LTS.
( Nguồn Wkipedia tiếng Việt: Trận Ngọc Hồi - Đống Đa ).
Đem so sánh tương quan lực lượng giữa quân Tây Sơn và quân Thanh, ta thấy có sự bất lợi rất lớn cho phía quân Tây Sơn. Với lực lượng bấp bênh như thế muốn đánh thắng quân Thanh thật không đơn giản và gần như không tưởng.
A / Về phương cách chuyển quân.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau giải mã cho việc hành quân quá nhanh, chiến thắng quá thần tốc đầy bí ẩn của quân Tây Sơn. Một số nhà nghiên cứu lịch sử, những nhà học thuật quân sự của Việt Nam xưa nay cho rằng việc chuyển quân và chiến thắng thần tốc đó vua Quang Trung đã dùng những phương cách:
Tóm lại tất cả chỉ là sự tham khảo, nghiên cứu qua các tài liệu sách sử cổ hạn hẹp rồi suy diễn dẫn đến chuyện không thực tế quanh quẩn mù mờ không rõ ràng...
B / Về phương cách tấn công:
( Nguồn: Lại nguyên Ân. Bài viết của cụ Phan Khôi về chiến thắng năm Kỷ Dậu).
( Nguồn: soha.vietnam. “ Vũ khí tối tân của vua Quang Trung…” ).
Mọi sự vẫn còn mù mờ, chưa được rõ ràng cặn kẽ cho lắm. Vẫn còn ẩn số trong việc di chuyển một đạo quân đông đảo, hùng hậu trên quãng đường dài hàng mấy trăm cây số đường bộ lẫn thủy ở thời điểm đường xá nhỏ hẹp, đầy những khó khăn, trở ngại của thiên nhiên. Phương tiện giao thông còn thô sơ, chủ yếu sử dụng sức voi ngựa hay bằng những cánh buồm và sức chèo của con người... Ấy vậy mà trong sử sách đã ghi chép lại rõ ràng chỉ đi mất chưa đến mười ngày! Thật là lạ! Thật thần kỳ! Và chính điều này đã làm cho những thế hệ đi sau cố tìm hiểu, giải thích xem tiền nhân đã làm sao? Đã làm những gì để thực hiện được điều không tưởng như thế?
Tượng Vua Quang Trung và bia đá đặt ở Núi Bân. Tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Dẫn:
( nguồn Wikipedia ).
* Tây Sơn với 05 đạo quân tiến đánh quân Thanh rầm rộ như thế này liệu có hợp lý không? Hãy thử đặt vấn đề về thời gian di chuyển, tính bất ngờ và bí mật của 05 đạo quân này? Và quân Thanh quân số bao nhiêu? Ở đâu? Cách phòng thủ, trang bị vũ khí như thế nào mà không chống đỡ để bị đánh tan tác một cách quá dễ dàng và nhanh chóng chỉ trong vòng mấy ngày như vậy?
* Theo thiển ý chủ quan của người viết. Việc 05 đạo quân này di chuyển bằng đường thủy bộ quá lộ liễu như vậy chỉ là một cách nghi binh làm cho quân Thanh chú tâm theo dõi và tổ chức phòng bị đón chờ. Tận dụng việc quân Thanh đang phải lo tìm cách đối phó với 05 đạo quân đó, những toán đặc công Tây Sơn bí mật len lỏi xâm nhập sâu vào các cứ điểm của quân Thanh để hành sự được thêm phần dễ dàng. Phải chăng Vua Quang Trung đã áp dụng chiến thuật " Dương đông kích tây " để dánh lừa quân nhà Thanh? Một chiến lược thật hoàn hảo.
+ Khi di chuyển quân với đội
ngũ đông đảo sẽ bị chi phối bởi quân kỷ làm ảnh hưởng đến việc di hành, chưa kể
đến chuyện người khỏe kẻ yếu và thời khí, bệnh tật…
+ Nếu cố di chuyển cho mau
chóng, sẽ dẫn đến kiệt sức người lẫn vật, ảnh hưởng đến sức chiến đấu.
+ Việc tiếp tế lương thảo, lập đồn trại cho cả một đạo quân sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Không thể che dấu và tốn kém sức tải. Nếu phân tán mỏng lương thảo cho từng cá nhân, sẽ trở thành gánh nặng cho mỗi người khi chuyển dịch…
Như vậy! Việc chuyển quân bằng đường bộ với sức người, chắc chắn không thể nhanh chóng, dứt khoát phải có một thời gian nhất định cho cuộc di chuyển trên đoạn đường dài ngắn nào đó.
Có lẽ đây chính là những đơn vị từ trong Phú Xuân di chuyển ra của quân Tây Sơn. Làm sao có thể khỏe mạnh với lối hành quân gấp gáp qua một chặng đường dài mấy trăm cây số? Điều này cho thấy họ chỉ là thành phần dự bị, đến sau có nhiệm vụ tiếp quản và điều hành những nơi chiếm được sau chiến thắng mà thôi.
Tóm lại.
- Việc chuyển quân thần tốc của nhà Tây Sơn có tính chất qui mô rầm rộ dùng làm những mũi tiến công chính vào quân Thanh là không có.
- Chỉ có thể áp dụng chiến thuật phân tán mỏng, di hành lẻ tẻ bằng ngựa với lực lượng chủ chốt, tinh nhuệ cần yếu. Có như thế mới đáp ứng được nhu cầu thời gian, giữ được yếu tố bí mật, góp phần dễ dàng thực thi những kế sách đã hoạch định.
- Vì chia thành từng nhóm nhỏ được ngụy trang khéo léo nên dễ dàng len lỏi, rất khó bị phát hiện. Dễ dàng qua mắt được quân nhà Thanh. Khiến chúng chủ quan khinh địch...
a/ Việc cho rằng quân Tây Sơn dùng vài trăm thớt voi để tiến công.
Điều này có rất nhiều chỗ không hợp lý.
* Thứ nhất. Tập trung được một số lượng voi đến hàng trăm con như thế không phải dễ. Làm sao che dấu để không bị phát lộ? Rồi việc chăn dắt, nuôi nấng phải giải quyết ra sao với số lượng voi đông đúc như thế?
* Thứ hai: Việc di hành. Chắc chắn voi đi chậm hơn
người, phải tốn bao nhiêu thời gian để di chuyển vào điểm tập kết để chuẩn
bị tấn công?
* Thứ ba. Bản chất loài voi chậm chạp, to lớn rất dễ trở thành mục tiêu cho đối phương xạ kích. Cũng nên nhớ vào thời điểm ở cuối thế kỷ 18 việc sử dụng chất nổ (địa lôi) và súng hỏa mai trong chiến đấu đã được sử dụng khá phổ biến, con người có thể kích nổ, bắn chặn các mục tiêu từ xa. Cho nên theo tôi. Nếu có sử dụng đến voi chiến chỉ là để phô trương thanh thế vào những khi đã làm chủ tình hình, hoặc hỗ trợ cho lực lượng đặc công đang đánh phá bên trong làm cho địch bị hoang mang khủng hoảng, mất tinh thần chiến đấu dẫn đến mau tan rã để đoạt chiếm đồn lũy thêm phần nhanh chóng mà thôi.
b/ Dùng ván che chắn để tràn lên tấn công?
Việc này chỉ có thể
tránh được đạn đạo thẳng. Còn như đối phương dùng súng thần công tác xạ từ xa.
Dùng súng hỏa mai, thủ pháo, địa lôi chờ lúc quân Tây Sơn đến vừa tầm mới bắn,
ném, kích nổ thì khó mà tránh khỏi bị thương vong lớn. Những đợt tấn công lộ
liễu như thế rất dễ bị đối phương bẻ gãy bởi hỏa lực phòng thủ mạnh, dồi dào
của quân phòng thủ nhà Thanh. Muốn chiến thắng được khi địch phòng thủ vững chắc và
có hỏa lực mạnh như thế này phải có lực lượng hùng hậu gấp mấy lần và vũ
khí vượt trội hơn đối phương. Và phải mất rất nhiều thời gian đánh phá. Không
thể cấp thời trong vòng một vài ngày mà được.
Dẫn: “…đồn báo của quân Tàu, gác súng lớn, chôn ngầm địa lôi, cách phòng thủ rất kiên cố ".
Quân Thanh
với sự phòng thủ kiên cố, cẩn mật nhiều tầng lớp như dẫn nguồn ở trên. Quân Tây
Sơn muốn tràn vào đánh chiếm công khai trực diện cho mau chóng thật khó mà thực
hiện.
Như vậy khó có thể cho việc "Dùng ván che chắn để tràn tấn công" này làm mũi tiến công chính để đánh chiếm đồn trại, thành quách một cách nhanh gọn cho được. Mà phải nói rằng. Đây là sự phối hợp tác chiến giữa các đơn vị địa phương và lực lượng đặc công rất tuyệt vời của vua Quang Trung. Khi bị lực lượng đặc công đột nhập đánh phá từ bên trong, hàng ngũ phòng thủ của quân Thanh sẽ bị phân tán, rối loạn dẫn đến suy yếu. Tận dụng cơ hội này lực lượng dân quân địa phương chờ sẵn bên ngoài mới " Dùng ván che chắn để tràn tấn công " chiếm đoạt thành lũy của quân Thanh một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Dẫn: Sau này khi quân Pháp vào xâm chiếm nước ta. Quân Pháp được trang bị các loại vũ khí tối tân, được pháo binh yểm trợ tàn phá, càn quét mục tiêu trước mỗi khi tấn công ( Tiền pháo, hậu xung ). Trong khi nghĩa quân của ta chỉ với vũ khí thô sơ, phải đương đầu, gánh chịu sức tàn phá khủng khiếp của hỏa lực pháo binh do quân Pháp bắn vào. Ấy vậy mà quân Pháp cũng đã phải mất bao nhiêu ngày, hao tổn rất nhiều người và đạn dược mới hạ nổi một cái thành của quân ta. Thử hỏi quân Thanh với sự trang bị vũ khí đến tận răng, có đồn lũy phòng thủ chắc chắn, quân số đông đảo. Trong khi quân Tây Sơn chỉ có dao nhọn để tấn công? Sự thể như thế quân Tây Sơn có dễ dàng đánh thắng nhanh chóng như chẻ tre được không?
c/ Dùng ống vọi truyền hô.. có tiếng dạ đến vạn người…
d/ Trên lưng mỗi con voi có ba, bốn người lính chít khăn đỏ, ngồi ném tung hỏa cầu lưu hoàng ra khắp nơi, đốt cháy cả người nữa.
Việc này minh chứng rất cụ thể cho việc quân Tây Sơn đã khai thác được tính ưu việt của chất nổ, cũng như đã biết cách chế tạo chất hủy diệt nhỏ gọn để sử dụng trong việc tấn công. (Có vẻ như lựu đạn tấn công ngày nay).
* Theo Đông Tây nhật báo - 1939 (Tài liệu của Thư viện tổng hợp Bình Định) thì khi quân Tây Sơn bắt đầu tiến vào Thăng Long đã bắt trọn được một số cánh quân Tàu đang lúc chúng vui chơi say túy lúy. Vua Quang Trung sai lính lột lấy quân phục quân nhà Thanh cho quân Tây Sơn mặc vào, mỗi người phải bôi một vết vôi trắng ở cánh tay, để phân biệt với quân Thanh.....
......……Bọn Tôn Sĩ Nghị ham mê tửu sắc đến nỗi quân Tây Sơn đã tiến vào đến tả doanh, ngọn lửa bốc sáng rực góc trời (ba giờ đêm hôm mồng 3) mà vẫn tưởng quân mình say rượu để thất hỏa! Kíp đến là đạn nổ tứ bề, quân reo như sấm. Quân lính chém nhau loạn xạ, khổ nỗi quân Thanh đâu cũng thấy quân mình nhưng lại bị "quân ta chém quân mình" ngã như rạ. Vì chúng có biết đâu trang phục thì quân Thanh nhưng người là quân Tây Sơn…
Đúng với phong cách, hành cử của đặc công: Bí mật đột nhập, giả dạng, thủ tiêu, mở trận đột kích ban đêm, phá hoại, hủy diệt các kho đụn gây hoảng loạn ngay từ trong lòng địch...v..v...và còn dùng nhiều thủ thuật khác khi hành động để đạt bằng được mục đích một cách bất ngờ nhất đưa đối phương vào thế bị động.
(Nguồn: Lại
nguyên Ân. “ Chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa năm Kỷ Dậu 1789 ” Bài viết của cụ
Phan Khôi).
B - Vua Quang Trung dùng lực lượng "đặc công" để phá quân Thanh?
* Trong một báo cáo, Trần Nguyên Nhiếp, một đô ty trong quân Tôn sĩ Nghị ghi lại: " Ngờ đâu Nguyễn nghịch quỷ quyệt nên đã sắp đặt gian tế khắp nơi, lẻn vào doanh trại thám thính hư thực... Những nơi chứa lương hướng, hỏa khí của ta đều có tai mắt của giặc ".
( Nguồn Tuổi Trẻ online ).
Điều này chứng tỏ một số quân Tây Sơn đã được huấn luyện kỹ năng tác chiến của đặc công khi được cài lại để thực thi nhiệm vụ.
( Nguồn: Bài viết của cụ Phan Khôi )
Một cách dụng binh. " Quý hồ tinh bất quý hồ đa "
(nguồn Wikipedia)
(Nguồn Wikipedia)
* " ....quân Tây Sơn bắt đầu tiến vào Thăng Long đã bắt trọn được một số cánh quân Tàu đang lúc chúng vui chơi say túy lúy. Vua Quang Trung sai lính lột lấy quân phục quân nhà Thanh cho quân Tây Sơn mặc vào, mỗi người phải bôi một vết vôi trắng ở cánh tay, để phân biệt với quân Thanh...."
( Nguồn. BaoBinhDinh ).
Phù hợp với kỹ thuật tác chiến của đặc công: Thủ tiêu, giả dạng để đột nhập vào lòng địch...quân số cốt ở tinh nhuệ không cần đông. " Quý hồ tinh, bất quý hồ đa".
* " Khi Vua Quang Trung vào đến thành Thăng Long, áo bào đẫm mùi thuốc súng…".
(Nguồn Lịch sử Vệt
Chứng tỏ vua Quang Trung đã trực tiếp tham chiến cùng binh lính của mình trong trận đánh sinh tử với quân Thanh. Chứ không hề ngồi trên lưng voi để chỉ huy như ta thường nghĩ...
* "...ngồi ném tung hỏa cầu lưu hoàng ra khắp nơi, đốt cháy cả người nữa ".
( Nguồn Phan Khôi )
( Nguồn. Lịch sử Viêt
* "...quân Tây Sơn đã tiến vào đến tả doanh, ngọn lửa bốc sáng rực góc trời (ba giờ đêm hôm mồng 3)....."
( Nguồn. BaoBinhDinh ).
Chiến thuật cốt lõi của đặc công là chuyên đánh về ban đêm. Đột kích vào lòng địch, tạo ra những sự cố cháy nổ bất ngờ ngay nơi trung tâm gây hoang mang, hoảng sợ cho địch. Kiểu... từ bên trong đánh ra.... đánh rắn phải đập vào đầu...
(Nguồn. Lịch sử Việt
Điều này càng minh chứng rõ cho việc đặc công Tây Sơn đã kín đáo đột nhập nằm sẵn bên trong, ngay trung tâm đầu não quân nhà Thanh, rồi đồng loạt tập kích khiến Tôn sĩ Nghị không kịp trở tay, bỏ cả ấn tín mà chạy. Chỉ có đặc công mới đủ sức thực hiện được những chuyện như thế này.
(Nguồn. Phan Khôi)
Có thể cho rằng. Đây là bài viết có mang dấu ấn của lối đánh đặc công được nhà văn Phan Khôi nhắc đến. Việc này cũng minh chứng cho việc quân Tây Sơn có dùng đặc công để tập kích đối phương. Vụ việc đã chứng tỏ rằng đặc công của Tây Sơn lọt được vào trong đồn quân Thanh rồi đánh bung rộng ra, đồng thời reo hò hô hoán, làm cho đối phương khủng hoảng tinh thần. Đã thế, bên ngoài lại còn bị bao vây dùng ống vọi phụ trợ. Quân Thanh càng thêm hoảng hốt, không còn cách nào hơn là phải tháo chạy, đầu hàng...
Qua sự kiến trải thực tế của chính bản thân người viết. Những người lính đặc công thời nay lâm trận. Khi thấy đã làm chủ được tình hình một phần nào, họ nhất loại cùng reo hò, hô vang: Xung phong…bắt trói. Hàng sống...chống chết…mục đích làm cho đối phương khiếp vía, mất tinh thần dẫn đến rã ngũ trốn chạy, để dễ bề khống chế trận địa, mau chóng làm chủ tình hình, mở đường cho những đơn vị tiếp viện bên ngoài tiến vào. Cùng cách với giới thảo khấu thường dùng mỗi khi lọt được vào trong làng, bật hồng (đuốc) đồng loạt hô hoán khắp nơi cướp tinh thần, dân làng hoảng sợ bỏ chạy không còn tinh thần phản kháng để tiện bề cướp bóc. ( Chuyện này người viết đã từng nghe cha mẹ kể lại... khi bọn cướp đột nhập vào làng...).
Dẫn: Giống như cách làm của giới thảo khấu khi đã đột nhâp được vào xóm làng. Chúng đồng loạt bật hồng (đuốc) sáng rực cả trời, miệng hô hoán, reo hò chém giết làm cho dân làng hoảng sợ chỉ lo chạy trốn…
- Nắm vững tình hình là yếu tố tối quan trọng, bắt buộc. Nó quyết định sự thành bại của trân đánh.
Tóm lại: Với ưu khuyết điểm của đặc công hiện nay vừa nêu trên có lẽ không khác biệt gì cho lắm đối với những hành xử của người xưa. Chắc hẳn nơi trung tâm huấn luyện hiện nay cũng từng khai thác, học hỏi các kinh nghiệm của tiền nhân mà ứng dụng vào những bài học cho khóa sinh...
5. Cách đối phó:
“ Vỏ quýt dày có móng tay nhọn ”.
V – Kết luận.
* Về phương diện chuyển quân.
- Vận hành theo cách lẻ tẻ, đến nằm ém tại những địa điểm tập kết ngay từ trước và cùng ban tham mưu hoạch định kế sách, trao đổi, giao nhiệm vụ cho các lực lượng địa phương nằm im chờ thời điểm tổng tấn công. Sự việc này đã làm cho quân Thanh bị bất ngờ. Họ nghĩ rằng quân Tây Sơn muốn đánh thắng được họ, bắt buộc phải có một lực lượng thật hùng hậu. Muốn thế phải lấy quân từ trong Thuận Hóa ra, rất mất thời gian và chúng thừa thời gian tổ chức đối phó.
Việc quân Tây Sơn chỉ dùng kỳ binh và di chuyển theo phương thức du kích, phân tán lẻ tẻ kín đáo, ứng phó tùy theo tình hình rồi tập kích. Điều này khiến cho hậu thế chúng ta đã không thể tìm thấy một dấu vết nào về việc lực lượng chủ công của Tây Sơn hành binh mang tính chất qui mô để tấn công quân Thanh là vậy!
- Những đơn vị thủy bộ di chuyển có tính qui mô, hùng hậu từ Thuận hóa kéo ra. Chỉ là lực lượng hậu cần, nghi binh làm cho quân Thanh thêm phần chủ quan, khinh địch.
* Về phương diện tấn công.
- Điều nghiên, nắm bắt rõ từng chi tiết địa hình, cách sinh hoạt thật kỹ lưỡng ngay từ trước khi hành sự.
- Áp dụng lối đánh bất ngờ vào ban đêm.
- Dùng những lực lương đặc công tinh nhuệ đột nhập để tập kích.
- Vũ khí chủ yếu là hỏa cầu, chất nổ...
- Khi khai trận lập tức cho kích nổ để hủy diệt các điểm trọng yếu đã dự mưu từ trước.
- Vừa chuyển dịch nhanh vừa ném chất nổ đánh phá và hô hoán khắp nơi trong lòng địch...Chính những tiếng nổ đánh phá mục tiêu, tiếng hô hoán và những bước chân chạy vang lên khắp nơi làm cho quân Thanh hoang mang, mất tinh thần, cứ tưởng là quân Tây Sơn đông đảo lắm... dẫn đến tháo chạy... Thực ra quân số rất ít. Dụng binh quí ở chỗ tinh, không cần nhiều là vậy!
Quân nhà Thanh của Tôn sĩ Nghị đã rơi vào tình huống này vào năm Kỷ Dậu (1789) trên đất Thăng Long và đã phải bỏ cả ấn tín mà chạy tháo thân trước thiên tài quân sự Nguyễn Huệ là vậy! Nếu ta cho rằng Vua Quang Trung Nguyễn Huệ là cha đẻ của chiến thuật của " ĐẶC CÔNG "(13) của Việt Nam cũng là điều xứng đáng.
* Khai thác được nhiều điểm thuận lợi trong việc tận dụng bóng tối vì thường mở trận đánh vào ban đêm.
(1) Căn cứ B1, thuộc Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị, nằm trên một cồn cát sát biển. Phía Bắc gần cửa Tùng, đi về phía Nam là cửa Việt. Chốn máu lửa này ở mạn Nam vùng phi quân sự. Nơi đây có một chuỗi căn cứ dã chiến lấy tên theo mẫu tự A, B và C do quân đội Mỹ xây dựng và đảm trách cặp theo hàng rào điện tử Mc.Namara đến tận biên giới Việt-Lào. Sau năm 1969, những căn cứ này đã giao lại cho Trung đoàn 2 của SĐ1BB (Có phù hiệu con Hà Mã) phụ trách.
( Sư đoàn 1 BB/VNCH. Gồm có 04 trung đoàn chính thức. 1, 2, 3 và 54. Tăng cường thêm Trung đoàn 51 biệt lập. Mỗi Trung đoàn có 04 tiểu đoàn. Riêng Trung đoàn 2 (Còn tên gọi khác trung đoàn Bến Hải) đặc biệt có 5 tiểu đoàn. Năm 1971 Trung đoàn 2. Sư Đoàn 1, được chọn làm nòng cốt cho SĐ 3/BB. Vì tính ô hợp nên Sư đoàn 3, không chịu nối áp lực chiến sự và đã tan rã vào năm 1972).
(2) Lam Sơn 719. Chiến dịch Lam Sơn. Quốc lộ 9, vùng Hạ Lào năm 1971. Cho đến giờ phút này đã qua gần nửa thế kỷ. Bản thân vẫn không thể nào hiểu nổi tại sao Bộ TTM. QLVNCH và Mỹ lại bắt tay nhau mở ra chiến dịch Lam Sơn 719? Một mặt trận quá thiển cận, lộ liễu phản binh pháp, hoàn toàn bất lợi trên đất người. Toàn bộ các đơn vị tham chiến của VNCH đều đưa đầu chịu báng ngay từ giây phút chân ướt chân ráo vì cái chuyện. " Đối phương thấy ta rất rõ mà ta hoàn toàn mù tịt về họ ". Không thể yểm trợ hỏa lực pháo binh cho những đơn vị dã ngoại vì bị khống chế bằng những loạt pháo kích tầm xa của đối phương, bởi chuyện căn cứ nằm vào những tọa độ chuẩn có sẵn trong bản đồ. Sự lộ liễu này bị đối phương tận dụng để xạ kích chính xác và thường xuyên. Đã thế, hậu cần tiếp vận... quá thiếu thốn sơ sài, lệ thuộc triệt để vào cầu không vận của Mỹ và hầu như không thể yểm trợ cho những đơn vị tiền phương, hoạt động dã ngoại bởi mạng lưới súng phòng không dày đặc ... Còn B 52, phi pháo lẻ tẻ của Mỹ từ hạm đội không thể đáp ứng được tính cấp thiết của trận địa trải rộng đều khắp... Có điều gì bí ẩn đằng sau chiến dịch này chăng? Khi mà toàn bộ cố vấn Mỹ đều ở lại Khe Sanh và chỉ đảm trách yểm trợ bằng không lực ... Cái cảnh ban ngày cát bụi bay mù trời ở những bãi đáp dã chiến do trực thăng của quân đội Mỹ nườm nượp liên tục tải thương, chở xác từ các mặt trận bên Hạ Lào về. Rồi hằng đêm có những đoàn xe " lô-bồi " to đùng dài sọc cõng quan tài, vào rỗng, ra đầy nối đuôi nhau pha đèn sáng rực một góc trời, kéo nhau đi về như đèn cù giữa Đông Hà và Căn cứ Nguyễn Huệ ở Khe Sanh, nơi đặt Bộ chỉ huy tiền phương của Quân đoàn I để điều động mặt trận Hạ Lào. Có chứng kiến mới thấy kinh hoàng và đau đớn cỡ nào.... Bị bán đứng chăng!?
(3) Mùa Hè 1972. Chiến sự dữ dội nổ khắp Vùng I Chiến thuật. Với hai trọng điểm khốc liệt đầy máu lửa. Cổ thành Quảng Trị ở mạn Bắc và căn cứ Bastogne (Còn gọi là Phú Xuân) phía Tây nam Huế. Căn cứ Bastogne này do quân đội Mỹ thiết lập. Nằm sát bên cạnh là ngọn đồi trọc cao vút, nhọn như cái nón của những chú hề có cao độ 342 thước, tên Checkmate là tiền đồn quan sát, yểm trợ của cứ điểm Bastogne. Hai căn cứ này nằm chắn ngang, kẹp cứng con đường mang số hiệu 547 vào giữa. Với mục đích khống chế và kiểm soát con đường chạy suốt từ thung lũng Ashau gần biên giới Lào về đến bờ bắc sông Hương, nơi có bến phà Tuần. ( Nay đã có cầu bêtông bắc ngang ). Bastogne là cứ điểm hỏa lực được xem là rất quan trọng ở phía Tây Nam Huế. Sau khi rút quân đội Mỹ đã bàn giao lại cho phía quân đội VNCH. Do hai Tiểu Đoàn thuộc Trung Đoàn 54/1 BB tăng phái đảm trách. Mặc dù nằm trong vùng trách nhiệm của Trung đoàn 3/1BB. Nhưng vào lúc đó 04 tiểu đoàn của Trung đoàn 3/1BB thay phiên nhau chịu trách nhiệm ở các vùng rừng núi nằm sâu trong dãy Trường Sơn, nên không đủ quân số trấn giữ hai căn cứ Bastogne và Checkmate này. Sau trận chiến mùa Hè 72 mới giao lại cho Trung đoàn 3/1BB.
(4) Thung lũng 68. Tên thường gọi của các đơn vị thuộc Trung Đoàn 3/1 BB. Chỉ danh cho vùng rừng rậm lòng chảo gồm những ngọn đồi cao không quá 100m. Trong đó có ngọn mang độ cao chuẩn 68 mét. Vùng thung lũng này nằm theo trục Bắc Tây Bắc. Có chiều dài hơn mười. Ngang hơn hai cây số đường chim bay. Bắc giáp núi Động Ngang đổ lài chạy dài về hướng Bắc đến dãy Hồn Vượn ( hay còn gọi là căn cứ TBone ). Nơi đặt BCH tiền phương Trung Đoàn 3/1 BB. Đông giáp rặng Sơn Đào. Nam giáp động tranh đổ dài ra đến đường 547 qua căn cứ hỏa lực Bastogne ( Còn gọi là Phú Xuân ). Tây giáp ngọn 246 còn gọi là căn cứ Hoàng Đế ( King ). Đặc điểm vùng này có con suối khá lớn bắt nguồn từ chân núi Động Ngang chảy xuôi theo hướng Nam khu vực động tranh 68 vào rào Bình Điền đổ ra sông Hương. Vùng lòng chảo này là con đường huyết mạch của du kích dùng để liên lạc, tiếp tế thường xuyên với những vùng cận sơn như: Ấp Lai Bằng, La chữ, An Đô...
(5) Căn cứ King do quân đội Mỹ thành lập, tọa lạc trên ngọn núi có độ cao 246 thước, ở mạn bắc con đường 547, thuộc quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên. Sau khi giao lại cho quân đội VNCH được gọi là Hoàng Đế. Nếu chọn căn cứ King làm chuẩn. Ở phía Tây-Bắc của căn cứ King còn có căn cứ Lion ở độ cao 253 mét gần Núi Gio. Nằm giáp bờ Nam sông Bồ. Về hướng Bắc-Đông-Bắc giáp dãy Núi Động Ngang đến ngọn Hồn Vượn (TBone). Nơi đặt BCH hành quân của Trung đoàn 3/1BB. Dãy đồi trọc này kéo dài về hướng Đông sẽ gặp căn cứ Tiger rồi đổ dài đến tận bờ Bắc sông Hương, nơi có đền Văn Thánh cũng là Trung tâm huấn luyện của Sư đoàn 1 BB. Chân đồi Bắc dãy Hồn Vượn là địa giới giáp ranh của Quận Nam Hòa và Quận Hương Trà. Về phía Nam có căn cứ Bastogne-Checkmate trên trục đường 547. Nằm sâu hơn về phía Nam của căn cứ Bastogne-Checkmate là dãy Đèo Sơn Na và tiền đồn mang tên động Chúc Mao cao 514 thước nằm sâu hơn trong khu vực này. Tất cả liên kết thành một chuỗi liên hoàn phía Tây Nam Huế. Trong trận chiến năm 1972. Ở mặt trận Tây Nam Huế. Căn cứ Hoàng Đế (Ngọn núi có độ cao 246 mét so với mặt nước biển) là cứ điểm quân sự duy nhất, nằm sâu nhất còn sót lại của quân VNCH không bị mất.... Trong khi cả vùng rừng núi rộng lớn thuộc quận Nam Hòa chung quanh căn cứ Hoàng Đế. Bắt đầu từ hướng Tây. Đi theo bờ Nam sông Bồ (nhánh phát nguồn từ vùng Ashau) xuống vùng ven đồi có căn cứ Lion ( giáp núi Gio ), đánh vòng dưới chân núi Thông Cùng qua dãy đồi trọc Hồn Vượn (TBone ) kéo qua dãy Sơn Đào (có vùng thung lũng 68) về căn cứ Birmingham nằm án ngữ cạnh con đường 547. Băng qua đường 547 đến rào Bình Điền vào động Chúc Mao đánh vòng ngược trở vào tận thung lũng Ashau. Cả vòng tròn hơn mấy chục cây số vuông ôm trọn căn cứ Hoàng Đế vào giữa. Tất cả bị mất chỉ trong vòng một tháng. Kể từ sau khi mất Bastogne. Căn cứ Hoàng Đế là trụ điểm chiến lược cuối cùng và cực kỳ quan trọng của quân VNCH. Nó đã phải đương đầu với rất nhiều áp lực của trận chiến khốc liệt từng giờ, từng ngày để tồn tại. Phải nói. Nếu không có căn cứ 246 để sử dụng làm bàn đạp thì chuyện tái chiếm Bastogne có lẽ chưa biết như thế nào.
Trận chiến Tây Nam Huế diễn ra thật khủng khiếp, hai bên giằng co dai dẳng bất phân thắng bại cho đến tháng 5/1972. Trung Đoàn 1/SĐ 1BB. Được điều động vào phối hợp với Trung đoàn 3/1 SĐ 1 BB mở cuộc phản công theo hai mũi chính.
Mũi thư nhất: Do Trung đoàn 3/1 BB đảm trách, lấy Tiểu đoàn 3/3/1BB lúc này đang cố thủ ở căn cứ Hoàng Đế (độ cao 246 mét) làm bàn đạp mở mũi dùi qua chiếm đồi không tên hướng Tây Nam vòng qua dãy núi Mày Nhà, tràn xuống bọc hậu chiếm những cao điểm tạo thành chuỗi mắt xích án ngữ phía Tây Bắc căn cứ Bastogne chặn đường tiếp tế của đối phương.
Mũi thứ hai: Do Trung đoàn 1/1 BB, tăng viện vào sau khi giao vùng phụ trách cho TQLC chịu trách nhiệm. Chia hai cánh. Một cánh do Thiếu Tá Nguyễn văn Bình chỉ huy Tiểu đoàn 2/1/1 BB vượt căn cứ đồi trọc Tiger của Trung đoàn 3/1 BB để vào rặng Sơn Đào đổ xuống đánh chiếm, đồng thời nằm án ngữ tại vùng thung lũng lòng chảo 68. Bảo đảm an ninh cho dãy Hòn Vượn và mặt hậu căn cứ Hoàng Đế (Cao điểm 246 ). Ngăn chặn việc chuyển quân của đối phương từ hướng sông Bồ vào vùng Bastogne. Cánh thứ hai Trung đoàn 1/1 BB trừ do Trung Tá Võ Toàn làm Trung đoàn Trưởng. Lấy căn cứ Boyd do quân đội Mỹ rút đi bỏ lại để đặt BCH Tiền phương Trung Đoàn. Dùng căn cứ Bình Điền (Birmingham) làm bàn đạp tiến theo mạn Nam trục đường 547. Nhiệm vụ chiếm dãy đèo Sơn Na thọc sâu về phía Tây, bọc hậu phía Nam hai cứ điểm Bastogne và Checkmate. Bắt tay với Trung đoàn 3/1 đưa căn cứ Bastogne vào thế gọng kềm, lấy thế thượng phong để tái chiếm căn cứ này...
Tái chiếm Bastogne. Nhóm cảm tử nhảy xuống tái chiếm Bastogne. Gồm có Thiếu úy Đặng phước Hiệp. Khóa 6/69 SQBB Thủ Đức với 12 người lính. Cả nhóm đều thuộc quân số của Tiểu đoàn 3/3/1BB. Tháp tùng theo toán cảm tử còn có nhóm phóng viên chiến trường. Tất cả được trực thăng vận xuất phát từ Hậu cứ của Trung đoàn 3/1BB. (Còn tên gọi khác là Sally). Vùng cây số 17. Quận Hương Trà, gần cầu An Lỗ trên Quốc lộ 1. Cuộc tái chiếm do đích thân tướng Ngô quang Trưởng theo dõi và chỉ đạo đã thành công, bởi ý nghĩa cực kỳ quan trọng " Mất Bastogne, mất Huế ". Không có thương vong nào xảy ra cho toán, mặc dầu có bị những đợt pháo kích bằng cối 130ly từ phía Ashau. Sau đó toán này bàn giao Bastogne lại cho Tiểu đoàn 1/3 BB của Đại úy Tri rồi rút về theo đường núi đi qua những dãy đồi thuộc cao điểm Mày Nhà do các đơn vị thuộc Trung đoàn 3/1BB án ngữ để về Căn cứ Hoàng Đế. Thiếu úy Đặng phước Hiệp được vinh thăng Trung úy tại mặt trận từ cuộc tái chiếm này. ( Kế hoạch ban đầu là dùng toán trực thăng chở 11 người lính đã chọn sẵn, cùng nhóm phóng viên nhà báo xuất phát từ Hậu cứ Trung Đoàn 3/1 (Căn cứ Sally) ở cây số 17 bay lên căn cứ Hoàng Đế để đón Thiếu úy P.V.C được chỉ định làm trưởng toán. Người này thuộc Đại đội 3/3 đang làm nhiệm vụ phòng thủ nơi đây rồi mới đổ xuống Bastogne. Nhưng tối hôm trước ngày dự kiến có Thiếu Úy Hiệp vào trả phép nên dẫn đến việc hủy kế hoạch ban đầu và giao cho Th/úy Hiệp đảm trách việc nhảy tái chiếm Bastogne).
(Võ Toàn. Cấp bậc cuối cùng Đại Tá. Khóa 17 Võ Bị Đà Lạt là cha đẻ chiến thuật " Màng Nhện ". Chiến thuật này dựa theo kiểu hợp đồng tác chiến " tổ tam tam " hay chiến thuật " kiềng chốt " của quân đội miền Bắc mà mở rộng ra trong việc phòng thủ cho các đơn vị có quân số đông. Các đơn vị trực thuộc sẽ được rải đều, rộng khắp liên kết với nhau chặt chẽ như hình mạng nhện, tránh chuyện co cụm dễ dẫn đến thương vong lớn khi bị pháo kích, đồng thời cũng dễ phát hiện ra đối phương từ xa khi muốn đột nhập tập kích. Cứ mỗi mắt giao tiếp, nơi kết nối đường chạy ngang dọc của mạng nhện sẽ là một chốt, gồm có 3 người. Các chốt kế cận có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau khi bị tấn công. Đầu não nằm ở vị trí trung tâm như vị trí của con nhện. Sau mùa Hè 72. Chiến thuật này được đem phổ cập rộng rãi cho toàn bộ quân đội Miền Nam Việt Nam lúc đó. Ông cũng là người sáng tạo ra chiến thuật " Trận địa cối " kết hơp với bộ binh, tận dụng hỏa lực của súng cối 81ly thay cho việc yểm trợ bằng pháo binh và phi pháo rất hiệu quả. Chiến thuật Trận địa cối này được thực thi vào thời điểm, khi quân đội miền Bắc đang áp dụng chiến thuật với chốt tổ Tam Tam trải rộng khắp phòng tuyến vừa tiến chiếm được của quân VNCH ở vùng rừng núi quận Nam Hòa. Chiến thuật tổ Tam Tam này đã chặn đứng được sự tiến quân của VNCH rất hiệu quả. Cái hay của chiến thuật này là dùng quân số rất ít nhưng khi phòng thủ án ngữ mang lại hiệu quả rất cao. Làm cho quân đội VNCH và lực lượng yểm trợ của Mỹ hao tốn nhân mạng lẫn khí tài rất nhiều mà vẫn bị cầm chân tại chỗ đến cả hàng tháng là chuyện bình thường... Chiến thuật tổ Tam Tam rất đơn giản. Khi lập chốt. Vị trí này sẽ được giao cho ba người chịu trách nhiệm trấn giữ. Tổ Tam Tam này tiến hành đào một đường giao thông hào luôn ngược với hướng tiến quân của đối phương chạy đến một điểm trú ẩn an toàn khác cách xa chốt chiến đấu . Khi không có gì thì vẫn nằm để bảo vệ chốt. Khi có dấu hiệu chốt sắp bị hỏa tập sẽ nhanh chóng rút về điểm an toàn để tránh bị thương vong. Khi thấy hỏa tập chấm dứt sẽ chạy lên củng cố lại vị trí và sẵn sàng chiến đấu... Quân VNCH có thói quen. Khi muốn tiến đánh nơi nào họ thường cho tập trung tác xạ pháo binh hoặc phi pháo để huỷ diệt mục tiêu đó rồi mới cho bộ binh tấn công và họ thường luôn bắn trái khói để chỉnh cho đúng hoặc xác định mục tiêu muốn hủy diệt, một hình thức đánh dấu báo cho lực lượng yểm trợ nhận biết mà tiến hành tác xạ. Do vậy mà quân miền Bắc biết trước chốt nào sẽ bị đánh nên họ rời chốt chạy theo giao thông hào về vị trí an toàn chờ khi hết hỏa tập là họ chạy lên chỉnh sửa lại vị trí chiến đấu chờ quân đối phương lên... Quân đội miền Bắc khi ứng dụng chiến thuật này đã nắm thế chủ động hoàn toàn và luôn giành chiến thắng suốt một thời gian dài trên khắp các mặt trận... Quân đội miền Nam lúc đó vô cùng thắc mắc. Không hiểu vì sao dưới áp lực bom đạn dội xuống dồn dập, đến cây cỏ cũng không còn, muốn bạt cả ngọn núi như thế mà cán binh, họ vẫn còn tồn tại để chiến đấu. Thật đáng kinh ngạc... Tất cả đều do không nắm được chiến thuật tổ Tam Tam và mảnh đất trống vô cùng hiệu quả này mà ra. Cho đến khi Đại Tá Võ Toàn nắm được cốt lõi của chiến thuật tổ Tam Tam và đã áp dụng trận địa cối kết hợp với bộ binh để giải quyết vấn đề hóc búa từ bao lâu nay chưa một ai có biện pháp giải trừ. Ông đã tập hợp lực lượng xung kích lại giải thích cặn kẽ diễn tiến chi tiết từng bước của chiến thuật tổ Tam Tam của đối phương cho mọi người nắm rõ từng chi tiết trước mỗi khi tấn công. Ông cho hay là sẽ tiến hành hỏa tập trực tiếp vào mục tiêu một thời gian nhất định để vừa phá hủy mục tiêu vừa đánh động cho cán binh phải rời khỏi vị trí chiến đấu trên chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến chiếm. Sau thời gian đủ để tàn phá mục tiêu. Ông sẽ cho dời hỏa lực cối nổ dần dần ra phía sau chặn đầu khóa hướng lên của đối phương và chắn chắn một điều khi đang trong cơn hỏa tập như vậy cán binh họ cũng không dám mạo hiểm rời vị trí ẩn nấp để chạy lên, tránh bị thương vong. Chuyện dời hỏa lực ra phía sau mang đến nhiều điểm lợi thế. Vừa ngăn chặn được không cho đối phương tiến lên vừa tận dụng được khoảng cách, khoảng trống an toàn qua sự càn quét của hỏa lực giúp cho lực lượng trên đường tiến chiếm không sợ bị phục kích... Khi lực lượng xung kích đã chiếm được chốt. Công việc đầu tiên là phải tiến hành việc phòng thủ và cho gài mìn bẫy chung quanh. Nhất là hướng cán binh có thể sẽ chạy lên...... Trận địa cối 81ly này đã giúp cho các đơn vị của Trung Đoàn 1/1 BB mở được nút thắt rất nhanh chóng cho mặt trận Tây Nam Huế vào mùa Hè 1972. Nhờ vậy. Ông được thăng cấp Đai Tá đặc cách ngay sau chiến trận mùa Hè năm 1972. Và cũng được xem là người mang cấp hàm Đại Tá trẻ nhất của quân đội VNCH vào thời điểm đó khi mới 32 tuổi).
(6) Việc chứng kiến tận mắt các cá nhân đặc công biểu diễn này xảy ra vào năm 1972 do Trung Đoàn Trưởng Võ Toàn tổ chức tập huấn rút kinh nghiệm chiến đấu cho các đơn vị trực thuộc ở căn cứ “ Boyd”. Khi đó là căn cứ tiền phương của Trung đoàn 1/SĐ1BB. Căn cứ này thuộc mạn Bắc sông Hương. Từ bến phà Tuần đi về hướng Tây trên dưới khoảng 04 km đường chim bay. Nó là nút chặn chiến lược cuối cùng nằm trên trục đường 547. Con đường 547 này bắt đầu từ phà Tuần chạy xuyên dãy Trường Sơn vào tận đến thung lũng vùng A Lưới, giáp ranh Lào.
Với chiến thuật đặc công. Chỉ khi nào họ mở trận thì mới biết mình bị đánh. Vì vậy phải là những người đã từng được học qua kỹ thuật chống lối đánh đặc công, cũng như đã từng bị đặc công đột kích mới nắm bắt được tính chất cân não lúc lâm trận và sự lợi hại của chiến thuật đặc công tuyệt vời này. Nếu chỉ nghe thuật lại thì chả khác gì như việc cỡi ngựa xem hoa. Không thể có, cũng như không thể nào cảm nhận được trạng huống lúc trực diện với cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Thời khắc mà tinh thần bị khủng hoảng căng thẳng cực độ, trí não vượt qua ngưỡng giới của sự sợ hãi để bước vào trạng thái bình tĩnh vô thức, vô cảm, trống rỗng như không có não trong đầu chỉ còn bản năng sinh tồn cùng thú tính của thân xác trỗi dậy mạnh mẽ để tranh giành lấy sự sống bằng mọi phương tiện vũ khí sẵn có trong tay... Những người lính tác chiến hay dùng từ " say mùi thuốc súng " để chỉ định cho trạng thái tinh thần này.
(7) Đọc kỹ phần " Quân Thanh tiến vào Đại Việt ". Nơi nguồn Wikipedia. Chúng ta mới thấy. Với cách rải quân lập cầu tiếp vận và lối bố phòng của quân nhà Thanh để giải quyết cho việc quân đồn trú kéo dài hàng ngàn cây số từ tỉnh Quảng Đông sang đến tận Thăng Long. Không những vậy mà quân Thanh phải bao biện luôn cả những vùng phụ cận trên lãnh thổ Đại Việt. Do đó số lượng quân số phải thật đông đảo chia rải đều khắp trên vùng lãnh thổ tạm chiếm, để bảo toàn việc tiếp vận lương thảo giữ thế vẹn toàn và cứu ứng lẫn nhau mỗi khi hữu sự, cũng không có chuyện dồn quân đóng tập trung vào cùng một nơi, cũng không thể chỉ có vài ngàn quân mà được. Những người không lưu tâm về mặt tổ chức quân sự sẽ rất không tin về chuyện số lượng quân Thanh kéo sang Việt Nam đông đảo đến như vậy! Đơn giản, họ cho rằng cả vài vạn người như thế thì chúng lấy gì mà ăn và ở vào đâu cho hết!!! Cũng xin hiểu cho. Cấp số quân thì nhiều, nhưng khi tác chiến thì chỉ có lực lượng chiến đấu mới có sự đối đầu. Còn như những đơn vị hậu cần ở phía sau rất yếu và ít va chạm nên rất dễ tháo chạy khi bị tập kích hay khi đơn vị tác chiến bị phía trước tan rã thì họ sẽ dễ tan vỡ theo.
Một số người có óc hoài nghi tin rằng chiến thắng năm Kỷ Dậu ( 1789 ) của vua Quang Trung chỉ là sự thổi phồng không trung thực. Họ cho rằng quân Tây Sơn chỉ là bọn thảo khấu không thể đánh bại một đạo quân thiện chiến đông đảo đến hàng trăm ngàn người chỉ trong vòng mươi ngày được. Nên họ đưa ra lập luận khi dựa vào một vài dữ liệu vu vơ nào đó và cho rằng quân Thanh chỉ có vài ngàn người đi ngựa sang đồn trú ở Thăng Long và không có ý chủ chiến nên dễ dàng bị quân Tây Sơn đánh bại... Không rõ đây là tư tưởng tự ty dân tộc hay muốn làm " kẻ đốt đền " để được nổ tiếng!? Một suy nghĩ thật khó hiểu. Trong khi các dân tộc trên thế giới cố tìm những người có công với đất nước, dân tộc để tôn vinh. Riêng ở mảnh đất hình chữ "S" này lại có người đi ngược lại với tôn chỉ cao đẹp đó. Họ đăng bài cho rằng chiến tích lẫy lừng của Nguyễn Huệ chỉ là chuyện hoang tưởng. Họ coi thường một sự kiện lịch sử được cả dân tộc tôn kính. Có vẻ như không muốn công nhận một chiến tích lẫy lừng mà đến ngay cả kẻ chiến bại là nhà Thanh bên Trung Quốc cũng đã có sự ghi chép rõ ràng sự kiện bại trận dưới tay vua Quang Trung vào trong lịch sử của họ! Những " kẻ đốt đền " có vẻ chả quan tâm gì đến tài cầm quân " bách chiến, bách thắng " của vua Quang Trung khi ông đem quân vào Nam ra Bắc như chốn không người. Rồi chiến thắng Rạch Gầm - Soài Mút ( 1785 ) dường như không xảy ra dưới mắt họ. Không những thế họ còn lôi cả đời tư của Nguyễn Huệ ra phê phán, kết tội này nọ. Cố tình đánh tráo khái niệm và cho rằng đó là việc làm gạn đục khơi trong, trả lại sự trung thực, đem lại trong sáng cho lịch sử ?!?! Thử hỏi họ biết được những gì ở quá khứ? Hay chỉ dựa vào vài trang sách nào đó chưa hẳn đã trung thực nói về một xã hội cách thời điểm họ đang sống cả hàng thế kỷ. Họ cũng không chịu hiểu cho sự thất bại của nhà Tây Sơn chỉ xảy ra sau khi vua Quang Trung chết!
Tóm lại. Cốt lõi của vấn đề là do họ đã không hiểu, không biết và không lý giải được là làm cách nào mà quân Tây Sơn dưới tài lãnh đạo của vua Quang Trung đã đánh tan được đội quân Thanh hùng hậu với cả vài chục vạn người như thế mà thôi!
(8) Bình thường nếu muốn tấn công triệt hạ một cứ điểm có phòng thủ kỹ lưỡng. Không dễ chỉ một vài hôm mà được. Cơ bản là vì quân Thanh có lợi điểm về thành quách, vị trí phòng thủ vững chắc, vũ khí đạn dược cũng như quân số dồi dào. Theo lịch sử có ghi chép chỉ trong vòng 06 ngày mà quân Tây Sơn đã đánh chiếm gọn 07 đồn trại nêu trên quả là một thành tích không tưởng....Vốn dĩ xuất thân từ tầng lớp áo vải, anh em nhà Tây Sơn không phải là quan chức được đào tạo chính thống, vậy mà họ đã vẫy vùng ra Bắc vào Nam như chốn không người. Chứng tỏ tài cầm quân của ba anh em nhà Tây Sơn rất giỏi. Có thể nói là cá biệt.
Là loại vũ khí xuất hiện từ thế kỉ 17, được nhà quân sự Đào Duy Từ sáng chế dựa trên kĩ thuật hỏa khí phương Tây, hỏa cầu còn có tên gọi khác là hỏa cầu lưu hoàng. Đây là một quả cầu kim loại rỗng ruột hoặc bằng giấy quết nhựa bên ngoài, có tay cầm, to cỡ quả bưởi, bên trong nhồi thuốc nổ, chất cháy, mảnh gang, sắt vụn và các quả cầu con, để gây cháy, nổ dây chuyền. Khi sử dụng thì châm ngòi nổ và ném vào đối phương. Có thể coi đây là một loại lựu đạn sơ khai có tác dụng gây cháy.
Hỏa cầu. ( nguồn soha.vn. Vũ khí tối tân...)
a/ Trong lúc nổ không có văng miểng, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
b/ Chế tạo lại cho sức công phá có hiệu quả, cũng như gọn nhẹ hơn để dễ mang theo được nhiều...
* Súng hỏa hổ.
Sách Binh thư yếu lược hướng dẫn cách chế tạo súng và liều thuốc như sau: Súng được chế tạo bằng một ống (bằng sắt hoặc bằng tre, gỗ) dài khoảng 25cm, nạp thuốc thành nhiều nấc. Nấc đầu tiên là liều thuốc bắn, giã nén chặt dày khoảng 4cm, sau đó tiếp nấc thứ hai là liều thuốc phun, giã nén chặt, dày khoảng 12cm. Sau đó, nạp đạn ghém gồm các vật liệu sát thương, dày khoảng 4cm. Phần ống còn lại nạp dầy thuốc phun Gặp địch, người dùng hỏa hổ châm ngòi, cầm cán tre chĩa vào, thuốc phun và đạn sẽ phóng ra đốt cháy sát thương đối phương. Dùng xong lại có thể lấy ống đó nạp liều thuốc khác. Theo các nhà nghiên cứu, hỏa hổ thời Tây Sơn được cải tiến từ các hỏa đồng (ống lửa) hạng nhỏ thời Lê sơ. Trong tay nghĩa quân Tây Sơn, nó được dùng một cách tập trung, ồ ạt, tạo thành hỏa lực giáp chiến hết sức lợi hại. ( nguồn soha.vn. Vũ khí tối tân...)
(10) Cứ điểm Tam Điệp coi như Bộ chỉ huy tiền phương. Là đầu não điều hành, nắm giữ tất cả việc quân. Nơi xuất phát mọi sự có liên quan đến những trận đánh.
(11) Trong bài này chỉ phân tích về lối đánh đặc công bộ. Bởi chiến thắng của vua Quang Trung vào năm Kỷ Dậu (1789) chủ yếu diễn tiến trên bộ. Thủy chiến ở trong chiến dịch này cũng có nhưng chỉ là để chặn đường hoặc đánh giáp công nhiều mặt làm cho quân Thanh không thể cứu ứng lẫn nhau.
Nếu muốn nhắc đến trận đại thắng bằng thủy chiến của Vua Quang Trung thì không thể không nhắc đến trận đại thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 trên sông Tiền. Và trong trận thủy chiến này Nguyễn Huệ cũng đã ứng dụng chiến thuật đặc công thủy để quật ngã đạo thủy quân hùng hậu của quân Xiêm do Nguyễn Ánh cầu viện. Một chiến tích lẫy lừng về thủy chiến có một không hai trong sự nghiệp cầm quân của Quang Trung Hoàng Đế...
Đặc công thủy có nhiều khác biệt với đặc công trên bộ. Khác biệt lớn nhất. Chuyên hoạt động dưới nước. Rất ít dùng để tấn công mở đường, ngoại trừ trường hợp mở chiến dịch lớn có hiệp đồng các binh chủng. Chủ yếu là hoạt động phá hoại, gây rối, ngăn trở làm tiêu hao khí tài quân số của địch ở các căn cứ đường thủy.... Hoạt động riêng lẻ theo từng tổ. Mỗi tổ thường không quá 05 người... ( Nếu cần hãy tìm hiểu những bài viết về "Đặc công thủy" sẽ rõ hơn).
Trước 1975. Nơi các căn cứ hải quân của miền Nam. Các lính trực gác cứ mươi lăm phút lại thả xuống nước một trái lựu đạn tấn công loại MK2 để ngăn chặn đặc công thủy áp sát đặt chất nổ phá hoại tàu. Loại lựu đạn này khi nổ tạo sức ép để công phá gây sát thương, không có miểng.
Dẫn: Trong lịch sử ta có một nhân vật anh hùng " đặc công thủy " rất nổi tiếng. Đó là Yết-Kiêu thuộc đời nhà Trần. Gia nô của Trần hưng Đạo. Người đã lặn xuống sông đục thuyền, gây biết bao nỗi hoang mang khiếp hãi cho các đơn vị thủy quân nhà Nguyên khi kéo vào xâm lược nước ta.
" Tương truyền, ông nhà nghèo, hằng ngày ông phải đi mò cua bắt ốc, bắt cá đem bán lấy tiền đong gạo nuôi thân. Ông có sức khỏe và dũng cảm lạ thường. Một hôm thấy hai con trâu trắng đang húc nhau trên bãi cát, ông dùng đòn gánh phang, cả hai con trâu chạy biến xuống nước. Ông mới biết hai con trâu mình vừa đánh là trâu thần, sờ lại đầu đòn gánh thì thấy còn dính vài cọng lông, ông liền nuốt lấy, từ đó mà ông bơi lặn giỏi. Ông lội nước hàng mấy dặm như đi trên đất và thường lặn lội bắt cá, mò trai cả ngày dưới nước ".
( Nguồn Wikipedia về Yết Kiêu. )
(13) Có thể nói chiến thuật, kỹ thuật tác chiến đặc công của quân Tây Sơn rất gần gũi với lối hành sự của những " Ninja " Nhật Bản. Biết đâu Nguyễn Huệ đã khai thác, học hỏi thêm kỹ thuật tác chiến từ những " Ninja " Nhật, qua sự giao tiếp với họ ở Hội An (Faifo). Cũng biết đâu, trong hàng ngũ quân Tây Sơn. Vua Quang Trung lại có sử dụng một số cố vấn quân sự người Nhật? Nhưng dù cho có hay không ta cũng cần phân định rõ một điều là các Ninja của Nhật chỉ hoạt động trong phạm vi giữa các phe nhóm (Sứ Quân). Với vua Quang Trung. Ngài ứng dụng vào chiến thuật quân sự chống ngoại xâm, nên có tầm vóc khác với Ninja của Nhật.
Dẫn:
" ...Vào năm 1567, triều đình nhà Minh của Trung Quốc từ bỏ chủ trương bế quan tỏa cảng, cho thuyền buôn vượt biển giao thương với các quốc gia vùng Đông Nam Á, nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản. Điều này đã bắt buộc Mạc phủ Toyotomi rồi Mạc phủ Tokugawa cấp phép cho các thuyền buôn Châu Ấn sang mở rộng quan hệ thông thương với Đông Nam Á và mua lại hàng hóa Trung Quốc từ các quốc gia đó.[15] Những con tàu Châu Ấn bắt đầu xuất dương từ năm 1604 dưới thời Mặc phủ Tokugawa, cho tới năm 1635, khi chính sách đóng cửa được ban bố, đã có ít nhất 356 con tàu Châu Ấn ra đời.[14] Nơi thuyền Châu Ấn đi qua nhiều nhất chính là cảng Hội An. Trong vòng 30 năm, 75 con tàu Châu Ấn đã cập cảng nơi đây, so với 37 con tàu cập bến Đông Kinh, khu vực do chúa Trịnh cai trị.[16] Các thương nhân người Nhật khi đó tới bán những đồ đồng, tiền đồng, sắt, đồ gia dụng... và mua lại đường, tơ lụa, trầm hương... Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành[14] và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ 17.[17] Qua bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ của Chaya Shinroku, có thể thấy khu phố người Nhật với những công trình kết cấu gỗ hai, ba tầng.[14] Thuyền trưởng người Hà Lan Delft Haven ghi lại năm 1651, Hội An khi đó có khoảng 60 căn nhà của người Nhật nơi dọc bờ sông, nhà cửa xây bằng đá để tránh hỏa hoạn, nằm sát vách nhau.[18] Nhưng khoảng thời gian tiếp sau, do chính sách bế quan của Mạc phủ Tokugawa cũng những chính sách đàn áp người Nhật Công giáo của chúa Nguyễn,[19] khu phố Nhật ở Hội An dần bị lu mờ. Mặc dù vẫn còn một số nhỏ người Nhật định cư lại đây nhưng người Hoa dần thay thế vai trò của người Nhật trong việc buôn bán.[14] ( Nguồn Wikipedia. Thời kỳ Hội An ).
Hội An trong bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ. Tác giả Chaya Shinroku.
( Nguồn Wikipedia. Thời kỳ Hội An ).
NGUỒN GỐC NINJA.
“ | Họ ngụy trang ở bất cứ các khu vực lãnh thổ của đối phương để đánh giá tình hình của địch, họ sẽ dụ dỗ bằng cách riêng của mình, tiến vào giữa đối phương để phát hiện ra những khoảng trống và xâm nhập vào lâu đài của đối phương để phóng hỏa, ám sát hay theo dõi bí mật.[3] | ” |
CÁC KỸ NĂNG CỦA NINJA.
1. Thuật phi thân: ninja thường tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, từ thấp đến cao, ngày này qua ngày khác tạo nên sức bật, dẻo dai vượt trội người thường, cộng thêm các kỹ thuật bám vịn điểm tựa, ván nhảy để vượt qua các vật cản không quá cao (tường tầm thấp, mái nhà...). Từ đó, hình thành huyền thoại ninja có khả năng nhảy cao.
2. Thuật ẩn nấp: ninja thường tính toán rất kĩ địa thế, thời điểm hoạt động. Cộng với trang phục và sử dụng vật liệu hóa trang hòa nhập với môi trường, họ có thể dễ dàng ẩn nấp thích ứng tốt với các địa hình (cây cỏ, núi, nước...). Do các kỹ thuật của ninja đều không phổ biến, nên được dân gian thêm thắt thành huyền thoại ninja có thể tàng hình!
3. Thuật dùng dụng cụ hỗ trợ: do đặc thù tác chiến đặc biệt, hầu hết phải hoạt động trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của đối phương, các ninja thường phải dùng rất nhiều các công cụ để hỗ trợ việc thâm nhập. Do phải mang vác, nên hầu hết các công cụ hỗ trợ phải gọn nhẹ và hầu hết là thô sơ, đòi hỏi phải có khả năng sử dụng nhiều mục đích khác nhau và phải được tập luyện thành thục. Như các kỹ thuật, dây thừng đầu có móc sắt/móc ghim (hình dạng bàn tay) để phóng chặt vào 1 điểm cao (bằng gỗ, tường đất...) và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều.
CÁC KỸ NĂNG TIÊU BIỂU KHÁC MÀ MỘT NINJA PHẢI THUẦN THỤC....
1. Kỹ năng sử dụng vũ khí cận chiến (Melee weapon): kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại... Yêu cầu tiên quyết là dứt điểm mục tiêu nhanh gọn ít tiếng động
2. Kỹ năng sử dụng vật liệu nổ: gây cháy, gây độc, gây khói
3. Kỹ năng lợi dụng địa hình, địa vật, cấu trúc nhà cửa, trần nhà, v.v, để ẩn nấp hay bám trụ bất động ở đó trong một thời gian lâu, chờ thời cơ
4. Kỹ năng xử lý tình huống: có thể sử dụng bất kì vũ khí, vật dụng trong tay để tiêu diệt đối phương, gây ít tiếng động để trốn thoát, lẩn trốn nhanh
5. Kỹ năng điều nghiên, trinh sát khu vực sắp thực hiện nhiệm vụ
6. Tinh thần dũng cảm, bất khuất của võ sĩ đạo: quyết thực hiện nhiệm vụ tới cùng, tự sát để không lộ bí mật & bảo vệ tư cách.
( Nguồn. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Wikipedia Bách Khoa Toàn Thư Mở. Về Vua Quang Trung.
- Nguồn soha.vn. Vũ khí tối tân...
- Nguồn: Ngoại thương của Đàng Trong trong quan hệ với các nước phương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ thứ XVII. Bài của NGUYỄN VĂN TẬN - HOÀNG THỊ ANH ĐÀO. Đăng trên tạp chí Sông Hương.
- Nguồn. Lịch sử Viêt Nam về Vua Quang Trung.
- Nguồn. BaoBinhDinh. Tài hóa trang binh sĩ của vua Quang Trung….
- Nguồn: Lại nguyên Ân. “ Chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa năm Kỷ Dậu 1789 ”. Bài viết của cụ Phan Khôi.
- Nguồn: Văn mẫu Việt Nam . “Phân tích nhân vật Quang Trung…”
- Theo Đông Tây nhật báo - 1939 ( Về Vua Quang Trung. Tài liệu của Thư viện tổng hợp Bình Định).
CÁC KỸ NĂNG TIÊU BIỂU KHÁC MÀ MỘT NINJA PHẢI THUẦN THỤC....