Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

BẢN VẼ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM THAM DỰ TRIỂN LÃM NGHỆ THUÂT QUỐC TẾ TẠI PARIS NĂM 1925

    Bản vẽ Nghệ thuật trang trí của Chính phủ Việt Nam tham dự Triển Lãm Nghệ Thuật Quốc Tế Tại Paris năm 1925.

                           
                              Bản vẽ đã được bồi lại. Kích thước: 155cm x 92cm. Năm 1924.




         I -  Sơ lược lịch sử cuộc TRIỂN LÃM QUỐC TẾ VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ VÀ CÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI tại Paris năm 1925.
         
        Cuộc Triển lãm quốc tế về Nghệ thuật trang trí và công nghiệp hiện đại ( Exposition International des Arts Decoratifs et Industriels Moderne ) được tổ chức tại Paris từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1925. Vị trí khu đất được chọn để tổ chức khá rộng, nằm giữa  Esplanade des Invalides và khu vực xung quanh Grand và Petit Palais. 
        Tham gia cuộc triển lãm lớn này gồm: Pháp và các thuộc địa cùng với 21 quốc gia khác. Chủ yếu là Châu Âu : Áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Phần Lan, Anh, Hy Lạp, Hà Lan, Ý, Litva, Luxembourg, Monaco, Ba Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Liên Xô, Nam Tư. Nước Đức không tham dự. Châu Á có: Trung Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ. Châu Phi được đại diện bởi các thuộc địa Pháp và các quốc gia theo ủy quyền.
        Cuộc triển lãm quan trọng này đã đặt tên cho Art Deco. Một thiết kế trang trí phong phú trên nhiều ứng dụng. Từ rạp chiếu phim, gốm sứ, hàng dệt may, bộ đồ ăn đến đồ họa lẫn ngữ pháp. Mục đích cơ bản của triển lãm quốc tế mang tính bước ngoặt này xảy ra vào năm 1925 tại Paris, trung tâm của thế giới nghệ thuật đương đại và tái thiết lập nghệ thuật trang trí, thời trang cùng hàng xa xỉ của Pháp, đi đầu trong sự phát triển quốc tế trong lãnh vực này. 
                                                              
                                                              
         II - Phát hiện bản vẽ.

        Nhân lúc rảnh lục tủ thấy một số bản vẽ kiến trúc qua các thời kỳ trước 1975 lưu giữ đã từ lâu mà ít có dịp ngó ngàng đến. Số bản vẽ còn lưu lại cũng không nhiều, đa phần là những bản đặc biệt hoặc những bản có con dấu và chữ ký của các vị Thống Đốc, Tỉnh trưởng, Quận Trưởng, Kiến trúc sư…v.v… trong thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng Hòa. Những bản vẽ này tương đối còn tốt, có kích thước vừa phải nên rất tiện cho việc sắp xếp bảo quản. Dẫu vậy lẫn trong đó một số bản giấy bị lão hóa, dễ vỡ vụn nên việc sắp xếp phải rất cẩn thận. Trong nhóm thời Pháp thuộc có một bản ngoại khổ đã được xếp cẩn thận để riêng trong một bao nylon. Đó là bản in kiến trúc vẽ tranh trí mặt tiền chính một căn nhà của Việt nam. Đã bao lần cũng chỉ xem qua loa. Giờ rảnh rỗi nên chú mục xem kỹ. Bản vẽ được in lại bằng kỹ thuật chuyên môn, kích thước: 155cm x 92cm. Do một vị Kiến Trúc Sư người Pháp đứng tên chịu trách nhiệm thực hiện vào năm 1924. Chưa rõ nhân thân ( Có tên mà không đọc được ). 
           Dựa vào hiện vật ta có thể đoán là sau khi dự triển lãm, do bản vẽ là giấy lại có kích thước quá lớn nên đã phải gấp lại cho tiện việc chuyển dịch. Sau đó để trong kho lưu trữ lâu ngày bị khí hậu nhiệt đới tác động, giấy bị lão hóa khiến những nếp gấp bị chết, khô cứng dòn rách quăn queo. Gìữa bản vẽ bị mối ăn khuyết một mảng dài từ trái qua phải hết khổ giấy, màu mực bị phai, đậm nhạt không đều nhưng cũng may không ảnh hưởng gì nhiều đến nội dung. Đơn vị lưu giữ trước đây có lẽ sợ bản vẽ sẽ bị hủy hoại mất ( Có dấu hiệu mở ra gấp lại nhiều lần trong quá trình lưu trữ ) nên đã dùng một tờ giấy hoa to bản dán bít cả mặt sau. Do không phải giới chuyên môn, dán sơ sài nên hai lớp giấy không bám vào nhau trở lên lùng bùng (1). 
        Quả thực sau khi mua xong ( năm 2004 ), lúc đó bản thân cho rằng bản vẽ này chỉ là bản sao lưu giá trị cũng chỉ tầm tầm nhưng vì thấy nó có độ tuổi lâu năm, nội dung lạ nên mua đem về cất. Cũng nhờ vậy mà lâu lâu lục lạo lại phát hiện ra được vài món lạ trong đống lưu trữ. Nghĩ cũng vui vui.... 
         Bản vẽ có tiêu đề viết bằng tiếng Pháp, nguyên văn:

             Exposition International des Arts Decoratifs et Industriels  Modernes
                                                     De Paris 1925.
                             Pavillon du Gouvernement Général de L’ Indochine
                                                 Façade Principale.


                         Hình 1.   Tiêu đề chính. Trích một phần từ bản vẽ. ( Đã bồi lại ) 


    Hình 2. Chữ ký vị Kiến Trúc Sư và ngày tháng thực hiện, phía góc phải dưới. ( Đã bồi lại )



Hình 3. Bản vẽ đã được bồi lại. Chia làm 03 mảnh. Kích thước: 155cm x 92cm.

       Với tiêu đề trên đã cho biết mục đích việc thực hiện bản vẽ này là để tham dự kỳ. “ Triển lãm quốc tế về nghệ thuật trang trí và công nghiệp hiện đại ở Paris ” ( Exposition International des Arts Decoratifs et Industriels Moderne ). Năm 1925. Bên Pháp. 
            
     
      Nay ngày 12/12/2019 ( Sau 15 năm ). Nhân lúc nhàn rỗi lấy ra xem. Mục đích là tìm việc giải khuây. ( Trước đây do có cơ hội học được kỹ thuật bồi tranh từ ông thày người Hoa nên tôi thường lục lại những món bị hư hao đem bồi lại mỗi khi rảnh rỗi ). Vào thời gian lúc mới mua thì thấy cũng bình thường có lẽ do niên đại chưa cao. Nay tính ra đã được chín mươi năm năm ( 95 năm ), còn thiếu vài năm nữa là đủ một trăm tuổi. Một suy nghĩ lóe trong đầu. Những phẩm vật bằng giấy má có độ trăm năm rất dễ trở thành quý hiếm, không dễ kiếm. Huống chi đây lại là bản vẽ mặt tiền chính một căn nhà tiêu biểu cho người Việt, hình ảnh cụ thể rất đẹp, lạ - hiếm gặp, kích thước lại to đùng nữa…v.v…  Nên quyết định phải bồi lại cho nghiêm chỉnh xem sao. 
      
        Một điều bất ngờ và thú vị đã xảy ra. Khi bóc tách gần hết lớp giấy hoa dán phủ lấp nơi mặt sau mới phát hiện ra một số dữ kiện quan trọng.


             -  Phía trên con dấu có một giòng chữ ghi bằng bút chì:
                                  Façade  Principale 0, 05  par metre.
                                  ( Mặt tiền chính. 0,05 mỗi mét )
           -  Con dấu.  Hình vành khăn tròn. Mực màu xanh. Đường kính khoảng: 03.5cm. Có hai phần : Vành ngoài và bên trong đều có khắc chữ.
             A – Phần vành ngoài:
        -          Phía trên:     Exposition International. ( Triển lãm Quốc Tế )
        -          Phía dưới:   Des Arts Decoratifs et Industriels Modernes.
                           ( Về Nghệ Thuật Trang Trí và Công Nghiệp Hiện Đại )
            B – Phần bên trong:
                                    Le Délégúe General des Colonies.
                                   ( Tổng Ủy Viên Chính Phủ Thuộc Địa ).
              Ngay phía trên đỉnh ngoài con dấu thấy có ghi một con số “ 4 ” và ngang bên trái con dấu là một chữ  “ Chiêu ” rất lớn. Cả hai đều được viết bằng bút chì màu xanh ( Loại bút chì màu hai đầu xanh-đỏ người xưa hay dùng cho các chuyện phê duyệt ).


                       Hình 4.  Mặt sau bản vẽ cùng với những dữ kiện quan trọng. ( chưa bồi ).
·                          
·                  Sự lộ diện của những giòng chữ, con dấu và chữ ký nơi mặt sau bản vẽ được xem là một phát hiện rất quý giá, cực kỳ quan trọng. Nó giúp cho việc chỉ danh giá trị đích thực của bản vẽ như thế nào.  

           Xét riêng về chữ ký và con dấu. Theo quy định cách sử dụng con dấu và chữ ký trong các cơ quan hành chánh. Con dấu cho biết chức vụ đảm nhận của đương sự. Chữ ký là người nắm trọng trách được giao phó. Con dấu và chữ ký luôn có sự liên quan mật thiết với nhau.  Như vậy con dấu này thuộc quyền sử dụng của ông Chiêu. Ông Chiêu cũng là người được Chính Phủ Thuộc Địa đề cử nắm chức vụ Tổng Ủy Viên tháp tùng phái đoàn đi tham dự cuộc triển lãm tại Paris… Và con số “ 4 ” có thể là số thứ tự của những văn bản được ông duyệt y.
       
            Dựa vào con dấu và chữ ký của người được Chính Phủ Thuộc Địa ủy nhiệm ấn ký phía sau lưng bản vẽ. Ta có quyền khẳng định. Đây là bản vẽ chính thức được chính phủ thuộc địa Việt Nam lúc bấy giờ tuyển chọn và phê duyệt để mang đi tham dự kỳ hội chợ “ Triển lãm quốc tế về nghệ thuật trang trí và công nghiệp hiện đại ” ( Exposition International des Arts Decoratifs et Industriels Moderne ). Ở Paris năm 1925
           Và với những dữ kiện mới phát hiện nằm phía sau lưng bản vẽ đã giúp ta chứng thực được giá trị đích thực vốn có của nó cùng tầm mức quý hiếm trong mảng tư liệu về lịch sử nghệ thuật và sưu tầm như thế nào... Một phẩm vật được vinh dự mang đi trưng bày cả nửa năm trong kỳ triển lãm nghệ thuật quốc tế lớn để công chúng mọi nơi đến thưởng lãm. Một bản thể hiếm quý như thế mà từ lâu nay bị lãng quên, giờ mới được công bố.  


        III - HÌNH ẢNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CUỘC TRIỂN LÃM TRÍCH TRÊN GOOGLE

                                                Bích chương về cuộc triển lãm.



Bưu thiếp về cuộc triển lãm


Kiến trúc biểu hiện của Hà Lan. ( Nguồn: ArchD Daily ). 
( Jan Frederik Staal Pavill de la Holland )


 Tourism Pavillon 1925 Art Deco Expo. Robert Mallet-Stevens


Của Trung Quốc.

Erik Gunnar Asplund, View of Interior for Paris Exhibition 1925, with Rugs (Wikimedia commons)

The Soviet pavillon in Paris, 1925 ( Pinterest.es > worldfaire )


Tem kỷ niệm

                                          

Cauminhngoc
Lưu trữ và giới thiệu.
16/12/2019

(1)   Lớp giấy hoa dán phía sau là một yếu tố khiến ta cần tìm hiểu thêm. 
        * Nếu là bản vẽ tầm thường thì đâu có chuyện nhiều người phải lấy ra xem. Chứng tỏ nó có chứa đựng điều gì đó quan trọng nên đã khiến nhiều người cần có nó để tham khảo. 
        * Khi người bảo quản thấy bản vẽ bị mối ăn, giấy xuống cấp nghiêm trọng cộng với chuyện mở ra xếp vào nhiều lần, sợ về lâu dài sẽ dẫn đến chuyện bị hủy hoại mất luôn nên đem dán lại để tránh bị hư hại thêm… 
        * Cả kho lưu trữ nếu bản vẽ không thường xuyên lấy ra thì đâu thể biết tình trạng ra sao mà đem dán… 
        Chuyện dán giấy phía sau bản vẽ chứng tỏ nó có tầm mức quan trọng như thế nào đó nên mới bồi để bảo quản.
       * Sau khi xem xét thấy giấy đã hư hao nhiều nếu để nguyên miếng lớn như cũ và đem gấp lại sẽ đi vào vết xe cũ nên đã quyết định tách làm 03 mảng. Mảng giữa lớn và hai bên cánh nhỏ dể tiện việc bảo quản... Phía sau nơi chỗ có chữ ký và con dấu đã chừa ra không bồi nhưng làm cửa sổ để khi cần có thể mở ra xem...  


Tài liệu tham khảo.


         Nguồn trên Google:  - Wikipedia. / - Madparis. fr > Francais; / - Encyclopedia Britannica; / - Arthurchandler. com; / - Art-Histoire-Litterature.over-bloge.com; / - Oxfordreference.com; / - Wikiwand.com; / - Wikimedia commons; / - Pinterest. es > worldfaire.