hai tờ nhãn có màu xanh và đỏ. Được dán song song ở trang lót đầu sách
quyển Văn Tịch Chí. Thuộc tủ sách ông Phạm Quỳnh. Cho thấy việc muốn thực hiện
được hai tờ nhãn này rất phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian nhất định. Chính
thế mà Phạm Quỳnh sẽ không có thời gian rảnh rỗi để nhúng tay vào việc
này. Do đó. Ta có thể khẳng định chuyện này là do người quản thủ thư viện thực
hiện chứ không phải ông Phạm Quỳnh. Chính thế nên mới có chuyện đem dán những
cái nhãn đè lên chữ ký được cho là của vua Bảo Đại ( Xem hình 01 ). Chứ với ông
Phạm Quỳnh chắc hẳn là sẽ tránh việc làm này vì nghĩa quân thần. Bằng chứng rõ
nhất là chữ ký của ông rất khiêm tốn, nằm ngay dưới chân chữ ký được cho là của
Vua Bảo Đại.
Chắc chắn một điều. Cả ba dấu hiệu thuộc
thư viện Phạm Quỳnh đều xuất hiện sau con dấu Văn Hóa Trung Phần và chữ ký bằng
bút chì than. Vì có hai nhãn xanh đỏ chỉ dấu của thư viện Phạm Quỳnh được dán
đè lên chữ ký xuất hiện lần thứ nhì bằng bút chì than được cho là của Vua Bảo
Đại.
d/ - Tại sao chữ ký của ông Phạm Quỳnh lại khiêm nhường
đến thế.
Phạm Quỳnh là một nhân vật rất nổi tiếng. Từng được
Vua Bảo Đại phong làm Thượng Thư Bộ Học và làm việc tại Ngự Tiền Văn Phòng. Và
sau cùng là Thượng Thư Bộ Lại.
Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm
vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính
quyền, thôi không làm chủ bút Nam Phong tạp
chí nữa. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn
phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1942-1945). (Nguồn
Wikipedia )
Dựa vào tư liệu của Wikipedia cho thấy Phạm Quỳnh có thời gian rất
gần gũi với Vua Bảo Đại khi ông đảm trách chức vụ “ Ngự Tiền Văn Phòng ” ( 1932
– 1933 ) và sau đó là Thượng Thư Bộ Học và Bộ Lại ( 1933 – 1942 ). Không rõ vì
lý do nào quyển Văn Tịch Chí có chữ ký Vua Bảo Đại lại thuộc về ông Phạm Quỳnh.
IV - Xét
về mặt phong cách giữa hai chữ ký của vua Bảo Đại và ông Phạm Quỳnh.
1/ - Chữ ký được cho là của Vua Bảo Đại được ký bằng bút chì than rất
lớn và mạnh mẽ so với trang sách. Thể hiện phong cách của một người có bề thế,
bay bướm và phóng túng. Rất phù hợp với tính cách Vua Bảo Đại.
2/ - Chữ ký thủ bút của Phạm Quỳnh rất khiêm tốn và bằng bút chì
xanh. Nằm ngay phía dưới chữ ký được cho là của Bảo Đại.
Có thể suy luận theo
chủ quan. Với một người có địa vị rất cao trong chính thể như Phạm Quỳnh mà
chịu lép vế dưới một chữ ký khác như thế chỉ có là vua Bảo Đại mà thôi. Chứ với
tính cách của Phạm Quỳnh cho dù có thích ký vào một quyển sách nào đó. Chắc không
muốn mình đứng nép dưới một ai.
V – Chữ ký
của Vua Bảo Đại và Phạm Quỳnh xuất hiện vào khi nào?
Cả
hai chữ ký của Vua Bảo Đại và Phạm Quỳnh nằm trong quyển Văn Tịch Chí. Chỉ có thể xảy ra vào những năm: 1932
đến 1933 là thời gian hợp lý nhất. Vì lúc này Phạm Quỳnh đang
đảm nhiệm chức “ Ngự Tiền Văn Phòng ”. Nên có nhiều thời gian gần gũi với Vua Bảo
Đại. Nếu xa hơn thì chỉ có thời gian đầu khi ông giữ chức “ Thượng Thư Bộ Học ”
( 1933 – 1942 ).
Cauminhngoc.
06/7/2021