Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

NHÂN NHỮNG NGUỒN TIN THUẬN NGHỊCH VỀ CHUYỆN MUA CẶP CHÓE HƠN 06 TỶ ĐỒNG.

     Nhân những nguồn tin thuận nghịch về chuyện mua cặp chóe hơn sáu tỷ đồng trong buổi bán đấu giá đầu tiên tại Việt Nam do Công ty Lạc Việt tổ chức tại khách sạn Sheraton tại Hà Nội. 

Hình ảnh một chiếc chóe trong cặp được trưng bày trong buổi bán đấu giá. ( Ảnh. Nguồn Báo Thanh Niên)

    Lý lịch cặp chóe:
Đôi chóe Tứ linh, chất liệu gốm, do nghệ nhân Phạm Anh Đạo thực hiện năm 2010. Cao 230 cm. Đường kính lớn nhất 130 cm. Mỗi chiếc nặng 5 tạ. Nước men rạn theo lối giả cổ. Đây là sản phẩm vuốt tay. Thời gian thực hiện 365 ngày, nung gần 70 tiếng trong lò. ( Nguồn. Báo Thanh Niên )

                        Hình ảnh cặp chóe ( Nguồn: thethaovanhoa.vn )

Sự việc mua đã làm cho một số người ngỡ ngàng. Lý do được cho là:
- Đồ mới không đáng mua với giá đó.
- Với số tiền to như vậy sẽ mua được rất nhiều đồ cổ có giá trị…v..v…
Thực tế thì ra sao? Có lẽ chả ai dại khôn trong chuyện này. Chơi là theo sở thích và sự tính toán của mình. Ý kiến của mọi người chỉ là thông tin tham khảo…
Theo tôi thì người mua cặp chóe này không dại bởi những lý do sau:
-          -  Tạo được dư luận giật gân trên các luồng thông tin trong xã hội nói chung và trong giới sưu tập nói riêng.
-          -  Thể hiện được bản lãnh về chuyện dám chơi của mình. 
-          -  Mua món hàng không sợ bị  làm lại hay đồ nhái. Cho dù có làm lại giá trị vẫn không thể so sánh với món được làm ra cũng như được vinh danh đầu tiên.
-          - Độc nhất vô nhị ngay tại thời điểm này. Kích thước. Cao: 230cm. Đường kính chỗ lớn nhất là: 130cm. Cân nặng: 5 tạ ( 500 kilogram ). Không dễ ai cũng có thể thực hiện được. Mua đồ cổ đôi khi người khác cũng có. " Quí hồ tinh bất quí hồ đa ". Có lẽ phù hợp trong tình huống này.
-          - Đã chơi phải khoe. Muốn khoe thì càng to càng tốt. Đáp ứng được sở thích về kích thước khi trưng bày trong sảnh đường. Hù được thiên hạ. Bây giờ dù có tiền gấp đôi cũng chả có được.
-          - Tạo được ấn tượng và gây choáng cho người đối diện với cặp chóe khi nghĩ đến món tiền được bỏ ra cũng như vóc dáng đồ sộ của nó. 
           - Người mua đánh giá cao và có sự trân trọng đối với công sức người tạo tác ra đôi chóe…
-         -   Món duy nhất nên không thể cho là đắt hay rẻ vì không có đối trọng để so sánh.
-         -  Cặp chóe có giá trị mỹ thuật chứ không phải thứ tầm tầm nhìn đâu cũng thấy.
-         -  Một sự đầu tư khôn khéo chắc ăn cho tương lai… Ta thử nghĩ vài chục năm sau giá trị của nó ra sao khi nó trở thành đồ cũ hiếm có? 
-         -  Hơn sáu tỷ! Số tiền cơ bản này là cái mốc định giá cho cặp chóe!
-         -  Phiên chợ bán đấu giá đầu tiên ở Việt Nam có món hàng được bán giá không tưởng đã đi vào lịch sử bán đấu giá … Nó sẽ được nhắc mãi. 
          - Một cách tiếp thị rất đẳng cấp. Khi mọi người xôn xao về món hàng, thì nó đã mang lại sự thành công đến hơn một nửa cho chủ nhân món hàng rồi. Chuyện này làm tôi nhớ lại (nếu không lầm). Cách nay đã vài chục năm, một đại gia nhất định dấu tên chỉ hé cho báo giới biết là người Nhật, đã bỏ ra trên trăm triệu đô Mỹ mua vèo lúc hai bức tranh của Van Gogh tại một trong hai hãng đấu giá sừng sỏ nhất thế giới: Christie's hay Sotheby's gì đó lâu quá không nhớ rõ, trong đó có bức hoa hướng dương thì phải. Một cú sốc kỷ lục cho thị trường tranh khi đó bởi vì tranh các đại gia tên tuổi cỡ Picasso đắt lắm cũng chỉ hơn chục triệu đô Mỹ là cùng. Đã thế chủ nhân còn chơi độc làm di chúc là khi mình về chầu ông bà, ông vải thì phải chôn hai bức tranh này theo luôn... Cả thế giới vừa rúng động vì giá mua. Nay lại lãnh thêm cú đá sợ mất di sản văn hóa... Thế là các nhà nghiên cứu, các luật gia sừng sỏ trên thế giới hè nhau lật tung các luật cũ mới mong gỡ chuyện này... Có lẽ vị chủ nhân hai bức tranh lúc đó đang rung đùi nhấp rượu saké mà lấy làm sung sướng vì đã làm cho cả thế giới trúng kế tiếp thị của mình. Thử hỏi cần phải bỏ ra bao nhiêu tiền để trả công cho tất cả các nhà truyền thông của các quốc gia trên toàn thế giới phải cấp tập loan tin cả tháng trời cho việc mình làm khi muốn tiếp thị? ... Thế đấy! Số tiền bỏ ra vẫn còn nguyên giá trị nơi hai bức tranh không mất đi lấy một tẹo. Một việc làm đánh động cả thế giới thông qua các hệ thống truyền thông cả một thời gian dài mà không tốn một đồng... quả là độc chiêu... Đời dễ mấy ai mà nghĩ ra được nhỉ... 

      Nói tóm lại! Theo tôi người mua cặp chóe này là người có bản lãnh cực kỳ. Nếu không thì người cố vấn cho việc mua bán này trong cái đầu có cục sạn to tổ bố...
Trên đây là suy nghĩ chủ quan có thể là đi ngược với nhiều suy nghĩ của các nhà sưu tập. Mong bỏ qua đi cho…

Cauminhngoc
       30/5/2016

LTS. 
            Sau khi báo chí loan tin... Tập đoàn Tân Hoàng Minh " XÙ " không mua cặp chóe đã do ông chủ tịch tập đoàn có tên Đỗ anh Dũng đấu giá thắng... 
       
        Xin nói cho đỡ " wuê "!? 
       Mới đầu cứ tưởng là như dzậy! Té ra không phải! Quả là cú lầm thế kỷ! Từ đó suy ra... Chơi nghệ thuật không dễ chút nào... Cần cái đầu lớn và tỉnh táo, khôn ngoan chứ không phải chỉ cốt ở cái bụng to mà được...  
            Than ôi! " Nước mắm mặn mà không có tiền mua dấm chế " là vậy!
      Biết đâu đây cũng là một chiêu tiếp thị theo kiểu " đốt đền ". Chấp nhận mang tiếng xấu để được mọi người nhắc đến. Rõ ràng chuyện này cũng đã tạo được vết ố khá lớn và sẽ được lan truyền, nhắc đến khi trà dư tửu hậu trong giới chơi đồ gốm sứ mỗi khi có sự việc tương tự xảy ra.